Pages - Menu

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Chương XIII : GIA ĐÌNH & XÃ HỘI


     Tình trạng luân lý suy đồi ngày càng trầm trọng trong xã hội đặt ra vấn đề trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Nhiều người quy trách cho gia đình  đã lơ là, bỏ quên nhiệm vụ giáo dục, nhưng cũng có người đổ lỗi cho xã hội đã ảnh hưởng xấu trên gia đình và vô hiệu hóa khả năng giáo dục của cha mẹ.  Không ai chối cãi một xã hội thoái hóa, suy đồi ảnh  hưởng không nhỏ trên con người. Sống trong một xã hội công bình, kỷ cương, người ta sẽ ngại gian dối, bớt lừa lọc, có kỷ luật. Trái lại, một xã hội nhố nhăng, lừa đảo, mạnh được yếu thua, tham ô, lũng đoạn, ỷ quyền, cậy thế, bất công, o ép sẽ sản sinh những con người mánh khóe, lưu manh, lừa thầy phản bạn, luồn lách, cơ hội. Đó là chưa kể những xã hội bị cơ cấu hóa bởi hệ thống  phi nhân bản, phi đạo đức, phi luân lý, chống lại quyền   sống của con người. Như thế, xã hội đóng vai trò gần như quyết định trong công trình hình thanh nhân cách của con người, khi một xã hội băng hoại không thể sản sinh những con người tốt. Chính vì ảnh hưởng của xã hội, mà nhiều cha mẹ đã bất lực trong việc giáo dục con cái. Nhiều cha mẹ đầu hang sức cuốn hút của phim ảnh, internet, ca phê ôm, ca phê vong, massage khuyến mãi kích dục đang làm hư hỏng con cái họ. Không ít phụ huynh ngao ngán   buông xuôi trước sức tấn công vũ bạo, tan bạo của các tệ đoan như ma túy, xì ke, cờ bạc, số đề. Va phải kể số rất đông cha mẹ không biết phải cắt nghia, lý giải, khuyên răn con cái thế nao khi con rơi vao mâu thuẫn giữa những nguyên tắc đạo đức được cha mẹ dạy trong gia đình và những đòi hỏi, yêu sách phi đạo đức ngoai xã hội, như trước tình trạng tham nhũng ngày càng tran lan   xâm lấn mọi ngo ngách sinh hoạt xã hội, từ học đường đến sở lam, từ môi trường giáo dục đến môi trường nghề   nghiệp, từ phạm vi liên đới cá nhân đến phạm vi cộng đồng, đoan thể. Bên cạnh la nạn “ăn gian nói dối”, thiếu trung thực trong quan hệ, và chủ trương thực dụng, vụ lợi, chỉ muốn người khác vì mình, và từ chối sống vì người khác. Xã hội và gia đình, vì thế, xem ra như đối kháng, trái nghịch nhau, và nạn nhân là con cái bị giằng co giữa hai đối lực. Vấn đề la giữa hai đối lực, chúng ta phải chọn nghiêng về bên nao, và cho bên nào quyền ưu tiên. Để quyết định dễ dàng, không gì hay hơn là nhìn lại gia đình trong tương quan với xã hội:
1.  Gia đình là nền tảng của xã hội  
    Chân lý này thì ai cũng chấp nhận, vì trên lý thuyết cũng như trong thực tế, gia đình là tế bào làm nên xã hội, khi nhiều gia đình quây quần chung sống làm thành thôn xóm, rồi làng xã, tỉnh thành, quốc gia, thế giới. Nền tảng ấy định hình xã hội, bởi gia đình tốt sẽ làm nên xã hội tốt, gia đình xấu sẽ tạo nên một xã hội “không ra gì”. Chính vì thế, việc phải làm trước hết để thay đổi một   xã hội là đổi mới gia đình, nền tảng của xã hội. Người ta có thể sơn phết bên ngoài ngôi nhà cho mới, cho đẹp, nhưng nếu nền tảng, cột kèo đã mục nát, rạn nứt mà không được củng cố, hay thay thế, thì nguy cơ sụp đổ vẫn còn đó, cũng như ngôi nhà nhiều tầng không được xây trên nền tảng vững chắc thì trước sau cũng sẽ sụp đổ và như cây xấu không thể sinh trái tốt, giống đắng không thể cho quả ngọt, xã hội cũng được gia đình định hình như vậy. 
2.  Cha mẹ là người xây nền tảng gia đình  
     Nếu gia đình là nền tảng của xã hội, thì cha mẹ là người xây nền gia đình. Điều này hiển nhiên, vì gia đình khởi nguồn từ hai người nam và nữ yêu thương nhau, có nhau trên đường đời và cùng nhau xây dựng một mái ấm. Gia đình bắt đầu từ vợ và chồng. Họ sẽ là cha mẹ khi đứa con là kết quả của tình yêu chào đời để khai sinh một gia đình trọn vẹn có cha, có mẹ, có con cái.
      Là người xây dựng gia đình, cha mẹ cũng gián tiếp xây dựng xã hội, vì gia đình của họ là tế bào và là nền tảng của xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ thật cao cả, khi mang trên đôi vai hai gánh nặng: gánh gia đình và gánh xã hội. Mang gánh nặng gia đình, cha mẹ có bổn phận giáo dục con cái, và khi giáo dục con cái, cha mẹ đào tạo cùng lúc những phần tử tốt cho xã hội, công dân tốt cho quốc gia, con người tốt cho thế giới. Vì thế, cha mẹ chính là người khai sinh gia đình, và cũng là người tạo hình dạng cho xã hội. Một gia đình đạo hạnh khi cha mẹ đạo hạnh, một gia đình tử tế khi cha mẹ tử tế; trái lại, cha mẹ dối trá sản sinh những đứa con lừa đảo; cha mẹ ma mãnh cho đời những đứa con lưu manh; cha mẹ bạo hành làm nên những đứa con côn đồ, tàn ác. “Rau nào sâu ấy” là vậy, nên mẹ cha không đạo đức sẽ không thể đào tạo, giáo dục con cái nên những con người tử tế, đạo hạnh, và có  ích cho đời. 
    Tóm lại, xã hội trong mọi trường hợp đều đứng sau gia đình, chịu gia đình chi phối, lệ thuộc đường hướng của gia đình. Vì thế, vai trò của cha mẹ mang tính quyết định, và giữ một tầm quan trọng không gì, và không ai có thể thay thế. Cha mẹ không chỉ tạo nên thân xác con, nhưng còn làm nên đời con xứng đáng hay bất xứng, bất hạnh hay hạnh phúc. Cha mẹ không chỉ làm nên  gia đình, nhưng còn quyết định nếp sống của gia đình, hướng đi tương lai của gia đình, trong đó có hạnh phúc tương lai của con cái. Và từ đó, cha mẹ nghiễm nhiên “bao trùm” xã hội, khi gia đình là nền tảng, và con cái là phần tử của xã hội ấy. Hiểu được điều này, người ta đầu độc cha mẹ, nếu muốn gia đình, con cái hư hỏng, và đánh gục gia đình, nếu muốn triệt hạ xã hội. Cha mẹ, gia đình, xã hội đi chung nhau một xuồng vì gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng trên nhau. Nhiều thể chế chính trị độc tài đã triệt để khai thác con cái trong các gia đình, bằng cách tách rời chúng khỏi cha mẹ, hầu cha mẹ không còn ảnh hưởng được trên con cái. Khi tách biệt con cái khỏi cha mẹ, những   nhà độc tài này biến những đứa trẻ vô gia đình thành những người máy vô hồn, vô cảm, chỉ biết nhắm mắt liều chết khi có lệnh. Nói lên điều này để chúng ta hiểu được phần nào vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và công trình chuẩn bị tương lai hạnh phúc cho con cái của cha mẹ. Những sự thật về tương quan gia đình - xã hội trên tuy được mọi người công nhận, nhưng có một vấn đề không mấy ai quan tâm, đó là đào tạo cha mẹ thành những cha mẹ đích thực, những nhà giáo dục đích danh, những thợ xây lành nghề, những “trái tim” chuyên nghiệp yêu thương, bởi cha mẹ là người nắm giữ cùng lúc các nghĩa vụ yêu thương, giáo dục con cái, xây dựng  gia đình, kiến tạo xã hội. Cha mẹ mang rất nhiều trọng trách, nhưng lại không được trang bị vốn liếng “nghề   nghiệp” để chu toàn tốt đẹp những sứ mệnh cao cả và   khó khăn. Sẽ rất bất công, nếu chỉ chất đầy trên vai cha mẹ gánh nặng, mà không tiên liệu sức chịu đựng; sẽ rất ấu tri nếu coi cha mẹ như những siêu nhân để rồi áp đặt trách nhiệm mà không nhìn thấy sức người có hạn; sẽ rất dại dột nếu cho rằng kiến thức và khả năng làm cha mẹ  thuộc bẩm sinh, nên không cần học hỏi, trau dồi; sẽ rất nguy hiểm khi đặt tương lai con cái vào tay những cha mẹ mà trái tim đã cạn kiệt máu yêu thương; sẽ rất tai hại nếu xã hội quên cha mẹ là người quyết định tương lai con cái, và số phận của xã hội. 
     Sau cùng, sẽ phải khẩn trương tạo điều kiện cho mọi người được chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào đời làm cha mẹ, để gia đình thực sự được là mái ấm, và là nền tảng vững chắc cho một xã   hội ngày càng nhân văn. Nếu bạn nhìn ra chung quanh, bạn sẽ thấy một nguyên tắc được triệt để khai thác trong đời thường, đó là là ai nắm gia đình, người ấy nắm xã hội. Sinh hoạt   chính trị cũng lấy gia đình làm chuẩn. Công giáo thì luôn chọn gia đình là chiếc nôi của Đức Tin, giáo hội thu nhỏ, chủng viện thứ nhất ươm trồng ơn gọi làm người, làm con Chúa. Các tôn giáo khác cũng luôn nhắm đào tạo niềm tin ngay từ lòng gia đình. Gia đình thực sự nắm giữ vai trò, chỗ đứng ưu tiên để tất cả quy chiếu vào. Trong chiều kích giáo dục, gia đình là trường học tuyệt vời nhất ở đó tất cả mọi thành phần trong gia đình đều được hưởng lợi, nhờ những kinh nghiệm quý giá mà  ngoài gia đình người ta không gặp được ở bất cứ nơi nào khác. Đó là những kinh nghiệm của tình yêu thương, lòng chung thủy, tinh thần xả kỷ, hy sinh, tâm hồn cao thượng, quảng đại, ý chí phấn đấu kiên cường, và sức chịu đựng nhẫn nhục. Cũng trong gia đình, con cái học được ở cha mẹ là những người thầy trên cả tuyệt vời, vì cha mẹ không chỉ dạy kiến thức, mà dạy sống đời làm người toàn diện, toàn phần, toàn hảo; cha mẹ không dạy tám giờ một ngày, nhưng dạy cả cuộc đời cha mẹ; không dạy bằng phấn trắng, bảng đen, tập vở, nhưng bằng cả trí óc, trái tim và gương sáng, và ở mái trường gia đình ấy, con cái được thành người có trách nhiệm để sẵn sàng và mạnh dạn vào đời làm tương lai của mình.

Qúy độc giả vui lòng đọc tiếp chương 14 : https://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong14