Suy niệm Thứ Sáu Tuần
Thánh
Chương
18 và 19 Tin Mừng Gioan ghi lại chi tiết cuộc thương khó của Đức Giêsu, ở đó,
chúng ta sống những giờ phút chiến thắng huy hoàng của Bạo Lực dưới nhiều khuôn mặt bạo lực.
1.
Khuôn
mặt thứ nhất là Giuđa, với Bạo Lực phản bội:
Ông
là người môn đệ đã bằng Bạo Lực của Phản
Bội kín đáo chỉ điểm nơi cầu nguyện của Thầy cho các thượng tế và nhóm
Pharisêu, để nhận ba mươi đồng như giá bán Thầy mình.
Đặc
tính của Bạo Lực Phản Bội là bí mật, lén lút, thì thụt, tiêu lòn, đi đêm, đánh
lén sau lưng, vờ vịt như không biết gì, giả hình như không hề quan tâm sự việc,
diễn xuất khéo léo để không ai nhận ra ý đồ, và diễn sâu để đánh lạc hướng
thiên hạ.
Giuđa
đã thành công vượt sức tưởng tượng, vì chính ông cũng không ngờ kịch bản Bạo Lực Phản Bội đã được ông tự biên
rất chặt chẽ, khít khao, và tự diễn đạt mức “chuẩn không cần chỉnh”. Bằng chứng
là các công đọan của kế hoạch đã được thực hiện không sai sót, và kín kẽ đến
độ không một anh em môn đệ nào đã hay biết ông là người phản bội, cho đến khi thấy
ông, “kẻ nộp Người, cùng đứng chung với họ” (Ga 18,5). Họ đây là “một toán quân
cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu; họ mang đèn đuốc và khí
giới” (Ga 18,3) đến bắt Đức Giêsu “ở thửa vườn, bên kia suối Kítrôn” (Ga 18,1).
Khuôn
mặt Bạo Lực Phản Bội là khuôn mặt thường gặp trong cuộc đời. Nó luôn cần được giấu
kỹ, giấu kín, giấu nhẹm, nhưng cuối cùng hầu như tất cả đều bại lộ, như những mặt
nạ cũ kỹ, rách nát bị ê chề lột bỏ.
2.
Khuôn
mặt thứ hai là Phêrô, với Bạo Lực tự nhiên, thuộc tính khí, bản chất:
Bản
chất của Phêrô thẳng thắn, tính khí nóng nẩy, bốc đồng, nên khi thấy toán quân
với đèn đuốc, khí giới đến vây bắt Thầy, ông đã không đủ bình tĩnh để kềm giữ hành động bạo lực chống lại đối phương, để giải
vây cho Thầy. Sẵn trên người có thanh gươm, Phêrô đã chém đứt tai phải của người
đầy tớ vị thượng tế tên là Mankhô (x. Ga 18,10).
Phêrô
đã hành xử theo tính nóng nẩy tự nhiên, và sử dụng bạo lực một cách tự phát để
bộc lộ tính khẳng khái và quyết tâm bảo vệ Thầy và anh em. Bạo lực ấy tiềm tàng
ở mỗi người, có sẵn nơi mỗi người, và khi hữu sự, bạo lực biến thành hành động,
tùy theo mức độ bùng phát, và khả năng be bờ, ngăn chặn của chủ thể. Bạo lực
thuộc dạng bản chất mang tính công khai, thường được biểu lộ tức khắc, khác với
Bạo Lực Phản Bội vì mục tiêu là lật đổ, khuynh đảo, hãm hại, hủy diệt, nên ngấm
ngầm, giấu diếm, ngụy trang, che đậy.
3.
Khuôn
mặt thứ ba là Khanan, nhạc phụ của thượng tế Caipha với Bạo Lực vô trách
nhiệm của người có tuổi, được coi là khôn ngoan:
Đức
Giêsu bị điệu đến trước mặt ông này, là bố vợ của thượng tế Caipha. “Chính ông
này đã đề nghị với người Do Thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn”
(Ga 18,14).
Ông
này tất nhiên đã có tuổi, vì là bố vợ của thượng tế Caipha. Xét theo chức phận,
thì ông chẳng nên có mặt, cũng không nên lên tiếng trong vụ việc này, vì ông chỉ
là bố vợ của thượng tế. Ông đã lẫn lộn việc nhà với việc công, hoặc người ta, vì
muốn lấy lòng con gái ông, nên đã giải Đức Giêsu đến ông trước, để xin ông ý kiến.
Được
thiên hạ trọng vọng, ông phải tỏ ra là người khôn ngoan tuyệt vời, quân sư của
bàn dân thiên hạ, nên dù không biết Đức Giêsu là ai, cũng không nắm được lý lịch
của Ngài, ông vẫn cứ buông lời kết án đầy bạo lực của kẻ vô trách nhiệm và tự hào
mình là người khôn ngoan vì có tuổi.
Ông
đại diện cho tầng lớp già, để tỏ ra mình nhiều kinh nghiệm và đầy khôn ngoan nhờ
sống lâu, thường thích đưa ra những phương án giải quyết vấn đề một cách mơ hồ,
theo những nguyên tắc chết, lệch lạc, cứng nhắc, không đúng lúc, đúng người, đúng
việc nhưng lại nồng nặc bạo lực.
4.
Khuôn
mặt thứ tư là những người đầy tớ gái, với Bạo Lực lợi hại của miệng lưỡi:
Chắc
chắn Phêrô không chối Chúa, nếu đã không vô phúc gặp mấy đầy tớ nữ rảnh rang, tò
mò, bép xép “buôn lê”, kiếm chuyện. Mấy cô giúp việc này thực ra chẳng biết mô
tê, ất giáp gì, nhưng vốn quen buôn chuyện người, quen tọc mạch vu vơ, để có câu
chuyện làm qùa, như miếng trầu đưa duyên. Thế là người tớ gái giữ cổng nói với
Phêrô: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?”. Ông liền đáp:
“Đâu phải” (Ga 18,17). Và hai lần nữa, Phêrô đều chối “Đâu phải” khi bị đám gia
nhân của thượng tế Caipha kiếm chuyện gặng hỏi (x. Ga 18,25-27).
Qủa
thực, miệng lưỡi tuy mềm nhưng không vì thế mà không biết sử dụng bạo lực. Trái
lại, đã
có bao nhiêu con người đã phải chết oan, chết tức tưởi, chết không toàn thây vì
bạo lực của miệng lưỡi đàn bà. Đàn bà là phái đẹp, nhưng đẹp không tất yếu đi đôi
với tốt, nên không thiếu những đàn bà ác hơn sư tử, và nham hiểm hơn rắn độc,
khi dùng miệng lưỡi mềm mỏng, ngon ngọt làm vũ khí hại người, thanh toán đối phương,
bởi cái yếu cố hữu ngàn đời của phái mạnh, cánh mày râu đàn ông là thích môi
ngon, lưỡi ngọt của phái yếu, và sẵn sàng làm theo ý muốn của người đẹp, cả khi
biết đó là điều xấu, không được phép làm.
Tin
Mừng Máccô đã kể lại sự kiện Gioan Tẩy Giả bị chém đầu do lời đường mật từ miệng
lưỡi nham hiểm, và bạo lực của mẹ con bà Hêrôđia, người mà vua Hêrôđê đã lấy làm
vợ, dù bà này đang là vợ của anh mình. Và nhà vua đã bị Gioan Tẩy Giả lên tiếng
khiển trách.
Do
đó, “Hêrôđia căm thù ông Gioan và muốn giết ông” (Mc 6,19). Một ngày thuận lợi
đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn
võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm
cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì
cứ xin, ta sẽ ban cho con”. Vua lại còn thề “Con xin gì, ta cũng cho, dù một
nửa nước của ta cũng được”. Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói:
“Đầu Gioan Tẩy Giả” (Mc 6,21-24). Nghe thế, “nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót
thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa vời cô” (Mc 6, 26). Và
đầu Gioan Tẩy Giả đã được đặt “trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao
cho mẹ” (Mc 6,28).
5.
Khuôn
mặt thứ năm là tên thuộc hạ của thượng tế Caipha, với Bạo Lực nịnh hót, nâng
bi, lấy điểm đối với thượng cấp, kẻ có quyền:
Vị
thượng tế tra hỏi Đức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giêsu trả
lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dậy trong hội đường
và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút.
Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính
họ biết tôi đã nói gì”. Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ
đứng đó vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?” (Ga
18,19-22).
Cái
tát vào mặt Đức Giêsu xuất phát từ Bạo Lực nâng bi, lấy điểm của tên thuộc hạ
muốn chứng tỏ lòng tôn kính, và trung thành tuyệt đối của mình đối với chủ.
Những
khuôn mặt bạo lực nâng bi, lấy điểm, khom lưng, luồn cúi kiểu này thì “hằng hà
sa số” trong cuộc sống. Người ta không bị hành hạ bởi người có quyền nhiều cho
bằng bị đám thuộc hạ vì nâng bi lấy điểm cấp trên đã tự ý tăng hình phạt, tăng
mức độ dã man của tra tấn, tăng roi vọt hành hạ lên gấp nhiều lần, như trường hợp
Đức Giêsu trước mặt thượng tế Caipha. Ông này đã không nói gì, sau khi nghe Đức
Giêsu trả lời. Chỉ có tên thuộc hạ nịnh bợ, nâng bỉ vị thượng tế đã chớp cơ hội,
bằng sấn sổ vả vào mặt Đức Giêsu và hằn học chụp mũ: “Anh trả lời vị thượng tế
thế ư?”.
6.
Khuôn
mặt thứ sáu là đám đông người Do Thái a dua, quá khích với Bạo Lực mù quáng, bị
mua chuộc, dụ dỗ:
Các
thuợng tế và nhóm Pharisêu cần đám đông để quan tổng trấn Philatô tin mà cho lệnh
sử tử hình Đức Giêsu, là mục tiêu kế hoạch của họ, vì người Do Thái không có
quyền ra án tử hình (x. Ga 18,31), bởi quyền này thuộc đế quốc bảo hộ Rôma, mà
Philatô là đại diện.
Các
ông biết, Đức Giêsu không có tội, nên không dễ gì Philatô sẽ chịu ký án tử hình
đóng đinh Ngài. Vì thế, họ mới phải tìm đến đám đông để cùng đám đông làm áp lực
trên Philatô.
Không
có đám đông nhẹ dạ, mù quáng, a dua hôm đó vừa to miệng hò hét đòi “Đem nó đi! Đem
nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!” (Ga 19,15), vừa ma mãnh đe dọa Philatô: “Nếu
ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xêda” (Ga 19,12), thì không chắc gì họ đã
toại nguyện với bản án tử hình đóng đinh Đức Giêsu.
Qủa
thực, đúng như các thượng tế và Pharisêu đã dự tính, nên khi nghe đến đó,
Philatô đã bắt đầu nhượng bộ bằng “truyền dẫn Đức Giêsu ra ngoài” (Ga 19,13), và
kết thúc bằng “trao Đức Giêsu cho họ đem đi đóng đinh vào thập giá” (Ga
19,16).
Thật
kinh khủng sức mạnh của bạo lực quần chúng, và trước cuồng phong bạo lực này, hầu
như không sức mạnh nào trụ nổi. Chẳng thế mà khi cần đạt mục đích tiêu diệt một
cá nhân hay một phe nhóm nào đó, người ta đều nghĩ đến sức mạnh của bạo lực quần
chúng, một thứ bạo lực mù qúang, a dua, cả tin, nhẹ dạ, dễ bị dụ làm công cụ mà
chẳng biết gì, hiểu gì, như đám đông Do Thái đã bị đám thượng tế và Pharisêu đẩy
đưa, dụ dỗ để ngoan ngoãn trở thành sức mạnh bạo lực trấn áp tinh thần Philatô
và ép ông phải lên án tử hình Đức Giêsu, điều mà tận thâm tâm, ông không muốn,
vì chính ông đã công khai tuyên bố “Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết
tội ông ấy” (Ga 19,38).
Trong
cuộc sống, bạo lực quần chúng rất thường được sử dụng, và khi đám đông nhập cuộc
với sức mạnh của dốt nát, thiển cận, mù qúang, a dua, a tòng, thì hậu qủa của bạo
lực luôn là tai ương rất kinh hoàng, khủng khiếp, như trường hợp Philatô, vì áp
lực của bạo lực quần chúng đã kết án tử hình Đức Giêsu, một người hoàn toàn vô
tội.
7.
Khuôn
mặt thứ bẩy là lính tráng, đội quân thi hành án với bạo lực của cơ chế:
Bất
cứ chế độ, cơ chế nào cũng cần có bên mình bạo lực để bảo vệ cơ chế, giữ gìn chế
độ. Có bạo lực được tổ chức, có bạo lực sẵn sàng được huy động, người nắm giữ cơ
chế, chế độ mới an tâm, vì biết bạo lực càng mạnh càng có sức trấn áp, tiêu diệt
phe phái đối kháng, thế lực thù địch.
Những
người lính nhận lệnh Philatô “đem Đức Giêsu đi và đánh đòn Người” (Ga 19,1). Cũng
chính họ đã “đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá” (Ga 19,23).
Chúng
ta nhận thấy ở đây, trong trình thuật Thương Khó của Đức Giêsu một điều thường
gặp trong đời thường, đó là bạo lực ở bất cứ điều kiện nào, dù đã được quy ước,
định chế cũng không mấy khi giữ đúng làn ranh giới hạn, mà không vượt qúa quy định,
mức độ cho phép, như những người lính khi nhận lệnh thi hành đánh đòn, họ đã đi
qúa điều cấp trên cho phép, khi “kết vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người,
và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do
Thái!, rồi vả vào mặt Người” (Ga 19,2-3).
Họ
đã đẩy bạo lực vượt qúa mức độ cơ chế
cho phép khi sáng kiến những màn bạo lực dã man, phi nhân: chế diễu, sỉ nhục và
thi nhau vả vào mặt Đức Giêsu.
Thứ
sáu tuần thánh, cùng đi với Đức Giêsu trên đường Thương Khó, chúng ta được chứng
kiến những con người bạo lực dưới nhiều khuôn mặt. Có những khuôn mặt thủ đọan,
nham hiểm, thâm mưu, độc kế của các thượng tế và nhóm Pharisêu. Bên cạnh là nhiều
khuôn mặt bạo lực khác đã được họ lợi dụng, để thực hiện cho kỳ được kế hoạch
giết Đức Giêsu, đối tượng không thể đội trời chung của họ.
Nhưng
đi với Đức Giêsu trên đường Thánh Giá hôm nay, chúng ta cũng có thể chột dạ, giật
mình, vì bất ngờ gặp chính mình trong những khuôn mặt bạo lực đã làm nên cuộc
thương khó của Ngài.
Có
thể chúng ta đã là khuôn mặt bạo lực của Giuđa lén lút phản bội Chúa, phản bội
nhau; là khuôn mặt bạo lực của Phêrô nóng nảy không biết kềm chế, be bờ nên làm
tổn thương anh em; là khuôn mặt bạo lực của Khanan cậy tuổi già đáng kính để buông
những phán đoán vô căn cớ nhưng vô cùng tai hại cho người vô tội; là khuôn mặt
bạo lực của những người đầy tớ nữ với miệng lưỡi đẩy đưa người khác vào cạm bẫy;
là khuôn mặt bạo lực của thuộc hạ thượng tế Caipha, vì nịnh bợ, nâng bi cấp trên,
và muốn lấy điểm với kẻ có quyền đã nhẫn tâm chà đạp người cô thế, bắt nạt, hành
hạ kẻ thấp kém hơn mình; là khuôn mặt của đám đông Do Thái “sưng phù” bạo lực mù quáng, nhẹ dạ, nhưng đã
là yếu tố rất quan trọng tạo ảnh hưởng lớn trên quyết định cuối cùng của Philatô:
trao Đức Giêsu cho họ đem đi đóng đinh; là khuôn mặt bạo lực của đám lính đã vượt
qúa giới hạn bạo lực của cơ chế mà họ phục vụ.
Tất
cả, tuy hình dáng, cách thức, tầm cỡ khác nhau, nhưng cùng là khuôn mặt bạo lực,
những khuôn mặt bạo lực đã làm sợ tha nhân, đã đe dọa những người nhỏ bé, đã hành hạ những người cô thân cô thế,
đã làm khổ bao nhiêu người vô tội, đã đóng vô số những “đường sống” của người
khác, đã lên án bất công những mảnh đời chưa kịp sống đã phải ngậm ngùi chết tức
tưởi, đã nhận chìm rất nhiều hy vọng của những con người đã gắng bước đi trên đôi
chân bé nhỏ, non nớt của mình, nhất là đã bị bạo lực tha hóa đến độ tự đánh mất
mình, tự hủy diệt mình, khi tự tách mình khỏi Đức Giêsu là Tình Yêu Thương Xót
của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Vâng,
trên đường Thánh Giá hôm nay, xin cho chúng con nhận ra thiếu sót, tội lỗi của
mình, khi mang những khuôn mặt bạo lực trong tương quan với anh em, và dậy chúng
con bài học “hiền lành, khiêm nhường” trước những bạo lực, cũng như sức mạnh cứu
rỗi của Thánh Giá, trên đó Đức Giêsu, Thiên Chúa của lòng thương xót đã chịu
treo để kéo toàn thể nhân loại thoát ra
khỏi bạo lực của tội lỗi để lên với Ngài trong vinh quang Phục Sinh.
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét