Pages - Menu

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

COVID-19: LIVING OUR FAITH




COVID-19: LIVING OUR FAITH

Author : Jorathe Nắng Tím
Translator : A.Prisca


There can be no doubt that the Coronavirus (Covid-19) Crisis has generated the fears and anxieties seriously all over the world besides the increasing number of deaths and the non-stop number of confirmed cases every day as the World Health Organization has declared it “a global health emergency”


What happening around the world now is the 'stay-at-home' order, the guidelines to "stay at home to the maximum extent possible, to travel only if necessary and make sure to practice social distancing." Moreover, mandatory curfews or travel bans are required in a lot of areas at high risk in every part of the world;  non-essential travel across borders of most of countries is restricted; tourism and recreation related travel is considered non-essential. Likewise, Churches around the world fight to prevent the spread of the coronavirus by suspending public Masses and are moving liturgical celebrations online. Pope Francis, in an interview with the Italian daily newspaper, “La Repubblica”, gave a common message to halt the spread of the coronavirus by nourishing our spiritual life with Mass and prayers, but doing it from home.

  However, while a big number of Bishops, Priests and lay people around the world follow Pope Francis to encourage the online services and to restrict ministries with a large number of people, some other people does not agree with these measures with the different aggressive opinions, even from some famous Cardinals in Rome or Bishops in France. They think that this is an action that does not express strong faith in the middle of crisis and suppose that the Church belongs to Jesus Christ , so it is the best time to witness the Church lives beyond any threat of pandemics like coronavirus in the world and to show the utmost trusting in God of the faithful by keeping all things as usual.

  As the coronavirus (Covid-19) continues to spead and Catholic people are reacting in a

variety of ways, I humbly share some of my own reflections on the way Pope Francis and most religious leaders are facing the pandemic.


01.         On the Motherhood of the Church The Church has the courage of a mother who knows that she must protect her own children from the dangers.
If we look at the Church as a strong administrative structure or  a defensive fortress of catechism, we will not be able to understand the meaning and  the value of some recent pastoral decisions  against the main threats to the life of the faithful affected by Covid 19.

  In the decisions to suspend public Masses and liturgies, the Church, with immense maternal love, behaves like a mother with the right to protect her children at any cost and trusts that God

gives the precious gift of Life to people on earth and God wants to treasure and keep them safe in any risky situations.
When choosing Abraham to be the father of His own people, God gives him the only child called Isaac in the situation that Abraham and his wife are out of the age of fertility (cf. Gn 17,15-19) to let him know God he worships is God of Life and God the Granter of Life. Moreover, when Abraham shows his obedience to make his only son become God’s burnt offering and God chooses the ram in place of Isaac, once again, God wants to reveal that : He does not want the human life as a burnt offering because human beings is the precious gift of Life from Him.


Similarly, the Church’s authority, the image of the Good Shepherd with the ultimate love for the sheep as the faithful, has given some strong decisions in facing the Covid-19, which may bring some disappointment or upset to the faithful, just because of the love and the duty of the the Good Shepherd to prevent the faithful from the threatening of Covid-19 spreading increasingly every part of the world day by day.  

 02.          Be cautious in discerning the Law Values and Human Values
    Responding angrily or expressing negative feelings to the suspending public Masses, restricting gathering for devotions or other measures during this Coronavirus time leads us incidentally to follow the lawful way of the scribes and the Pharisees, who debate with Jesus about the Sabbath and accuse him of the unlawful cure on the sabbath the man with the withered hand (cf. Lk 6,6-10 ; Mk 3,1-6). Responding to them, Jesus confirms that anything good should be done for the sake of the life and the happiness of human beings because The sabbath was made for man,  not man for the sabbath  (cf. Mk 2,27) and it is lawful to do good on the sabbath rather than to do evil, to save life rather than to destroy it (cf. Lk 6, 9).”  Indeed, the happiness of human beings has to be put in the top priority to express the great glory of God as well as to satisfy the demand of the new commandment, that is love one another.  

     Therefore, facing the outbreak of Covid-19 threatening the life of all faithful over the world, the Church’s authority has to officially issue some guidelines , measures and restrictions just for the protection and the common good of the faithful. It cannot be considered as the actions against God’s law or commandments.

      Showing some disappointment to the Church’s authority about the supension of all public Masses, Liturgies or gathering for devotions during the Coronavirus time means that we have paid too much attention to the external rituals while the act of love and faith can never be limited or restricted in any chapel or sygnagogue in the world. What we should focus on now is not merely observing or following outer religious rituals but seeking God’s kingdom by going within our hearts and minds to discover and become one with God’s presence within through inner prayers like meditation or contemplation and through some active devotions like praying with the Rosary or praying with the Novena to Our Lady of Knots.




    It doesn not mean that we deny the existing Church with the clerical hierachy and the structures of dioceses, parishes, chapels to withdraw ourselves into the private way of worship because the Church is the family, the loving community, the people of God travelling together as the Body of Christ  to the Kingdom of God under the leadership of Jesus Christ ; therefore, in any circumstances or conditions, we have to witness that the Communion is at the heart of the Church's selfunderstanding” and the Unity is demanded for all Christians to gather together all people and all things into Christ .
It is the Unity in the Church that we worship God completely in Spirit and truth, not depending on any visible temple or any chapel in a certain place.

It is the Communion of faith that we can fully participate in the vitality, the activeness and the love of the Church, the beloved bride of Christ, in such situations that we cannot celebrate Masses publicly, gather for devotions and Adorations or doing some ministries with a great number of people.

Obviously, Covid-19 pandemic puts all Christians in the world into a challenging situation that they hardly ever faced. In such a special time like this,

* we need to understand exactly the deep meaning and the values of faith of the decisions from Pope Francis and worldwide diocesan bishops, together with all governments,  to stem spread coronavirus.

* we need to be particularly strong in faith to live the spirit of obedience to the Church’s authority through following strictly any decisions from them on preventing the spread of coronavirus.

* we need to be absolutely calm and very wise so as not to fall into the trap of Satan, who raises the voice of disobedience in our hearts and forces us react negatively to the Church’s authority , then to weaken our trust and love for the Mother Church and make us get out of the unity with other Christians globally.

In unity with the Universal Church, let us pray to God so that all the world can be saved from the dangerous Covid-19 Pandemic and be granted with the inner peace with the genuine spirit of unity and obedience to the Church of the sheep to their Good Shepherds , “with the odour of the sheep”, who can call each by name and  will lay down their life for the sheep”. (Jn 10,15)

Covid-19: “HÃY Ở LẠI TRONG THẦY!” (Ga 15,4)



    Những ngày cuối tháng Ba 2020, đại dịch Covid-19 cầm chân hầu như toàn thế giới trong nhà mình. Hầu hết các quốc gia có dịch đã đồng phát lệnh cô lập: ai nấy phải ở trong nhà, chưa kể nhiều khu phố, thành phố hoàn toàn bị cách ly, bị triệt để phong toả đến đáng thương và nghiêm lệnh: “Hãy ở trong nhà” trở thành lệnh chiến đấu trong một quốc gia đang lâm chiến.
Như mọi người, con phải ở trong nhà, phần vì sợ bị người khác lây nhiễm, phần vì sợ cảnh sát phạt tiền. Ở trong nhà, con cảm thấy tù túng, khó chịu, vì quen đi lang thang, quen tính bay nhẩy… Nhưng đêm nay, trong giấc ngủ chập chờn vì lo sợ, kinh hãi khi con số tử vong và lây nhiễm trên thế giới tăng lên vùn vụt, con giật mình thảng thốt nhận ra: nhu cầu đích thực của chúng con là phải ở trong Chúa, chứ không chỉ ở trong nhà…
Ở trong Chúa, chúng con mới cảm thấy bình an, vì có ở ngay trong nhà, giữa bốn bức tường cao kín, cộng thêm hàng rào kiên cố quanh sân, tâm hồn chúng con cũng không khỏi xao xuyến, băn khoăn, lo âu, bồn chồn, bất an bất ổn khi dịch bệnh đã làm chứng cho nhân loại biết sức mạnh tàn phá không biên giới của nó, khi chẳng nể nang ai, cũng không do dự, ngần ngại trước bất cứ địa hạt, lãnh vực cấm kỵ nào của loài người.
Ở trong Chúa, chúng con mới thấy tâm hồn không còn sợ hãi, khi chung quanh dịch bệnh đe dọa, thần chết gầm gừ đòi mạng. Mấy tuần đầu thì chỉ người già phải ra đi vì kháng tố yếu, nay thì em bé chưa một tuổi, thiếu niên đầy sức sống, thanh niên vạm vỡ, lực lưỡng cũng có tên trong danh sách được gọi về bên kia thế giới, mà  thần chết Covid-19 không chút ngượng ngùng xướng danh.
Ở trong Chúa, chúng con mới không hốt hoảng, hoang mang, như các tông đồ đã hoang mang, hốt hoảng trên thuyền giữa biển hồ, khi sóng gió nổi lên mà Chúa thì ngủ ngon, như không có gì xẩy ra. Là những ngư phủ lành nghề, sóng gió là chuyện cơm bữa với các vị, thế mà tất cả đã đều cuống quít lo mất mạng: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi..!” (Mc 4,38), huống hồ chúng con, những tay mơ của sông ngòi, biển cả, chỉ cần chút sóng bập bềnh làm chao đảo thuyền cũng đã đủ làm chúng con te tua, tơi tả.   
Ở trong Chúa, chúng con mới cảm thấy cuộc sống đáng sống, vì sống mà sợ run cầm cập, sống mà ngay ngáy từng giờ lo bị lây nhiễm, tức ngực, khó thở và vội vã, cô độc ra đi, thì ôi thôi, cuộc sống thật buồn thảm đến vô nghiã… 
Ở trong Chúa, chúng con mới yên tâm, hoàn hồn, vì đến cơ sự này rồi  mà thế giới hầu như vẫn chỉ nhìn nhau bó tay, không biết làm thế nào để ngăn chặn hữu hiệu nạn dịch, thứ dịch mà cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được từ đâu mà có, do ai chế tạo, kẻ thủ ác nếu có đang muốn gì trên nhân loại?  
Ở trong Chúa, chúng con mới dám sống, Chúa ạ, vì khi sức mạnh của sự chết xem như lấn át sự sống vốn mong manh, dòn yếu của con người, chúng con thấy mình nhát đảm, sợ hãi, nếu không có Chúa là thành lũy che chở, bảo vệ, như ông Thomas Schaefer, bộ trưởng tài chánh của tiểu bang Hesse, Đức Quốc vừa tự tử trên đường ray xe lửa ngày 28.03.2020, vì qúa lo sẽ không gánh nổi hậu qủa mà Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế.
Vâng, đêm nay, Chúa dậy con, cũng như đã dậy các thánh tông đồ năm xưa, mà con không để tâm, lưu ý, phải chờ đến khi gần như bí kế, đường cùng, con mới nhớ lại lời Chúa căn dặn: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).
Thế ra Chúa đã ở lại trong chúng con trước khi chúng con ở lại trong Chúa. Điều này có ý nghiã gì, lậy Chúa?
Phải chăng khi xin chúng con hãy ở lại trong Chúa, Chúa chỉ mong chúng con chấp nhận để Chúa yêu thương; ngoan ngùy cho phép Chúa gìn giữ; tín thác, trông cậy để được quyền năng yêu thương vô hạn và tha thứ khôn cùng của Chúa bảo bọc?
Phải chăng khi xin chúng con ở lại trong Chúa, Chúa đã chỉ xin chúng con đừng ra khỏi trái tim đầy tình thương xót tội nhân của Chúa, bởi Chúa biết: chỉ một mình Chúa mới xót thương đến cùng, yêu thương đến cùng, thứ tha đến cùng; chỉ duy nhất trái tim giầu lòng thương xót, nhân hậu của Chúa mới có chỗ cho tội nhân an nghỉ, được bồi dưỡng, và hồi phục; chỉ một mình Chúa mới thực là Chiên gánh tội, Chiên xoá tội, Đấng Cứu Độ rất quyền thế, và khoan nhân.
Phải chăng khi xin chúng con ở lại trong Chúa, Chúa đã chỉ muốn chúng con xin gì thì được nấy, “anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý” (Ga 15,7), vì ý muốn của Chúa là chúng con sinh nhiều hoa trái khi trở thành môn đệ, và đã là môn đệ thì phải thiết thân, tình nghiã với Thầy mình, như cành nho phải gắn liền với cây nho (x. Ga 15,4).
Phải chăng khi xin chúng con ở lại trong Chúa, Chúa đã chỉ mong cho chúng con “được hưởng niềm vui của Chúa, và niềm vui của chúng con được nên trọn vẹn” (x. Ga 15,11), vì Chúa biết: ngoài Chúa ra, chẳng ở đâu chúng con tìm thấy niềm vui đích thực và trọn vẹn trên thế gian này.
Phải chăng khi xin chúng con ở lại trong Chúa, Chúa đã chỉ muốn làm phong phú và thăng hoa tình yêu trong trái tim chúng con bằng biến tình yêu con người rất mọn hèn, nhiều lầm lỗi, nhỏ nhặt, ki bo, ích kỷ thành tình yêu của Thiên Chúa, khi ban cho trái tim con người sức mạnh siêu nhiên để có thể “hy sinh tính mạng cho người mình yêu” như Thiên Chúa đã hiến mạng sống mình vì yêu thương nhân loại (x. Ga 15,12).
Phải chăng khi xin chúng con ở lại trong Chúa, Chúa đã muốn chúng con luôn là bạn nghiã thiết của Chúa, vì Chúa không muốn giấu diếm chúng con bất cứ sự gì Chúa đã nghe được từ Chúa Cha (x. Ga 15,15).
Phải chăng khi xin chúng con ở trong Chúa, Chúa đã muốn việc Chúa chọn chúng con là bạn hữu ân tình của Chúa là đúng, bởi thánh ý của Chúa chính là chúng con được sai đi làm chứng Thiên Chúa là Tình Yêu cứu độ và đem hoa trái của Thánh Thần Tình Yêu cho thế gian, do ý muốn từ đời đời của Thiên Chúa là tất cả mọi loài thụ tạo đều được cứu rỗi.
Lậy Chúa Giêsu, Đấng đã khiêm tốn ngỏ lời xin chúng con hãy ở lại trong tình yêu Chúa, xin dậy chúng con biết dừng lại mọi sinh hoạt thường ngày, ít là một ngày bất thường, một đêm bất thường, một tuần bất thường trong đời để được yên ả dưới chân Chúa, gục đầu vào gối Chúa, như Maria Mácđala để lắng nghe Chúa dậy bảo: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”; xin dậy chúng con biết đặt niềm hy vọng được sống lại và được sống với Chúa, dù biết rất rõ: “Nếu Thầy ở đây thì em con đã không chết” (Ga 11,21), như tâm trạng rối bời và nghi nan của Mácta khi ra đón và phụng phịu bắt đền Chúa, vì Chúa đã không đến kịp để cứu chữa em cô là Ladarô; xin cũng nâng đỡ đức tin còn yếu kém, non nớt, hay hốt hoảng, ngờ vực của chúng con như nhiều môn đệ, người trước kẻ sau đã “rút lui, không còn đi theo Người nữa” (Ga 6,66).    
Và đêm nay, lậy Đức Giêsu, Thiên Chúa của lòng con, trong trái tim bao la, hải hà lòng thương xót của Chúa, giữa cơn đại dịch nguy hiểm, con muốn ôm hết nhân loại, thương hết mọi người, xin lỗi, tạ ơn không sót một người nào, vì chỉ trong tình yêu Chúa, ngay trong trái tim Chúa, ở giữa lòng thương xót Chúa, con mới có thể gặp được tất cả, yêu được tất cả, cầu nguyện cho tất cả, bởi chỉ một mình Chúa mới là đại dương mênh mông vô tận của tình yêu cứu rỗi.
Thế giới đang cần được yêu thương, nên con xin được cùng những tâm hồn đau khổ ở lại trong tình yêu Chúa để yêu thương mọi người, không trừ ai, nhất là những người ghét bỏ, hiểu lầm, kiếm chuyện làm khổ con. Con đáng chịu thiệt thòi, và vui lòng được chịu như thế trong lúc này, để nài xin ơn bình an cho mọi người, vì tình yêu dậy con phải từ bỏ chính mình mỗi ngày hơn, cho đến khi chẳng còn gì.
Thế giới đang sợ hãi, lo âu, vì không còn niềm tin vào Chúa là Đấng toàn năng, giầu lòng thương xót, nên con xin được cùng Giáo Hội ở lại trong trái tim Chúa, để cầu xin cho tất cả mọi người nhận ra họ luôn có chỗ tốt đẹp, chỗ cao trọng, chỗ ấm áp, ân tình trong trái tim Chúa, vì Chúa là Cha nhân hậu không biết làm gì khác ngoài yêu thương, tha thứ, cưng chiều con mình, dù con mình chẳng mấy khi không ngỗ nghịch, phung phá (x. Lc 15,11-32).   
Thế giới đang thấy mình bất lực và thất vọng với chính mình, cũng như sức mạnh tưởng vạn năng của mình, nên cùng Đức Thánh Cha, người mang hết gánh nặng bệnh tật của nhân loại trên đôi vai nghiêng ngả, và bước đi xiêu vẹo, con xin được ghìm mình trong trái tim Chúa là nguồn Hy Vọng để nài xin cho thế  giới ơn cứu chữa khỏi đà tuyệt vọng, vì nhân loại đang tự ý xa Chúa là nguồn ủi an, nâng đỡ trong gian truân, thử thách.
Và lậy Chúa, đêm nay, cùng với các thánh nam nữ, các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân đã ra đi, và toàn thể Giáo Hội Việt Nam, cũng như hoàn vũ, chúng con nài xin ơn giải thoát cho mọi người, bất luận chính kiến, tôn giáo, giai cấp, thành phần xã hội đang rụng rời sợ hãi vì không biết tin vào ai, cậy trông ai, chạy đến ai nép bóng, ẩn mình giữa cơn đại dịch đang lồng lộn đe dọa, gây chết chóc. Và xin Chúa hãy trở nên Niềm Vui, Hy Vọng, ơn Cứu Rỗi của nhân loại và thương xót nhận lời chúng con cầu xin, khi chúng con cùng  Giáo Hội ở lại trong tình yêu Chúa, Đấng Cứu Độ rất toàn năng, và nhân hậu.
Jorathe Nắng Tím


“HÃY Ở TRONG NHÀ!”


Cách đây một tháng, không mấy người nghĩ một quốc gia có thể bị cô lập vì Covid-19, nhưng hôm nay Chúa Nhật cuối tháng 3/2020, thì sự thật còn gấp bội kinh khủng hơn, khi không chỉ một vài quốc gia tự cô lập, mà toàn thế giới phải chấp nhận giải pháp cô lập để ngăn chặn làn sóng dữ dội của dịch bệnh: tất cả phải ở trong nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ những trường hợp khẩn cấp có giấy chứng thực ghi rõ ngày giờ và lý do chính đáng. Ai bất tuân sẽ bị phạt tiền hoặc bị truy tố hình sự. Và những khẩu hiệu chưa từng nghe bao giờ nay được các phương tiện truyền thông không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Hãy ở trong nhà để tự bảo vệ và bảo vệ người khác; ở trong nhà là yêu nước, đánh dịch như đánh giặc, ra ngoài là tự sát… ”.
Hãy ở trong nhà” để không lây nhiễm đã đành, nhưng “ở trong nhà” để có thời gian nhìn thấy những người thường ở nhà khi ta đi, hay phải ở nhà cho ta ngày đêm thảnh thơi ra ngoài.
Họ là những cha mẹ già ở với con trai, con gái để trông nom cháu, và để làm hết những việc của một người làm từ chợ búa, cơm nước, đến dọn dẹp trong ngoài. Những người mẹ già vì thương con trai, con gái vất vả đi làm ở thành phố đã bỏ quê lên ở với con, với hy vọng chia sẻ đời sống thành thị khó khăn của con cái, nhưng chẳng mấy khi niềm hy vọng cỏn con, âm thầm, kín đáo ấy được con trai, con gái hiểu mà trân qúy...   
Họ là những người vợ chăm làm ít nói, thui thủi từ sáng sớm đến khuya khuyắt lo đủ mọi thứ “việc nhà”, từ miếng cơm, nút áo cho chồng đi làm, đến tập sách, bút viết, giầy dép cho con đến trường; từ giặt giũ, hút bụi, lau nhà đến sân vườn quanh nhà sạch cỏ. Công việc nhí nhách, nho nhỏ, khó gọi tên, không xuất xứ, nhãn hiệu, nhưng liên lỷ, liên miên, liên tục làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt người vợ hiền, khiêm nhu, ít nói… Nhưng rất tiếc, không có nhiều ông chồng và con cái lớn trong nhà đã hiểu được nỗi vất vả hằng ngày của những người vợ, người mẹ để cảm thông, nâng đỡ…
Hãy ở trong nhà theo lệnh của chính phủ để tự bảo vệ mình đã đành, nhưng còn để bảo vệ những người mà từ bấy lâu đã tình nguyện ở nhà, bó chân không ra ngoài để mình được an tâm đi ra, an bình thanh thản sinh hoạt bên ngoài.
Họ là những người chăm chút từng bậc thang khi quét dọn, để ông chủ không khó chịu khi đi làm về, vì cầu thang bụi bậm; cẩn thận ủi từng mép áo cho thật thẳng để khỏi làm phật ý bà chủ khi từ văn phòng về sau một ngày làm việc căng thẳng; chuẩn bị chu đáo nước nóng, khăn thơm, phòng ốc thoáng đãng để làm hài lòng “cậu ấm cô chiêu” sau một ngày ở trường. Công việc ở nhà của những người làm này nhiều hơn ông bà chủ tưởng, vất vả hơn các cô chiêu cậu ấm nghĩ, nên chẳng mấy người giúp việc nhà đã được chủ nhà “biết điều”, ghi công…    
Vâng, Covid-19 cho chúng ta dịp “ở trong nhà”, dù “ở trong nhà bất đắc dĩ”, nhưng vì “phải ở trong nhà”, và nhờ thời gian dài phải ở trong nhà, ta mới có cơ hội nhìn những công việc ở trong nhà mà ta chưa một lần có dịp quan sát, chứ đừng nói đến biết tên, thẩm định giá trị.
Có rất nhiều công việc trong nhà ta chưa từng làm, vì đã có người làm, nên ta không hiểu giá trị của nó; có nhiều “việc nhà” ta không biết là việc của nhà ta, vì khoán trắng dễ dàng cho người khác, mà không cần quan tâm, thắc mắc; có không ít công việc ở nhà, đáng lẽ ta phải làm, vì thuộc riêng ta, nhưng vì có quyền, có tiền, ta đã không ngại bắt người khác phải làm.
Vì thế, những ngày ở nhà bất đắc dĩ vì dịch, ta khám phá ra có nhiều việc nhà của nhà ta mà ta không biết; có nhiều việc trong nhà thuộc bổn phận của ta, mà ta hờ hững, không quan tâm; có nhiều việc của nhà ta, mà ta cứ nghĩ đó là việc của thiên hạ, không thuộc trách nhiệm của ta là thành viên của nhà.
Covid-19 cũng giúp ta mở mắt nhận ra có rất nhiều việc nhà, mà ta chưa biết tên; có nhiều công việc trong nhà mà ta tưởng không hề có; có rất nhiều việc ở nhà mà ta tưởng chỉ ở ngoài như ta mới làm được, chỉ ra ngoài đi làm như ta mới phải đối diện, đương đầu; có nhiều việc liên quan đến mọi người trong nhà mà ta ảo tưởng chỉ mình ta là người đi làm bên ngoài mới biết, mới phải cáng đáng, và mới gánh vác được.
Nhờ mở mắt nhìn công việc nhà liên tục phải giải quyết, việc trong nhà liên miên phải tìm phương án, việc ở nhà liên tiếp nổi cộm, bề bộn, ta mới thấy việc nhà không “nhỏ như con thỏ” mà ta vẫn tưởng, việc ở nhà không “dễ như trái lê” mà ta vẫn cười nhạo người làm việc ở nhà; việc làm trong nhà không “đơn giản như con dán”, mà ta vẫn cười nhẹ tênh, nhìn bạc bẽo những nngười giúp việc nhà thường được đánh giá “ăn không ngồi rồi”, “rảnh rang ngồi ngáp ruồi chờ lãnh lương cuối tháng”.
Vâng, nhờ nhìn ra, gọi lại đúng tên các việc trong nhà, mà việc ở nhà của chúng ta trở nên hữu ích. Nó còn hữu ích nhiều lần hơn, khi giá trị của các “việc nhà” được chúng ta công nhận khi có giờ rảnh để quan sát, thẩm định, hầu thay đổi cái nhìn, thay đổi tâm tư, thay đổi thái độ đối với “người nhà”.
1.   Thay cái nhìn hãnh tiến, tự cao tự đại bằng cái nhìn công bình và cảm thông:
Bởi từ trước đến nay, ta chỉ đánh giá qúa cao về mình, về công việc ngoài gia đình của mình, về việc làm ra tiền bên ngoài của mình, để rồi coi mọi người ở nhà, làm việc nhà, lo công việc trong nhà là thứ yếu, không đáng kể, không cần thiết, có khi còn bị coi là thừa thãi, tốn kém, vô tích sự.
Với lương tâm ngay thẳng, chúng ta sẽ nhận ra sự đóng góp cần thiết của những thành viên khác trong gia đình ngày đêm lo việc nhà cho ta an tâm lo việc công; lo làm việc nhà cho ta an lòng làm việc đất nước; chu toàn việc ở nhà cho ta an ổn xông pha, dấn thân lo việc cộng đồng. Đồng thời, ý thức, đồng tiền kiếm được từ việc làm ở công sở, xí nghiệp của ta sẽ không thể bền vững, và sinh sôi nẩy nở, nếu thiếu những bàn tay chăm lo việc nhà, giải quyết lo liệu việc ở nhà, săn sóc những người còn phải ở nhà, chưa thể ra bên ngoài làm việc kiếm sống.   
2.   Thay tâm tư ích kỷ, kiêu căng, “một mình làm nên tất cả” bằng tâm tư biết ơn, đồng cảm, tương trợ:
Có ở nhà bất đắc dĩ vì Covid-19, chúng ta mới thấy “không ai một mình làm nên tất cả”, nhưng mỗi người đều cần thiết, ai cũng quan trọng, việc trong nhà hay việc ngoài xã hội đều đáng trân trọng và cùng góp phần xây dựng lợi ích, hạnh phúc chung của gia đình.
Ý thức điều này, người chồng đi làm lãnh lương cuối tháng sẽ không quên người vợ tận tụy ở nhà lo việc nhà và đàn con ăn học. Anh sẽ biết ơn người vợ và trân trọng công việc rất âm thầm, kín đáo nhưng không thiếu vất vả, nhọc nhằn của vợ ở nhà. Từ đó, tính kiêu căng, trịch thượng sẽ được thay thế bằng tình đồng cảm, biết ơn, tương trợ; tính háo thắng, ngông nghênh sẽ được thay thế bằng tâm tư hiền lành, khiêm tốn, tôn trọng vợ hiền, yêu thương con dại, tử tế với người ăn kẻ làm.
3.   Thay thái độ chảnh chọe, khinh bạc, “chồng chúa vợ tôi” bằng thái độ bình đẳng chia sẻ:
Bởi sẽ không có thái độ nào đẹp và cao qúy bằng bình đẳng, chia sẻ giữa thành viên của một gia đình, sẽ không có thái độ nào xứng hợp, xứng đáng hơn giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái bằng trân trọng việc làm của nhau, khi nhận ra ý nghĩa và giá trị các việc làm đó.
Hạnh phúc của người vợ là được chồng con nhận ra tình yêu của mình trong những “việc nhà” bé nhỏ, thường xuyên, và quen thuộc hằng ngày. Chính những hằng ngày quen thuộc, thường xuyên, bé nhỏ, không ồn ào, không tạo thành sự kiện to lớn ấy mà “việc nhà” mang những  giá trị vô cùng lớn, vì người chu toàn những “việc nhà” ấy đã nhờ tình yêu mà vượt qua những nhàm chán không thể tránh khỏi.
Cũng vậy, người chồng sẽ phấn khởi, hạnh phúc khi vợ con biết mình hy sinh nhiều để có tiền nuôi sống gia đình từ những việc làm vất vả bên ngoài. Và để thực hiện được điều trên, người trong cuộc phải trang bị cho mình thái độ bình đẳng, chia sẻ, được phát sinh từ tâm tình biết ơn, đồng cảm, tương trợ và cái nhìn công bình, cảm thông.     
Thực vậy, có rất nhiều điều “ở nhà”, nhiều sự “trong nhà”, nhiều “việc nhà”, mà bao nhiêu năm tuy là người nhà, nhưng chúng ta vẫn không thấy, không biết, không cảm được. Chúng vẫn còn là những bí mật với ta: bí mật không phải vì là chuyện xấu cần giấu kín, chuyện tồi tệ phải ém nhẹm, nhưng bí mật vì chính đôi mắt tâm hồn ta khép kín, không chịu mở ra để thấy, cánh cửa lòng ta khép chặt, không mở ra để  thừa nhận, yêu thương, bàn tay chia sẻ của ta khép lại chai cứng,  không để một kẽ hở nhỏ dù một giọt nước chui qua, luồn vào.
Vì tất cả đều đóng, đều bị cô lập, nên có ở trong nhà, ta cũng như người ở ngoài rất xa; có sống bên người nhà cũng chẳng khác nghìn trùng xa cách; có đối diện “việc nhà” của “người nhà” cũng vẫn thờ ơ, hờ hững, dửng dưng như việc bá tánh, chuyện thiên hạ. Và rất có thể, ổ khoá gian ác đã đóng mắt ta, hồn ta, tay ta, cuộc đời ta trước “việc nhà, người nhà” không gì khác hơn là chính đam mê ở ngoài của ta, khao khát hướng ngoại bất chính của ta đối với người nhà, và tinh thần vô trách nhiệm, lười biếng của ta trước bổn phận đối với cửa nhà, mái ấm.  
Ước mong những ngày bị cô lập trong nhà được tích cực đón nhận như cơ hội hiếm có để chúng ta nhìn rõ hơn không chỉ công việc nhà của nhà mình, công việc ở nhà của người nhà mình, công việc trong nhà thuộc về nhà mình, để ra khỏi não trạng phân bì, so đo, coi “việc nhà” là việc nhỏ, không đem lại lợi nhuận kinh tế. Trái lại, một cái nhìn mới, một tâm tình mới, một thái độ mới sẽ “thay da đổi thịt” đời sống Hạnh Phúc của mái ấm, mái nhà, cho phép chúng ta nhận rõ nét hơn những yêu thương của nhau, khám phá những bí mật tuyệt vời dễ thương của nhau từ lâu bị ích kỷ, kiêu căng chôn vùi, cào mòn, đóng bụi, nhất là nhìn nhận nhau là những giá trị không thể thay thế, những gắn bó không thể rời xa, những đóng góp, chung phần không thể tháo gỡ ra khỏi đời sống “người nhà” của nhau, ngay giữa tâm bão của đại dịch, khi mà chúng ta đang thực sự cần có nhau hơn bất cứ lúc nào.
Jorathe Nắng Tím

CON ĐƯỜNG CỦA ĐỨC GIÊSU

Suy Niệm TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ, Năm A
Biến cố vào Giêrusalem giữa “đám người rất đông lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. Dân chúng người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy : Hoan hô Con vua Đavít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời !” (Mt 21,8-9) của Đức Giêsu khởi đầu việc thực hiện lời tiên báo cuộc thương khó của Ngài : “Thầy phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21). Và biến cố này cho chúng ta thấy rõ hơn con đường của Đức Giêsu.
Con đường ấy có lối vào vinh quang khi cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau : “Ông này là ai vậy ?” Dân chúng trả lời : “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy” (Mt 21,10-11), và lối ra ô nhục dành cho những tội nhân bị kết án tử hình : “Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha, tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa” (Ga 19,17-18), sau khi khạc nhổ, chế giễu, hành hạ Ngài (x. Mt 27,28-31), và trên đường vác thập giá, “dân chúng đi theo Người đông lắm”, nhưng không ai hoan hô, chúc tụng như đường vào thành thánh vinh quang hôm nào, mà chỉ còn một số phụ nữ chạnh lòng thương “vừa đấm ngực vừa than khóc Người” (Lc 23,27).
Con đường ấy tiếp nối con đường ra từ Thiên Chúa để vào con người, ra khỏi thiên đàng để vào thế gian, ra từ thiên tính để vào nhân tính của Ngôi Lời, khi thực hiện mầu nhiệm Nhập Thể, mà thánh Phaolô đã cực tả trong thư gửi giáo đoàn Philípphê : “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Và con đường ấy dẫn “vào sự chết ở giờ thứ chín, khi Đức Giêsu kêu lớn tiếng : “Êli, Êli, lêma xabácthani, nghiã là Lậy Thiên Chúa, lậy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mt 27,46), và kết thúc ở “lối ra khỏi mồ sau ba ngày, như lời Ngài đã hứa để “đi vào Phục Sinh khải hoàn (x. Mt 28,1-8), ở đó : “sự sống đã chiến thắng thần chết, Thập giá đã chiến thắng địa ngục”.
Đức Giêsu đã đi con đường từ Thiên Chúa đến nhân loại, để đem con người trở về với Thiên Chúa, cũng như đã đi vào sự chết của con người, để trả lại cho con người sự sống, như thánh Phaolô đã viết : “Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết” (Cl 2,12), “Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta… Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. Người đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người” (Cl 2,14-15).
Thực vậy, con đường Đức Giêsu đi là con đường từ bỏ để cứu độ : từ bỏ vinh quang của thiên tính, cao sang của thiên đàng, vinh dự của chúc tụng, hoan hô để xuống thế làm người như mọi người, chết như mọi người, để cứu chuộc mọi người, nên không từ bỏ, không có ơn cứu độ ; không thập giá, không có phục sinh vinh quang, vì hạt lúa phải từ bỏ chính mình khi chấp nhận bị chôn vùi, và thối rữa đi mới nẩy mầm và cho nhiều bông hạt (x. Ga 12,24).
Đời người Kitô hữu không có nhiều con đường, nhưng chỉ duy nhất một con đường : con đường từ bỏ, như chương trình đã được hoạch định bởi Đức Giêsu : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24), nên trên đường theo Chúa, người môn đệ sẽ không chỉ bỏ lại những hành trang lỉnh kỉnh, cồng kềnh làm trì trệ bước chân như kiêu căng, ganh ghét, đố kị, tham lam, hưởng thụ, mà có khi  phải bỏ cả danh dự, uy tín, và mạng sống, điều mà ít ai dám nghĩ, nhưng Đức Giêsu đã không ngại nói cho các môn đệ Ngài biết, mặc dù là điều rất khó nghe và làm nhiều người nản chí không muốn đi theo Ngài : “Qủa thực, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25).  
Vâng, mỗi người đều được mời gọi đi với Đức Giêsu trên con đường từ bỏ, như Ngài đã đi : từ bỏ khôn ngoan của thế gian để đi vào kế hoạch của Thiên Chúa, từ bỏ con người cũ để đi vào con người được Thần Khí đổi mới, từ bỏ hận thù để đi vào thứ tha, từ bỏ vun vén, ki bo, tích trữ của cải cho riêng mình để đi vào trao ban qủang đại, hiến mình vì tha nhân, từ bỏ những gì không thuộc về Thiên Chúa để “hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới” (Cl 3,2), vì Đức Giêsu mới thực là Nguồn Sống của chúng ta, Nguồn Sống dành cho những ai đi theo Ngài đến cuối đường Từ Bỏ, ở đó, “khi Đức Kitô, Nguồn Sống xuất hiện” chúng ta “sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang” (Cl 3,4).
Jorathe Nắng Tím