Suy Niệm TIN MỪNG CHÚA NHẬT 21, Thường Niên A
“Còn anh em, anh
em bảo Thầy là ai?” (Mt 16,15).
Câu
hỏi của Đức Giêsu không chỉ dành cho các tông đồ, nhưng cho mỗi người chúng ta,
và suốt cuộc đời, câu hỏi ấy vẫn vang vọng
nhắc nhớ chúng ta tương quan giữa chúng ta với Đức Giêsu.
Khi Phêrô trả lời
Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), ông đã
tuyên xưng :
1.
Tương
quan Cha - Con giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa Cha:
Giữa
lúc mọi người hoặc còn đang nghi ngờ hoặc kịch liệt chối bỏ thiên tính của Đức
Giêsu, thì Phêrô tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa, tức đồng bản thể với Thiên
Chúa Cha. Bằng chứng: “kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông
Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ” (Mt 15,14). Nghiã là
người ta chỉ coi Đức Giêsu như hiện thân
của một trong những ngôn sứ đã có mặt trong lịch sử Do Thái, nhưng không
ai nghĩ hay tin Ngài là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa nhập thế, nhập thể như
Phêrô đã tin và tuyên xưng trước Đức Giêsu và anh em Nhóm Mười Hai.
2.
Đức
Giêsu là con người thật:
Khi
tuyên xưng “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Phêrô đã không chỉ
tuyên tín thiên tính của Đức Giêsu, mà còn khẳng định niềm tin vào Đức Giêsu:
Thiên Chúa thật và con người thật; qủa quyết thiên tính và nhân tính đồng hiện
diện nơi Đức Giêsu.
Là
con người thật, Đức Giêsu sống như con người, chết như con người. Là Thiên Chúa
thật, Ngài sống lại với quyền năng của Thiên Chúa vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống.
Lời
tuyên xưng đức tin hôm ấy “ở vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê” của Phêrô
chính là “đức tin tông truyền” mà chúng ta đang tuyên xưng và làm chứng, đức
tin từ Tông Đồ trưởng Phêrô, người đại diện Nhóm Mười Hai Tông Đồ đã tuyên
xưng tin vào Đức Giêsu: Thiên Chúa làm
người để cứu độ con người, ngay trước mặt Đức Giêsu, và lời tuyên xưng long trọng
ấy đã được Đức Giêsu chính thức và công khai chứng thực: “Này anh Simôn, con
ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh
điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời đã mặc khải cho anh” (Mt
16,17).
Phần
Đức Giêsu, khi xác nhận với các tông đồ: không phải phàm nhân đã làm cho các
ông biết và tin Ngài là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nhưng Chúa Cha
đã tỏ cho các ông biết điều này, Ngài muốn các ông hiểu rằng: đức tin là ân huệ,
qùa tặng của Thiên Chúa cho con người, là hồng ân lớn lao chính Chúa Cha trao
ban, là kho tàng qúy báu mà thế gian không cho
được, nên những ai tin Ngài là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” đều
được Chúa Cha mặc khải và thương yêu, được đi vào tương quan thiết thân với Chúa
Cha, khi được Chúa Cha ban cho đức tin để tin vào Con của Ngài.
Và
để làm chứng cho các tông đồ biết: đức tin là kho tàng qúy báu Thiên Chúa muốn
ban cho toàn thể nhân loại, là hồng ân bao la Thiên Chúa muốn tất cả mọi người
được chung hưởng, là ơn cứu độ Thiên Chúa muốn ban tặng từng người bất kể người
ấy là ai, thuộc sắc tộc, trình độ, giai tầng xã hội nào, miễn tin Ngài là “Con
Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã được sai đến trong thế gian để cứu độ mọi người”,
Ngài đã lập Giáo Hội của Ngài trên nền tảng Nhóm Mười Hai tông đồ, là những người
đã tuyên tín Ngài là Thiên Chúa làm người, Đấng Cứu Độ muôn dân, với mục đích
làm cho mọi người tin vào Ngài, và trở thành môn đệ của Ngài để họ được cứu rỗi,
được sống hạnh phúc đời đời trong Nước vinh quang của Ngài (x. Mt 28,19).
Khi
ban cho các tông đồ chià khoá Nước Trời, Đức Giêsu đã dùng hai động từ “tháo - buộc”
là kiểu nói của hiền nhân Do Thái thời đó để nói lên hình ảnh tín nhiệm và trao
phó toàn quyền cho một người. Nhưng ở đây, hai động từ “Tháo - Buộc” phải được
hiểu một cách tích cực theo văn mạch và ngữ cảnh của Tin Mừng, bởi không ít người
đã cắt nghiã một cách tiêu cực, chủ quan và dùng như tiền đề biện minh cho việc
củng cố quyền lực, chỗ đứng cai trị của mình trong sứ vụ phục vụ.
Bởi
theo nguyên ngữ và theo văn mạch, động từ “Buộc” phải được hiểu cách tích cực
là “nối kết lại, tạo ra những liên đới mới, thắt chặt hơn tình nghiã” giữa người
với người, giữa các chi thể của cùng một Thân Thể với nhau. Buộc đây là “buộc
nhau trong đức ái, buộc nhau chặt hơn trong lòng thương xót, tha thứ, buộc nhau
sát hơn trong tình huynh đệ”, chứ không lấy những khối đá to đùng, nặng nề của
lề luật, cơ chế mà buộc cổ nhau, tìm những thiếu sót, kẽ hở yếu đuối của nhau
như những giải lụa, giây thép mà buộc tay chân nhau, hoặc rình mò những sai phạm,
tội lỗi của nhau mà xiềng xích, buộc trói cuộc đời nhau.
Cũng
vậy, “Tháo” ở đây không có nghiã tháo những liên đới, tháo những tương quan,
nhưng là “tháo cởi” những gì làm con người xa nhau, “tháo bỏ” những chướng ngại
ngăn cản con người đến với nhau, “tháo gỡ” những khúc mắc, khó khăn, bế tắc làm
con người phải đau khổ và phải chết. Tắt một lời, động từ “Tháo” ở đây chính là hủy bỏ, tiêu diệt tất cả những
gì đi ngược đức ái, để “buộc” nhau lại trong Tình Yêu đích thực của Con Thiên
Chúa, Đấng đến thế gian để cứu độ chứ không để luận phạt, đến để “phục vụ và hiến
dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Do
đó, sứ mệnh của Giáo Hội chính là tháo những gì ngăn trở yêu thương, và nối kết,
hợp nhất, “buộc” mọi người lại với nhau trong đức ái của Đức Giêsu, bởi Phêrô
đã không tuyên xưng một Thiên Chúa làm người để kết án, trừng phạt, tiêu diệt, bắt con người phải chết, nhưng
đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu là Đấng Kitô, tức Đấng Cứu Thế, Đấng Thiên
Chúa sai đến để cứu và sứ vụ của Đức Kitô,
Đấng Cứu Thế chính là: “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho
kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự
do cho người bị áp bức, công bố năm hồn ân của Chúa cho mọi người” (Lc 4,18-19);
đồng thời tuyên xưng Đấng Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống, nghiã là Thiên Chúa
của sự sống, Thiên Chúa của người sống, Thiên Chúa ban lại cho con người sự sống
đời đời.
Chúng
ta xin Chúa thêm đức tin cho chúng ta,
và cầu nguyện cho Giáo Hội để đừng bao giờ Giáo Hội quên lời tuyên xưng đức tin
của thánh tông đồ trưởng Phêrô trước Đức Giêsu: “Lậy Thầy, Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống”, để trung thành với sứ vụ “tháo - buộc” trong yêu
thương, vì yêu thương và mang lại sự sống của Đức Giêsu cho muôn người, như sứ
vụ được chính Đức Giêsu trao phó.
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét