Không kể vì lý do nào đó, cha mẹ nhận con nuôi, nhưng
sự thường thì đã là con tức phải được sinh ra bởi cha mẹ. Cha mẹ sinh ra con,
đó là điều giản dị, bình thường đến độ chẳng mấy ai để ý, và quả thực: mầu nhiệm
sinh ra con người vi đại thế mà chẳng mấy ai bỡ ngỡ, kinh ngạc. Bạn hãy cùng tôi vào bệnh viện phụ sản để
quan sát niềm vui của
người đan ông lần đầu tiên làm cha, và người mẹ lần đầu làm mẹ. Đứa con vừa lọt
lòng, người đan ông đứng bên
giường vợ còn nhắm mắt thở dốc vì
mệt
nhoài sau khi sinh nhào người về phía trước, mắt sáng rỡ, đưa tay ôm chầm đứa con vừa
chào đời. Ông vui lắm, một niềm
vui thiêng liêng khó tả, một niềm
vui
đang hòa chung với máu trong các ven mạch, một niềm vui đang đổi biến tất cả cơ năng
trong người ông thành khả năng
yêu thương. Ông cảm thấy niềm vui cứ từng phút dâng
cao chất ngất, đến một lúc, ông chỉ còn bắt gặp mình ngây ngất trong tình yêu, một
thứ tình rất lạ, rất mới, rất
diệu kỳ đến chính ông cũng không chuẩn định và đặt tên được. Từ nay ông làm cha, nghia là có một con
người vừa chào đời do ông,
từ ông; có một sinh linh hiện diện trong trời đất mang dòng máu, mang gien của
ông. Ông hạnh phúc vì thấy
mình là tác giả của một công trình sinh ra một con người mới, và ông chỉ muốn yêu
con người mới này thật nhiều. Khi chăm chú nhìn con, âu yếm hôn con, nựng
nịu đôi má con, người
cha ý thức gánh nặng từ nay ở trên vai ông, đó là gánh nặng hạnh phúc của con
ông. Vì hạnh phúc là ước mơ
ông đang đặt trong từng nụ hôn trên má con, trong bàn tay ông đang vuốt nhẹ
lưng con, trong ánh mắt ông đang
chiêm ngắm con, trong thì thầm yêu thương ông đang tận tai con trao gửi.
Ông lấy hạnh phúc của con làm mục
tiêu phải đạt kể từ hôm nay, dù ông sẽ phải đi làm nhiều hơn, suy tính nhiều
hơn, giảm bớt nhu cầu cá nhân nhiều
hơn, kể cả phải tận lực hy sinh… Hình
ảnh trên của người đan ông lần đầu làm cha khẳng định một sự thật: Tình yêu cha mẹ
dành cho con trước hết là do
huyết thống, vì con là con của cha mẹ. Là con từ cha mẹ mà ra, mang huyết thống
của cha mẹ, thuộc dòng dõi
gia tộc của cha mẹ, nên con thuộc về cha mẹ và cha mẹ yêu con. Dòng máu nội, ngoại
từ nay có hết
trong con, vì con là kết tinh của huyết thống hai bên, nên con được cả
hai họ nội ngoại thương yêu.
Huyết
thống đã làm nên tương quan cha mẹ - con cái, và từ đó thiết lập tương quan tình
phụ tử, mẫu tử. Chính vì thế mà
người mẹ, trong những trường hợp có mâu thuẫn hôn nhân, luôn bị hạch hỏi: ai
là cha thật của đứa bé? Điều đó
nói lên sự cần thiết của huyết thống trong tình yêu cha mẹ đối với con cái. Từ nguyên tắc huyết thống, chúng ta có
những nhận định sau:
1. Luật tự nhiên quy định : Ai
sinh ra một người sẽ mãi là cha, mẹ của con người ấy
Vì huyết thống làm nên tương quan cha mẹ
- con cái, nên không ai đổi
được tương quan này, chỉ vì không thay được huyết thống. Nếu hai người nam nữ
đã giao hợp và làm thành con
người mới thì mãi mãi hai người này là cha mẹ của đứa con được sinh ra. Họ
không bao giờ mất đi tính chất cha
mẹ, vị thế cha mẹ, quyền lợi làm cha mẹ, nghia vụ của cha mẹ đối với đứa con được
sinh ra. Hai người cũng không
thể từ chối, hay “bán cái” danh hiệu cha mẹ cho người khác. Những hủ tục bán
con, cho con, tất cả đều vô lý
và lố bịch, không mang tính nhân văn, đạo đức. Mãi mãi là cha mẹ, hai người sinh ra một
con người mới sẽ đeo đẳng
suốt đời nghia vụ làm cha mẹ, cho dù có lúc muốn từ nhiệm, tháo lui khỏi nhiệm
vụ thiêng liêng, cao cả đó.
2. Luân lý, đạo đức xã hội và
nghĩa vụ làm cha mẹ
Xã hội nào cũng đặt bổn phận của cha mẹ
đối với con cái lên hàng đầu, và người không chu
toàn bổn phận nuôi dưỡng, giáo
dục con cái bị xã hội lên án, coi thường. Những cha mẹ được vinh danh là những người
ý thức trách nhiệm làm
cha mẹ và tận lực giáo dục con cái nên người con ngoan, công dân tốt, láng diềng
thân thiện… Một cách minh
nhiên, xã hội không cho phép cha mẹ đao nhiệm, đao ngũ, đao tẩu khỏi tương
quan cha mẹ - con cái, vì
huyết thống tự nhiên đã nối kết, tạo thành.
3. Lương tâm của cha mẹ
Lương tâm là tiếng nói không bao giờ mệt
mỏi, lười biếng. Lương tâm nói cho chủ thể biết việc
tốt phải làm, việc xấu phải
tránh. Lương tâm đem lại niềm vui thư thái, hạnh phúc dạt dào khi việc thiện,
việc tốt được chủ thể thực hiện,
và cắn rứt, trách mắng, trừng phạt khi chủ thể cố ý làm điều xấu, hành động
gian ác, nhẫn tâm. Tiếng lương
tâm không bao giờ tắt, và con người không thể thoát khỏi vùng phủ sóng của
lương tâm, vì lương tâm là con
“chíp” kỳ diệu Thượng Đế đã gắn sẵn trong từng người, mà con người, dù tài
giỏi đến đâu cũng không thể lấy
ra, tháo bỏ.
Cũng có những trường hợp lương tâm bị
che phủ, nhạt mờ, không còn nhạy bén, nhưng đó chỉ
là tai nạn nhất thời, vì
lương tâm vẫn luôn ở đó, kín đáo nhưng mãnh liệt, ẩn mặt nhưng hiệu quả khôn lường,
im lìm nhưng luôn có mặt
hoạt động. Cuộc sống nhiều
khó khăn, nên đã có những bà mẹ
bỏ
con khi con mới chào đời, hay bỏ bê, kể cả bán con. Những bà mẹ khốn khổ này sau đó thường
rơi vào tình trạng u uất, bị
lương tâm cắn rứt, day vò. Nhiều người hóa khùng điên, vì không chịu nổi sức nặng
của tội xưa. Họ là những người
mẹ bất hạnh, rất đáng thương phải
sống
những ngày còn lại của đời mình trong tiếc nuối khôn nguôi. Người viết quen bốn đứa bé cùng một gia
đình đã bị mẹ bỏ rơi khi
đứa lớn nhất mới chín tuổi. Hoàn cảnh của người mẹ này vào thời đó quả là
không có gì phải bỏ con, vì bà ta
có tiền, lại có tiếng. Nhưng vì quá mê say một người đan ông có thế lực, bà ta
hy sinh cả bốn đứa con còn nhỏ
dại đi theo tiếng gọi của tình yêu mới… Cha của bốn đứa bé là si quan, đi học tập,
nên hoàn toàn bất lực, không
giải quyết được gì. Cũng vì buồn tủi, ông chết trong trại cải tạo một năm sau câu
chuyện buồn. Bẵng đi một thời
gian khá lâu, tôi tình cờ gặp lại cả bốn đứa. Chúng nó bây giờ là bác si, luật
sư, kỹ sư ở Mỹ. Chúng
nó kể: Ngày mẹ theo ông ấy đi Mỹ, bỏ lại bốn đứa, chúng nó ở với bà ngoại, đi ăn xin
để kiếm sống từng
ngày. Bỗng một đêm, cả bốn đứa thấy mình ở trong thuyền giữa biển
khơi với gia đình người hàng xóm. Số là ông hàng xóm nhân hậu đã cảm thương
hoàn cảnh quá bi đát của bà
cháu đã rộng lòng đem cả bốn đưa cùng vượt biên với gia đình ông. Vấn đề là cả bốn đứa tuy biết mẹ đang ở
Úc, với người đan ông
năm xưa mà mẹ đã đi theo, ông ta bị tai biến nặng và mẹ là người đang chăm sóc
ông, nhưng cả bốn đứa đều quyết
liệt không nhận người mẹ năm xưa
là
mẹ, và dứt khoát không liên lạc, dù đã nhiều lần, qua nhiều người, người mẹ bất hạnh đã nhắn lời
xin được liên lạc với các
con. Thảm
cảnh có thật, rất thảm không chỉ cho bốn đứa con bé bỏng hôm nào không cha không mẹ,
phải đi ăn xin, mà còn thảm
cho người mẹ hôm nay đang gặm
nhấm
cô đơn, ngày qua ngày héo hắt trong day dứt, sầu buồn vì đã ham vui quên đời làm mẹ. Điều muốn nói ở đây là lương tâm không
bao giờ buông tha con
người, vì lương tâm là tiếng nói đạo đức của con người, nên bao lâu con người sống,
bấy lâu lương tâm có mặt.
Càng về già, người ta càng phải đối diện nhiều hơn với lương tâm, có lẽ vì
tuổi gia là tuổi nhớ lại, tuổi
tìm về ký ức, nên tuổi già hay trầm tư. Có thể trong những nét trầm tư ấy thấp
thoáng nỗi buồn vì trách nhiệm cha
mẹ đã không tròn.
Đến đây, chúng ta đồng ý với nhau: Huyết
thống giữ vai
trò quan trọng trong tương quan cha mẹ - con cái; nói cách khác, chính huyết thống làm nên
tương quan cha mẹ - con
cái. Khẳng định điều này cũng chính là phủ định việc “từ con” thường thấy đó
đây, khi cha mẹ không còn muốn
nhận con mình là con mình. Có một thời, trên các tờ báo Sài Gòn,
người ta thi nhau đăng nhan
nhản những mẩu tin theo kiểu: “Tôi Nguyễn Văn Mẽo là cha của Nguyễn Văn Mỗ
tuyên bố từ con, và kể từ
nay tôi không còn là cha của Mỗ nữa. Ai chứa chấp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật”. Đọc những công bố
từ con này, chúng ta không khỏi
bất
ngờ vì những phi lý của vấn đề.
a. Phi lý nội tại
Vấn đề là ông Mẽo, cha của Mỗ là người
đã sinh ra Mỗ. Vì sinh ra Mỗ,
nên dù có làm gì, có đăng báo nhiều kỳ, lên truyền hình nhiều buổi, Mỗ vẫn
là con ông. Sẽ không có ai lấy
ra khỏi ông cái chất “cha” của ông đối với Mỗ là con ông. Cũng không có cơ
quan, cơ chế nào xoá được liên đới
cha - con giữa ông và Mỗ, con ông. Đẻ ra Mỗ, theo ngôn ngữ hằn học hợp nhất với
ông bây giờ là ông “bị kết
án chung thân” làm cha của Mỗ, và cho đến tận thế, mọi người vẫn chỉ nhìn nhận
một mình ông là cha của Mỗ,
con ông.
Nội tại của vấn đề là ông là cha của con
ông, và điều này là muôn đời
không thể thay đổi.
b. Phi lý xã hội
Xã hội loài người chỉ có quyền chứng nhận
ông là cha của con ông khi làm giấy khai sinh
cho đứa bé, trên đó có ghi tên
ông là cha; ngoài ra chẳng có cơ chế, định chế xã hội nào có quyền hủy bỏ quan hệ
cha - con của ông và Mỗ, con
ông. Không một luật pháp xã hội nào cho phép từ con, vì nếu như thế, những
cha mẹ vô trách nhiệm sẽ cứ bừa
bãi sinh con, rồi hủy bỏ khai sinh, đăng báo từ con khi cần. Khi đăng báo từ con, ông nghi mấy dòng
chữ trên báo đã đủ cắt đứt
quan hệ cha con của ông; một ô vuông ở trang chót tờ báo đã quyết định ông
không còn trách nhiệm làm cha với
con ông. Nếu tất cả xảy ra như ông nghi, thì quả thực con cái được sinh ra
rẻ hơn bèo, và thấp hơn cả con
vật. Sở di cho phép
so sánh “thấp hơn con vật”, vì con vật biết nuôi con cho đến khi con lớn, tự lo
được. Chim mẹ chỉ rời con sau
khi đã tập bay cho con, và biết chắc con sẽ một mình bay được trong trời rộng.
Chó con cũng chỉ xa mẹ khi đã đủ
lớn, biết kiếm ăn. Gà con cũng vậy… Và đặc biệt, không một động vật nào bỏ
con, như con người vô cảm
đăng báo từ con.
Có thể những cha mẹ này vì quá bức xúc,
không còn chịu đựng được những ngỗ nghịch của đứa
con hoang đang, nhất là
khi danh dự gia đình, gia tộc bị xâm phạm, làm nhơ nhuốc; cũng có thể vì tránh một
trách nhiệm dân sự nào đó.
Nhưng trong mọi hoàn cảnh, tình huống, từ con là một phi lý không thể chấp nhận
được, và hậu quả sẽ tai hại
không chỉ cho người cha từ con, đứa con bị từ, mà còn ảnh hưởng xấu đến cả xã hội.
4. Trách nhiệm sẽ không thuộc về
ai, ngoài cha mẹ
Cha mẹ “từ con” lầm tưởng: Trách nhiệm
làm cha mẹ có thể cởi bỏ, luân chuyển hoặc trút
bỏ trên vai người khác khi mình
không thích mang lấy trách nhiệm. Hiểu như thế là sai lầm, vì trách nhiệm ấy là
tự thân; nghia là: Đã là cha mẹ thì
có trách nhiệm thương yêu con. Trách nhiệm thương yêu là trách nhiệm lớn nhất,
chính yếu và là nguồn, là
mẹ của các trách nhiệm khác. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi nấng, vì yêu con;
cha mẹ có trách nhiệm giáo dục
con nên người, vì thương con; cha mẹ có trách nhiệm thưởng phạt, sửa trị, khuyến
khích vì dành cho con hết
tình; cha mẹ có trách nhiệm xây dựng tương lai, sự nghiệp cho con, vì trái tim cha
mẹ được đời con lấp đầy.
Vì mang trách
nhiệm yêu thương khi cho con vào
đời,
cha mẹ không thể cởi bỏ trách nhiệm này, vì nó không ở ngoài cha mẹ, hay là đồ phụ tùng
đeo bên cạnh cha mẹ; trái lại
nó là chính cha mẹ, một trách nhiệm gắn liền phận làm mẹ, vị thế làm cha. Tự
thân, nên không thể bóc gỡ, tháo ra. Tự thân, nên không thể
chuyển nhượng, càng không thể
“tuyên bố không còn trách nhiệm trên con”, vì đó là một phi lý kệch cỡm đến nực
cười. Nhìn
vào trường hợp ông Mẽo, khi tự ý từ con, ông công khai tuyên bố “ai chứa chấp sẽ hoàn
toàn chịu trách nhiệm”. Ông viết
như thế, tuyên bố như vậy, nhưng thực ra là đổ vấy trách nhiệm cho bất kỳ ai,
miễn là từ nay ông không còn phải
lo gì cho thằng Mỗ. Ông bảo người
khác
đừng chứa chấp, trong khi bổn phận phải chứa chấp Mỗ chính là ông. Ông quên bẵng một điều
là chẳng ai có thể lo cho
con ông như một người cha đẻ lo cho con mình, dù người đó là cha nuôi. Từ con là
chuyện của ông, nhưng con
ông vẫn mãi là con ông, và trách nhiệm của người cha đẻ ra nó cũng chẳng bao giờ
đổi chủ. Từ chối trách
nhiệm làm cha mẹ, qua màn “từ con” thiết nghi là việc làm đầy mâu thuẫn và
lố bịch, vì tự nó đã là một phi lý
tận cùng! Tuy
phi lý, nhưng vẫn còn những cha mẹ tiếp tục lạc vào mê lộ “từ
con”. Hai lý do nền tảng đã đưa đẩy cha mẹ “vô trách nhiệm” đến quyết định sai lầm
này:
5.Cha mẹ nhìn con như một vật
sở hữu, không như một nhân vị, và dành toàn quyền trên con
Quan niệm này thường gặp khi dân trí thấp,
và xã hội còn nhiều khó khăn kinh tế, ở đó cha
mẹ dễ rơi vào cám
dỗ bán con khi cần tiền, từ con khi không còn dạy bảo được chúng.
Nghèo kéo theo thiếu giáo dục: Cha mẹ thiếu khả năng giáo dục con, thiếu điều
kiện giáo dục con, nên con
cái không được giáo dục đầy đủ để
thay
vì là người tốt, đã biến thành những kẻ quấy nhiễu, phá hoại. Ở vào tình thế phải giải quyết, cha mẹ vốn
quan niệm con như sở
hữu và mình có toàn quyền trên con sẽ không ngần ngại xua đuổi, mua bán,
hay từ bỏ con. Nhân
vị của con chưa bao giờ được cha mẹ nghi tới, nói chi tôn trọng. Giá trị làm người của con
không hiện hữu trong tâm óc cha
mẹ, nói chi phải bảo vệ, giữ gìn. Con cái không hơn một sản phẩm, một món hàng
hỏi làm sao không dễ bị trao
đổi, chuyển nhượng, sử dụng, rồi bỏ đi. Không nhìn con cái như những nhân vị tự
do, bất khả xâm phạm, bất khả
chuyển nhượng, bất khả thay thế, bất khả hủy diệt, những nhân vị mang những
giá trị thiêng liêng thì cha mẹ
không thể yêu thương và chu toàn trách nhiệm yêu thương, bởi chỉ có giá trị cao
cả của nhân vị mới giải thích
được tại sao cha mẹ hết tình yêu thương và hết mình hy sinh vì hạnh phúc của con
cái.
6. Cha mẹ chỉ nhìn vào quá khứ,
hiện tại của con, mà quên “con còn một tương lai trước mặt”
Những tiếng nguyền rủa kinh dị của một
người mẹ mà tôi tình cờ nghe được hôm nào: “Mày
chết đi cho rồi, sống
làm gì cho chật đất” làm tôi đau nhói khi nghi đến đứa con đang
thút thít, nép mình ở góc nhà.
Lời
nguyền rủa của người mẹ sẽ không qua đi dễ dàng, quên đi nhanh chóng, nhưng được
ghi cẩn thận trong tâm khảm của
đứa con bị nguyền rủa. Em sẽ nhớ
mãi…
nhớ hoài và buồn sâu đậm, bởi lời kết án cay chua, độc ác của mẹ đã phần nào làm sụp
đổ hình ảnh đẹp của mẹ trong
em, đồng thời kéo em xuống hàng “vô tích sự”, “sống làm gì cho chật đất”. Nguyền rủa con, bán con, từ con, ngoài
hành vi phủ nhận nhân vị,
còn là việc làm xoá bỏ niềm tin, và hy vọng vào tương lai của con. Khi nguyền rủa
con “biến đi khỏi thế giới
này”, cha mẹ vô trách nhiệm đã hoàn toàn phủ nhận con còn có một tương lai trước
mặt. Bởi không nhận con còn
tương lai để nên tốt hơn, còn tương lai để ra khỏi bế tắc hiện tại, cha mẹ dìm con
xuống tận đáy sâu tuyệt vọng,
khi khép kín mọi cánh cửa vào tương lai đầy tràn hy vọng. Khi quên tương lai của con, cha mẹ cũng
quên hẳn con là một hữu
thể hướng về Chân-Thiện-Mỹ tuyệt đối. Nhờ hướng về những thực thể tuyệt đối
này mà con cái luôn có khả thể
đổi mới, trở nên tốt hơn, và đạt thành công, hạnh phúc trong cuộc đời. Hạ thấp
khả năng của con, cũng như
khép chặt tương lai của con là việc làm đáng trách của cha mẹ, đáng trách vì
tính cách vô trách nhiệm đã ở mức
trầm trọng mang đến hậu quả tai hại là phá hoại cuộc đời của con.
Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 5 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong5