V.
LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG
NGÀY CỦA GIÁO LÝ VIÊN
Không đọc Lời Chúa mỗi
ngày phải kể là một thiếu sót lớn đối với Giáo Lý viên. Kinh Thánh như thư tình
Thiên Chúa gửi mỗi ngày cho người Chúa yêu và yêu Chúa, như những tin nhắn hai
người yêu nhau nhiều lần gửi cho nhau
trong một ngày. Gửi cho nhau không chỉ để thông tin, nhưng còn để thông cảm
thông tình, hiệp thông. Tình yêu đòi
chia sẻ, và trao đổi tâm tình là hoạt động nhiều ý nghiã chia sẻ nhất.
Đọc Lời Chúa là gặp gỡ
chính Đức Giêsu, Đấng là Ngôi Lời đã đến
để nói với nhân lọai. “Nói với” cần có “lắng nghe”. Hai ngưòi yêu nhau rất cần
đối thoại, và Kinh Thánh là gặp gỡ, đối thoại tuyệt vời nhất giữa Thiên Chúa và
con người.
Để đọc Lời Chúa như đối
thoại với Ngài, để có Lời Chúa như tin nhắn yêu thương, để Lời Chúa trở thành
tâm sự của Thiên Chúa và mỗi người, Giáo Lý viên phải lưu tâm :
1. Trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh Cựu và Tân
Ước là Đức Giêsu Kitô.
Điều quan trọng nhất
là đặt Đức Giêsu là trung tâm mà tất cả phải quy chiếu, tập trung vào. Cựu Ước
chỉ là chuẩn bị cho Tân Ước; nói cách khác, lịch sử dân Do Thái là những chuẩn
bị xa cho Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế. Lịch sử này với những biến cố thăng trầm của
dân riêng được chọn luôn quy chiếu về một biến cố vô cùng trọng đại, đó là sự
xuất hiện của Đấng Cứu Thế.
Vì thế, chúng ta không
thể đọc Cựu Ước như đọc một bộ lịch sử bình thường của một dân tộc, bởi dân tộc
này đã được Thiên Chúa chọn để chuẩn bị cho mầu nhiệm “làm người của Thiên Chúa”, một dân riêng được chính Thiên Chúa tuyển
để “Thiên Chúa làm người” trong một gia
đình có cha có mẹ; một gia tộc có ông bà, cô dì, chú bác, anh em; một xóm làng
có bà con láng diềng; một quê hương, dân tộc có tình tự; một đất nước có bề dầy
lịch sử; nghiã là Thiên Chúa làm người ở
một địa điểm, thời điểm chính xác trong giòng lịch sử sống động của con người.
Mầu nhiệm làm người đã được chu đáo chuẩn bị từ đời đời, và dân tộc đón nhận Đấng
Cứu Thế giáng trần là Ít-ra-en được khai
sinh từ Áp-ra- ham, người được Thiên
Chúa chọn làm tổ phụ “một dân đông như sao trên trời” (St 15,5- 6).
Với sứ mạng chuẩn bị
cho Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế đến trong thế giới, Cựu Ước làm nhiệm vụ tiên báo
những gì Đức Giêsu sẽ thực hiện khi Ngài đến, cũng như Gioan Tẩy Giả là gạch nối
giữa Cựu Ước và Tân Ước đã kêu gọi mọi người ăn năn, xám hối: “ Hãy dọn sẵn con đường cho Thiên Chúa, sửa
lối ngay thẳng cho Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải
bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.
Rồi hết mọi người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,5- 6).
Một thí dụ điển hình:
Khi đọc Thánh Vịnh 22 về “người đầy tớ
đau khổ của Giavê” trong Cựu Ước, chúng ta nhận ra ngay “Đức Giêsu khổ nạn” được kể trong Tân Ước. Thánh vịnh
đã hình dung trước Đức Giêsu trong cuộc tử nạn với từng chi tiết đối chiếu với
trình thuật “thương khó” của Tân Ước:
· Tv 22, 2: “Lậy Thiên
Chúa, con tôn thờ, sao Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con ?” báo trước tiếng kêu thảm
thiết của Đức Giêsu trên thánh giá giờ hấp hối: “Lậy Thiên Chúa, lậy Thiên Chúa
của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mt 27, 46).
·
Tv 22, 2-3: “Dù con thảm thiết kêu gào, nhưng ơn cứu độ
nơi nao xa vời.Ngày kêu Chúa không lời đáp ứng, đêm van Ngài mà cũng chẳng yên”
báo trước giây phút cầu nguyện của Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu: “Người đi xa
hơn, sấp mặt xuống đất cầu nguyện rằng: “Lậy Cha, nếu có thể được, xin cho con
khỏi uống chén đắng này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, nhung xin theo ý Cha”
(Mt 26, 39).
·
Tv 22, 4 - 6 : “Thế nhưng Chúa ngự nơi đền thánh và
vinh quang của Ít-ra- en là Ngài. Xưa tổ phụ vẫn hoài cậy Chúa, họ cậy trông,
Ngài đã độ trì” tiên báo vinh quang của Đức Giêsu được Chúa Cha ban sau cuộc tử
nạn và sống lại của Ngài mà Tân Ước đã kể lại trong Ga 10, 18; Mt 11, 27; đặc
biệt Cl 1, 15: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra
trước mọi loài thụ tạo”.
·
Tv 22, 10 -12: “Đưa con ra khỏi bào thai, vòng tay mẹ ẵm
Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa từ sơ
sinh. Xa con Ngài đứng sao đành, nguy hiểm bên mình không người giúp cho” tiên
báo cảnh Đức Giêsu phải trốn sang Ai Cập thuở sơ sinh để tránh sự truy lùng của
vua Hêrôđê trong Mátthêu 2, 13 -15.
·
Tv 22, 13-14: “Quanh con cả đàn bò bao kín, thú Ba-san
uà đến bủa vây. Há mồm đe dọa gớm thay, khác nào sư tử xé thây vang gầm” tiên
báo âm mưu giết Đức Giêsu trong Mt 26,3-5, cảnh bắt Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu
(Mt 26,47), ở đó mồ hôi máu Ngài đổ ra (Lc 22,44) và tâm hồn Ngài buồn đến chết
được (Mt 26,38).
·
Tv 22, 16 -19: “Nghe cổ họng khô ran như ngói, lưỡi với
hàm dính lại cùng nhau, chốn tử vong Chúa đặt vào, quanh con bầy chó đã bao chặt
rồi. Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được ngắn dài; chúng đưa cặp
mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt
thăm luôn” tiên báo toàn cảnh thương khó của Đức Giêsu, ở đó Ngài vác thánh giá
có đám lính canh gác, bị đóng đinh chân tay vào thập giá, chịu khát cháy cổ (Mt
27, 34), áo thì bị lính gác bốc thăm (Mt
27, 35), và người qua đường dòm ngó khinh bỉ (Mt 27, 39- 44).
·
Tv 22, 20 -22: “Chúa là sức mạnh con nương, cứu mau, lậy
Chúa, xin đừng đứng xa. Xin cứu mạng khỏi sa lưỡi kiếm, gỡ thân con thoát miệng
chó rừng, khỏi nanh sư tử hãi hùng, phận hèn khốn khổ thoát sừng trâu điên “là
lời tiên báo kinh nguyện của Đức Giêsu trên thánh giá: “Lậy Cha, con xin phó
thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
·
Tv 22, 23-24: “Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho
anh em tất cả được hay, và trong đại hội dân Ngài, con xin dâng tiến một bài
tán dương. Hỡi những ai kính sợ Thiên Chúa, hãy ca tụng Người đi ! Hỡi toàn thể
giống nòi Giacóp, nào hãy tôn vinh Người ! Dòng dõi Ít-ra-en tất cả, nào một dạ
khiếp oai !” báo trước mầu nhiệm tử nạn của Đức Giêsu sẽ là nguồn ơn cứu độ cho
tất cả mọi sắc dân trên điạ cầu, và một Ít-ra-en mới được thành hình, đó là
Giáo Hội : “Còn Thầy, Thầy bảo cho con biết: “Con là Phêrô, nghiã là Tảng Đá,
trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không
thắng nổi” (Mt 16, 18).
Rất nhiều lần trong
Tân Ước đã trích dẫn lời tiên tri của các ngôn sứ trong Cựu Ước nói về Đức Giêsu, và sứ mạng của
Ngài, và được chính Đức Giêsu chứng thực như khi: “Đức Giêsu đến Nazareth, là
nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày
sa-bát, và đứng lên đọc sách thánh. Người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia.
Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu
tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người đã sai tôi
đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng
mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa… Ai nấy
trong hội đường đều chăm chú nhìn Người, và Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh qúy vị vừa
nghe. Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng
Người” (Lc 4, 16 -22).
Ngay cả chuyện Giuđa
bán Đức Giêsu ba mươi đồng cũng đã được tiên báo trong Cựu Ước: “Giuđa ném số bạc
vào đền thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: Không được
phép bỏ vào qũy Đền Thờ, vì đây là giá máu. Sau khi bàn định với nhau, họ dung
tiền đó tậu “Thửa ruộng ông Thợ Gốm” để làm nơi chôn cất khách ngoại kiều. Vì vậy
mà thửa ruộng ấy gọi là “Ruộng Máu” cho đến ngày nay. Thế là ứng nghiệm lời
ngôn sứ Giêrêmia: “Họ đã lượm lấy ba mươi đồng bạc, tức là cái giá mà một số
con cái Ít-ra-en đã đặt khi đánh giá Người. Và họ lấy số bạc đó mà mua “Thửa Ruộng
Ông Thợ Gốm”, theo những điều Thiên Chúa đã truyền cho tôi” (Mt 27,5 -10).
Nói chung, trong Tân Ước
ta gặp rất nhiều trích dẫn từ Cựu Ước,
vì Cựu Ước chuẩn bị và tiên báo những gì sẽ xảy ra trong Tân Ước, như trong Mc
7, 6 -7 “khi các ông Pharisiêu và kinh sư hỏi Đức Giêsu: Sao các môn đệ của ông
không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? Người trả lời
họ:”Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức
giả, khi viết rằng:”Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì
lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dậy
chỉ là giới luật phàm nhân”.
Tóm lại, đọc Kinh
Thánh, suy niệm Kinh Thánh, cầu nguyện với
Kinh Thánh mà bỏ quên Đức Giêsu, hay không quy chiếu về Ngài, tập trung vào
Ngài thì coi như “trệch đường rầy”, lạc hướng đi, sai điạ chỉ. Chính vì tách Đức
Giêsu ra khỏi Kinh Thánh Cựu Ước mà nhiều người không thể hiểu được ý nghiã Đức
Tin của các câu, đọan. Điều này đã gây sốc khi họ chỉ toàn gặp ở Cựu Ước những
chuyện kể nhiều khi chẳng “ăn nhậu” gì đến “Lời Chúa”.
2. Dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội:
Lời Chúa là chân lý Đức
Tin, kho tàng Đức Tin đã được Đức Giêsu trao cho Giáo Hội gìn giữ, loan truyền
(Mt 16,18). Bổn phận đầu tiên của Giáo Hội là gìn giữ kho tàng chân lý ấy tinh
tuyền, không bị bóp méo, pha chế, hư hao. Giáo Hội không thể làm gì khác là bảo
vệ sự tinh ròng của chân lý đã được Đức Giêsu để lại. Chính vì thế, quyền giáo
huấn, quyền cắt nghiã, giải thích Lời Chúa phải được đặt lên hàng đầu trong hoạt
động của Giáo Hội. Giáo Hội không có quyền sáng tác thêm chân lý, chế biến lại
chân lý của Đức Giêsu. Giáo Hội chỉ làm sáng tỏ các mầu nhiệm chân lý ấy bằng
những phương tiện của mình với duy nhất một mục đích là làm cho mọi người đón
nhận được chân lý ấy.
Vì được trao quyền gìn
giữ và loan truyền chân lý Đức Tin, nên Giáo Hội có năng quyền, và ơn riêng,
thường gọi là ơn đoàn sủng để thực hiện tốt đẹp bổn phận này. Chúa Thánh Thần ở
cùng Giáo Hội để chân lý của Đức Giêsu không bị cắt nghiã lệch lạc, chú giải
sai lầm, giảng dậy linh tinh. Lời Đức Giêsu hứa với các tông đồ trước khi rời
các ông đã là điểm tựa cho xác tín này: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ
dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất
cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều
sẽ xẩy ra. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan
báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người
lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16, 13-15). Cũng trong bối cảnh
sắp đi chịu chết, Đức Giêsu đã căn dặn các môn đệ sự có mặt của Đấng Bảo Trợ là
Chúa Thánh Thần: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ
nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng
về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng về Thầy, vì anh em ở với Thầy
ngay từ đầu.” (Ga 15, 26 -27). Với những lời này, Đức Giêsu khẳng định hoạt động
của Chúa Thánh Thần trong công cuộc loan báo Tin Mừng, và Thánh Thần sự thật sẽ
luôn có mặt và đồng hành với các chứng nhân trên đường loan báo Đức Giêsu, Đấng
Cứu Độ.
Trong đời sống Giáo Hội,
các Giám Mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng có quyền giáo huấn các tín hữu qua
việc cắt nghiã, giải thích Lời Chúa. Các Linh Mục, phó tế, Giáo Lý viên và những
người được trao trách nhiệm giáo huấn, giảng dậy đều phải thông hiệp và vâng phục
Đức Giáo Hoàng, và các Giám Mục bản quyền trong việc cắt nghiã, chú giải, trình
bầy, loan báo Lời Chúa.
Anh em Tin Lành không
chấp nhận quyền cắt nghiã, chú giải Kinh Thánh của Giáo Hội khi cho rằng: mỗi
người tự hiểu Kinh Thánh theo ý mình khi đọc, vì mỗi người đều được linh ứng
riêng. Chủ trương tùy mỗi người hiểu theo ý mình Lời Chúa đã là nguyên nhân
phát sinh hằng trăm nhánh Tin Lành khác nhau, và các nhánh mỗi ngày một nẩy
sinh những khác biệt trong việc giải thích Kinh Thánh.
Với người Công Giáo, Lời
Chúa là ánh sáng cho muôn dân, nên ánh sáng ấy mang tính bất diệt, bất biến; có
nghiã là cá nhân mỗi người không thể “tự biên tự diễn ánh sáng”, hay thay đổi,
biến chế ánh sáng theo ý mình, mà chỉ có thể để ánh sáng ấy soi đường, dẫn lối,
xua đuổi bóng đêm cuộc đời mình.
Hơn nữa, Lời Chúa với người theo Đức Giêsu là
chính Đức Giêsu, nên không ai có thể đúc tạc Đức Giêsu theo ý mình, uốn nắn Đức
Giêsu như mình muốn, tô vẽ Đức Giêsu theo óc tưởng tượng và nhu cầu riêng tư,
mà chỉ có thể để Đức Giêsu biến đổi, thánh hoá đời mình. Vì thế, với Giáo Hội
và dưới sự hướng dẫn thánh thiện, khôn ngoan của Giáo Hội có Chúa Thánh thần “bảo
kê”, người tín hữu được vững dạ an lòng
để đọc và hiểu Lời Chúa như Giáo Hội dậy.
3. Đặt đời mình trước Lời Chúa:
Vì Lời Chúa là chính Đức
Giêsu, nên đọc Lời Chúa là gặp gỡ Đức Giêsu; cầu nguyện với Lời Chúa là diện đối
diện với Đức Giêsu; chia sẻ Lời Chúa là đối thoại với Đức Giêsu đang sống.
Vì có Đức Giêsu, nên
khi đọc Lời Ngài, suy niệm Lời Ngài, sống Lời Ngài, chúng ta mở lòng, mở trí, mở
cuộc đời với Chúa và để Chúa ở lại trong lòng trí, và trong cuộc đời chúng ta. Ở
với ta, Ngài sẽ thu dọn căn nhà đời ta cho sạch như ý Ngài. Ở với ta, Ngài sẽ
làm đẹp ngôi nhà tâm hồn ta. Ở với ta, Ngài sẽ sắp xếp, lo liệu mọi chuyện lôm côm, lỉnh kỉnh, kể cả nhầy nhụa
của đời ta để ta được bình an như Lời Ngài chúc phúc: “Bình an cho các con!”
(Lc 24, 36), “Bình an cho nhà này !" (Lc 19,9).
Bình an là món quà vĩ
đại Đức Giêsu ban cho những ai ở với Ngài. Ở với Ngài qua những gắn bó nghiã
thiết, thân tình khi đọc Lời Ngài dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội. Sống Lời Ngài
trong đời thường, cầu nguyện với Lời Ngài trong cuộc sống, chúng ta không còn sợ
hãi cuộc sống nhiều bão tố, không sợ người
đời nhiều mánh lới thâm độc, không sợ tương lai mịt mờ nhiều bất trắc, không sợ
đời sau chênh vênh giữa thiên đàng - hoả ngục. Không sợ gì nữa, cũng chẳng sợ
ai, vì Lời Chúa bảo đảm an toàn hạnh
phúc có Chúa đồng hành trên đường đời hôm nay, và đời đời có Chúa là gia nghiệp.
4. Sống mỗi ngày một ý lực Tin Mừng:
Để toàn tâm toàn ý sống
Lời Chúa, Giáo Lý viên tập sống mỗi ngày một ý lực Tin Mừng, nghiã là sau khi đọc
và suy niệm một đọan Kinh Thánh, Giáo Lý viên sẽ chọn một câu Kinh Thánh làm ý
lực cho suốt ngày. Câu Kinh Thánh này sẽ
được Giáo Lý viên nhẩm đi nhẩm lại, và thầm thĩ cầu nguyện nhiều lần trong
ngày.
Ý lực Tin Mừng sẽ giúp
Giáo Lý viên luôn ở trong bầu khí kết hiệp với Đức Giêsu và Lời Chúa sẽ là ánh
sáng không ngừng soi dẫn mọi quyết định, chọn lựa. Với ý lực Tin Mừng, đời sống
Giáo Lý viên sẽ được thấm nhuần ơn thiêng
từ Lời Chúa liên lỷ được suy niệm,
và nguyện cầu. Nhờ thế, Giáo Lý viên sẽ được Đức Giêsu biến đổi để nên giống
Ngài mỗi ngày hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét