Đến
hôm nay thì Corona từ Vũ Hán ngày nào đã biến thành COVID -19 cho cả thế giới. Ở
đâu, trên châu lục nào, người ta cũng xôn xao
báo động, hoang mang tìm hiểu và hốt hoảng đương đầu.
Chỉ
cần nhìn vào thống kê số tử vong, bệnh nhân lây nhiễm trên các quốc gia, trong
một thời gian ngắn kỷ lục, người lạc quan, bình tĩnh, gan lì đến đâu cũng phải
giật mình thận trọng, và đặt vấn đề.
Vào lúc này : 8 giờ 35 sáng ngày 12 tháng Ba
năm 2020, giờ Paris, người viết ghi nhận từ “Tổ Chức Y Tế Thế Giới” những con số
ấn tượng ở một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch :
Trung Quốc :
80.967 ca dương tính, 3157 tử vong.
Ý :
12.462 ca dương tính, 827 tử vong.
Iran :
9000 ca dương tính, 354 tử vong.
Hàn Quốc :
7755 ca dương tính, 54 tử vong.
Pháp :
2281 ca dương tính, 48 tử vong, 105 ca cấp cứu hồi sức.
Mỹ :
1039 ca dương tính, 29 tử vong.
Đức :
1622 ca dương tính, 3 tử vong.
Nếu
tính chung toàn cầu, với 110 quốc gia, con số sẽ là 121.500 ca dương tính, và
4370 tử vong.
Đứng
trước đe dọa của đại dịch, các quốc gia đều có những biện pháp ngăn chặn, đề
phòng, giải quyết tùy theo tình hình riêng, nhưng tựu trung, tất cả đều phải nhận :
đây là đại dịch đem lại nguy hiểm lớn cho tính mạng người dân và nguy cơ trầm
trọng làm suy thoái nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh những lo lắng chung trước một tương lai
đang đổ dốc không thắng, nhiều người có nhiều suy tư không luôn đồng thuận, đồng
chiều :
Về
nguyên nhân của đại dịch, có người cho đó là vũ khí sinh học của Trung Quốc
trong chương trình đương đầu với Mỹ, nhằm giành quyền bá chủ thế giới. Vũ khí
được chế tao tại trung tâm nghiên cứu Vũ Hán, chẳng may bị rò rỉ, thất thoát và
virút Corona “made in China” đã
vô phúc thành “gậy ông đập lưng ông”. Cùng ý nghĩ quy tội chính quyền Trung Quốc,
có người còn bạo gan suy đoán : Trung Quốc cố tình hy sinh nhân dân Vũ
Hán, để đánh lạc hướng dư luận thế giới, và thế giới không có bằng chứng tố cáo
tội ác sử dụng vũ khí sinh học của mình. Một số khác chê trách người trung quốc
đã bừa bãi ăn thịt những động vật dơ dáy, nguy hiểm như loài dơi, nên đã đem loại
virút mà khả năng ban đầu của nó chỉ có thể lây nhiễm giữa động vật với nhau,
vào con người, để từ đó, virút biến thể và tự tạo ra khả năng lây nhiễm từ người
sang người.
Luận
bàn về ý nghiã của đại dịch, thì nhiều vô kể : có người nghiêng về tâm
linh khi cho rằng Trời Phật phạt Trung Quốc vì nhiều trọng tội như đã xúc phạm
thần thánh, đàn áp tôn giáo, xâm chiếm các quốc gia láng diềng, nhưng khi đại dịch
lan tràn qua Hàn Quốc, Ý, Pháp, Mỹ, và các nước khác, thì một giả thuyết mới được
thêm vào, đó là tận thế sắp đến và loài người sắp bị hủy diệt, vì tội lỗi đầy
tràn, và đã đến lúc Thượng Đế thấy cần phải cho con người biết Ngài còn hiện diện
với uy quyền trừng phạt. Chưa kể nhiều cắt nghiã thuộc dạng “thông thiên, địa
lý, bói toán, bấm qủe…” khác đã đưa ra rất nhiều viễn cảnh tang thương, tăm tối
cho nhân loại qua đại địch.
Thực
tế là người người hoảng loạn, nhà nhà hoảng loạn, đua nhau mua sắm tích trữ
lương thực trước đe dọa cả thành phố, cả tỉnh, cả nước có thể bị phong toả,
cách ly, khi đó, không ai đến được với ai, không nhà nào dám giao lưu với nhà
nào, vì đại dịch hoành hành.
Cho
đến hôm nay thì nhiều biên giới đã cấm người nước ngoài nhập cảnh, nhiều công
ty hàng không khủng hoảng tài chính vì không có khách, nhiều cơ sở sản xuất phá
sản, chứng khoán rớt sâu, nhà đất đóng băng, công ăn việc làm đình trệ làm xáo
trộn sinh hoạt các gia đình, trường học đóng cửa, cưới xin tạm ngừng, ma chay
cúng giỗ giảm thiểu, miễn chấp, nhà thờ, đền chùa vắng tanh, chị em doanh
thương các ngành ế ẩm ngơ ngác nhìn nhau lo lắng.
Cả
thế giới như chìm vào đại dương dịch đang gắng gượng bơi ra ; cả loài người đang
lo âu tìm kiếm thuốc chủng, phòng chống đại dịch, nhưng sức người có hạn, và thời
gian vẫn là điều con người phải lệ thuộc.
Không
làm chính trị, không có kiến thức kinh tế, càng không thông thiên - kinh dịch,
nên người viết chỉ dám chia sẻ với Bạn một vài suy nghĩ và cảm nghiệm cá nhân rất
nhỏ bé, để cảm thông với lo lắng của mọi người, để trân qúy, biết ơn tất cả những
tấm lòng đã hy sinh cho lợi ích chung và tính mạng của người khác giữa tâm dịch
nhiều nguy hiểm, để nói nhỏ với bạn, người đang đọc những dòng này : “Tôi
rất yêu mến Bạn và mong Bạn, cũng như tất cả những người thân quen của Bạn được
may lành, bình an vượt qua cơn đại dịch Covid hiểm nghèo”.
1.
Tôi
thấy con người thật yếu đuối, mong manh, dễ vỡ :
Dễ
vỡ lắm Bạn ạ, và mong manh, yếu đuối đến đáng thương, khi chỉ một con vi khuẩn
bé tí teo đã đủ làm hoảng loạn và đánh gục cả loài người.
Nghe
tin tức mỗi ngày hai lần về số tử vong, dương tính Covid-19 mà ớn sương sống.
Nó bé tẹo teo mà mạnh kinh khủng : đánh từ cấp cao chính quyền đến cụ già
nằm chờ chết ở nhà hưu dưỡng, đánh bất cứ ai, quốc gia mạnh yếu, cường quốc hay
nhược quốc, cộng sản hay tư bản, công giáo hay phật giáo, da trắng hay da mầu,
ôn đới hay nhiệt đới, trí thức hay bình dân học vụ… Nghiã là virút bé nhưng oai
như “ông kẹ” đã thực sự đe dọa và làm sợ toàn thế giới.
Ở
giữa tâm dịch, tôi mới thấy triết gia Pascal thật tuyệt vời khi suy tư về thân
phận mỏng dòn, mong manh, yếu đuối của con người, và gọi con người là “cây sậy
dễ gẫy”. Và qủa thực, trước gió thì không cây nào dễ gẫy bằng cây sậy. Nhưng cây
sậy dễ gẫy “con người” của Pascal lại có một giá trị tuyệt vời, vì là cây sậy biết suy tư.
2.
Chính
vì là “Cây Sậy biết suy tư”, mà con người lo lắng, sợ hãi :
Vì
có suy tư, biết suy nghĩ nên con người biết mình yếu đuối, biết giới hạn của
mình trước sức mạnh của thiên nhiên, và nhiều thụ tạo khác. Chẳng hạn khi đứng trước
sư tử, hùm beo, chó sói, con người chỉ còn duy nhất một vũ khí tự vệ, đó là suy
tính tìm đường thoát thân, ngoài ra thân xác có gì đủ mạnh để đương đầu ?
Vì
suy tư, con người biết nhiều, không những biết những gì đã xẩy ra, những chuyện
đang diễn tiến, mà biết trước cả những gì sẽ đến trong tương lai. Chẳng thế mà
con người khổ hơn con vật, khi nhớ chuyện cũ, thấy chuyện hiện tại, và lo trước
chuyện ngày mai chưa đến. Nỗi lo tự nhiên gấp ba lần, nỗi sợ bỗng lớn lên gấp bội,
chỉ vì con người là cây sậy suy tư.
Trước
nạn dịch, tuy chưa bị lây nhiễm, nhưng vì biết mình có thể bị dương tính từ bất
cứ ai, trong bất cứ tình huống nào, tiếp đến là bị cách ly, cô lập ; biết
mình có thể bị virút “ăn tươi nuốt sống”
trong vài giờ cả buồng phổi, nếu không kịp phát hiện ; biết mình có thể ra
đi bất cứ lúc nào và phải bỏ lại vợ con, cha mẹ, sự nghiệp, công danh, nên con
người rất lo sợ, như tôi đây đang lo âu, sợ hãi. Lo âu vì không biết những rủi
ro, tai ương do trí khôn dự phóng có vô phúc trở thành sự thực không ? Và nếu có thì khi nào ? Sợ hãi vì nếu những
sự dữ đó xẩy ra thì làm cách nào để đối phó, thoát khỏi ?
Lắm
lúc càng nghĩ càng thương cho phận mình, vì phải nghĩ, phải suy, mà càng suy
càng khổ, càng nghĩ càng lo, nên thi thoảng đánh liều mong mình “thử làm con vật”
vài phút để xem có sung sướng hơn con người chút nào không, vì loài vật không
phải suy nghĩ để phải lo âu, sợ hãi nhiều và dằng dặc như con người đang lo,
đang sợ đại dịch.
3.
Vì
qúa lo sợ, tôi trở thành người ích kỷ :
Những
ngày đầu, khi dịch Corona còn ở xa tít tận Vũ Hán thì tôi thương những nạn nhân
người Trung Quốc, nhưng dần dà, dịch tiến lại gần nơi tôi ở, tràn vào quốc gia
tôi đang sống, xâm lấn không gian từ lâu vốn an toàn của gia đình tôi, thế là
tôi thấy mình bớt thương người Vũ Hán, bớt lo cho những người ở xa đang bị dịch,
mà dồn hết tình yêu lo cho mình, lo cho người thân của mình, vì sợ mình chết, sợ
người thân bị lây nhiễm, mất mạng.
Tôi
bắt đầu tập trung toàn bộ cho mình, quy chiếu về “cái tôi”, bởi “cái mình” của
tôi đang thực sự bị đe dọa, “cái tôi” của mình đang bị virút rình rập tấn công.
Tôi khám phá mình không còn thời gian và nghị lực để lo chuyện thiên hạ, không
còn nhiệt tình, nhiệt huyết, nhiệt tâm lo sự “sống còn” của người khác, nhưng
chú tâm lo cho mình, bằng dự phòng mọi biện pháp để bảo vệ an toàn tuyệt đối “cái
tôi”, và những ai thuộc về tôi.
Chính
trong nguy cơ của tâm dịch, ở giữa đe doạ nghiêm trọng khi dịch tràn tới, tôi
biến thành con người ích kỷ. Tôi ích kỷ vì qúa lo sợ mất mạng sống ; tôi
ích kỷ vì qúa sợ mất những gì thuộc về mình ; tôi ích kỷ vì qúa lo lắng
trước giới hạn và bất lực của mình trước hiểm nguy ; tôi ích kỷ vì lo sẽ
không còn được có mặt trong thế giới, được ở với người tôi cần, thôi thương. Thế
là tôi phác họa một chương trình ích kỷ để tuyệt đối bảo vệ mình, để trăm phần
trăm gìn giữ mình và những ai thuộc về mình không bị lây nhiễm, và chương trình
ấy hạn chế đến mức tối đa sự có mặt của người khác, vì ích kỷ dậy tôi :
không được đông, vì càng đông càng dễ chết, như người vượt biển chỉ muốn tầu
thuyền ít người để tuyệt đối đảm bảo an ninh, an toàn.
Giữa
cao trào của cơn đại dịch Covid-19, tôi muốn được dừng chân như đã dừng chân những
ngày dịch vừa bắt đầu khai hoả ở Vũ Hán, nhưng lần này không để bình tâm thương
người Vũ Hán, mà bình tâm để nhìn lại mình, và kiểm tra mức độ của tình thương
ban đầu, xem mối tình ấy còn hay mất, tăng thì chắc không, nhưng giảm thì giảm
đến mức nào, hay đã hoàn toàn khô héo, cạn kiệt.
Dừng
chân hôm nay để nhìn vào chính thân phận mỏng dòn, yếu đuối của mình, để định
giá lại nỗi lo lắng, sợ hãi, và tự hỏi : có nên tiếp tục lo lắng, sợ hãi,
nếu lo lắng, sợ hãi đưa đến ích kỷ triệt để, ích kỷ toàn phần, ích kỷ thái quá,
ích kỷ cực đoan.
Vẫn
biết ai cũng phải có bổn phận lo cho mình, lo cho sinh mạng của mình, nhưng chỉ
cho mình thôi, chỉ vì mình thôi, chỉ biết mình thôi, thì lo sợ ấy có còn giá trị
nhân văn, có còn giá trị đạo đức, có còn giá trị của đời làm người ?
Tôi
cũng cần dừng bước hôm nay, ở cao điểm của đại dịch, để nhìn ra chung quanh
mình, ở đó, có những người đang hy sinh cho tôi và gia đình, thân quyến tôi được
bình an vượt qua đại dịch. Họ là những thiên thần áo trắng ngày đêm trong các bệnh
viện và trung tâm cách ly để chữa lành và ngăn chặn tai ương của virút, những
nhà lãnh đạo quốc gia, các cơ quan quốc tế, các nhà khoa học chấp nhận “mất ăn
mất ngủ” chạy đua với thời gian để có giải pháp vô hiệu hóa sức bành trướng và
phá hoại của Covid-19. Bên cạnh những con người dễ nhận diện đang hy sinh vì
người khác ấy, còn rất nhiều những con người ẩn danh, ẩn mặt là những nhân viên
y tế, xã hội, những thiện nguyện viên không tên tuổi đang tận tụy tẩy rửa, sát
trùng từng mét vuông diện tích những nơi công cộng, hầu bảo vệ mạng sống của đồng
bào, đồng loại.
Vâng,
mới chỉ một chốc lát dừng chân giữa tâm đại dịch mà tôi đã thấy mặt mình nóng
ran, chân tay ngượng ngùng, đầu óc chóang váng…
Tôi
thực sự xấu hổ, vì đã để lo lắng, sợ hãi biến mình thành người ích kỷ, mà trước
đó tôi tưởng sẽ chẳng bao giờ rơi vào, khi tư tưởng của triết gia Pascal :
“Con người là cây sậy biết suy tư” đánh thức lương tâm hay li bì ngủ quên và
trái tim kinh niên lười biếng của một người đáng lẽ phải biết buông bỏ, liều
lĩnh, dấn thân mạo hiểm hơn, vì biết
thân phận yếu đuối, mỏng manh, dễ vỡ của mình chỉ được bù lại bằng giá trị bất
diệt, vĩnh cửu của yêu thương, phục vụ, mà dấu ấn đẹp nhất, tuyệt vời nhất, cao
cả nhất ở “cây sậy dễ gẫy nhưng biết suy
tư”, chính là sống hy sinh, chết hy
sinh vì đồng loại, mà không lo sợ, hèn nhát, ích kỷ.
Dừng chân rồi,
tôi lại tiếp tục đi. Chúc Bạn và người thân của Bạn bình an vượt qua cuồng
phong đại dịch !
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét