Bênh con là căn bệnh khó chữa của nhiều cha mẹ. Chính
căn bệnh này làm hư hỏng nhiều con em, và hầu hết chúng ta đã một lần chứng kiến
cảnh tượng bênh con. Riêng tôi, không chỉ chứng kiến mà còn là nạn nhân của căn
bệnh “bênh con mù quáng” này.
Cũng cái thói hay ngứa mắt, cộng thêm bệnh
nghề nghiệp
“giáo dục”, tôi gọi điện cho đứa cháu, va dặn dò duy nhất một
câu: “Có ăn uống gì ở nha ông ngoại, nhớ dọn dẹp, đừng để ông ngoại phải dọn,
cháu nhé, vì ông gia
rồi. Cháu dọn 5 phút, ông sẽ phải dọn 15 phút. Tội nghiệp ông, 93
tuổi rồi!”. Bố
tôi ở một mình, nhưng gia đình cô em ở gần đó, các cháu qua
lại hằng ngay. Nhưng các cháu tôi, vì được cưng chiều quá đáng, đã trở thanh
những đứa trẻ “bất
trị”. chẳng thế ma sau cú điện thoại chính đáng ấy, cả nha em tôi
như bão tố nổi lên chống tôi. Một chiến dịch chống, chống quyết liệt, chống kịch
liệt kéo dai cả tháng,
lôi cả bố gia tôi vao chiến dịch, chỉ vì tôi đã dám lên tiếng “trách” đứa cháu “thượng đế”
được coi như vinh dự của gia đình em tôi.
Câu chuyện của
tôi chỉ la một trong trăm ngan câu chuyện bênh con của nhiều cha mẹ. Quan
sát thái độ bênh con
ở những cha mẹ nay, ta nhận ra những điểm sau:
1. Bênh con cách
quá khích, cực đoan
Khi con bị người
khác phê bình, nhắc nhớ, lập tức cả cha lẫn mẹ
điên tiết, nổi giận mà không cần hỏi tại sao. Họ không đủ kiên nhẫn lắng nghe để
hiểu ro ngọn nganh,
nhưng tiên thiên cho rằng người khác sai, người khác hồ đồ, người
khác chụp mũ, vu oan con họ, va lồng lộn bênh con cách cực đoan, quá khích.
Quá khích đến độ
phản công dữ dội với người giúp ý kiến để thăng tiến con mình. Cực
đoan đến độ phủ nhận một cách lố bịch sai trái cần sửa đổi của con. Với họ,
con cái la “thượng đế” không chỉ thượng đế thập toan, ma
còn la thượng đế
“bất khả xâm phạm”. Những cha mẹ bênh con quá khích, cực đoan
thường thuộc khuynh hướng tôn sùng con, thần tượng con. Chính vì thế, chỉ cần
đụng nhẹ đến phần
yếu của các ông thần, ba thánh, họ có thể bằm nát kẻ đã dám phạm
thượng phê bình, chỉ trích, sửa trị con cái họ.
2. Bênh
con cách dữ tợn, hung bạo
Vì cực đoan, quá khích, nên những cha mẹ
mang bệnh
“bênh con” thường sử dụng bạo lực trong ngôn từ, và hành động, vì chỉ có bạo lực mới
diễn tả hết cơn cuồng nộ khi con
cái họ bị “xúc phạm”. Hai chữ xúc phạm đây là do họ cường điệu, chứ thực
ra, đó chỉ là những
góp ý, phê bình mang tính xây dựng, tích cực của người khác.
Nhưng vì thành kiến và mặc cảm, nên “nhất cử nhất động” của
người khác đụng chạm đến con họ, đều bị họ xử lý bằng ngôn từ thô bỉ, nặng
nề, có khi bằng hành
vi bạo lực. Với họ, chỉ có một điều mà người khác được phép làm
cho con họ, đó là tấm tắc khen, và nồng nhiệt chúc tụng.
3. Bênh
con cách vô lối, phi lý
Khi bênh con bằng mọi giá, cha mẹ sẽ bất
chấp mọi sự
thật, lý lẽ, đúng sai, phải trái; nhưng cối chầy, ngang bướng, và ngoan
cố đến độ dị hợm kéo cho bằng được phần thắng về phía con. Cha mẹ sẽ không
còn đủ sáng suốt
để nhận ra đúng sai, vì cơn sốt bênh con bùng nổ; cũng không nhìn
thấy ích lợi của lời chỉ bảo, nhắc nhở, và nhất là lòng chân thành, và thiện chí
giúp con mình thăng
tiến của người khác. Não trạng “con là thượng đế” đầy đặc trí
khôn, ý nghi “con mình là số một” bao kín tâm hồn, nên cha
mẹ ôm lấy căn bệnh bênh con, để thỏa mãn kiêu căng, hợm hinh của mình.
Tất cả quá
khích, cực đoan, dữ tợn, hung bạo, vô lối, phi lý là dấu hiệu
của căn bệnh bênh con nguy hiểm. Bệnh này nguy hiểm, vì đưa đến làm mù mắt
cha mẹ, và mù
luôn cả nhân cách của con.
Cha mẹ mù vì không còn thấy ai, thấy gì
ngoài thấy con. Nhưng ngay cả con, cha mẹ cũng không còn mắt sáng để thấy con
mình có khuyết điểm nào cần sửa đổi, ưu điểm nào cần phát huy, tình trạng nào cần
cải thiện, mức độ nào cần nâng cao. Vì mù, cha mẹ không thấy ai ngoài con, nên ảo
tưởng về con mình: con hỗn láo, mà bảo con biết ứng xử; con kiêu căng, ngạo mạn,
lại cho là giỏi giang, có nghị lực; con lười biếng, dốt nát nhưng lại tưởng con
là thần đồng, vi nhân; con côn đồ, mất dậy lại nghi con ngoan ngùy, đoan trang;
con gian dối nhưng cho rằng con khôn ngoan, khéo léo… Tắt một lời, cha mẹ không
thấy gì, vì mù loà trước hào quang giả tạo của con, do chính mình tạo nên, vì
quá thần tượng, suy tôn con. Thực ra, bệnh bênh con có nguyên nhân sâu sa của nó.
Những hiện tượng bên ngoài là chiến lợi phẩm thu được của những siêu vi trùng
giấu mặt trong cha mẹ để ngày đêm đục khoét đôi mắt tâm hồn. Ta có thể điểm mặt
một số vi trùng độc hại:
a. Kiêu căng
Bênh con là biểu chứng hùng hồn của tính kiêu căng, ngạo mạn,
coi nhà mình là nhất, con mình là số một. Kiêu căng làm cho cha mẹ, con cái trở
thành “tín đổ của nhau, khi chỉ nhìn nhau, thấy nhau, ca tụng nhau, bốc thơm
nhau, tôn thờ nhau. Những gia đình kiêu căng tự tách biệt khỏi mọi người, vì với
họ, chẳng có ai xứng đáng để họ kết bạn làm thân, hay tư vấn, học hỏi. Tính kiêu
căng gia đình làm cho đời sống ngày càng nghèo nàn, vì tất cả thành viên trong
nhà đều tự mãn, cho rằng mình tự đủ cho mình, mà không phải cần đến ai. Kiêu
căng kéo theo tự mãn, và tự mãn chính là hố sâu sẽ chôn cả nhà trong đơn độc,
xác xơ.
b. Kém cỏi, non nớt
Người bênh con la người kém cỏi và non nớt, vì hoàn toàn lẫn lộn
giáo dục và xúc phạm. Khi con mình được nhắc nhở để sửa một thiếu sót, bỏ một
thói hư, chính là nó đang được giáo dục, mà giáo dục là việc làm cần thiết,
công trình vi đại phải được thực hiện để giúp con nên người. Thiếu giáo dục,
con cái sẽ thành những cây rừng hoang dã, những ngọn cỏ dại uá héo bên đường,
những con người không tương lai và bất hạnh. Giáo dục cần cho con cái như dưỡng
khí cần cho sự sống, máu cần cho thân thể. Người ta có thể sống nghèo, nhưng
không thể sống thiếu giáo dục. Khi lẫn lộn “việc lớn” giáo dục với ám ảnh danh
dự con cái, gia đình bị xúc phạm, cha mẹ ở dạng bênh con đã để lộ sự thật kém cỏi,
non nớt của mình về mọi phương diện. Cũng vì thiếu hiểu biết, cha mẹ này càng
kiêu căng, tự mãn… và càng tự mãn, kiêu căng, con cái càng không được giáo dục,
mà hậu quả là nếp sống ngày mai nhiều rủi ro.
c. Tâm hồn chật hẹp, khép kín
Tất nhiên cha mẹ bênh con mù quáng phải là những tâm hồn khép
kín, chật hẹp. Khép kín mới không thể chấp nhận lời khuyên, ý
kiến của người khác. Chật hẹp mới không có chỗ cho người khác ngoài gia đình.
Đóng kín gia đình trong những nhỏ bé, giới hạn của thành viên gia đình, cha mẹ
vô tình làm con cái chết yểu, vì ngột ngạt. Nhưng vì quen, nên mọi người không
cảm thấy mình èo uột, khó thở; vì bị những tâng bốc, ca ngợi điều kiện hóa, các
thành viên gia đình không thể tách rời nhau, hay làm khác nhau.
d. Ích kỷ, tham lam
Sâu sa của hanh động bênh con vô lối là tính ích kỷ, tham lam.
Cha mẹ ích kỷ khi “sở hữu” con mình, và không muốn bất cứ ai có quyền trên nó.
Ích kỷ biến cha mẹ thành điên cuồng khi ai đó tỏ ra có chút quyền trên con cái
họ, vì tận thâm tâm, con cái đã là sở hữu bất khả nhượng. Cha mẹ này cũng tham
lam, vì chỉ muốn vơ vào. Sở di cha mẹ nổi điên khi con bị phê bình, trách mắng
bởi người khác, là vì cha mẹ cảm thấy mất mát một cái gì đó mà bấy lâu vẫn khư
khư giữ kỹ. Vì thế, phê bình, sửa sai với họ chính la cướp đi, lấy mất những gì
thuộc về họ.
e. Si - Nổ
Có một đặc điểm chung ở những cha mẹ bênh con mù quáng này là chất
“si - nổ”. Si là “si diện dổm”, nổ là huyênh hoang,
khoe khoang, tự đắc. Những cha mẹ này bênh con, phần lớn vì ôm cái danh dự ảo của
“danh gia
vọng tộc”, khi tự gán cho mình những vinh dự gia thế
mà chẳng bao giờ có. Họ cũng thích khoe khoang, “trưng bay” con
cái. Điều dễ thấy nhất là trong nhà họ chân dung con cái được treo cùng khắp, đặc
biệt những bức
ảnh ra trường có “mũ mão, cân đai” trịnh trọng, hoành tráng. Bằng
cấp, chứng chỉ, bảng khen thì ngổn ngang trên tường, làm mờ mắt khách đến
chơi. Thói si diện
ảo và nổ chan chát, inh ỏi làm thiên hạ chán ngán đến nhờm tởm,
nhưng với họ là cả niềm vui, thích thú. Tóm lại, cha mẹ bênh con mù quáng trở
thành những cha
mẹ bệnh hoạn làm con hư hỏng, không thích nghi, hội nhập được
vào đời sống chung, mà trước sau con cái phải bước vào. Bênh con làm con quên sự
thật về mình, để
rồi mê man trong tính hư tật xấu, mải miết với non dại, ấu tri, yếu
kém của mình mà không tóm được một bàn tay hướng đạo, nâng đỡ. Vì bênh con,
cha mẹ làm con
bị mọi người cô lập, bị xã hội loại bỏ. Vì bênh con, cha mẹ giam hãm
con trong vòng tay ngục tù, sở hữu của mình, và biến con thành những con
người “không giống
ai”. Hậu quả tai hại của bênh con thì vô kể, và mức độ trầm trọng
thì khôn lường. Giáo
dục đòi cha mẹ tinh thần sáng suốt để luôn ý thức con cái
là những thân măng mới nhú còn non nớt cần được uốn nắn bởi nhiều bàn tay.
Ngoài bàn tay cha
mẹ, còn những bàn tay thân ái, yêu thương, thành thạo khác góp phần,
chung sức cho tương lai của măng. Vì thế, bênh con là chặt đứt những bàn
tay nối dài rất cần thiết ấy; bênh con là khóa chặt những
bàn tay muốn cộng tác xây dựng hạnh phúc của con
mình; bênh con là cấm
vận mọi nhánh sông đem nước vào đồng lúa là con; bênh con là bứng
con ra khỏi những liên đới không thể thiếu để thành công trong cuộc đời. Tóm
lại, bênh con là
làm con chết ngạt trong kiêu căng, hãnh tiến, ngu si, ích kỷ của mình,
và cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả tai hại rất đáng buồn ấy.
Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 8 : https://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong8