Pages - Menu

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Chương VIII : CÔNG BÌNH : NỀN TẢNG CỦA TÌNH YÊU CHA MẸ


    Cha mẹ càng già, con cái càng lớn, thì gia đình dễ đưa đến bất hòa, dễ làm rạn nứt tình nghĩa, đó là vấn  đề công bình trong tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Không ai phủ nhận: cha mẹ nao cũng có riêng cho mình đứa con được thương hơn như “cục cưng” của mẹ,  “niềm an ủi tuổi già” của cha. Điều này không sai trái,  vì đó là quyền của cha mẹ, nhưng cũng không chối cãi  được: Đây chính là nguyên nhân gây ra không ít vấn đề  nan giải giữa con cái, mà phần đông cha mẹ lại vô phước  trở thành nạn nhân.

1. Con cái rất nhạy bén với công bình 
Có thể cha mẹ không quan tâm khi thương yêu con,  nhưng các con lại rất nhạy bén khi cha mẹ không thương đồng đều. Chúng không cần biết cha mẹ thương em út  hơn, vì em sinh ra trong lúc gia đình khánh kiệt, làm ăn  thua lỗ, nên em chịu nhiều thiệt thòi, nay cha mẹ muốn bù đắp; hay thương chị cả hơn, vì mới lấy nhau, vừa ra  ở riêng, cha mẹ không có điều kiện kinh tế để chăm sóc  chị đầy đủ, nhưng chúng chỉ biết: Mình là con, nên đòi công bình trong tình yêu của cha mẹ, vì tất cả đều được sinh ra bởi cùng một cha, một mẹ.  Có thể cha mẹ không để ý trong cách yêu thương,  nhưng con cái lại rất tinh tế khi cha mẹ “bên trọng bên khinh”, thương đứa này hơn đứa kia, lo cho đứa này  nhiều hơn các đứa khác. Chúng đâu cần hiểu: Mỗi đứa  con là một trời kỷ niệm của tình yêu giữa cha và mẹ,  nên khác biệt là chuyện bình thường, dễ hiểu, cần được cảm thông. Có thể cha mẹ coi chuyện hơn - kém một chút trong tình cảm dành cho các con là chuyện nhỏ, nhưng với các con lại là chuyện lớn, có thể làm “kinh thiên động địa”. Có thể cha mẹ đánh giá tình huynh đệ của con cái quá cao, trong khi đám gà con đá nhau tá lả vì đứa có đứa không, đứa được cưng, đứa chẳng được cha mẹ hỏi  đến bao giờ, chẳng như lời khuyên của cha mẹ: “Gà  cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.  Vì thế mà sơ ý của cha mẹ có thể làm phật ý con; sơ sót của cha mẹ là đắng đót lòng con; sơ sẩy của cha mẹ  làm cớ cho con cái đấu đá, bất hòa; sơ suất của cha mẹ đẩy đám con vào ghen tuông, chia rẽ, vì con cái rất nhạy  cảm trước bất công, ngay trong tình yêu của cha mẹ. 

       2. Con cái chưa là thánh 
      Cha mẹ thường nghi tốt cho con, nên hay quyết đoán con mình không có tính hư tật xấu, nhất la không so đo, tỵ nạnh, ganh ghét giữa nhau. Nghĩ như vậy là phủ nhận sự thật về con mình với nhiều giằng co thiện  - ác, xấu - tốt liên lỉ bắt phải quyết liệt chọn lựa. Là con người, con cái cũng chung thân phận phải chiến đấu  giữa điều phải lam, đáng lam va điều không được phép  làm, không nên làm. Cuộc chiến nội tâm không thiếu cam go, vì cơn cám dỗ lam điều xấu, chiều theo bản  năng luôn có mặt, hoạt động. Chính vì thế, con cái chưa là thánh, nên còn tham, sân, si, còn tranh giành, ganh  ghét, ken cựa, được thua. Ý thức điều này, cha mẹ sẽ không lơ là với công bình trong cách đối xử với các con. Thái độ trọng đứa này, khinh đứa kia, thương con này, bỏ con khác là nguyên nhân đưa đến nội chiến trong gia đình, và cảnh huynh  đệ tương tàn là điều khó tránh. Nhìn con như những con người nhiều yếu đuối, cha mẹ sẽ tránh cho con những cớ vấp phạm, để tình yêu của cha mẹ không thoái hóa thanh  ngòi nổ chiến tranh giữa anh em cùng cha cùng mẹ. Thực tế cho thấy: Có nhiều cha mẹ không công bình  trong đối xử với các con. Có những đứa con lớn bị cha mẹ khinh thường, không đoái hoai, không cho tham gia  ý kiến; ngược lại, đứa con út lại nắm đầu mọi anh chị, “tác yêu tác quái”, và quyết định mọi việc trong nhà cha  mẹ, vì “mua” được cha mẹ, nắm được cha mẹ, bởi cha mẹ yếu đuối, không cứng rắn, thiếu công bình.  Không thiếu những gia đình tan nát, kiện cáo nhau ra tòa, có khi còn đâm chém, hãm hại nhau, vì từ tình cảm không công bình của cha mẹ đã dẫn đến không công bình trong phân chia tai sản, để rồi tình cảm va vật  chất đan quyện lẫn lộn vao nhau tạo nên muôn van mâu thuẫn, đố ky. Rất nhiều cha mẹ vì thương con này nhiều, thương con kia ít, vun xới cho con nay, nhưng bỏ bê con kia để  rồi trắng trợn thiên vị trong quyết định, phân xử đã đẩy con cái vào bế tắc của tình huynh đệ khi bất công ngập tràn đã mở đường cho tội ác. Một vai điểm then chốt về công bình cần được cha mẹ quan tâm để tránh cho con cái cảnh “nồi da xáo thịt” rất đáng trách, đáng buồn.
3. Công bình là nền tảng của mọi tình yêu 
     Báo chí thường hay đăng những “chuyện tình” của những chàng có vóc dáng bảnh bao đi “cưa” những cô gái có tiền để trục lợi, kiếm chác, và thiên hạ gọi những chàng này là những tên “đào mỏ”. Đào mỏ là nhãn hiệu tồi tệ, đáng khinh, vì thiếu công bình, bất công, khi chủ trương “bóc” người yêu, “lột” người yêu. Với  những chàng đào mỏ chuyên nghiệp nay thì “bóc lột  thân thể” người yêu chỉ la phương tiện, bóc lột tiền bạc, của cải của “người yêu” mới la mục đích. Chuyện tình  của những chang đao mỏ, va người con gái ngây thơ, dễ  tin đã bị xây trên bất công, nên sụp đổ rất nhanh, va tan  khốc, bởi đó la mối tình “bạo phát, bạo tan” luôn kết  thúc bằng thương đau cho nàng, và bỉ ổi cho tên đạo tặc. Cũng thế, khi một trong hai người chỉ lợi dụng, vơ vét, thì tình yêu giữa hai người không thể bền chặt, va sớm muộn cũng tan vỡ. Tình yêu lứa đôi cũng không khác tình yêu cha mẹ. Khi bổn phận yêu thương đã chu toàn, mà quyền lợi được yêu thương không được thỏa mãn, trái tim con cái  sẽ nổi loạn, vì không chịu đựng được bất công. Vì thế, cha mẹ không công bình trong tình yêu dành cho các  con sẽ cho con cảm tưởng bị tước đoạt quyền được yêu thương, và đó la xúc phạm lớn đối với con cái. Bị xúc phạm vì không được yêu thương, hay bị phân bì, kỳ thị, con cái sẽ oán trách cha mẹ, va mang nặng mặc cảm bị  quên lãng, bỏ rơi. Có nhiều cha mẹ luôn miệng khuyên con cái “phải  thương yêu, đùm bọc nhau”, nhưng lại thi hành chính sách thiên vị, phân biệt rất bất công gây bất hòa giữa con cái thì hỏi lời khuyên ấy có giá trị gì và ảnh hưởng được đến ai? Nhìn cha mẹ bất công, thấy cha mẹ thiếu công bình, con cái nào có thể chân thanh va cởi mở tấm lòng  với nhau, nói chi đến chuyện đùm bọc, tương trợ? Là nền tảng của mọi tình yêu, nên cha mẹ không thể bứng đi công bình, nhưng bắt buộc phải đặt tình yêu con  cái trên đó:
 • Công bình trong lời ăn tiếng nói để tất cả cac con  đều thấy mình la con, được sinh ra bởi một tình  yêu cha mẹ. 
• Công bình trong thái độ để không đứa con nao thấy  mình bị phân biệt đối xử. 
• Công bình trong phán quyết để con nhận ra mình la  thanh viên toan phần của gia đình, đứa con “trăm  phần trăm” của cha mẹ.

4.  Công bình là đức tính cần thiết của cha mẹ 
    Vì công bình giữ cha mẹ ở điểm trung tâm, cọc mốc  tâm điểm cho con cái xum vầy, đoan tụ. Vòng tròn cần  tâm điểm để la vòng tròn, cũng như gia đình cần cha mẹ  để là mái ấm. Nếu mất tâm điểm, vòng tròn yêu thương sẽ méo mó, cong queo, như cha mẹ không ở đúng vị trí  sẽ lam gia đình hỗn loạn, mất đoan kết, không còn nhất  tâm, nhất trí. Công bình là tâm điểm cần thiết để bổn  phận của con được thúc đẩy chu toan, va quyền lợi của  con được vẹn toan bảo đảm.  Đến đây, chúng ta đồng ý với nhau: Công bình rất  cần thiết để tạo một bầu khí yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tình huynh đệ gắn bó giữa các con. Và công bình trong tình cảm, công bình trong thái độ, công bình  trong mọi quyết định được nhận là chìa khóa của mái ấm hạnh phúc. Nhưng vấn đề được đặt ra, đó là công bình lý tưởng ấy có khả thi, hay chỉ là lý tưởng suông, không có  trong thực tế gia đình?  Quả thực, một công bình tuyệt đối, hay một công  bình cực đoan, vô điều kiện thiết tưởng là điều khó thực  hiện trong đời sống gia đình, bởi những lý do sau:

a. Mỗi đứa con là một cuộc đời, một vũ trụ,  một tình cảm đặc thù, khác biệt 
    Cha mẹ sinh ra nhiều con, nhưng không đứa nào  giống đứa nào, vì mỗi đứa con được sinh ra đã được cưu mang trong một thời gian, không gian đặc thù, với tình yêu, hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác biệt. Đứa con sinh ra trong thời ly loạn, khi ma cha mẹ phải bỏ lang bỏ xóm chạy loạn, di cư sẽ khác hẳn đứa con được sinh trong thời bình, khi cha mẹ không còn lo lắng chốn đạn, tránh bom, chật vật với đời sống vất vả, nghèo nàn. Ngoài hoàn cảnh khác biệt, tình yêu của cha mẹ dành cho nhau khi sinh  các con cũng không ở cùng mức độ: có đứa được sinh ra khi tình yêu cha mẹ lên hương nồng nàn, nhưng cũng có đứa con không gặp may sinh vào lúc mẹ cha nhiều mâu thuẫn, hiểu lầm. Tình cảm vì thế cũng ảnh hưởng và ký  ức cũng do đó in sâu trên từng đứa con, để mỗi khi nhìn con, cha mẹ lại hồi tưởng, sống lại tình cảm xưa. 
     Chính vì thế, không thể có một đàn con hoàn toàn  giống nhau, hay một bầy con được sinh ra trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, tâm trạng của cha mẹ. Đó  cũng là lý do không thể có một tình cảm tuyệt đối công bình nhìn từ bên ngoài của cha mẹ dành cho các con. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ yêu thương tất cả các con với một tình yêu tròn đầy, mặc dù mỗi đứa được yêu  thương bằng những cách khác nhau.  Cũng thế, cách thức yêu con sẽ không cùng một khuôn mẫu, những khác biệt tùy theo nhu cầu của mỗi đứa. Có đứa thâm trầm, kín đáo không thích cha mẹ bộc lộ công khai tình cảm; đứa khác tính tình phóng khoáng, cởi mở lại thích được cha mẹ tự nhiên nụng nịu, không che giấu, dè dặt. Hiểu con từng đứa, biết con từng phân ly da thịt, cha mẹ thương con trên nền tảng công bình, nhưng không  phải thứ công bình xơ cứng, cực đoan; trái lại, công bình  trong yêu thương là ánh đèn rất sáng soi dẫn tình yêu cha  mẹ đến tận sâu kín của nhu cầu nơi con cái, để tất cả các  con luôn là đối tượng của tình yêu tròn đầy, viên mãn, và không một đứa nào bị lọt khỏi tình yêu cha mẹ, nhờ  mắt sáng công bình.

b. Có những đứa con bất hiếu 

     Khi đối diện với đứa con bất hiếu, cha mẹ tuy vẫn yêu thương, nhưng không thể đối xử với cậu con bất hiếu  như với các con khác, bởi cậu con nay đã đơn phương phá vỡ khế ước tự nhiên giữa cha mẹ - con cái, theo đó, đã lam con tất phải có bổn phận hiếu thảo. Được cha  mẹ yêu thương là quyền lợi, nhưng bổn phận hiếu thảo  không được cậu thực hiện. Điều nay đương nhiên đưa  đến hậu quả la quyền lợi của cậu từ nay bị đặt dưới một số điều kiện, chứ không tự động như trường hợp bình  thường của các anh chị em khác. Cụ thể la cha mẹ không  thể tin tưởng cậu ma giao phó của cải, gia sản cho cậu, cũng không thể chia sẻ với cậu những công việc hệ trọng  cần phải kín đao va trung tín trong gia đình. Thái độ của  cha mẹ cũng phải thay đổi để cậu nhận ra sai trái của  mình va biết dừng lại trước khi quá đa, quá muộn.  Công bình với cậu không còn tự động, tự nhiên,  nhưng có điều kiện, vì tương quan cha mẹ - con cái giữa  cậu va song thân không còn bình thường, đáng tin.  Ở những trường hợp nay, người ta không có quyền  đòi hỏi cha mẹ một công bình tuyệt đối, hiểu theo nghĩa: phải tuyệt đối đồng đều giữa các con thảo hiếu va bất  hiếu, ngoan ngoãn va hư đốn, thương cha thương mẹ va  lêu lổng, hoang đang, “phá gia chi tử”. Và cha mẹ có  quyền đo lường mức độ công bình để bảo đảm an toan ở mọi phương diện cho mình va gia đình. Một thí dụ điển  hình: đứa con xì ke, ma túy bỏ nha đi hoang, nay dắt côn  đồ về đe dọa cha mẹ, mai đưa du đãng về hăm dọa, tống tiền anh em trong nha sẽ không được hưởng sự công  bình trong việc phân chia tai sản của cha mẹ, vì anh ta đã  không có đủ điều kiện tối thiểu để hưởng quyền lợi công bình đó. Với cậu, cha mẹ tuy rất thương, nhưng vì biết có cho cậu bao nhiêu của cải, tiền bạc, cậu cũng sẽ đem nướng vào “chất trắng chết người”, nên không thể cho  cậu phần gia tai đáng lý ra cậu được hưởng. Công bình  vì thế phải được bảo đảm bởi một số điều kiện để mục đích của tình yêu là hạnh phúc của cậu được thực hiện.  Như thế, công bình trong tình yêu của cha mẹ, ở vào một số trường hợp sẽ không thể áp dụng đồng đều cùng  mức độ cho tất cả các con. Công bình sẽ không được  hiểu nhất loạt như nhau, hoan toan như nhau, không  khác biệt; trái lại, công bình được ánh sáng khôn ngoan  của tình yêu hướng dẫn để cha mẹ biết phải yêu con thế  nào cho công bình, thương con thế nao cho con được  hạnh phúc, giúp con thế nao cho con đạt được giá trị lam  người. Va nếu công bình la nền tảng của tình yêu, thì  tình yêu cũng la hướng đạo viên của công bình để công  bình không chai đá, xơ cứng, ù lì dừng lại ở một điểm  cực đoan. Đồng thời khi soi sáng công bình, tình yêu  cũng sẽ không mù quáng phiêu dạt đó đây tạo nên mất  trật tự, mất cân đối, thiếu hòa điệu. Chia sẻ về công bình trong tình yêu cha mẹ đối với  con cái, chúng ta đã nêu lên được sự cần thiết của công  bình như nền tảng cho tình yêu cha mẹ đứng vững ở vị  trí trung tâm, quy tụ, nối kết; đồng thời trình bay gới hạn  của công bình trong một số trường hợp, ở đó, công bình  được thể hiện mộ cách linh động, khôn ngoan hầu đem  lại lợi ích không chỉ cho con, ma cho tất cả mọi thanh viên trong gia đình. Công bình như nền tảng của tình yêu,  nhưng cũng cần tình yêu hướng dẫn để công bình không  trở thanh một nguyên tắc chết lam mất thăng bằng, hòa  điệu của tình yêu cha mẹ - con cái. Nói cách khác, cha mẹ mang ơn gọi yêu thương, nên cũng được đặc sủng khôn ngoan để biết yêu thương đúng, yêu thương thực,  yêu thương công bình hầu đem lại hạnh phúc cho con. Học công bình trong yêu thương cũng la học yêu  thương công bình, bởi loại bỏ công bình, cha mẹ khó có  thể yêu thương chính đáng, yêu thương hữu hiệu, yêu  thương như đòi hỏi của ơn gọi lam cha mẹ.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 9 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong9

Chương VII : BÊNH CON MÙ QUÁNG

    Bênh con là căn bệnh khó chữa của nhiều cha mẹ. Chính căn bệnh này làm hư hỏng nhiều con em, và hầu hết chúng ta đã một lần chứng kiến cảnh tượng bênh con. Riêng tôi, không chỉ chứng kiến mà còn là nạn nhân của căn bệnh “bênh con mù quáng” này.
Cũng cái thói hay ngứa mắt, cộng thêm bệnh nghề nghiệp “giáo dục”, tôi gọi điện cho đứa cháu, va dặn dò duy nhất một câu: “Có ăn uống gì ở nha ông ngoại, nhớ dọn dẹp, đừng để ông ngoại phải dọn, cháu nhé, vì ông gia rồi. Cháu dọn 5 phút, ông sẽ phải dọn 15 phút. Tội nghiệp ông, 93 tuổi rồi!”. Bố tôi ở một mình, nhưng gia đình cô em ở gần đó, các cháu qua lại hằng ngay. Nhưng các cháu tôi, vì được cưng chiều quá đáng, đã trở thanh những đứa trẻ “bất trị”. chẳng thế ma sau cú điện thoại chính đáng ấy, cả nha em tôi như bão tố nổi lên chống tôi. Một chiến dịch chống, chống quyết liệt, chống kịch liệt kéo dai cả tháng, lôi cả bố gia tôi vao chiến dịch, chỉ vì tôi đã dám lên tiếng “trách” đứa cháu “thượng đế” được coi như vinh dự của gia đình em tôi. Câu chuyện của tôi chỉ la một trong trăm ngan câu chuyện bênh con của nhiều cha mẹ. Quan sát thái độ bênh con ở những cha mẹ nay, ta nhận ra những điểm sau:  
     1. Bênh con cách quá khích, cực đoan 
     Khi con bị người khác phê bình, nhắc nhớ, lập tức cả cha lẫn mẹ điên tiết, nổi giận mà không cần hỏi tại sao. Họ không đủ kiên nhẫn lắng nghe để hiểu ro ngọn nganh, nhưng tiên thiên cho rằng người khác sai, người khác hồ đồ, người khác chụp mũ, vu oan con họ, va lồng lộn bênh con cách cực đoan, quá khích. Quá khích đến độ phản công dữ dội với người giúp ý kiến để thăng tiến con mình. Cực đoan đến độ phủ nhận một cách lố bịch sai trái cần sửa đổi của con. Với họ, con cái la “thượng đế” không chỉ thượng đế thập toan, ma còn la thượng đế “bất khả xâm phạm”. Những cha mẹ bênh con quá khích, cực đoan thường thuộc khuynh hướng tôn sùng con, thần tượng con. Chính vì thế, chỉ cần đụng nhẹ đến phần yếu của các ông thần, ba thánh, họ có thể bằm nát kẻ đã dám phạm thượng phê bình, chỉ trích, sửa trị con cái họ.
      2. Bênh con cách dữ tợn, hung bạo  
    Vì cực đoan, quá khích, nên những cha mẹ mang bệnh “bênh con” thường sử dụng bạo lực trong ngôn từ, và hành động, vì chỉ có bạo lực mới diễn tả hết cơn cuồng nộ khi con cái họ bị “xúc phạm”. Hai chữ xúc phạm đây là do họ cường điệu, chứ thực ra, đó chỉ là những góp ý, phê bình mang tính xây dựng, tích cực của người khác. Nhưng vì thành kiến và mặc cảm, nên “nhất cử nhất động” của người khác đụng chạm đến con họ, đều bị họ xử lý bằng ngôn từ thô bỉ, nặng nề, có khi bằng hành vi bạo lực. Với họ, chỉ có một điều mà người khác được phép làm cho con họ, đó là tấm tắc khen, và nồng nhiệt chúc tụng.
 3. Bênh con cách vô lối, phi lý
     Khi bênh con bằng mọi giá, cha mẹ sẽ bất chấp mọi sự thật, lý lẽ, đúng sai, phải trái; nhưng cối chầy, ngang bướng, và ngoan cố đến độ dị hợm kéo cho bằng được phần thắng về phía con. Cha mẹ sẽ không còn đủ sáng suốt để nhận ra đúng sai, vì cơn sốt bênh con bùng nổ; cũng không nhìn thấy ích lợi của lời chỉ bảo, nhắc nhở, và nhất là lòng chân thành, và thiện chí giúp con mình thăng tiến của người khác. Não trạng “con là thượng đế” đầy đặc trí khôn, ý nghi “con mình là số một” bao kín tâm hồn, nên cha mẹ ôm lấy căn bệnh bênh con, để thỏa mãn kiêu căng, hợm hinh của mình. Tất cả quá khích, cực đoan, dữ tợn, hung bạo, vô lối, phi lý là dấu hiệu của căn bệnh bênh con nguy hiểm. Bệnh này nguy hiểm, vì đưa đến làm mù mắt cha mẹ, và mù luôn cả nhân cách của con.
    Cha mẹ mù vì không còn thấy ai, thấy gì ngoài thấy con. Nhưng ngay cả con, cha mẹ cũng không còn mắt sáng để thấy con mình có khuyết điểm nào cần sửa đổi, ưu điểm nào cần phát huy, tình trạng nào cần cải thiện, mức độ nào cần nâng cao. Vì mù, cha mẹ không thấy ai ngoài con, nên ảo tưởng về con mình: con hỗn láo, mà bảo con biết ứng xử; con kiêu căng, ngạo mạn, lại cho là giỏi giang, có nghị lực; con lười biếng, dốt nát nhưng lại tưởng con là thần đồng, vi nhân; con côn đồ, mất dậy lại nghi con ngoan ngùy, đoan trang; con gian dối nhưng cho rằng con khôn ngoan, khéo léo… Tắt một lời, cha mẹ không thấy gì, vì mù loà trước hào quang giả tạo của con, do chính mình tạo nên, vì quá thần tượng, suy tôn con. Thực ra, bệnh bênh con có nguyên nhân sâu sa của nó. Những hiện tượng bên ngoài là chiến lợi phẩm thu được của những siêu vi trùng giấu mặt trong cha mẹ để ngày đêm đục khoét đôi mắt tâm hồn. Ta có thể điểm mặt một số vi trùng độc hại:
a. Kiêu căng
      Bênh con là biểu chứng hùng hồn của tính kiêu căng, ngạo mạn, coi nhà mình là nhất, con mình là số một. Kiêu căng làm cho cha mẹ, con cái trở thành “tín đổ của nhau, khi chỉ nhìn nhau, thấy nhau, ca tụng nhau, bốc thơm nhau, tôn thờ nhau. Những gia đình kiêu căng tự tách biệt khỏi mọi người, vì với họ, chẳng có ai xứng đáng để họ kết bạn làm thân, hay tư vấn, học hỏi. Tính kiêu căng gia đình làm cho đời sống ngày càng nghèo nàn, vì tất cả thành viên trong nhà đều tự mãn, cho rằng mình tự đủ cho mình, mà không phải cần đến ai. Kiêu căng kéo theo tự mãn, và tự mãn chính là hố sâu sẽ chôn cả nhà trong đơn độc, xác xơ.
b. Kém cỏi, non nớt
      Người bênh con la người kém cỏi và non nớt, vì hoàn toàn lẫn lộn giáo dục và xúc phạm. Khi con mình được nhắc nhở để sửa một thiếu sót, bỏ một thói hư, chính là nó đang được giáo dục, mà giáo dục là việc làm cần thiết, công trình vi đại phải được thực hiện để giúp con nên người. Thiếu giáo dục, con cái sẽ thành những cây rừng hoang dã, những ngọn cỏ dại uá héo bên đường, những con người không tương lai và bất hạnh. Giáo dục cần cho con cái như dưỡng khí cần cho sự sống, máu cần cho thân thể. Người ta có thể sống nghèo, nhưng không thể sống thiếu giáo dục. Khi lẫn lộn “việc lớn” giáo dục với ám ảnh danh dự con cái, gia đình bị xúc phạm, cha mẹ ở dạng bênh con đã để lộ sự thật kém cỏi, non nớt của mình về mọi phương diện. Cũng vì thiếu hiểu biết, cha mẹ này càng kiêu căng, tự mãn… và càng tự mãn, kiêu căng, con cái càng không được giáo dục, mà hậu quả là nếp sống ngày mai nhiều rủi ro.
c. Tâm hồn chật hẹp, khép kín
     Tất nhiên cha mẹ bênh con mù quáng phải là những tâm hồn khép kín, chật hẹp. Khép kín mới không thể chấp nhận lời khuyên, ý kiến của người khác. Chật hẹp mới không có chỗ cho người khác ngoài gia đình. Đóng kín gia đình trong những nhỏ bé, giới hạn của thành viên gia đình, cha mẹ vô tình làm con cái chết yểu, vì ngột ngạt. Nhưng vì quen, nên mọi người không cảm thấy mình èo uột, khó thở; vì bị những tâng bốc, ca ngợi điều kiện hóa, các thành viên gia đình không thể tách rời nhau, hay làm khác nhau.
d. Ích kỷ, tham lam
     Sâu sa của hanh động bênh con vô lối là tính ích kỷ, tham lam. Cha mẹ ích kỷ khi “sở hữu” con mình, và không muốn bất cứ ai có quyền trên nó. Ích kỷ biến cha mẹ thành điên cuồng khi ai đó tỏ ra có chút quyền trên con cái họ, vì tận thâm tâm, con cái đã là sở hữu bất khả nhượng. Cha mẹ này cũng tham lam, vì chỉ muốn vơ vào. Sở di cha mẹ nổi điên khi con bị phê bình, trách mắng bởi người khác, là vì cha mẹ cảm thấy mất mát một cái gì đó mà bấy lâu vẫn khư khư giữ kỹ. Vì thế, phê bình, sửa sai với họ chính la cướp đi, lấy mất những gì thuộc về họ.
e. Si - Nổ
     Có một đặc điểm chung ở những cha mẹ bênh con mù quáng này là chất “si - nổ”. Si là “si diện dổm”, nổ là huyênh hoang, khoe khoang, tự đắc. Những cha mẹ này bênh con, phần lớn vì ôm cái danh dự ảo của “danh gia vọng tộc”, khi tự gán cho mình những vinh dự gia thế mà chẳng bao giờ có. Họ cũng thích khoe khoang, “trưng bay” con cái. Điều dễ thấy nhất là trong nhà họ chân dung con cái được treo cùng khắp, đặc biệt những bức ảnh ra trường có “mũ mão, cân đai” trịnh trọng, hoành tráng. Bằng cấp, chứng chỉ, bảng khen thì ngổn ngang trên tường, làm mờ mắt khách đến chơi. Thói si diện ảo và nổ chan chát, inh ỏi làm thiên hạ chán ngán đến nhờm tởm, nhưng với họ là cả niềm vui, thích thú. Tóm lại, cha mẹ bênh con mù quáng trở thành những cha mẹ bệnh hoạn làm con hư hỏng, không thích nghi, hội nhập được vào đời sống chung, mà trước sau con cái phải bước vào. Bênh con làm con quên sự thật về mình, để rồi mê man trong tính hư tật xấu, mải miết với non dại, ấu tri, yếu kém của mình mà không tóm được một bàn tay hướng đạo, nâng đỡ. Vì bênh con, cha mẹ làm con bị mọi người cô lập, bị xã hội loại bỏ. Vì bênh con, cha mẹ giam hãm con trong vòng tay ngục tù, sở hữu của mình, và biến con thành những con người “không giống ai”. Hậu quả tai hại của bênh con thì vô kể, và mức độ trầm trọng thì khôn lường. Giáo dục đòi cha mẹ tinh thần sáng suốt để luôn ý thức con cái là những thân măng mới nhú còn non nớt cần được uốn nắn bởi nhiều bàn tay. Ngoài bàn tay cha mẹ, còn những bàn tay thân ái, yêu thương, thành thạo khác góp phần, chung sức cho tương lai của măng. Vì thế, bênh con là chặt đứt những bàn tay nối dài rất cần thiết ấy; bênh con là khóa chặt những bàn tay muốn cộng tác xây dựng hạnh phúc của con mình; bênh con là cấm vận mọi nhánh sông đem nước vào đồng lúa là con; bênh con là bứng con ra khỏi những liên đới không thể thiếu để thành công trong cuộc đời. Tóm lại, bênh con là làm con chết ngạt trong kiêu căng, hãnh tiến, ngu si, ích kỷ của mình, và cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả tai hại rất đáng buồn ấy.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 8 https://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong8

Chương VI NGHỆ THUẬT THƯỞNG - PHẠT


   Là nhà giáo dục, cha mẹ như người trông cây phải bát sâu, tỉa lá, cắt cành khi cần để cây lớn nhanh, tươi tốt làm đẹp cho đời. Con cái cũng như cây non cần được uốn nắn, nếu không sẽ biến thành cây hoang, cỏ dại vất vưởng, vô tích sự. Uốn nắn đòi sửa chữa, uốn nắn cần thưởng phạt: thưởng để khuyến khích, thúc đẩy;  phạt để sửa trị, chấn chỉnh. Giáo dục không thưởng phạt sẽ không mang lại hiệu quả, nhưng thưởng phạt không dễ, vì đó là một nghệ thuật trong giáo dục, mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải nắm vững những nguyên tắc căn bản để thưởng phạt không phản tác dụng, gây thiệt hại cho người được giáo dục: con cái.  Đã làm cha mẹ thì ai cũng biết thưởng, phạt con,  nhưng có cha mẹ thưởng nhiều hơn phạt, một số khác chỉ hăm he, rình rập phạt mà lơ là khen thưởng.

1. Cha mẹ chỉ lo khen thưởng
   Phần đông, những cha mẹ này lúc đầu dùng phần thưởng để khuyến khích, nhưng dần dà phần thưởng biến thành mồi câu “con”. Khen thưởng đến một lúc không còn giá trị khuyến khích, thúc đẩy, mà biến thành một thứ trao đổi. Đứa con quen được thưởng sẽ mất ý thức phải làm việc, phải học như một bổn phận, và thành quả thu hoạch là điều đương nhiên. Mất ý thức bổn phận, con sẽ tự cho mình quyền được cha mẹ khen thưởng mỗi   khi làm được việc gì, và cha mẹ tự động rơi xuống phận  con nợ. Nhưng nguy hiểm lớn nhất chính là con cái sẽ   không còn chân nhận giá trị đích thực của lời khen, phần thưởng, mà chỉ coi như một quyền lợi tất nhiên, một sở  hữu có sẵn.
2. Cha mẹ chỉ lo sửa phạt  
     Trái ngược với cha mẹ chỉ lo khen thưởng, những cha mẹ này lại chỉ lăm le bắt lỗi, trừng trị, sửa phạt. Bầu khí gia đình lúc nào cũng nặng nề, căng thẳng, vì cha  mẹ rình rập sai phạm của con để quát mắng, đe loi, trừng phạt. Cha mẹ từ nay biến thành cảnh sát, ông kẹ, ngáo ộp làm ngột ngạt đời sống con cái. Với những cha mẹ  này, con cái là những cục đất sét để tha hồ nặn nên hình tượng như ý muốn. Và để được nặn thành hình tượng, đất sét phải câm nín, cúi mặt, đánh mất đời mình. Đất sét chính là số phận của những đứa con thường xuyên bị cha mẹ la mắng, trừng phạt, mà không được khen thưởng, khuyến khích. Chỉ lo trừng phạt, cha mẹ làm tổn thương nhân vị, làm bế tắc đời sống tâm lý, và đánh mất lòng tự tin, ý chí tiến thủ của con cái. Ý hướng tốt của cha mẹ là muốn con nên người, thành công, thành đạt, nhưng “chính sách đao tạo”  bằng trừng phạt, đe loi đã làm hỏng tất cả, khi con cái trở thành những đứa bé nhút nhát, sợ sệt, khép kín, không tin ở mình, và cũng chẳng dám tín thác, tin tưởng ai. Sửa phạt mà không khen thưởng, hay chỉ khen thưởng mà quên sửa phạt, cả hai đều thái quá, bất cập và đưa đến nhiều hậu quả tiêu cực, mà nạn nhân là con  cái: họặc sẽ trở thành những ông vua, bà chúa bắt người  khác phải đáp ứng yêu sách vô lối của mình, hoặc thành những người có tuổi đời lớn mà tinh thần mãi non dại, ấu tri, yếu đuối, nhát đảm, lệ thuộc. Như thế, khen thưởng và sửa phạt, cả hai đều cần thiết trong giáo dục, nhưng không phải khen thưởng thế nào cũng được, và sửa phạt thế nào cũng xong. Vì là nghệ thuật, nên khen thưởng phải khôn ngoan, và sửa phạt phải khéo léo, nếu muốn đem lại hiệu quả giáo dục. Chúng ta lần lượt đề cập những nguyên tắc căn bản của hai nghệ thuật khen thưởng và sửa phạt này:
a. Khen thưởng 
    Mục đích của khen thưởng là chân nhận và khuyến  khích. Khi khen con, cha mẹ chứng thực việc con làm là đúng: đúng bổn phận, đúng đạo lý, đúng lương tâm, đúng đòi hỏi, đúng nhu cầu, đúng đường hướng. Vì thế, một việc xấu, không đúng, không hợp sẽ không được khen. Cũng thế, khi thưởng con, cha mẹ khích lệ, ủng   hộ việc con làm, thúc đẩy, khuyến khích con tiếp tục cố gắng phát huy, vì đó là việc tốt, điều hay, mang lại lợi  ích chính đáng. Chân nhận công việc tốt, cũng là chân nhận khả năng của con. Khuyến khích con cố lên nữa, cũng là tỏ cho con sự hài lòng, mãn nguyện của cha mẹ trước thành quả của công việc. Nhưng cả hai điều trên không có nghia biến con thành ân nhân của cha mẹ, ân nhân của người khác khi lấy đi ý thức bổn phận và trách nhiệm nơi con. Nói cách khác, hành động khen thưởng của cha mẹ phải dừng lại trước ngưỡng cửa “bổn phận” của con, để con biết rằng: Cha mẹ khen con vì con đã cố gắng chu toàn  một nghia vụ phải chu toàn, một bổn phận phải thực  hiện. Như em bé học giỏi, được điểm cao được cha mẹ khen thưởng. Nếu cha mẹ không khôn ngoan khi khen   thưởng, em sẽ coi việc học của mình là ân huệ em ban cho cha mẹ, thay vì học là bổn phận em phải thực thi, bởi mỗi lần được điểm cao, em lại thấy cha mẹ vui, nên  có cảm tưởng mình là “người ban ân huệ”. Xóa nhòa ý  thức bổn phận nơi con cái khi khen thưởng, cha mẹ đã   thay ngôi đổi vế, để con là người cần được giáo dục trở  thành người chủ có quyền đòi hỏi cha mẹ khen thưởng mỗi khi làm xong việc mình phải làm.
    Tóm lại, ra khỏi mục tiêu “chân nhận, khuyến  khích” khi khen thưởng, cha mẹ có thể đẩy con ra khỏi quỹ đạo của bổn phận và biến con trở thành những người vô trách nhiệm, khi mất ý thức bổn phận vì được cha mẹ khen thưởng cách thái quá, và thiếu khôn ngoan. Đã làm cha mẹ, ai cũng thích khen con, thưởng con, nhưng khen không đúng cách, thưởng không đúng đường sẽ làm con mất hướng trên hành trình cuộc sống và đẩy con rơi xuống vực thẳm kiêu hãnh, ích kỷ, tai hại cho chính con mình.  
    b. Sửa phạt  
   Có nhiều cha mẹ không phạt, đúng hơn là không   dám phạt con bao giờ. Lý do có thể: 
 • Vì cha mẹ có nhiều lầm lỗi, nên mang mặc cảm có tội với con.  
• Vì bất nhất trong hình phạt, nên hình phạt không còn tác dụng.  
• Vì thiếu uy quyền, nên sợ con “trừng phạt” lại.  
• Vì không độc lập kinh tế ma phải lệ thuộc vao con, nên không dám sửa phạt con. 
 • Vì biết có phạt cũng chẳng đi đến đâu; bởi “chứng  nào tật ấy” sẽ không thay đổi được gì ở con. Làm cha mẹ, không ai phủ nhận sự cần thiết của  việc sửa phạt con cái, vì con như cây non, không uốn nắn sẽ “chẳng ra làm sao”, hoặc sẽ thành người vô tích sự sau này. Bỏ qua những cha mẹ vì nhiều lý do khác biệt đã không dám sửa phạt con cái, chúng ta cùng chia sẻ vấn đề sửa phạt với các cha mẹ đang thao thức với  nghĩa vụ, và công trình giáo dục mà sửa phạt nắm giữ  phần quan trọng. Trước hết, ý nghia sửa phạt đã được nêu rõ trong danh xưng: sửa chữa sai trái, chỉnh sửa lệch lạc kèm theo   hình phạt tương xứng. Nhưng tại sao đã chỉnh sửa rồi mà còn chịu phạt? Thưa, hình phạt cần thiết không chỉ như một đền bù  bất công đã gây ra, mà còn cần thiết để nhắc nhớ trách nhiệm đã không được chu toàn, bổn phận đã không được thực hiện. Khi sai phạm điều gì, người ta cần phải nhận ra điều mình đã sai, việc mình đã phạm, đồng thời phải ý thức trách nhiệm cá nhân trên những việc, những điều sai trái đó. Hình phạt mang sứ mệnh đánh dấu những thiếu sót trong nghia vụ, cũng như những sai phạm vì vô trách nhiệm. Hình phạt như một hàng kẻ chạy ngang trang giấy để đánh dấu và đóng lại chuyện cũ lỡ lầm. Đón nhận hình phạt như sang trang sách mới, người có ý thức trách nhiệm sẽ không coi hình phạt như nhục hình, nhưng vui vẻ và trưởng thành đón nhận với một tâm hồn  đầy thiện chí thăng tiến, đổi mới. Vì thế, cha mẹ phải học sửa phạt để sửa phạt không trở thành phương tiện cha mẹ trút giận, hay thùng rác cha mẹ tuôn đổ điên cuồng, nhưng sửa phạt luôn giữ  phong cách giáo dục của mình. Bài học sửa phạt mà cha mẹ cần lưu ý gồm những nguyên tắc sau: 
     a.1. Sửa phạt là thương yêu rất nhiều  
    Không bao giờ để sửa phạt lạc ra khỏi quỹ đạo của tình yêu, trái lại cha mẹ phải chứng tỏ cho con cái thấy: Vì yêu nhiều nên mới cam lòng sửa phạt; vì thương lắm nên mới se dạ thắt lòng sửa phạt để uốn nắn, để con hiểu được điều này, cha mẹ tránh thái độ gầm gừ, đắc thắng, trấn áp, thống trị, nhưng bình tinh, điềm đạm để phân  tích từng chi tiết của lý do đưa đến quyết định sửa phạt. Thái độ bình an của cha mẹ sẽ giúp con nhận ra cha mẹ vẫn luôn yêu thương, và sửa phạt không ra ngoài mục  đích giúp con vượt qua yếu đuối, lỗi lầm để thăng tiến. Thái độ yêu thương khi sửa phạt rất quan trọng, bởi khi bị sửa phạt, con cái quan sát rất kỹ thái độ của cha mẹ, và qua thái độ khi sửa phạt, con cái sẽ biết mức độ yêu thương của cha mẹ.  
    a.2. Không đồng hóa con và lỗi lầm con phạm  
   Trong cơn nóng giận, cha mẹ thường bị đẩy vào một sai lầm nguy hiểm, đó là đồng hóa con mình với lỗi lầm con vừa phạm, và nặng lời lên án, đại loại như: Mày là thằng ăn cắp, mày là đứa mất dạy, mày là đồ bất hiếu, mày là đứa lăng loàn, mày là phường đi thoa… Bằng những ngôn từ “phản giáo dục”, cha mẹ có thể gán cho con những nhãn hiệu rất đáng kinh tởm, và quên rằng những nhãn hiệu tồi tệ đó sẽ đi theo con suốt cuộc đời,  nếu không trong gia đình, lối xóm, thì ít nữa cũng khắc sâu trong tâm khảm của con. Đồng hóa con với tội lỗi con phạm, và gắn lên đời con những nhãn hiệu không mấy tốt đẹp là hành động thiếu nhân bản, nếu không muốn nói là tàn ác, bởi con sẽ   suốt đời mang mặc cảm bị nguyền rủa thậm tệ, bị kết án độc địa từ chính miệng của cha mẹ, là người sinh thành   và ước mơ hạnh phúc cho con. Khó có thể đo được mức tàn phá tinh thần vì thái độ cay nghiệt, tàn nhẫn của cha mẹ, và cũng khó lường nổi vết thương lòng ngày càng hoắm sâu của con khi bị cha mẹ gọi mình bằng tên của “tội lỗi”. Như thế, khi sửa phạt, cha mẹ sửa lỗi con đã phạm, phạt con vì con đã sai lỗi, nhưng không hạ danh dự của con, làm tổn thương nhân phẩm của con, không cấm vận  hạnh phúc, và tình yêu của con, nhất là không vùi dập, chà đạp “nhân tính” của con khi gán cho con tên của một   thứ tội.  
    a.3. Không quên mục đích của sửa phạt là giúp con ý thức trách nhiệm để trưởng thành hơn 
     Hình phạt không mang mục đích mưu tìm hạnh phúc là hình phạt man rợ, phi nhân. Khác với tra tấn, hành hạ,  sửa phạt của cha mẹ là sửa phạt của yêu thương nhằm mục đích giúp con ý thức trách nhiệm trên hành động của mình. Người trưởng thành là người bước đi trên đôi chân của mình, làm chủ đời sống mình, mà không lệ thuộc, sống đời tầm gửi. Một trong những điều kiện của trưởng thành là có trách nhiệm. Có trách nhiệm là nhận ra chính mình trên công việc, và kết quả của công việc mình làm. Vì nhận ra mình, nên không sợ nhận mình đã làm sai, làm hỏng; không hèn nhát đổ thừa, đổ lỗi, vu oan cho người khác; càng không chối quanh, lươn lẹo “đánh bùn sang ao” khi công việc bất thành, hay đem lại hậu quả tiêu cực. 
     Khi cho con biết mục đích của sửa phạt là giúp con bước vững chắc vào đời bằng chính đôi chân mình, là bay vào trời rộng bằng đôi cánh của mình, con cái sẽ vui vẻ đón nhận hình phạt, vì biết rõ hình phạt chỉ là phương cách giáo dục, giúp con để trưởng thành hơn. Khi đó, cả cha mẹ và con cái sẽ cùng nhìn hình phạt như phương tiện mưu tìm tương lai cho con và hạnh phúc chung cho mọi người. Tóm lại, không thể phạt con mà không cho con biết  mục tiêu của hình phạt, và để được như thế, cần có đối thoại cởi mở, thân tình giữa cha mẹ và con cái trước khi hình phạt được công bố và thi hành. Nói đến đối thoại, chúng ta mường tượng ngay một bầu khí thông cảm, hiểu biết, và yêu thương giữa cha mẹ, con cái. Nhờ đối thoại, mọi căng thẳng sẽ được hóa giải, mọi hiểu lầm, mâu thuẫn sẽ được giải quyết, nếu không toàn bộ, thì ít ra là một phần, nhưng chắc chắn bầu khí sẽ thân thiện, tươi vui và bình an hơn.  
    a.4. Cha mẹ phải tuyệt đối tránh những hình phạt xúc phạm đến căn tính của con
 • Đó la những kiểu phạt hạ nhục, châm biếm con bằng những lời thô tục, miệt thị, nguyền rủa như “Mày là đồ bỏ, đồ vô tích sự, đồ ăn hại, sống làm chi cho chật đất”. 
 • Những hình phạt lam tổn thương lòng tự trọng như chửi rủa con trước mặt người khác, lột quần áo con giữa đường phố, bắt con quỳ trước cửa nha, cạo trọc đầu con rồi bắt đi tạ tội với người   nay người nọ…  
• Những hình phạt ảnh hưởng đến an toan thân thể  như không cho ăn, bắt nhịn đói, ngủ ngoai đồng đầy muỗi, đánh bằng roi, gậy…  
• Những hình phạt mang tính tạo áp lực tinh thần, gây khủng hảng tâm lý như một mẩu tin trên mạng đã viết về một người cha trừng phạt con gái mình. Người cha ấy đã nói trong cơn nóng giận: “Nếu  mày không khai hết, tao sẽ lột trần truồng may, rồi chụp hình tung lên mạng, cho may hết lấy chồng   …”. Thật tồi tệ và dã man!  
• Những hình phạt xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của đứa con bị phạt.
     Tóm lại, người viết chỉ nêu lên một cách vắn tắt những nguyên tắc cần được cha mẹ lưu ý khi sửa phạt con cái. Sửa phạt là điều không tránh khỏi trong gia đình, vì con cái cần được sửa phạt để nên người tốt, nên người có ích. Giáo dục không loại bỏ sửa phạt, vì con cái không được uốn nắn, sửa trị sẽ nhanh chóng biến thái thành những con người không đạo đức, không tử tế, không lề luật, không sống xứng đáng danh phận làm  người, để rồi không tương lai, không hạnh phúc trong cuộc sống. Với sự khôn ngoan của tình yêu, cha mẹ hãy chọn những hình phạt có công hiệu tập cho con biết trách   nhiệm, thay vì những hình phạt linh tinh, chẳng mang lại lợi ích cho ai. Thí dụ: Phạt con sắp xếp lại thật ngăn nắp căn phòng con đã bay bừa. Khi sắp xếp lại như vậy, con sẽ nhận ra chính mình đã là tác giả của mất trật tự, và nhận ra mình có trách nhiệm. Một thí dụ khác: Đi đá  bóng về, con không bỏ quần áo thể thao dơ vào máy giặt như cha mẹ đã dặn. Để giúp con ý thức trách nhiệm của mình, cha mẹ cứ để đó, không tự bỏ đồ dơ của con vào máy. Chờ đến lần đá bóng tới, con sẽ hết quần áo sạch để mặc, nhưng phải mặc lại quần áo dơ chưa giặt. Như  thế, con đã tự phạt mình, thay vì cha mẹ phải ra tay. Có nhiều hình phạt, nhưng phải biết chọn những hình phạt tích cực, nghia là sẽ mang lại một bài học trách nhiệm, vì mục đích của sửa phạt là giúp con trưởng thành nhờ biết trách nhiệm trên chọn lựa và hành động của mình.
Chia sẻ với cha mẹ về thưởng phạt, người viết nhớ lại một lần bị bố đánh ngày xưa khi còn bé… Tuy những “vết lươn” trên mông không còn, nhưng ký ức về trận đòn vẫn còn đó. Không biết có phải nhờ trận đòn “nhớ đời” thời thơ ấu mà người viết nên người, hay ngược lại, những lằn roi mây ngày xưa khi còn bé bỏng đã làm người viết trở nên dị ứng với những cha mẹ đánh con, mà thỉnh thoảng người viết vẫn gặp trong những ngày về quê.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 7: http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong7