Ngoài những bệnh nhân bị
lây nhiễm phải cách ly, người nghèo cũng là đối tượng được nói đến trong thời dịch
Covid-19. Nhiều chương trình cứu trợ như “tụ điểm mì gói tình thương”, “ATM gạo
giúp người nghèo”, “siêu thị không đồng”, và rất nhiều sáng kiến tương trợ khác
thuộc tôn giáo, hội đoàn, tư nhân mọc lên, hoạt động hữu hiệu với mục đích chia
sẻ, hỗ trợ bà con nghèo trong những ngày cách ly không thể làm ăn kiếm sống.
Tưởng
người nghèo là những người đói khổ, nên coi trọng miếng ăn như xã hội bấy lâu vẫn
đánh giá, nhưng hoàn toàn ngược lại, không ít người nghèo rất tự trọng. Có những
người nghèo vì tự trọng đã không đến những tụ điểm cứu trợ để nhận qùa, không
xuất hiện như người “ăn xin” nơi có hội đoàn phân phát từ thiện. Họ biết mình
nghèo, nhưng vẫn không quên mình còn danh dự và nghiã vụ tự trọng.
Tự
trọng nên không tự hạ thấp phẩm giá, tư cách, dù không phụ ơn những người có lòng
giúp đỡ; tự trọng nên thà đói, còn hơn mang bộ mặt, dáng dấp của người “không tự
lo nổi cho mình”; tự trọng nên tế nhị ở trong bóng tối hơn ló mặt trước đám đông
đang ồn ào gọi tên từng người có hoàn cảnh, kiểm tra từng chứng minh thư, đọc từng
dòng lý lịch, xác minh từng chữ ký của cơ quan, ban ngành chứng thực họ là người
nghèo cần được giúp đỡ.
Tưởng
người nghèo là người tham lam, xô bồ vì túng thiếu, như hình ảnh không mấy đẹp
từ bấy lâu, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lai, khi rất đông người nghèo thuộc
diện được cứu trợ đã nhường phần của họ cho những người nghèo khác, không phải
vì chảnh, nhưng vì tinh thần tương trợ “lá rách đùm lá nát” thường gặp ở
nhiều người nghèo có tấm lòng vị tha.
Họ
là những người nghèo, tuy nghèo, nhưng luôn nghĩ đến người khác, thương người cùng
hoàn cảnh. Họ là những người luôn mơ ước có khả năng và phương tiện giúp người
khác, nhưng “lực bất tòng tâm”, lo cho mình còn chưa xong, nói chi đến lo cho
người, nên tự nguyện dành phần được giúp đỡ cho người khác, để thoả lòng yêu thuơng những
người đồng cảnh ngộ.
Tưởng
người nghèo là những người vô liêm sỉ, được một lấy mười, tranh giành để tích
trữ phòng thân, như thiên hạ thường hồ đồ kháo láo, nhưng sự thực không như thế,
khi có nhiều người nghèo liêm sỉ đến độ chỉ nhận những gì thực sự cần thiết, rất
cần thiết cho sự “sống còn”, mà không vồ vập, ôm hết cho mình, vơ hết về mình,
kiểu “đầu cơ tích trữ” tặng phẩm từ thiện.
Họ
là những người chừng mực, vì có liêm sỉ, không vì vật chất mà bán rẻ lương tâm,
không vì nghèo túng mà để mất “cái
dũng” của hiền nhân, quân tử.
Tưởng
người nghèo là người ích kỷ, ki bo vì quá thiếu thốn, nên không có ý niệm cho đi,
nhưng những gì phần đông người nghèo đang làm đã xoá tan thành kiến “nghèo và
keo” này, khi đa số nguời nghèo, tuy nghèo, vẫn cố moi móc những gì mình còn có
thể cho, tìm kiếm những gì còn có thể chia sẻ để đóng góp với xã hội trong công
cuộc từ thiện, giúp đỡ người nghèo, vé người ta gặp được trong đời thường những
cụ già nghèo chia sẻ với người nghèo neo đơn khác chén cơm, bát gạo, vài con cá
rô mới câu, dăm ba con tôm mới lưới.
Họ
là những người nghèo quảng đại, có lòng và sẵn sàng cho đi những gì mình có, dù
chẳng có gì, ngay cả những gì cần thiết cho nhu cầu cuộc sống.
Qủa
thực, không ít dung mạo nghèo xuất hiện trong thời Covid-19 đã làm sáng bầu trời
quê hương; không ít người nghèo đã là tấm gương của tình người, lòng tự trọng,
tính liêm sỉ, tinh thần bác ái, tương trợ; không ít khuôn mặt nghèo đã làm giầu
lương tâm Việt Nam; không ít dáng dấp nghèo đã là trụ cột, hải đăng cho tuổi trẻ
mất hướng đi, không lý tưởng; không ít mảnh đời nghèo đã đánh thức lối sống bốc
hốt, bóc lột của đám tham quan gian ác; không ít tâm hồn nghèo nhưng cao thượng
đã là tiếng nói nhắc nhở những bàn tay bất nhân chuyên chiếm đoạt, biển thủ “cơm
chim của người khốn cùng”; và không ít cuộc sống nghèo nhưng trái tim rực lửa yêu
thương đồng loại đã là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với những kẻ núp bóng bạo
quyền dùng bạo lực để gây bất công cho người túng bấn, nghèo khổ, cơ cùng.
Sau
cùng, chúng ta cũng đừng quên một thực tế phũ phàng, một sự thực đáng xấu hổ, đó
là có nhiều người không nghèo tiền bạc, không thiếu thốn vật chất, không có
nhu cầu được cứu trợ, không cần sự giúp đỡ của người khác đã đẩy người nghèo xa
khỏi tụ điểm mì gói, ATM gạo, cơ sở từ thiện dành cho riêng họ, để cướp trắng
những phần ăn ít ỏi của người nghèo, chụp giật những ổ bánh mì cứu đói dành cho
người nghèo, đánh cắp những bao gạo dành nuôi những gia đình nghèo, tranh giành
những hộp sữa của trẻ em nghèo, và tệ hơn cả là tổ chức quy mô, có khoa học cách
chiếm đọat quyền lợi của người nghèo, bất cứ trong hoàn cảnh nào, và khi nào có
thể
Họ
là ai? Chắc chắn là đồng bào của chúng ta. Và cũng như những người nghèo khốn
khổ trên quê hương, họ là người Việt Nam.
Không
biết tôi với bạn, chúng ta nên khóc hay nên cười trước tình trạng “dở khóc dở
cười” này?
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét