Pages - Menu

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

La pazienza dell’amore – Kiên nhẫn của Tình yêu

Autore: Jonathe Nắng Tím
Traduttore: Iosephus H.V

“L’amore ci fa pazienti, tante volte perdiamo la pazienza. Anch’io, e chiedo scusa per il cattivo esempio di ieri”, Il riferimento di Papa Francesco e le sue parole di scusa riguardano l'episodio di ieri sera, durante la visita al presepe in Piazza San Pietro, al termine dei Vespri. Al momento del saluto ai fedeli, una donna lo ha strattonato provocandogli un forte dolore al braccio al quale il Papa ha reagito con un gesto di impazienza per liberarsi dalla stretta. 
La fotografia ed il videoclip di questo l’incidente sono stati distribuiti sui sociale media e hanno ricevuto così tanti commenti ed opinioni.
Per quanto mi riguarda, ho alcuni punti per la riflessione su questo evento, basandomi sulle quatro parole di Papa.

1.   “L’amore ci fa pazienti”:

Se l'amore è un dono disponibile, allora non vale nulla. Al contrario, le persone crescono innamorate, il che significa imparare ad amare completamente quotidiano per conoscere l’amore di pìu, capitare l’amore di pìu. L'amore aiuta ad allenarci, convertirci, rinnovarci e purificarci. L'amore ci allena poco a poco per aiutarci a comportarci con gli altri in modo più gentile, più tollerante, più comprensivo e sempre più disposto a perdonare gli altri, perché l'amore è come un germoglio verde che deve essere coltivato, lavorato con attenzione, tagliato teneramente per crescere e dare grandi frutti.
A partire dalle sue scuse, Papa Francesco non solo ha affermato il ruolo e la capacità per addestrare dell'amore, ma si è anche apertamente confermato come uno studente nella scuola dell'amore e la lezione che stava imparando attentamente, facendo del suo proprio meglio per esercitarsi è “la pazienza dell’amore". Lui sa umilmente che la sua vecchiaia, la sua salute non bene e il suo fardello del Buon Pastore, hanno chiesto di amare “le pecore” fino alla fine e di dare la vita per “le pecore” a volte diventano troppo pesanti da trasportare e oltre i Suoi limiti. È anche fortemente consapevole della Sua limitazione come essere umano e sa di non essere stato abbastanza paziente nella missione di amore e sacrificio come un Buon Pastore.
Questo è il motivo per cui ha iniziato la Messa di Capodanno con l'atto penitenziale: confesso all'Iddio onnipotente e a voi, fratelli e sorelle, che ieri sera ho battuto rabbiosamente la mano della donna a causa della mia insofferenza nell'amore.

2.   “tante volte perdiamo la pazienza”:

"Essere impazienti" è solo perché non siamo "completamente santi", così anche quelli che amiamo. Siamo ancora "esseri umani" con molte colpe e deboli. Quando due persone imperfette si amano, due persone che sono indegne di amore a vicenda o due persone deboli si amano con il desiderio di raggiungere l'eccellenza ideale o l’eccellenza assoluta, allora perdono facilmente la pazienza a causa delle loro carenze o errori, anche degli insulti che si fanno del male.

Pertanto, nel nostro viaggio dell'amore, dobbiamo ancora imparare la pazienza perché la pazienza è sempre la grande sfida dell'amore, la sfida molto difficile per superarla. La causa principale nelle così tante relazioni rotte è che le due persone non sono abbastanza pazienti per amarsi.
Per questo, Gesù afferma ai Suoi discepoli con il suo amore estremamente paziente che li ama fino alla fine. Siamo sicuri che Papa Francesco sia sempre attento agli insegnamenti di Gesù e cerchi di vivere il suo "amore fino alla fine", ma all'ultima notte del vecchio anno del 2019, Papa Francesco potrebbe perdere la pazienza a causa del fatto di essere così esausto per camminare sul lungo strada per salutare un sacco di persone con la mano tremante.

3.   “Anch’io”:

Penso che sia davvero una bella e gentile immagine del leader della Chiesa cattolica con le scuse umili e sincere dal profondo del suo cuore. Non è stata colpa di aver deliberatamente fatto del male a nessuno, non è stata colpa grave di aver fatto del male a qualcuno, né la colpa grave che ha effetti negativi sulla reputazione dell'individuo o del collettivo, ma la colpa era che un uomo di ottantaquattro anni era così mortalmente sfinito con la sua mano che fu fortemente scossa oltre la sua resistenza per mantenere con calma il suo sorriso gentile e la sua faccia felice.
In effetti, ciò che è accaduto a papa Francesco è "la colpa del limitazione dell'uomo" nell'amore sacrificale fino alla fine per il gregge o "la colpa della fragilità dell'uomo" che si assume molte responsabilità da svolgere la missione dell'amore.

4.   chiedo scusa per il cattivo esempio di ieri”:

La Messa del primo giorno del nuovo anno 2020 si svolge in modo così sacro con il vivace, umile, sincero con “Confiteor” di Papa Francesco, successore di San Pietro Apostolo, capo del Cattolico. Davvero, questa è la migliore confessione di sempre di un Papa nella storia della Chiesa cattolica; la confessione che ottiene molto rispetto dagli altri, la confessione che diventa indimenticabile, la confessione che diventa una buona lezione perché il valore, il carisma e la sua impressione.
Il Santo Padre considerava umilmente se stesso come un cattivo esempio, ma Lui è diventato un brillante esempio dello spirito che si dimentica di se stesso dell '"Agnello di Dio, che togli i peccati del mondo".Quante persone hanno una posizione così nobili nella società, che si è scusata con coraggio per aver fatto un cattivo esempio per il gregge?
Papa Francesco riconosce di aver dato il cattivo esempio e di aver dato delle scuse, poiché ha un semplice spirito d'amore e un modo umile nella missione di servizio. Grazie alla semplicità e all'umiltà e al suo cuore in pace, si riconosce facilmente come una persona con molte carenze; imperfezione e limiti. Lui ha sempre bisogno di sostegno e misericordia da parte degli altri, e specialmente quando, in pace, si scusano dal profondo del cuore del Buon Pastore, era pronto a "scendere fino alla fine" e perfino a dare la Sua vita per il gregge.

Mio amorevole Dio,
Io, insieme a tutti i fedeli nella Chiesa cattolica, ti ringrazio per averci concesso papa Francesco, il Pastore dell'amore altruistico e dell'umile servizio. A causa del suo meglio per servire il gregge, coglie l'occasione per "un errore occorso a lui" per cancellare se stesso per l'amore del gregge fino alla fine attraverso il suo umilmente inchinandosi la testa e colpendo il seno per le scuse.
Come milioni di altri fedeli cattolici con il profondo amore per il nostro Santo Padre nei primi giorni dell'anno, continuo a pregare per lui e mi piace dirgli che "Ti amiamo sempre, Papa Francesco!".

NGƯỜI THIỆN TÂM TRÊN HÀNH TRÌNH ĐI TÌM THIÊN CHÚA

        LỄ CHÚA HIỂN LINH                                 
Mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương con người được mặc khải qua công trình Thiên Chúa nhập thể làm người, nhập thế vào đời và ở với chúng ta. Tên Ngài là EMMANUEL. Và hành trình gặp gỡ cách sống động và thiết thực giữa Thiên Chúa và loài người, giữa Đấng Chủ Tạo toàn năng và con người thụ tạo hữu hạn đã được hiện thực và thực hiện nơi Con Người -Thiên Chúa của Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa.
Nhiều người lầm tưởng : Thiên Chúa đã tự nguyện làm người đến với nhân loại, nên sẽ đến với mỗi tâm hồn một cách tự động, xâm nhập vào nhà mỗi người một cách tự nhiên, mà không cần ý kiến, hay sự đồng ý của con người. Nói cách khác, Thiên Chúa tình nguyện đến ở giữa con người, nên cũng áp đặt con người phải đón tiếp Ngài vào nhà họ ; Thiên Chúa tự mình xuống thế vì con người, nên cũng tự cho mình quyền cứu chuộc con người mà không cần con người biểu hiện ý muốn được cứu rỗi, nghiã là ơn cứu rỗi sẽ đơn phương đến từ Thiên Chúa, mà hoàn toàn không cần con người đồng lòng, đồng thuận, đồng ý cộng tác.
Khác với ý nghĩ sai lầm trên, hành trình gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người đòi con người phải lên đường đi tìm Thiên Chúa, lên đường đến với Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa cần con người hành động như một thụ tạo được dưng nên giống Thiên Chúa, theo hình ảnh Ngài, khi con người được Thiên Chúa ban cho tự do chọn lựa. Thiên Chúa thực sự cần con người tự do chọn Ngài, tự do chọn con đường đi đến với Ngài, tự do đi trên tuyến đường dẫn đến gặp Ngài. Ngài không ép buộc, khống chế ai, và trên tất cả, hành vi tự do là dấu ấn căn bản của con người thiện tâm, con người mà Thiên Chúa sẽ cho được gặp Ngài.
Qủa thực, Thiên Chúa đòi con người phải  thiện tâm, nghiã là phải có tâm lành, tâm tốt, tâm nhân ái, tâm ngay thẳng, tâm trong sạch mới thấy được Ngài, mới cảm được Ngài, mới được Ngài cắm lều và ở lại, mà dấu hiệu là ơn Bình An, như lời loan báo của các thiên thần đêm Giáng Sinh : Bình an dưới thế cho người thiện tâm (Lc 2,14).
Người thiện tâm là người không dối trá, điêu ngoa, không ganh ghét, thù hận, không kiêu căng, hãnh tiến, không độc ác, thủ đọan, không làm hại người vì lợi danh. Họ là người không thành kiến, vô cảm, không tự mãn, tự phụ khép kín cửa lòng, không khinh thường, bất cần, bất chấp người khác. Trái lại, người thiện tâm luôn mở trí khôn, rộng cõi lòng trước Chân Thiện Mỹ, và qủa cảm dấn thân đi theo tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ trong yêu thương, phục vụ đồng loại.
Thiện tâm như các mục đồng đã nghe tiếng mời gọi đi tìm Hài Nhi vừa sinh ra là Thiên Chúa Cứu Độ của các thiên thần. Các mục đồng là những người đơn sơ, chất phác, hiền lành, nên dễ đón nhận chân lý, yêu mến chân lý, mau mắn lên đường tìm gặp Chân Lý, và Chân Lý tuyệt đối, vĩnh cửu, cứu độ, chính là Hài Nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ (Lc 2,12).
Thiện tâm như ba đạo sĩ từ phương đông đến Bêlem tìm gặp Vua dân Do Thái vừa hạ sinh. Nhờ tâm thiện, tâm hiền, tâm chính, tâm không độc ác, tâm không mưu mô, xảo quyệt, các đạo sĩ đã tìm đến bái lậy Thiên Chúa làm người, Vua các vua, Chúa các chúa (x. Mt 21-2).
Ở người thiện tâm trên đường đi tìm Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy :
1.    Họ xác định : Thiên Chúa là Giá Trị tuyệt đối, vượt xa tất cả các giá trị khác, và họ phải tìm cho kỳ được :
Như các mục đồng bỏ công việc chăn cừu, canh chiên để về Bêlem tìm gặp Hài Nhi theo lời loan báo của các thiên thần, cũng như ba đạo sĩ từ phương đông bỏ tất cả để mạo hiểm trên hành trình rất xa, chông gai, vất vả đến Giêrusalem, rồi Bêlem, người thiện tâm nhờ có lương tâm trong sáng, tâm hồn lương thiện luôn nhận ra rất nhanh đâu là Chân Thiện Mỹ, điều gì là tốt, đẹp và thật, bởi tâm họ không vẩn đục, nhưng rất sáng để thấy rõ ; tim họ không đặc quánh những tính toán đê hèn, những thủ đọan đen tối, nên nhìn thấy ngay và đọc chính xác những gì là Chân Thiện Mỹ để rồi xác định đó chính là giá trị vượt xa các giá trị khác mà họ phải tìm cho kỳ được.
Vì thế, khi nghe các thiên thần (x. Lc 2,9), cũng như khi nhìn thấy vì sao lạ (x. Mt 2,2), cả mục đồng và đạo sĩ đều phấn khởi vui mừng vì nhận ra Thiên Chúa là giá trị tuyệt đối, giá trị vô cùng và họ lên đường ngay, bởi chính Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối đang lôi cuốn, réo gọi, kêu mời họ là những người thiện tâm đang tìm đến với Ngài.
Do đó, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người khởi đầu từ sự kiện con người có thiện tâm, có ý hướng ngay lành được lôi cuốn bởi Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Và chúng ta có thể qủa quyết : thiện tâm là điều kiện nền tảng để nhận ra Thiên Chúa đang có mặt trong thế giới loài người, và trong chính chúng ta, như lời loan báo của các thiên thần đêm Giáng Sinh : Bình an dưới thế cho người thiện tâm.    
2.   Họ không  ngại vất vả lên đường đi tìm Thiên Chúa :
Lên đường rất cần thiết, vì không lên đường, người thiện tâm sẽ không bao giờ đến được Bêlem để gặp Hài Nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ (Lc 2,12), và vui mừng ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca ngợi Thiên Chúá, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như thiên thần đã nói với họ (Lc 2,20) như các mục đồng năm xưa ở Bêlem đã vinh dự là những người đầu tiên đến gặp Thiên Chúa làm người ngay khi Ngài vừa hạ sinh.
Lên đường là đòi hỏi của hành trình đi tìm Thiên Chúa, tức hành trình đức tin, bởi sẽ không bao giờ có hành trình, nếu không có người lên đường, mà cuộc gặp gỡ  giữa Thiên Chúa với con người luôn luôn và mẫi mãi là hành trình mà mỗi người phải tự mình lên đường, tự mình cất bước, không ai thay thế ai, không ai đi thay ai, như không ai có thể sống, chết thay người khác, dù có khăng khít yêu thuơng đến cỡ nào.
Nhìn lại lịch sử ơn Cứu Độ, tất cả những người được kêu gọi, những người muốn gặp gỡ Thiên Chúa đều phải từ bỏ nơi đang ở, chỗ đang sống, vị thế đang chiếm giữ như Ápraham, Môsê, Simon Phêrô, Gioan, Mátthêu, đám đông những người bệnh tật và dân chúng trong Tân Ước để lên đường, và không ai đã gặp được Đức Giêsu, được nghe Ngài dậy dỗ, an ủi, chữa lành, nếu đã không vất vả lên đường đi tìm Ngài.  
Ba đạo sĩ là trường hợp điển hình đã vất vả trên hành trình đi tìm gặp Thiên Chúa : vất vả vì đường xa, vất vả vì đường chưa bao giờ đi qua, vất vả vì đường nhiều nguy hiểm, và nguy hiểm lớn nhất chính là đang đi thì ánh sao dẫn đường vụt tắt giữa đêm trường, đang đi thì sao lạ chỉ đường biến mất giữa đêm đen.
3.   Họ không thất vọng trên hành trình vất vả đi tìm Thiên Chúa :
Hành trình đi tìm Thiên Chúa luôn là hành trình khó, là cửa hẹp, là con đường nhiều chông gai, thử thách, như Đức Giêsu đã khẳng định : Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Lc 9,23). 
Vì thế, trên hành trình này, người khao khát đi tìm Thiên Chúa cũng sẽ phải khát, phải đói, phải chịu đủ thứ trái ý, phật lòng, phải mang đủ gánh nặng của đố kị, thị phi, hiểu lầm, ruồng rẫy, lên án, bỏ rơi, khai trừ từ mọi phiá, và nhiều nhất, đau nhất là từ những người anh em mình tin tưởng, yêu mến, phục vụ, đồng hành…  
Do đó, sẽ không tránh được những đường hầm chật chội, đen tối, nguy hiểm mà người lữ hành phải đi qua ; không thoát khỏi những đêm đen mịt mùng, không một ánh sao hy vọng, như trải nghiệm của ba đạo sĩ trên đường đi tìm gặp Vua dân Do Thái khi sao lạ bỗng dưng biến mất, khi các vị vừa đến Giêrusalem (x. Mt 2, 1-2).
Qủa thực, sẽ phải diễn tả thế nào để lột hết nỗi lo sợ của lữ khách giữa đêm đen, khi không một tia sáng soi đường ; phải mô tả làm sao để hiểu được nỗi hoang mang trước rất nhiều đe dọa của người đang đi bỗng mất hướng, lạc đường, vì không còn bất cứ cột mốc, hay tín hiệu nào hướng dẫn ; phải trình bầy cách nào để hiểu nỗi khổ và lo âu làm nghẹn ngào ba đạo sĩ khi ánh sao không còn xuất hiện để dẫn đường chỉ lối các vị đến tận nơi Hài Nhi ở (Mt 2,9).
Đêm đen đe dọa, và bóng tối làm người ta run sợ, nên chỉ những ai trải nghiệm nỗi cô đơn bị bỏ rơi, quên lãng, chỉ những người đã từng khóc một mình trong bóng tối hãi hùng, đe dọa của oan sai, hiểu lầm, bạc đãi, triệt hạ mới thấm thiá cái kinh khủng của thời gian khi ánh sao vụt tắt giữa đêm đen, mới hiểu được cái kinh hoàng của cám dỗ thất vọng, và đo được cái kinh dị của sức người có hạn, và yếu đuối, mỏng dòn muốn gục ngã, buông xuôi.
Nhưng người thiện tâm luôn được Thiên Chúa che chở để đứng vững mà không thất vọng, luôn hy vọng mà không tuyệt vọng. Như ba đạo sĩ, khi ngôi sao lạ dẫn đường vụt tắt, các vị đã không thất vọng bỏ cuộc, không nản chí buông xuôi quay về, không giận dữ, bực bội đổ tội cho Trời, hay than thân trách phận, nhưng bình tâm, bình tĩnh hỏi han, thăm dò, tìm hiểu Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu ? (Mt 2,2).
Các vị đã dừng lại ngay khi ánh sao dẫn đường biến mất. Dừng lại để suy nghĩ, dừng lại để nghỉ ngơi, dừng lại để tìm hiểu, dừng lại để tìm kiếm một hướng đi, mà không lạc đường, vì tin rằng ánh sao sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời vào đúng lúc Chúa muốn (trích Chia Sẻ của cha Tôma Vũ Quang Trung SJ). Và qủa thực, như ba đạo sĩ ít nhiều đã bối rối suốt thời gian ngôi sao lạ lịm tắt, đã lại vui mừng, khấp khởi  tiếp tục lên đường khi ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại (Mt 2,9).
4.   Họ đi trên con đường khác, sau khi được gặp Thiên Chúa :
Một điều không thể chối cãi là tất cả những người sau khi được gặp Thiên Chúa đều đã đi một con đường khác con đường cũ đã đi ; đã sống một cuộc sống mới, khác với  lối sống cũ trước đó ; đã làm cuộc cách mạng tận căn gốc khi từ bỏ con người cũ, nếp sống cũ với những ý nghĩ, lời nói, việc làm không xứng hợp. Nói tóm lại, người thiện tâm sau khi gặp Thiên Chúa đã được Thiên Chúa bao phủ bằng ánh sáng thánh thiện của Ngài, như ba môn đệ  Phêrô, Gioan, Giacôbê được theo Đức Giêsu lên núi Tabo, ở đó Ngài hiển dung, khi dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người bỗng trở nên trắng tinh, chói loà (Lc 9,29).
Một lần nữa,Tin Mừng Mátthêu ghi rõ : sau khi đã gặp Hài Nhi với thân mẫu và sấp mình thờ lậy, đồng thời dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược (x. Mt 2,11), ba đạo sĩ đã được báo mộng là đừng trở lại con đường cũ để gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình (Mt 2,12).  
Đi lối khác, vì từ nay cuộc đời họ được đổi mới, vì đã gặp Thiên Chúa là Niềm Vui cứu độ ; từ nay tâm tư họ đổi mới, vì họ đầy tràn Thiên Chúa là nguồn Hy Vọng ; từ nay tâm hồn họ đổi mới, vì Thiên Chúa là Tình Yêu làm no thoả con tim luôn khát khao của họ. Chính Thiên Chúa đổi mới con đường họ đi, thay đổi cuộc đời họ sống, làm cho họ trở thành tạo vật mới, đẹp lòng Ngài và mang lại cho họ hạnh phúc viên mãn.
Mừng lễ Hiển Linh, lễ của Thiên Chúa tỏ mình ra cho muôn dân, chúng ta hân hoan đón mừng Thiên Chúa đến với nhân loại và ở với chúng ta, nhưng không quên đòi hỏi Lên Đường đi tìm Ngài, mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực hiện, như các mục đồng và đạo sĩ đã vất vả lên đường đến Bêlem để được gặp và bái lậy Ngôi Lời làm người.
Và khởi điểm của đường đi tìm Thiên Chúa  chính là Thiện Tâm. Với tâm thiện, tâm hiền, tâm ngay thẳng, chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sao của Thiên Chúa hướng dẫn, sẽ nghe được tiếng các thiên thần chỉ đường.
Với tâm nhân ái, khiêm nhường, tín thác, xót thương, chúng ta sẽ không mất hướng, lạc đường, hoảng hốt, thất vọng, cho dù có lúc ngôi sao bất chợt vụt tắt trên đường, giữa trời đêm.
Sau cùng với tâm được gặp Thiên Chúa, tâm được Thiên Chúa dậy dỗ, đổi mới, tha thứ, chúc phúc, chúng ta sẽ đến đích, khi nhận ra Thiên Chúa làm người qua hình hài con người bé nhỏ, yếu đuối, nghèo nàn, bệnh họan, dốt nát bị người đời quên lãng, bỏ rơi, bị cuộc đời khinh chê, ruỗng rẫy, mà hình ảnh trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ vừa lặng lẽ chào đời giữa đêm khuya thanh tịch, trong chuồng chiên cừu nặng mùi hôi tanh đã cực tả yếu đuối của Thiên Chúa để làm cho con người được mạnh mẽ, nghèo hèn của Thiên Chúa để con người được no đủ, giầu sang. 
Vâng, Thiên Chúa đã không tỏ mình cho nhân loại khi Giáng Sinh cách nào khác, ngoài trở nên trẻ sơ sinh bé nhỏ bọc tã, nằm trong máng cỏ, và cha mẹ Ngài là những người nghèo đã không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc 2,7). Cũng với cách này, Ngài sẽ tỏ mình cho muôn dân muôn nước trong ngày Phán Xét chung, khi phân xử tội phúc của từng người qua việc làm đối với những anh em bé nhỏ, nghèo hèn, yếu đuối nhất (x. Mt 25,31-46).  
Jorathe Nắng Tím