Pages - Menu

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Chương V SỰ THẬT CỦA CON VÀ TÌNH YÊU CHA MẸ

    Nếu nhiều hôn nhân đổ vỡ, vì vợ chồng thiếu thành thật; tình bạn phai nhạt vì bạn bè không trung thực; công ty sụp đổ vì các thành viên trong hội đồng quản trị thiếu minh bạch, trong sáng, thì tình cha mẹ - con cái cũng có nguy cơ giảm sút, nếu tình cha - con, mẹ - con không được xây dựng trên nền tảng sự thật. Tuy ít được dài dòng định nghia, nhưng ai cũng hiểu sự thật là gì; ít được giảng dạy về ý niệm sự thật, bản chất sự thật, nhưng dường như chưa có người nào định  nghia sai sự thật. Vấn đề còn lại là sự thật có được tôn   trọng đúng mức trong các tương quan hay không? Tương quan nào cũng cần sự thật, vì bất cứ một gặp gỡ, liên lạc nào cũng bắt đầu bằng nhận diện nhau, nhận định sự việc, nhận xét bối cảnh. Đã nhận diện nhau thì phải nhận cho đúng mặt nhau, lòng nhau. Đã nhận định thì sự việc phải được quan sát chính xác, rạch ròi. Đã   nhận xét thì bối cảnh phải được trình bay minh bạch. Trong sinh hoạt nhân loại, sự thật càng được tôn trọng, tương quan càng vững chắc, bền bỉ; trái lại, tương quan sẽ èo uột, bệnh hoạn, hời hợt, khi sự thật vắng bóng. Trước vấn đề nói sự thật, có những quan điểm và   thái độ khác nhau.
         1.  Chủ trương “nói toạc móng heo” mọi sự thật biết được
    Những người này đề cao tính “trung thực, thẳng thắn, chân thành”, nên không giấu giếm bất cứ sự thật nào, của bất cứ ai, trong tình huống, hoàn cảnh nào, ngay cả có hại cho người khác. Quan điểm không cất giữ sự thật, không tiên liệu, đo lường hậu quả khi sự thật được tiết lộ thường đưa đến nhiều khó khăn, kể cả nguy hiểm cho người khác, đặc biệt người liên quan đến sự thật. Có những sự thật chỉ đem lại đổ vỡ, tang thương, những sự thật không xây dựng nhưng tàn phá. Với những người chủ trương “thẳng thắn, bộc trực” này, sự thật như một lưỡi kiếm sắc bén có thể cắt đứt mọi cuộc sống đang bình an, hạnh phúc của nhiều người. Nhưng với họ, sự thật là sự thật, và vì sự thật trước sau cũng sẽ bị tiết lộ, nên nói sớm hay muộn, sự thật vẫn không thay đổi. Nghi như thế, họ quên một điều quan trọng là sự thật luôn đứng với con người, gắn bó với hạnh phúc của con người, chứ   không sừng sững, đơn độc, tách rời khỏi con người đến   độ trở thành sự thật phi nhân. Đang khác, thời gian là yếu tố cần thiết cho mọi quyết định của con người: có những thời điểm thuận lợi, và những thời điểm bất lợi, những khoảng thời gian được phép, và không được phép. Chọn lựa đúng đắn và thích hợp thời điểm để nói sự thật   là nghệ thuật sống của con người khôn ngoan có lòng bác ái, nhân từ, và biết sống với người khác.
       2. Chủ trương im lặng khi cần, nhưng không nói dối
   Người theo quan điểm này đặt ích lợi của những người mà sự thật có thể ảnh hưởng lên trên tất cả, nên  từ chối nói hết sự thật, không nói “toạc móng heo” mọi điều mình biết, nếu sự thật làm hại, hoặc gây ảnh hưởng xấu cho người liên quan. Tuy thế, họ không tự cho phép thêu dệt một “sự thật khác” thay thế sự thật không nói ra.   Đặt hạnh phúc của người khác lên hàng đầu, chủ trương này chọn thái độ dè dặt, thận trọng, khôn ngoan  khi đứng trước sự thật, vì ý thức sức mạnh của sự thật có thể xây dựng và phá đổ. Vấn đề là phải biết khi ở thời điểm nào, và mức độ nào sự thật được phép xuất   đầu lộ diện.  Gia đình là nơi cất giấu nhiều sự thật nhất, vì đó là nôi sinh ra con người, và chỗ tàng trữ lịch sử riêng của mỗi người. Vì thế, sự thật giữ một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình. Có những sự thật rất vui, rất phấn khởi, nên phổ biến, chia sẻ, nhưng gia đình cũng mang những sự thật   đau lòng, u uất, buồn tủi, cay đắng, bẽ bàng, ô nhục cần giấu kín, ém nhẹm, chôn vùi. Vấn đề là sự thật có đóng góp cho bình an và hạnh phúc của mọi thành viên trong   gia đình, hay sẽ là cớ gây nên đau khổ, chia rẽ, đổ vỡ?   Trong tương quan cha mẹ - con cái, sự thật ít được đặt thành vấn đề, vì thường cha mẹ tự cho mình quyền nắm giữ mọi sự thật. Chính vì độc quyền sự thật, nên sự thật chỉ được rì rỏ tùy theo mức độ, hoàn cảnh, ý muốn của cha mẹ. Cũng chính vì độc quyền sự thật, và có khuynh hướng coi con cái còn bé bỏng, chưa nên biết   sự thật, mà nhiều khi sự thật bị rì rỏ ngoài ý muốn của cha mẹ đã làm khủng hoảng tinh thần của con cái, làm xáo trộn đời sống, và có thể đưa đến hậu quả tâm lý tiêu cực như bất mãn, trầm cảm, suy sụp. Thường con cái rất nhạy bén về nguồn gốc của mình, nên những đứa con ngoại hôn, con nuôi… hay thắc mắc, tìm tòi ai là cha thật, mẹ thật, anh chị em thật của mình. Không ít cha mẹ đã cắn răng, khóc thầm trước câu hỏi   của con về nguồn cội của mình: Ai là mẹ của con? Ai là cha của con? Tại sao con không được ở với cha, mẹ ruột? Tại sao lại như thế? Mỗi nhà mỗi cảnh, nên niềm vui, nỗi buồn của mỗi gia đình cũng không giống nhau, như kho bí mật các sự thật của mỗi gia đình không cùng kích thước, dung lượng. Vấn đề riêng, nên phương án giải quyết cũng rất đặc thù, không thể áp dụng chung một khuôn mẫu, định đề cho tất cả. Người ta chỉ có thể dựa theo một vài   nguyên tắc chung mang tính hướng dẫn:
       a.  Sự thật là sự thật của con người
   Sự thật của con người nên dính với da thịt, xương máu; gắn với cuộc đời, lý lịch, gia thế, gia tộc của con người cụ thể, sống động. Đã là sự thật của con người, sự thật không khơi khơi, trơ trọi một mình, hay không dính vào ai, không bám vào nhà nào; trái lại, bất cứ sự thật nào của con người cũng thuộc về một người, nhiều   người, rất nhiều người, cả người còn sống lẫn người đã chết, cả người có mặt và người vắng mặt. Chính vì thế,   đụng chạm, lay động, đánh thức, đao bới sự thật, là đụng chạm con người, lay động đời sống con người, đánh thức ký ức con người, đao bới cuộc đời con người. Có những sự thật gắn bó thiết thân với hạnh phúc, tương lai, danh dự, sự nghiệp của con người; có những sự thật ít gắn bó   hơn, nhưng tất cả đều thuộc về con người và ít nhiều ảnh hưởng đến con người. Nguyên tắc này giúp ta ý thức tầm quan trọng của sự   thật, và thái độ phải có trước sự thật. Nếu sự thật chỉ là một thực tại không dính dáng gì đến con người, không ảnh hưởng gì đến đời sống con người, không lợi hại gì   cho con người thì sự thật không cần phải được quan tâm, thận trọng khi công bố, tiết lộ. Nhưng vì có con người ở đó, vì hạnh phúc, bất hạnh của con người gắn liền sự   thật, nên không thể té tát sự thật về một người như hắt   một thau nước; không thể tuôn xả sự thật về ai đó như xả cống nước đầu nguồn; không thể tung toé sự thật về người khác như thả thúng lông gà trước gió.
   Trách nhiệm của người nói sự thật được đặt ở đây, vì sự thật không “vô hại, vô thưởng vô phạt”, nhưng tác động mãnh liệt, và ảnh hưởng lớn lao trên danh dự, sự nghiệp, cuộc sống của cá nhân, gia đình người liên quan sự thật. Cha mẹ có những sự thật về mình và về con cái,  những sự thật của đời cha mẹ, những sự thật gọi về quá khứ của con. Trong số những sự thật sẽ không tránh được   những nét chữ buồn, những biến cố không vui, những lỡ lầm ô nhục, những vấp ngã thương đau, nên cha mẹ phải  cân nhắc để khi gợi lại những sự thật của hôm qua, tiết lộ những sự thật của di vãng, vẫn bảo đảm hiện tại của con cái không bị chao đảo, lật nhào vì vượt sức chịu đựng vốn có hạn của chúng. Cũng vì là những sự thật của con người, nên không nhất thiết phải nói hết sự thật, bởi có những sự thật “chết mang theo” phải được chôn giấu thật sâu với mình, khi hạnh phúc, bình an của người khác bị liên quan. Nguyên tắc bác ái, vị tha một lần nữa trở nên   tiêu chuẩn ưu tiên trong mọi lựa chọn “nói hay không nói” sự thật. Cha mẹ có quyền nói sự thật, và có quyền không nói sự thật về mình cho con cái, cũng như sự thật của chính con cái, nếu xét thấy điều được nói ra mang lại bình an   cho con. Hạnh phúc của con là yếu tố quyết định của   việc “nói hay không nói sự thật” cũng như “khi nao nên   nói, và nói đến đâu”. Tất nhiên trước sau gì thì sự thật cũng được chia sẻ với con cái, nhưng chọn sai thời điểm, nói quá những gì cần nói sẽ gây những chấn động tâm lý bất lợi, làm tổn hại tinh thần, đảo lộn đời sống của con.   Trách nhiệm của mẹ cha không chỉ gói ghém ở việc sinh   ra con, mà còn bao trùm hết cả đời con, nên thành công,   thất bại, bất hạnh, hạnh phúc của con đều có công, tội   của cha mẹ.
  b. Sự thật sẽ vô nghia nếu đứng ngoài trái tim  
    Vì sự thật là sự thật của con người, dính dáng đến cuộc sống con người, nên con người là đối tượng của sự thật. Vì sự thật cần con người, nên sự thật phải phục vụ hạnh phúc của con người, nếu không, con người không cần sự thật, khi sự thật chỉ mang lại cho con người tai   ương, bất hạnh. Sở di người ta sợ nói thật điều mình nghi, điều mình biết với người khác, là vì người khác không nghe sự thật để yêu thương, xây dựng, không đón nhận sự thật để cứu chữa, phục hồi; trái lại, dùng sự thật biết được để quật ngã, truy diệt, khống chế, hãm hại người đã nói lên sự thật. Trong xã hội hôm nay, sự thật quả rất hiếm, vì dưỡng khí tình yêu không còn. Người ta không còn dám nói sự thật trong một bối cảnh vắng bóng tình huynh đệ, tình liên đới, tinh thần vị tha, ý thức xây dựng, và lòng bao dung. Bất cứ sự thật nào cũng bị xuyên tạc, bóp méo và trở thành tai họa cho người biết sự thật. Gia đình cũng không tránh khỏi tình trạng “không   có sự thật” này, chỉ vì cha mẹ không đủ khả năng cho con cái thấy mình thương yêu chúng hết tình, hết mình và đến cùng. Chính tình yêu tạo nên lòng tin tưởng, tín   nhiệm của con cái nơi cha mẹ. Nhờ tình yêu, con cái cảm được mức độ an toàn tuyệt đối khi nói sự thật. Với tình yêu, con cái an tâm nói hết sự thật về mình với cha mẹ để nhận được tình yêu thông cảm, tình yêu nâng đỡ, tình yêu hướng dẫn. Nhiều cha mẹ không dám nói với con về những sự thật cứ “nặng nề ảnh tâm hồn”, vì ngại con sẽ không thông cảm, rồi nặng lời khinh bỉ, lên án. Cũng có những đứa con ngại ngùng chia sẻ những sự thật không vui của   mình với cha mẹ, vì sợ cha mẹ nổi giận, nguyền rủa, xua đuổi. Và đó chính là thảm kịch của gia đình. Thảm kịch ấy sẽ mở màn khi cha mẹ, vì quá khao khát danh dự xã hội đã không dành một chỗ trống trong trái tim mình cho sự thật của con cái; đã quá mê man   tiếng thơm người đời ban cho, mà quên cho con một  khoảng trống an toàn tận đáy sâu tâm hồn mình; đã quá trọng vọng ngôi thứ trong xã hội, mà loại bỏ chỗ đứng ưu tiên của con trong đời mình. Thảm cảnh của những đứa con không được cha mẹ lắng nghe khi muốn nói sự thật, không được chấp nhận khi sự thật bẽ bàng, ô nhục, ảnh hưởng gia phong, gia thế. Thảm cảnh ấy nhan nhản trong   nhiều gia đình và tàn phá không tiếc thương tương lai của con cái đang cần được tình yêu cha mẹ ươm trồng.  Như thế, sự thật phải đi đôi với tình thương, nếu không muốn sự thật trở nên bạc bẽo, lạnh lùng, sắt máu, phi nhân. Sự thật phải đồng hành với tình yêu, để sự thật không lấy con người làm phương tiện, không nghiền nát con người, không dập vùi con người dưới đế giầy sắt thép, ác độc. Tình yêu phải trở thành lẽ sống của sự thật. Trái tim phải là nền tảng hiện hữu của sự thật, nếu không, sự thật sẽ chẳng phục vụ ai, chẳng đem lại lợi ích gì cho cuộc sống, trái lại, sự thật sẽ là nguyên nhân của   tất cả mọi đổ vỡ, đau khổ. Và cái phi lý, vô nghia của sự  thật chính là sự vắng bóng tình yêu trong sự thật. Cha mẹ biết sự thật của con để nâng đỡ, an ủi, chữa lành con, nếu tình yêu cha mẹ còn đó. Cha mẹ nắm giữ   sự thật về con, để uốn nắn con, xây dựng con, nếu trái   tim cha mẹ còn chỗ cho con ẩn náu. Cha mẹ tìm kiếm sự   thật về con để tránh cho con những cạm bẫy nguy hiểm, nếu con còn tự do bay nhảy trong bầu trời yêu thương của tình cha mẹ. Cha mẹ nói với con sự thật về con, dù là sự thật rất đau lòng, để chữa trị, cứu vớt con, nếu vầng trán cha còn nhăn nheo tình phụ tử, và mắt mẹ còn ngấn lệ tình mẹ con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới là sự thật trên   tất cả sự thật của con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới đủ lớn để   ôm lấy hết sự thật “kinh khủng” của con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới vươn xa đến tận tương lai xa tít tắp của con, mặc dù hôm nay con đang bê bết với nhiều sự thật rất bẽ bàng, cay đắng. Chỉ tình yêu cha mẹ mới nhìn thấy ngày phục sinh của con, dù hôm nay con đang hấp hối trong cơn sốt sự thật. Vâng, chỉ có tình cha mẹ mới đón nhận được tất cả sự thật của con dù đó là sự thật vui hay buồn, đáng nhớ hay cố quên đi, tốt đẹp hay xấu xa, vinh dự hay ô nhục, phấn khởi hay ê chề. Và chỉ duy nhất một tình yêu phụ mẫu ấy mới biến đổi được tất cả sự thật của con thành những bước chân đi về tương lai hạnh phúc. Tóm lại, một khi sự thật của con cái được tình yêu cha mẹ đồng hành thì hạnh phúc gia đình chắc chắn được bảo đảm. Với tình yêu, cha mẹ sẽ: 
 a. Khôn ngoan kiểm chứng sự thật   
    Kiểm chứng sự thật để con không bị oan uổng, để dư luận bên ngoài, tiếng đời thị phi không khuynh đảo được bầu khí gia đình, làm xiêu vẹo mái ấm bình an. Khôn ngoan kiểm chứng để không sự thật nào là sự thật bị thêu dệt, bóp méo, hầu tránh hiểu lầm con, đẩy con  vào đường cùng, chân tường, ngõ bí.  
b. Đo lường mức độ của sự thật sẽ được   chia sẻ với con   
   Có những sự thật chỉ được phép nói một phần nhỏ, vì  sức chịu đựng của con cái có hạn. Không ai bắt cha mẹ phải huỵch toẹt nguyên con sự thật. Làm như thế là cẩu thả, và có thể gây sốc cho con.  
c. Chọn không gian, thời điểm xứng hợp   
   Sự thật cần không gian, va thời gian thích hợp để được chia sẻ. Giữa đường không thể “mổ xẻ” con; trước mặt người khác, không thể xấn xổ mắng nhiếc con. Một nơi kín đáo, một bầu khí ấm cúng, thư giãn, một thời điểm thuận lợi sẽ giúp cha mẹ và con cái trao gửi và đón   nhận sự thật một cách tốt đẹp, xây dựng, tình nghia. 
 d. Cách chia sẻ sự thật   
    Oang oang, sang sảng, lấn lướt la điều tối ky phải tránh khi nói với con cái về sự thật của chúng, hoặc lắng nghe chúng tâm sự. “Cách cho” quan trọng thế nào, thì “cách nói” cũng cần thiết như thế. Phải biết nói sự thật vì tự thân, sự thật đã là điều khó nói, khó nghe. Phải biết chia sẻ sự thật, vì chẳng mấy ai muốn người khác nói với mình về sự thật của mình, khi sự thật ấy là sự thật không   đẹp, không vui. Vì thế, cách nói với nhau về sự thật là một nghệ thuật ở mức độ cao, mà chỉ những tâm hồn lớn, cõi lòng rộng mới có thể đạt đến cao độ của nghệ thuật tình yêu này.

   e. Không được rời xa mục đích:   Hạnh Phúc của con  
   Trong khi chia sẻ sự thật với con cái, cha mẹ không được rời xa mục đích của chia sẻ là hạnh phúc của con. Tất cả mọi mục tiêu khác đều không được phép “qua mặt” mục đích yêu thương này. Bởi một khi vì danh dự, gia phong, cha mẹ có thể quên hạnh phúc của con là mục đích tối hậu, mà gạt con xuống hàng thứ yếu, rồi tỏ thái độ coi thường, thiếu trân trọng, cảm thông với con.

  f. Chia sẻ với con như với một người trưởng thành 
   Ngay cả con còn nhỏ, cha mẹ cũng không nên coi thường con, trái lại, hãy coi con cái như những nhân vị phải được trân trọng. Coi con như người trưởng thành sẽ giúp con nhận ra trách nhiệm của mình trong tất cả mọi sự thật liên quan; nghia là cho con cái thấy giá trị, và hậu quả của ý chí tự do nơi mỗi người, đồng thời khơi dậy trong con cái tinh thần trách nhiệm là khả năng không   thể thiếu của người trưởng thành, nhờ đó, con cái sẽ ý thức vai trò của mình trong gia đình, và xã hội. Để kết luận, ta có thể nói: Nếu gia đình la chiếc nôi của sự sống, thì gia đình cũng là trường giáo dục sự thật,   bởi chỉ ở trong gia đình là tổ ấm yêu thương, sự thật mới giữ được căn tính và đạt được mục đích giải phóng của mình. Sự thật trong tình yêu sẽ giải phóng con người khỏi mặc cảm nặng nề, khỏi ảo tưởng vu vơ, khỏi hoang mang, lầm lạc. Nhờ thế, con người sống bình an trong chân thực với chính mình, và với người khác, nhờ có tình yêu bảo chứng. Được sống trong gia đình trân quý sự thật, có cha mẹ tôn trọng sự thật, con cái sẽ lớn lên như những đứa con trưởng thành trong sự thật: sự thật của tình yêu, sự thật   có tình yêu, sự thật để tình yêu lớn mạnh, và sinh sôi nảy   nở, đơm hoa kết trái Hạnh Phúc cho cuộc đời.


Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 6 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong6