Để hiểu chính xác thế nào là cha mẹ yêu
thương, chúng ta cần rảo qua những mẫu cha mẹ “quá đáng” khi thương yêu con.
Bởi yêu là một nghệ thuật, nên phải học
yêu để biết yêu, hầu thực hiện đúng mục đích của yêu là hạnh phúc của người
mình yêu. Điều đó có nghia: Nếu yêu bừa bãi, yêu búa xua, yêu theo cảm tính,
tình yêu sẽ không thăng tiến, xây dựng, trái lại sẽ cản trở, phá hoại sự trưởng
thành và hạnh phúc của đối tượng được yêu thương.
Nhiều cha mẹ thuơng con quá đáng, khi
không tuân thủ những nguyên tắc, và đòi hỏi của tình yêu. Các cha mẹ này tưởng
rằng: Cứ thương con là đủ, và chiều con là thương con. Nhiều cha mẹ thoải mái
nghi rằng: tình yêu con cho phép giải giới mọi nghia vụ, kể cả nghia vụ giáo huấn,
sửa trị. Và hậu quả là con cái trở thành những đứa con bệnh hoạn, không hạnh
phúc vì được yêu bởi một tình yêu “thiếu sức khỏe”, không lành mạnh của cha mẹ.
1. Tình yêu sở hữu
Vẫn biết khi yêu ai, ta muốn giữ riêng
người đó cho mình, và không để người khác chiếm hữu người ta yêu. Định luật của
tình yêu là thế. Nhưng tình yêu sở hữu muốn nói ở đây là một thứ tình yêu bệnh
hoạn, khi nắm giữ người yêu như cai tù canh giữ can phạm. Cha mẹ thương con kiểu
sở hữu sẽ nhìn con cái như “của cải” riêng do tay mình làm ra, nên có toàn quyền
sở hữu, sử dụng.
Sở
hữu khi đó sẽ không còn là “có con”, nhưng là giam hãm con trong vòng tay tù ngục
của mình:
a. Không ai có quyền trên con tôi, ngoài tôi.
b. Không ai có quyền dạy dỗ, chỉ bảo con
tôi, ngoai tôi.
c. Không ai có quyền quan hệ, liên lạc,
hợp đồng, cộng tác với con tôi, nếu không được tôi cho phép.
Với
con, “cha mẹ sở hữu” còn nghiêm nhặt, khắc nghiệt hơn:
a. Con thuộc hoan toan về cha mẹ, nên không
được lam gì trái ý cha mẹ.
b. Con la “sản phẩm” của cha mẹ, nên phải
lệ thuộc trăm phần trăm cha mẹ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến học hanh, nghề nghiệp,
hôn nhân.
c. Con không có quyền tự quyết định, đơn
giản vì con thuộc quyền sở hữu của cha mẹ.
Những đứa con của cha mẹ sở hữu sẽ sống
như những tù nhân trong nhà tù gia đình. Không khác cảnh “chim lồng, cá chậu”,
những người con mất hết tự do làm con, tự do làm người, tự do làm con người
ngay từ sơ sinh đã bị kết án trở thành những “cuộc đời bị sở hữu”, chiếm cứ, và
hạnh phúc được tự do làm đời mình với họ chỉ còn là ảo tưởng.
Khi sở hữu con cái một cách quá đáng,
cha mẹ đã không thương con, nhưng thương chính mình, không hy sinh mình vì con,
nhưng đã hy sinh con vì mình.
Hy sinh con vì mình để mình được thỏa
mãn quyền làm chủ, giải tỏa “tham vọng toàn quyền” từ lâu bị áp chế. Cha mẹ
trong trường hợp này đã không nhìn con như một nhân vị, một con người mới với đời
sống mới, tương lai mới, khát vọng, hoài bão mới. Tất cả những “mới” này hoàn
toàn không giống đời cũ của cha mẹ, vì cuộc đời mỗi người là một mầu nhiệm, một
đặc thù, duy nhất không thể giản lược, đồng hóa, tháp nhập vào bất cứ đời sống
nào.
Cha mẹ sở hữu quá đáng còn tước đoạt tự
do của con, là giá trị không thể bị tước đoạt nơi mỗi người, bởi mất tự do, con
người mất tất cả, và không còn là con người đúng nghia, vì không còn tự lựa chọn,
tự quyết định, và tự trách nhiệm là những khả năng tinh thần làm nên nhân vị.
Sau cùng, cha mẹ sở hữu quá đáng sẽ chặn
hết đường tiến, đóng kín mọi cửa ngõ vào đời của con. Và hậu quả tai hại sẽ là
con không thấy trời tương lai, bởi ngay chính hiện tại con cũng không được đứng
trên đôi chân mình.
Những nghiên cứu tâm lý cho thấy: Những
đứa con bị sở hữu quá đáng bởi cha mẹ đều không thành công trong đời sống, nhất
là đời sống tâm lý, sinh hoạt hôn nhân, vì ảnh hưởng sở hữu quá nặng nề và nguy
hiểm của cha mẹ. Nhiều người mẹ không xa được con trai, và trở thành bóng ma quấy
nhiễu đời sống hôn nhân của con trai mình đến nỗi hôn nhân của con phải đổ vỡ.
Không thiếu những cặp đôi phải chia tay vì không chịu nổi áp lực sở hữu của cha
mẹ chồng hoặc vợ trên con trai hay con gái của mình. Thói quen sở hữu kéo theo
tập quán bị sở hữu, như cha mẹ càng sở hữu càng tăng cường mức độ quản lý, và
càng bị quản lý, con cái càng phó mặc, thụ động, để rồi mất hẳn ý chí tiến thủ,
độc lập.
Tâm lý sở hữu cũng đưa đến tình trạng bệnh
hoạn tinh thần khi đời sống tình cảm mất quân bình: có những người vợ bỏ quên
chồng vì lo sở hữu con, lơ là bổn phận làm vợ vì “say mê” con; cũng có trường hợp
mẹ ngăn cản bằng mọi giá con trai mình yêu một người con gái, va cưới làm vợ. Ở
vào tình trạng tâm lý bệnh hoạn này, người con sẽ rất bất hạnh vì không được tự
do làm đời mình.
2. Tình yêu quá bảo bọc
Yêu con đến độ không cho con làm một việc
gì, hay thực hiện một kế hoạch riêng tư nào là giết chết ước mơ của con, và đốt
cháy khả năng chuẩn bị tương lai, tự lập tự cường của con. Tình yêu bảo bọc là
thứ tình phủ kín đời con đến nỗi con nghẹt thở vì thiếu dưỡng khí tự do, tự chủ,
trái lại phải sống trong bầu khí ngột ngạt vì được bảo bọc quá kỹ, quá kín, quá
kỳ cục. Quá đáng khi đáp ứng tận “chân răng kẽ tóc” đòi hỏi của con, dù những đòi
hỏi đó nhiều khi không hợp lý, có khi còn nguy hại. Quá đáng bảo bọc khi bồn chồn
lo lắng vì sợ con thiếu thốn, trong khi con ngao ngán vì quá dư thừa. Quá đáng bảo
bọc khi bất chấp mục đích giáo dục, nguyên tắc đao tạo mà chỉ quan tâm làm vui
lòng con cái bằng thỏa mãn mọi đòi hỏi, yêu sách.
Cha mẹ bảo bọc con quá đáng sẽ trở thành
những nô lệ của con, khi lấy nhu cầu của con, đòi hỏi của con, yêu sách của con
là nghia vụ duy nhất. Cha mẹ bảo bọc con quá đáng lấy khỏi con khả năng phấn đấu,
và lòng kiên nhẫn, biết ơn khi bịt mắt con trước những khó khăn của cuộc sống,
những vất vả, khó nhọc phải đánh đổi khi tức tốc thực hiện yêu sách đôi khi rất
phi lý của con. Có khi con vừa léo nhéo đòi đồ chơi là vợ chồng đã cãi vã,
trách móc nhau viện cớ: “Em không thương con”, “Anh chẳng để ý gì đến con”. Những
cha mẹ yêu thương kiểu này chỉ nhìn thấy nhu cầu, yêu sách của con và tìm thỏa
mãn vô điều kiện yêu sách, nhu cầu ấy, mà quên rằng: Con cái còn có nhiệm vụ, bổn
phận đối với cha mẹ và người khác. Khi được bảo bọc quá đáng, con cái sẽ đánh mất
ý thức trách nhiệm và bổn phận của chúng đối với gia đình nhân loại và trở
thành những người ích kỷ có hạng. Chúng sẽ coi mình là trung tâm vũ trụ, cái rốn
của nhân loại, nhân vật tối quan trọng mà mọi người phải phục dịch, hầu hạ, thỏa
mãn nhu cầu. Vô điều kiện khi chúng không thấy mình mắc nợ ai. Được phục dịch từ
đầu đến chân, nên không cảm thấy lòng tốt của người khác là quan trọng, quý
báu. Được nuông chiều trong gia đình, khi muốn gì được nấy, có khi chưa kịp muốn
đã được cha mẹ đáp ứng, phục vụ, chúng không còn biết ý nghia của hy sinh, giá
trị của đồng tiền, và nhất là vị trí làm con của chính mình, nên sẽ chẳng biết
trân trọng ai, biết ơn người nào, kể cả cha mẹ đã day công bảo bọc chúng.
Ngoài hậu quả trở thành những con người
trâng tráo vô ơn, những đứa “con Trời”, vì được bảo bọc quá đáng sẽ không hội
nhập được vào dòng chảy của cuộc sống xã hội, nếu chẳng may cha mẹ không còn. Bởi
chúng sẽ ngờ nghệch, hậu đậu, kể cả ngu ngốc khi không còn ai bảo bọc, phục dịch
tận chân răng. Vì thế, để tránh cho con trở nên những người lười biếng, hay đòi
hỏi, ích kỷ, vô kỷ luật, phách lối, khinh người, khó thích ứng, không hòa đồng,
dễ bị người khác ghét bỏ, cô lập, cha mẹ phải tránh kiểu yêu thương bao bọc quá
đáng, vì đây chính là cách nhanh nhất làm con “hư” vì con sẽ tự mãn, tự phụ,
cũng là cách hữu hiệu nhất biến con thành “đù”, vì mất khả năng đương đầu, tháo
vát; bởi được quá bảo bọc, con cái sẽ bị úm kín như những cây non bị cây to che
khuất nên eo uột, yếu ớt, không lớn được vì thiếu nắng, thiếu gió, thiếu mưa. Bảo
bọc con quá đáng cũng tạo nên mặc cảm luôn sợ hãi, không cảm thấy an toàn khi vắng
bóng cha mẹ, ngay cả khi đã lớn khôn, lập gia đình. Người con được cha mẹ bao bọc
quá đáng sẽ khó sống khi cha mẹ không ở bên cạnh. Đây là thảm kịch của đời con,
vì có cha mẹ nào sẽ sống mãi?
3. Tình yêu thần tượng
Thần tượng con cái là sai lầm phải được
xếp vào hàng đầu, vì một lý do rất đơn sơ: Cha mẹ mới là thần tượng của con, chứ
con không thể là thần tượng của cha mẹ, vì con đang trong thời kỳ được uốn nắn,
giáo dục, đao tạo để trưởng thành. Là gương mẫu cho con, cha mẹ đích thực là
nhà giáo dục, người trồng cây, kỹ sư uốn nắn tâm hồn, tạo hình thân xác.
Đảo ngược trật tự là đảo ngược vai trò
người giáo dục và người được giáo dục. Sai lầm này dẫn đến phản tác dụng, khi
mang lại những hậu quả tai hại khôn lường:
a. Đứa trẻ được cha mẹ thần tượng sẽ tưởng
mình là “số một” trong thiên hạ, nên kiêu căng, hống hách, coi thường mọi người.
b. Đưa trẻ được cha mẹ thần tượng nghi
mình không có gì phải trau dồi, sửa đổi, chỉnh sửa, tập tành, nên ngạo mạn,
ngang ngược trong thói hư tật xấu cố hữu của mình. Chẳng hạn cô thiếu nữ có
thói quen hét lớn khi nói chuyện là vì khi còn bé, cha mẹ đã qua thần tượng, nên
không can thiệp dạy dỗ khi cô hét. Lối xóm rùng mình khi nghe tiếng cô the thé.
Hậu quả là chẳng chàng nào dám liều linh cưới cô làm vợ, và cô đanh ở giá “hét”
một mình cho đời rùng rợn. Câu chuyện có thật trên là một thí dụ nhỏ, và điển
hình nói lên tính bất trị của con cái khi cha mẹ thần tượng chúng.
Cha
mẹ thần tượng con cái khi ca tụng không mệt mỏi con mình với mọi người. Nhiều
cha mẹ không ngượng vẽ con mình thành những hoàng tử, công chúa, thiên tài
trong khi con mình chưa bằng ai, chưa là gì khi so với thiên hạ. Có những câu
chuyện không ra khỏi được đề tài “tôn vinh con cái” làm người đối diện phải bực
bội, khó chịu; những cú điện thoại lê thê hàng giờ chỉ để phô trương, trình diễn
những tuyệt vời của con mình làm người nghe phải ngao ngán tìm lý do cúp máy. Và
hầu hết những cha mẹ mắc chứng bệnh thần tượng con cái đều giống nhau ở tính
không ngượng ngùng khi thao thao bất tuyệt khoe con, và lố bịch khoác lên con những
đức tính, tài năng chỉ có được ở thiên tài xuất chúng, hoặc vi nhân, bậc Bồ tát
đức hạnh.
Thần tượng con cái phát xuất từ đầu óc hẹp
hòi, ấu tri và dẫn đến thái độ rái sợ con cái của cha mẹ. Đa số những người mải
mê thần tượng, tôn vinh con cái đều là những người sợ con, nể mặt con, để rồi
không dám răn đe, trừng phạt, ngăn cấm con khi chúng sai trái, phóng túng, vô độ.
Quy trình không trật tự giữa thần tượng và rái sợ: Có khi vì thần tượng mà sợ,
cũng có lúc vì sợ mà thần tượng, nhưng dù thế nào, hậu quả vẫn chung số phận
tiêu cực: biến con thành những ông vua con, bà trời nhỏ: chảnh chọe, ngang bướng,
bất trị, không thể sống chung với người khác.
Cái khó của giáo dục là đúng mức, nên
khi quá mức thần tượng một đứa con còn trong giai đoạn học tập, thụ huấn là phá
hoại tiềm năng, khả thể, mầm non đang tạo hình. Giáo dục trong trường hợp này
đã không giữ được thế quân bình, hài hòa phải có, nên tác dụng ngược, và để lại
hậu quả rất đáng buồn là chặn đứng khả năng trưởng thành của người được đao tạo.
Tóm lại, cha mẹ có quyền khen thưởng để khuyến khích, nhưng không nên tôn vinh,
sùng bái con. Đừng biến con thành những ông thần bà thánh, nhưng hãy để chúng sống
đời làm người với tất cả chiều kích nhân sinh, ở đó có buồn, vui, tiếng cười,
nước mắt, thành công, thất bại như bức tranh đẹo, có giá trị vì phong phú đủ
mau sắc.
4.
Tình yêu kỳ vọng thái quá
Quá kỳ vọng vào con tức hoạch định sẵn,
vẽ sẵn cho con đường phải đi, mục tiêu phải đạt, thường la đường công danh và mục
tiêu sự nghiệp. Như cha mẹ làm bác si thì muốn con học Y, cha làm nghề xây dựng
ắt sẽ muốn con học kiến trúc… Kỳ vọng vào con không chỉ la hướng dẫn con, đề
nghị con, nâng đỡ con, nhưng thực ra là tạo áp lực, ép con thực hiện cho được ước
nguyện của cha mẹ. Khi tạo áp lực dưới vỏ bọc đặt hết hy vọng ở con, cha mẹ vô
tình đẩy con vào một tình trạng thường xuyên căng thẳng. Con sẽ căng thẳng vì
phải làm điều cha mẹ muốn, dù con không muốn hay không đủ khả năng. Không thiếu
những đứa con kém trí nhớ, nhưng cha mẹ bắt học Y Dược là những môn đòi “học
thuộc bài”. Có em không có khiếu sinh ngữ lại bị cha mẹ ép học ngoại giao,
không giỏi toán lại phải vào Bách khoa, sợ máu mà phải học y tá, điều dưỡng.
Cũng vì quá kỳ vọng, cha mẹ sẽ dễ thất vọng
và nổi khùng, hóa điên khi con thất bại, không đạt được điều cha mẹ đã vạch sẵn,
mục tiêu cha mẹ đã chọn lựa. “Lực bất tòng tâm” là bốn chữ cha mẹ không muốn đọc,
cha mẹ chỉ muốn con cái nằm lòng phương châm: “Muốn la được”. Chẳng thế mà sau
mỗi mùa thi đại học, báo chí đều xôn xao đăng tải những cánh thư tuyệt mạng của
những đứa con “đã không dám tiếp tục sống, vì rớt đại học, không thực hiện được
ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ”.
Quá kỳ vọng khác với hy vọng, vì hy vọng
tôn trọng tự do, hy vọng dành riêng khoảng trống cần thiết cho con tự do hành động,
hy vọng truyền vào con dưỡng khí tự do để con sống khỏe, sống mạnh; hy vọng còn
những cây số thênh thang cho đôi chân tự do của con bay nhảy, trong khi kỳ vọng
thái quá bao hàm một áp lực triu nặng, một lực cản kinh khủng đẩy con lùi vào
thất vọng.
Không thiếu những học sinh tự tử vì
không chịu nổi áp lực kỳ vọng từ cha mẹ. Đó là những đứa con oằn vai, gục ngã
dưới gánh nặng vô song của khát khao điên cuồng phát sinh từ kỳ vọng thái quá của
cha mẹ đang xoáy tít cuộc đời chúng, biến chúng thành những con vịt bị nhồi
nhét thóc lúa mà không được phép nhai hay thưởng thức thi vị của thức ăn.
Không ai phủ nhận: Con cái cần kỷ luật để
thăng tiến, cũng như đường tiến thân cần được cha mẹ hướng dẫn, chỉ đạo, cố vấn.
Sự đóng góp của cha mẹ cho thành công của con là điều không thể thiếu, nhưng
đóng góp đó không được thái quá để trở thành lực cưỡng chế, lực áp chế truất phế
quyền sống “đời riêng, riêng đời” của con, vì trước hết và trên hết, con vẫn phải
tự trách nhiệm cuộc đời mình.
Khi
đạt ra những tiêu chí, mức tới, mục tiêu, cha mẹ không ngại dùng mọi phương tiện
dù tốn kém ép phải đạt được bằng mọi giá. Nhưng khi con thất bại, nghia là làm
hỏng chương trình của cha mẹ, làm vỡ kế hoạch được lên khuôn sẵn, cha mẹ sẵn
sàng cay đắng, khắc nghiệt “trở mặt”, biến con thành một thứ “đối thủ” tuy không
dám gọi thành tên, nhưng bàng bạc ám ảnh hình ảnh một tên vô tích sự, một đứa
con không xứng đáng với công lao khó nhọc, tốn kém, vất vả của cha mẹ. Kỳ vọng
thái quá ở con và lạnh lùng bỏ rơi con là hai đầu “cực đoan” của một logic
không chút nào thuận lý. Từ cực đoan này đến cực đoan kia, cha mẹ đã căng thây,
xé xác con khi đặt chúng là tâm điểm của những mâu thuẫn nội tại trong tâm hồn
cha mẹ, mà quên hẳn con cái đã vô phúc trở thnàh nạn nhân bất hạnh của tham vọng
không đáy ẩn sâu, tiềm tàng nơi cha mẹ.
5. Tình yêu mua chuộc “mị dân”
Thứ tình yêu này nghe hơi lạ, nhưng không lạ đối với khoa tâm
lý. Đó là một thứ tình yêu bị điều kiện hóa, nghia là bị mắc kẹt đâu đó: Cha mẹ
không còn đủ mạnh để yêu con một cách lành mạnh, đầy tin tưởng, nhưng yêu con bằng
một thứ tình mua chuộc, qụy lụy, mị dân.
Lý do đưa đến tình trạng này là cha mẹ mất thế đứng vững chắc
như phải có, khi không còn mạnh. Có thể hết mạnh, vì cảm thấy có lỗi đối với
con, chẳng hạn vợ chồng đã đánh cãi, nguyền rủa, lăng mạ nhau trước mặt con,
hay quăng đồ, liệng chén, đập phá chén đia, nồi niêu khi con hiện diện. Có lỗi
nên không còn mạnh miệng, mạnh tay: mạnh miệng để giáo huấn, răn bảo con, mạnh
tay để quyết định, hành động uốn nắn, sửa trị, huấn luyện con. Mặc cảm tội lỗi
làm cha mẹ “có lỗi” run tay, chùn bước, và đưa đến thái độ hèn nhát trước con
cái.
Vì hèn nhát, nên phải mua chuộc con như mua cho tình cha mẹ chiếc
dù để núp bóng. Vì tâm trạng ngượng nghịu, khó xử của người có tội, cha mẹ phải
dùng chiêu “mị dân” để bảo kê cho tình yêu đã bị lỗi làm chằng chéo.
Thực ra, ơn gọi làm cha mẹ không miễn trừ những yếu đuối của cha
mẹ trong cuộc sống, cũng như không triệt tiêu những lỗi lầm có thể xẩy ra mỗi
ngày của con người, nên cha mẹ không được phép từ chối bổn phận răn dạy, giáo
huấn của mình đối với con cái, dù chính mình đôi khi thật bất xứng. Tất nhiên,
cha mẹ sống không đạo đức sẽ ngượng ngùng “khó ăn khó nói”, và cảm thấy e ngại
khi phải mở lời giáo huấn. Đây là hậu quả không thể tránh, bởi tận căn gốc, cha
mẹ phải là tấm gương, gương càng sáng càng làm đẹp đời cha mẹ và đem lại hạnh
phúc cho con. Nay gương không còn sáng, hoặc đã vỡ tan, thì hậu quả sẽ phải
khác với gương lành, gương sáng, gương trong, gương đẹp, gương tuyệt vời.
Tuy thế, vì ơn gọi làm cha mẹ đòi hỏi, nên cha mẹ trong bất cứ
trường hợp, tình trạng đạo đức, luân lý nào cũng vẫn phải mang trọng trách giáo
dục con cái. Vấn đề là người giáo dục sẽ chỉ có thể giáo dục khi nhận ra giá trị
của đạo đức, và chính đương sự phải tự chỉnh sửa để trở nên đạo đức, xứng đáng
hơn với ơn gọi thiêng liêng làm cha mẹ, thiên chức nhà giáo dục, sứ mệnh người ươm
trồng những con người.
Tóm lại, phải tuyệt đối tránh kiểu tình yêu “mua chuộc, mị dân”
đối với con cái, vì hậu quả sẽ rất nguy hại, nguy hại cho nhân cách của cha mẹ,
và nguy hại cho giá trị của tình yêu khi con không còn nhìn tình yêu là một giá
trị cao cả, tuyệt đối mà chỉ là phương tiện đổi chác, mua bán, thương lượng…
Trên đây là một số mẫu cha mẹ quá đáng khi yêu thương con, mà hậu
quả chung nhận về là làm con mất thăng bằng tâm lý, ngăn cản con lớn lên trong
tinh thần trách nhiệm, và chặn bước tiến trưởng thành của con trên đường vào đời
làm người, nghia là khả năng tự lập thân, tự đi trên đôi chân của mình. Bên cạnh
những mẫu yêu thương không bình thường, nếu không nói là bệnh hoạn này, còn những
mẫu cha mẹ hoàn toàn đánh mất quyền làm cha mẹ, nghia vụ của cha mẹ, vinh dự và
hạnh phúc làm cha mẹ. Những mẫu cha mẹ sắp kể là tai ương của con cái, kinh
hoàng của xã hội, và nguyên nhân bất hạnh của nhân loại.
6.
Cha mẹ bạo
hành
Những cha mẹ coi con cái như kẻ thù, đồ
vật, nên hành hạ mặc sức, đánh đập tùy tiện, trù dập thoải mái. Giữa họ và con
cái không có tương quan tình yêu, nhưng hận thù trấn ngự, và biến họ thành những
“cha mẹ” dã man, tàn ác, lấy khổ đau của con làm thú vui tiêu khiển. Họ chỉ có
một niềm vui là hành hạ con cái, khi xem con là phương tiện thỏa mãn ý riêng của
mình, nên khi con làm trái ý thì nổi cơn lôi đình, kéo con ra hành hạ.
Họ là những người bệnh hoạn cần được chữa
trị, vì đánh mất ý thức tương quan cha con, mẹ con, nhất là không cón ý niệm
chính đáng về tình phụ tử, mẫu tử. Thương cho những người con của cha mẹ bạo
hành, vì đời làm con chẳng khác gì đời nô lệ chỉ biết cúi mặt phục tùng và chịu
trăm ngàn cực hình ô nhục do bàn tay bạo lực của chính đấng sinh thành ra mình.
7.
Cha mẹ đào ngũ
Cha mẹ không đao ngũ khỏi hàng quân “cha
mẹ”, nhưng đao ngũ khỏi trách nhiệm làm cha mẹ khi bỏ bê con cái và chủ trương
chính sách: Con cái như cây cỏ, chúng có tự do tồn tại, và tự do biến đi. Việc
sinh ra một con người được coi như chuyện bình thường, rất thường vì ai cũng
làm được, trừ một số rất nhỏ bị trục trặc sinh lý. Chính vì dễ và thường, nên sự
có mặt của con cái không làm bận tâm cha mẹ kiểu “đao ngũ” trước khi có lệnh
hành quân này. Họ không nhận mình có một ơn gọi, mang một nghia vụ, trách nhiệm
và nhận vinh dự làm cha mẹ, cũng như khước từ giá trị đời sống của con. Vì
không còn giá trị nào để bám víu, do tự mình đơn phương phủ nhận, những cha mẹ
này không quan tâm đến đời sống của con, và ung dung phó mặc con cái theo dòng
đời trôi nổi.
Không
thiếu những cha mẹ vẫn vui vẻ ăn nhậu, thảnh thơi giải trí trước hiện tại bế tắc,
và tương lai đen tối của bầy con thiếu thốn mọi bề. Xem chừng con cái không còn
là mối bận tâm, cũng không là vinh dự của họ, bởi họ đã đao ngũ khỏi trách nhiệm
làm cha mẹ, trước cả khi con cái chào đời.
8. Cha mẹ lợi dụng
Cha mẹ kiểu lợi dụng này thì nhiều, nhất
là trong thời buổi kinh tế khó khăn. Báo chí thiếu trang để đăng hết những câu
chuyện bán con cho người nước ngoài, gả con bừa bãi cho người Đai Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc để lấy tiền. Cha mẹ kiểu này chẳng cần biết con sẽ ra sao, rơi
vào cung mệnh nào nơi đất khách quê người, nhưng chỉ biết nhờ con mà có lợi, kiếm
lợi nhuận nhờ đầu tư con. Con cái trở thành món hàng buôn bán. Con cái không
còn giá trị “con người”, ma rơi xuống phận “hàng hóa” từ tay cha mẹ. Sự có mặt
của con không mang giá trị gì, ngoài giá trị lợi nhuận vật chất. Vì thế mà cha
mẹ không do dự bán con, không ngần ngại mặc cả, thách giá trên “món hàng” con
cái để kiếm lợi. Thảm cảnh bán con, đưa con vào tay những lái buôn tình dục là một
sự thật đau lòng, không thể chối cãi. Nó nói lên cái đạo đức đã vữa nát của một
xã hội đang bên bờ vực thẳm băng hoại; bởi một khi cha mẹ nhẫn tâm đem con đi
bán, lấy con làm hàng hóa mậu dịch thì đạo đức gia đình làm gì còn đất sống. Đừng
vội đổ hết tội cho xã hội khi gia đình tan nát, nhưng trước hết cha mẹ hãy nhìn
lại mình để biết mình thuộc loại cha mẹ nào, bởi số phận của gia đình tùy thuộc
rất nhiều ở cha mẹ có yêu thương, và có yêu thương con cái đúng cách hay không.
9. Cha mẹ sợ khó, ngại khổ
Chấp nhận làm cha mẹ là chấp nhận hy
sinh, chấp nhận một đời dông bão, khó nhọc, vất vả vì con. Sở di làm cha mẹ vất
vả, khó nhọc là vì không chọn lựa nào anh hùng, không trách nhiệm nào nặng nề,
không vị thế nào cao cả, không vinh dự nào cao quý, không ý nghia nào cao sâu
hơn “làm cha mẹ”, vì chỉ có cha mẹ mới sinh ra con người, mà con người vượt xa
mọi loài, lớn hơn tất cả thụ tạo va được Thượng Đế đặc biệt cưng chiều, yêu
thương.
Vì thế, sinh ra con người là công tác cực
kỳ vĩ đại, thiêng liêng mà chỉ cha mẹ mới có thể đảm đương. Cũng chính vì cao cả,
cao sâu, cao quý, cao vời, cao đẹp mà làm cha mẹ không dễ. Không dễ nên không
không luôn đơn giản, hạnh thông; không dễ nên không thiếu mồ hôi vất vả, nước mắt
nghẹn ngào; không dễ nên nhọc nhằn, lo lắng là hành trang, quên hạnh phúc riêng
mình là lương thực hằng ngày, và sẵn sàng hy sinh cho hạnh phúc của con là lẽ sống.
Chính vì làm cha mẹ đòi hỏi hy sinh,
quên mình, đòi “chịu thương chịu khó”, nên người sợ khổ, ngại khó, tránh vất vả
sẽ không thể là cha mẹ lý tưởng, cha mẹ của “một trời yêu thương, hạnh phúc”.
Những hình ảnh tiêu cực về cha mẹ trên
thiết tưởng đã phần nào nói lên “yêu thương” với “cha mẹ” như hình với bóng,
không thể rời xa nhau. Sở di cha mẹ bạo hành, lợi dụng, hưởng thụ là vì cha mẹ
quên yêu thương, ngại ngùng dấu ái, dè sẻn tâm tình vì yêu thương ai la “thao thức,
băn khoăn và gắng sức mưu tìm hạnh phúc cho người ấy”. Nhưng nói đến thao thức,
khắc khoải, băn khoăn là chạm day dứt, lắng lo, xao xuyến, bồn chồn. Bàn về “gắng
sức mưu tìm” là khởi đầu hành trình quên mình, hy sinh, vất vả. Chính vì những
“cái khó, cái khổ” trước mặt mà nhiều người đã không muốn đi đến cùng đường làm
cha mẹ yêu thương.
Nhưng thử hỏi: Có tình nào không phải quên
mình? Có tình yêu nào vắng bóng hy sinh? Bởi đã yêu ai là gánh lấy đời họ, mà
gánh gồng thì nặng vai và nhọc mệt. Cha mẹ yêu con nên gánh lấy trọn vẹn đời
con từ khi con thụ thai cho đến cuối đời cha mẹ. Còn bé thì bú mớm, chăm lo từng
bước đi, giấc ngủ; lớn hơn thì đưa đón đến trường; trưởng thành thì gả chồng,
cưới vợ; con thanh đạt thì mừng mừng tủi tủi; con khánh kiệt, thất bại thì cuống
cuồng lo sợ, và tìm mọi cách cứu con. Chính bởi tình mẹ cha là tình tuyệt vời,
nên hy sinh đầy mình, và gánh gồng luôn nặng triu. Có một lần làm cha mẹ mới hiểu
thế nào là tình yêu tận hiến, hy sinh; hiểu thế nào là bao la, hải hà, và tâm sự
quay quắt vì thương con của trái tim cha mẹ luôn âm thầm, lặng lẽ dõi theo bóng
dáng con. Ở đâu và bất cứ lúc nào, tình ấy cũng muốn bao phủ, dõi bước, đồng
hành. Trong mọi tình huống dù chua chát, đắng cay, bẽ bàng đến cỡ nào, tình ấy
cũng không xa rời, lẩn tránh. Những bà mẹ rưng rưng mắt lệ trước cổng trại giam
chờ thăm nuôi con. Những bà mẹ thâu đêm bên giường con, tay mân mê tràng hạt thầm
thi cầu xin cho con khỏi bệnh. Những người cha hốc hác vì liên tục tăng ca mong
có tiền cho con đi học. Những người cha chai sạn gió sương, lì lợm trước gian
khổ vì tương lai của đàn con. Quả thực, Thượng Đế đã ban cho đời người có cha mẹ
là hy vọng cuối cùng và bất diệt sau khi các hy vọng khác tắt lịm; là bến đỗ
bình an cuối cùng và vinh cửu khi không còn một chỗ nương thân; là thành trì
yêu thương cuối cùng và kiên vững sau khi đã mất tất cả.
Vì cha mẹ yêu thương, nên vì con cha mẹ
khổ sở trăm đường. Nhưng cũng vì hy sinh, tình yêu cha mẹ trở nên tráng lệ, huy
hoàng, quý giá. Và đó cũng là lý do làm cha mẹ đánh mất ý nghia tình yêu tuyệt
vời của mình với con cái, nếu cha mẹ sợ khó, tránh khổ, ngại hy sinh khi yêu
con.
Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 3 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong3
Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 3 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong3