LỄ CHÚA HIỂN LINH
Mầu
nhiệm Thiên Chúa yêu thương con người được mặc khải qua công trình Thiên Chúa
nhập thể làm người, nhập thế vào đời và ở với chúng ta. Tên Ngài là EMMANUEL. Và
hành trình gặp gỡ cách sống động và thiết thực giữa Thiên Chúa và loài người,
giữa Đấng Chủ Tạo toàn năng và con người thụ tạo hữu hạn đã được hiện thực và
thực hiện nơi “Con Người
-Thiên Chúa” của Đức Giêsu,
Ngôi Lời Thiên Chúa.
Nhiều
người lầm tưởng : Thiên Chúa đã tự nguyện “làm người”
đến với nhân loại, nên sẽ đến với mỗi tâm hồn một cách tự động, xâm nhập vào nhà
mỗi người một cách tự nhiên, mà không cần ý kiến, hay sự đồng ý của con người.
Nói cách khác, Thiên Chúa tình nguyện đến ở giữa con người, nên cũng áp đặt con
người phải đón tiếp Ngài vào nhà họ ; Thiên Chúa tự mình xuống thế vì con
người, nên cũng tự cho mình quyền cứu chuộc con người mà không cần con người biểu
hiện ý muốn được cứu rỗi, nghiã là ơn cứu rỗi sẽ đơn phương đến từ Thiên Chúa,
mà hoàn toàn không cần con người đồng lòng, đồng thuận, đồng ý cộng tác.
Khác
với ý nghĩ sai lầm trên, hành trình gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người đòi con
người phải lên đường đi tìm Thiên Chúa, lên đường đến với Thiên Chúa, bởi Thiên
Chúa cần con người hành động như một thụ tạo được dưng nên giống Thiên Chúa,
theo hình ảnh Ngài, khi con người được Thiên Chúa ban cho “tự do chọn lựa”. Thiên Chúa thực sự cần con người
tự do chọn Ngài, tự do chọn con đường đi đến với Ngài, tự do đi trên tuyến đường
dẫn đến gặp Ngài. Ngài không ép buộc, khống chế ai, và trên tất cả, hành vi tự
do là dấu ấn căn bản của con người thiện tâm, con người mà Thiên Chúa sẽ cho được
gặp Ngài.
Qủa
thực, Thiên Chúa đòi con người phải thiện
tâm, nghiã là phải có tâm lành, tâm tốt, tâm nhân ái, tâm ngay thẳng, tâm trong
sạch mới thấy được Ngài, mới cảm được Ngài, mới được “Ngài cắm lều và ở lại”, mà dấu hiệu là ơn Bình An, như lời loan báo của các
thiên thần đêm Giáng Sinh : “Bình
an dưới thế cho người thiện tâm”
(Lc 2,14).
Người
thiện tâm là người không dối trá, điêu ngoa, không ganh ghét, thù hận, không kiêu
căng, hãnh tiến, không độc ác, thủ đọan, không làm hại người vì lợi danh. Họ là
người không thành kiến, vô cảm, không tự mãn, tự phụ khép kín cửa lòng, không
khinh thường, bất cần, bất chấp người khác. Trái lại, người thiện tâm luôn mở trí
khôn, rộng cõi lòng trước Chân Thiện Mỹ, và qủa cảm dấn thân đi theo tiếng gọi
của Chân Thiện Mỹ trong yêu thương, phục vụ đồng loại.
Thiện
tâm như các mục đồng đã nghe tiếng mời gọi đi tìm Hài Nhi vừa sinh ra là Thiên
Chúa Cứu Độ của các thiên thần. Các mục đồng là những người đơn sơ, chất phác,
hiền lành, nên dễ đón nhận chân lý, yêu mến chân lý, mau mắn lên đường tìm gặp
Chân Lý, và Chân Lý tuyệt đối, vĩnh cửu, cứu độ, chính là “Hài Nhi sơ sinh bọc tã, nằm
trong máng cỏ” (Lc
2,12).
Thiện
tâm như ba đạo sĩ từ phương đông đến Bêlem tìm gặp Vua dân Do Thái vừa hạ sinh.
Nhờ tâm thiện, tâm hiền, tâm chính, tâm không độc ác, tâm không mưu mô, xảo quyệt,
các đạo sĩ đã tìm đến bái lậy Thiên Chúa làm người, Vua các vua, Chúa các chúa
(x. Mt 21-2).
Ở người thiện tâm trên đường đi tìm Thiên Chúa, chúng
ta nhận thấy :
1. Họ xác định : Thiên Chúa là Giá Trị
tuyệt đối, vượt xa tất cả các giá trị khác, và họ phải tìm cho kỳ được :
Như
các mục đồng bỏ công việc chăn cừu, canh chiên để về Bêlem tìm gặp Hài Nhi theo
lời loan báo của các thiên thần, cũng như ba đạo sĩ từ phương đông bỏ tất cả để
mạo hiểm trên hành trình rất xa, chông gai, vất vả đến Giêrusalem, rồi Bêlem,
người thiện tâm nhờ có lương tâm trong sáng, tâm hồn lương thiện luôn nhận ra rất
nhanh đâu là Chân Thiện Mỹ, điều gì là “tốt, đẹp và thật”,
bởi tâm họ không vẩn đục, nhưng rất sáng để thấy rõ ; tim họ không đặc quánh
những tính toán đê hèn, những thủ đọan đen tối, nên nhìn thấy ngay và đọc chính
xác những gì là Chân Thiện Mỹ để rồi xác định đó chính là giá trị vượt xa các
giá trị khác mà họ phải tìm cho kỳ được.
Vì
thế, khi nghe các thiên thần (x. Lc 2,9), cũng như khi nhìn thấy vì sao lạ (x.
Mt 2,2), cả mục đồng và đạo sĩ đều phấn khởi vui mừng vì nhận ra Thiên Chúa là
giá trị tuyệt đối, giá trị vô cùng và họ lên đường ngay, bởi chính Thiên Chúa là
Chân Thiện Mỹ tuyệt đối đang lôi cuốn, réo gọi, kêu mời họ là những người thiện
tâm đang tìm đến với Ngài.
Do
đó, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người khởi đầu từ sự kiện con người có thiện
tâm, có ý hướng ngay lành được lôi cuốn bởi Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Và chúng
ta có thể qủa quyết : thiện tâm là điều kiện nền tảng để nhận ra Thiên Chúa
đang có mặt trong thế giới loài người, và trong chính chúng ta, như lời loan báo
của các thiên thần đêm Giáng Sinh : “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
2. Họ
không ngại vất vả lên đường đi tìm Thiên
Chúa :
Lên
đường rất cần thiết, vì không lên đường, người thiện tâm sẽ không bao giờ đến được
Bêlem để gặp “Hài Nhi sơ
sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”
(Lc 2,12), và vui mừng “ra
về, vừa đi vừa tôn vinh ca ngợi Thiên Chúá, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai
nghe, đúng như thiên thần đã nói với họ” (Lc 2,20) như các mục đồng năm xưa ở Bêlem đã vinh dự là những
người đầu tiên đến gặp Thiên Chúa làm người ngay khi Ngài vừa hạ sinh.
Lên
đường là đòi hỏi của hành trình đi tìm Thiên Chúa, tức hành trình đức tin, bởi
sẽ không bao giờ có hành trình, nếu không có người lên đường, mà cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người luôn luôn và mẫi
mãi là hành trình mà mỗi người phải tự mình lên đường, tự mình cất bước, không
ai thay thế ai, không ai đi thay ai, như không ai có thể sống, chết thay người
khác, dù có khăng khít yêu thuơng đến cỡ nào.
Nhìn
lại lịch sử ơn Cứu Độ, tất cả những người được kêu gọi, những người muốn gặp gỡ
Thiên Chúa đều phải từ bỏ nơi đang ở, chỗ đang sống, vị thế đang chiếm giữ như Ápraham,
Môsê, Simon Phêrô, Gioan, Mátthêu, đám đông những người bệnh tật và dân chúng
trong Tân Ước để lên đường, và không ai đã gặp được Đức Giêsu, được nghe Ngài dậy
dỗ, an ủi, chữa lành, nếu đã không vất vả lên đường đi tìm Ngài.
Ba
đạo sĩ là trường hợp điển hình đã vất vả trên hành trình đi tìm gặp Thiên Chúa :
vất vả vì đường xa, vất vả vì đường chưa bao giờ đi qua, vất vả vì đường nhiều
nguy hiểm, và nguy hiểm lớn nhất chính là đang đi thì ánh sao dẫn đường vụt tắt
giữa đêm trường, đang đi thì sao lạ chỉ đường biến mất giữa đêm đen.
3. Họ
không thất vọng trên hành trình vất vả đi tìm Thiên Chúa :
Hành
trình đi tìm Thiên Chúa luôn là hành trình khó, là cửa hẹp, là con đường nhiều
chông gai, thử thách, như Đức Giêsu đã khẳng định : “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình mà theo”
(Lc 9,23).
Vì
thế, trên hành trình này, người khao khát đi tìm Thiên Chúa cũng sẽ phải khát,
phải đói, phải chịu đủ thứ trái ý, phật lòng, phải mang đủ gánh nặng của đố kị,
thị phi, hiểu lầm, ruồng rẫy, lên án, bỏ rơi, khai trừ từ mọi phiá, và nhiều nhất,
“đau nhất” là từ những người anh em mình
tin tưởng, yêu mến, phục vụ, đồng hành…
Do
đó, sẽ không tránh được những đường hầm chật chội, đen tối, nguy hiểm mà người
lữ hành phải đi qua ; không thoát khỏi những đêm đen mịt mùng, không một ánh
sao hy vọng, như trải nghiệm của ba đạo sĩ trên đường đi tìm gặp Vua dân Do Thái
khi sao lạ bỗng dưng biến mất, khi các vị vừa đến Giêrusalem (x. Mt 2, 1-2).
Qủa
thực, sẽ phải diễn tả thế nào để lột hết nỗi lo sợ của lữ khách giữa đêm đen,
khi không một tia sáng soi đường ; phải mô tả làm sao để hiểu được nỗi
hoang mang trước rất nhiều đe dọa của người đang đi bỗng mất hướng, lạc đường,
vì không còn bất cứ cột mốc, hay tín hiệu nào hướng dẫn ; phải trình bầy cách
nào để hiểu nỗi khổ và lo âu làm nghẹn ngào ba đạo sĩ khi ánh sao không còn xuất
hiện để dẫn đường chỉ lối các vị đến “tận nơi Hài Nhi ở”
(Mt 2,9).
Đêm
đen đe dọa, và bóng tối làm người ta run sợ, nên chỉ những ai trải nghiệm nỗi cô
đơn bị bỏ rơi, quên lãng, chỉ những người đã từng khóc một mình trong bóng tối
hãi hùng, đe dọa của oan sai, hiểu lầm, bạc đãi, triệt hạ mới thấm thiá cái
kinh khủng của “thời gian
khi ánh sao vụt tắt giữa đêm đen”,
mới hiểu được cái kinh hoàng của cám dỗ thất vọng, và đo được cái kinh dị của sức
người có hạn, và yếu đuối, mỏng dòn muốn gục ngã, buông xuôi.
Nhưng
người thiện tâm luôn được Thiên Chúa che chở để đứng vững mà không thất vọng,
luôn hy vọng mà không tuyệt vọng. Như ba đạo sĩ, khi ngôi sao lạ dẫn đường vụt
tắt, các vị đã không thất vọng bỏ cuộc, không nản chí buông xuôi quay về, không
giận dữ, bực bội đổ tội cho Trời, hay “than thân trách phận”,
nhưng bình tâm, bình tĩnh hỏi han, thăm dò, tìm hiểu “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu ?” (Mt 2,2).
Các
vị đã dừng lại ngay khi ánh sao dẫn đường biến mất. Dừng lại để suy nghĩ, dừng
lại để nghỉ ngơi, dừng lại để tìm hiểu, dừng lại để “tìm kiếm một hướng đi, mà không lạc đường, vì tin rằng
ánh sao sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời vào đúng lúc Chúa muốn” (trích Chia Sẻ của cha Tôma Vũ
Quang Trung SJ). Và qủa thực, như ba đạo sĩ ít nhiều đã bối rối suốt thời gian
ngôi sao lạ lịm tắt, đã lại vui mừng, khấp khởi
tiếp tục lên đường khi “ngôi
sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi
ở, mới dừng lại” (Mt 2,9).
4. Họ
đi trên “con
đường”
khác, sau khi được gặp Thiên Chúa :
Một
điều không thể chối cãi là tất cả những người sau khi được gặp Thiên Chúa đều đã
đi một con đường khác con đường cũ đã đi ; đã sống một cuộc sống mới, khác
với lối sống cũ trước đó ; đã làm
cuộc cách mạng tận căn gốc khi từ bỏ “con người cũ”,
nếp sống cũ với những ý nghĩ, lời nói, việc làm không xứng hợp. Nói tóm lại, người
thiện tâm sau khi gặp Thiên Chúa đã được Thiên Chúa bao phủ bằng ánh sáng “thánh thiện” của Ngài, như ba môn đệ Phêrô, Gioan, Giacôbê được theo Đức Giêsu lên
núi Tabo, ở đó Ngài hiển dung, khi “dung
mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người bỗng trở nên trắng tinh, chói loà” (Lc 9,29).
Một
lần nữa,Tin Mừng Mátthêu ghi rõ : sau khi đã gặp “Hài Nhi với thân mẫu” và sấp mình thờ lậy, đồng thời dâng tiến vàng, nhũ hương
và mộc dược (x. Mt 2,11), ba đạo sĩ đã được báo mộng là đừng trở lại con đường
cũ để gặp vua Hêrôđê nữa, “nên
đã đi lối khác mà về xứ mình”
(Mt 2,12).
Đi
lối khác, vì từ nay cuộc đời họ được đổi mới, vì đã gặp Thiên Chúa là Niềm Vui
cứu độ ; từ nay tâm tư họ đổi mới, vì họ đầy tràn Thiên Chúa là nguồn Hy Vọng ;
từ nay tâm hồn họ đổi mới, vì Thiên Chúa là Tình Yêu làm no thoả con tim luôn
khát khao của họ. Chính Thiên Chúa đổi mới con đường họ đi, thay đổi cuộc đời họ
sống, làm cho họ trở thành tạo vật mới, đẹp lòng Ngài và mang lại cho họ hạnh
phúc viên mãn.
Mừng
lễ Hiển Linh, lễ của Thiên Chúa tỏ mình ra cho muôn dân, chúng ta hân hoan đón
mừng Thiên Chúa đến với nhân loại và ở với chúng ta, nhưng không quên đòi hỏi “Lên Đường đi tìm Ngài”, mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực
hiện, như các mục đồng và đạo sĩ đã vất vả lên đường đến Bêlem để được gặp và bái
lậy Ngôi Lời làm người.
Và
khởi điểm của đường đi tìm Thiên Chúa chính
là “Thiện Tâm”. Với tâm thiện, tâm hiền, tâm
ngay thẳng, chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sao của Thiên Chúa hướng dẫn, sẽ nghe được
tiếng các thiên thần chỉ đường.
Với
tâm nhân ái, khiêm nhường, tín thác, xót thương, chúng ta sẽ không mất hướng, lạc
đường, hoảng hốt, thất vọng, cho dù có lúc ngôi sao bất chợt vụt tắt trên đường,
giữa trời đêm.
Sau
cùng với tâm được gặp Thiên Chúa, tâm được Thiên Chúa dậy dỗ, đổi mới, tha thứ,
chúc phúc, chúng ta sẽ đến đích, khi nhận ra “Thiên Chúa làm người” qua hình hài con người bé nhỏ, yếu đuối, nghèo nàn,
bệnh họan, dốt nát bị người đời quên lãng, bỏ rơi, bị cuộc đời khinh chê, ruỗng
rẫy, mà hình ảnh “trẻ sơ
sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”
vừa lặng lẽ chào đời giữa đêm khuya thanh tịch, trong chuồng chiên cừu nặng mùi
hôi tanh đã cực tả “yếu đuối
của Thiên Chúa” để làm cho
con người được mạnh mẽ, “nghèo
hèn của Thiên Chúa” để con người
được no đủ, giầu sang.
Vâng,
Thiên Chúa đã không tỏ mình cho nhân loại khi Giáng Sinh cách nào khác, ngoài
trở nên “trẻ sơ sinh bé nhỏ
bọc tã, nằm trong máng cỏ”,
và cha mẹ Ngài là những người nghèo “đã
không tìm được chỗ trong nhà trọ”
(Lc 2,7). Cũng với cách này, Ngài sẽ tỏ mình cho muôn dân muôn nước trong ngày
Phán Xét chung, khi phân xử tội phúc của từng người qua việc làm đối với những
anh em bé nhỏ, nghèo hèn, yếu đuối nhất (x. Mt 25,31-46).
Jorathe
Nắng Tím