Không
phải ngẫu nhiên Đức Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên ở Cana trong khung cảnh tiệc
cưới.
Như
chúng ta biết, tiệc cưới là cơ hội diễn tả niềm vui của mọi người trước giao
ước mới vừa được ký kết giữa hai người nam nữ cho một gia đình mới. Đức Giêsu
đã cố ý và tế nhị chọn bầu khí hân hoan, vui mừng của tiệc cưới này để nói lên
giao ước giữa Thiên Chúa với con người.
Quả
thực, đây là một đám cưới lớn, bằng chứng là “trong tiệc cưới có thân mẫu Đức
Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự” ( Ga 2, 1-2). Phải lớn
mới dám mời toàn bộ các môn đệ đi theo Đức Giêsu, vì con số không nhỏ; đàng
khác, gia chủ cũng phải giầu và quảng đại, bởi cho đến lúc bấy giờ, chưa mấy
người tin Đức Giêsu là ngôn sứ, nói chi đến chuyện tin Ngài là Đấng Thiên Sai
của Thiên Chúa, nên việc mời Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài thực là một
nghĩa cử đáng phục và đặc biệt.
Sự
cố hết rượu giữa bữa tiệc có thể cắt nghĩa một phần do gia chủ đã không lường
trước con số các môn đệ của Đức Giêsu bất ngờ vượt trội ngoài dự đoán. Nhưng dù
gì thì đám cưới cũng rơi vào tình trạng bế tắc vì hết rượu trong đường tơ kẽ
tóc. Và nếu không có phép lạ thì hai họ chẳng còn mặt mũi nào nhìn nhau,
vì mắc cở với quan khách và mọi người.
Rất
may, Đức Maria, mẹ Đức Giêsu đã kịp thời can thiệp để “sáu chum nước dùng vào việc thanh tẩy theo
thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai
mươi lít nước” biến thành rượu ngon (Ga 2,6).
Thật
bất ngờ, giữa tiệc và ngay lúc bế tắc vì hết rượu, tân lang lại được tiếng chơi
trội hơn thiên hạ, khi người quản tiệc vừa trách nhẹ vừa khen: “Ai ai cũng thết
rượu ngon trước và khi khách ngà ngà thì mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh
lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ” (Ga 2, 10).
Trong
phép lạ, vai trò và sự can thiệp của Đức Maria đã rất quan trọng, bởi nếu không
có Đức Maria thì chắc chắn Đức Giêsu đã không làm phép lạ hôm ấy.
Chúng
ta nhận thấy ở Đức Maria những điểm sau:
1. Đức Maria làm trung gian giữa Thiên Chúa và
con người trong tư cách là Mẹ.
Khi
nói với Đức Giêsu : “Họ hết rượu rồi”, Đức Maria đã nói với Đức Giêsu trong tư
thế và bằng ngôn từ của người mẹ. Ngài cũng nói với tình yêu và niềm tin tưởng
của một người mẹ dành cho con mình. Vì thế, đã không có chút khó khăn hay do dự
khi ngài trở xuống gặp gia nhân và tự tin bảo họ : “Người bảo gì, các anh cứ
việc làm theo”( Ga 2, 5).
Nói
với gia nhân, Đức Maria cũng giữ cùng thái độ ung dung và cung cách yêu thương
của người mẹ, như với Đức Giêsu, vì ngài thực sự là Mẹ của cả hai : mẹ Đức Giêsu
và mẹ nhân loại.
2. Đức Maria làm trung gian giữa Thiên Chúa và
con người khi làm đầy nỗi thiếu thốn của con người bằng kho tàng vô cùng phong
phú của Thiên Chúa:
Đức
Maria, từ khi biết không còn rượu đã không nói gì, cũng không kêu ca, xin xỏ
gì. Mẹ chỉ trình bầy với Đức Giêsu tình cảnh bế tắc của gia chủ, và tin tưởng ở
sự can thiệp của con mình. Đó chính là sự thinh lặng của Đức Tin, sự đằm thắm
của Đức Ái và sự dịu dàng của Đức Trông Cậy. Tất cả đều hiện diện nơi Mẹ, và Mẹ
đã Hôm nay, trong chúa nhật thứ hai mùa thường niên, ngay sau chúa nhật mừng
phép rửa của Đức Giêsu, Giáo Hội đã chọn Tin Mừng tiệc cưới Cana, ở đó vai trò
trung gian của Đức Maria nổi bật cách rất đặc biệt. Cũng như Đức Giêsu đã không
ngẫu nhiên chọn tiệc cưới ở Cana để làm phép lạ đầu tiên hầu các môn đệ tin
Ngài, Giáo Hội cũng không ngẫu nhiên khi chọn trình thuật tiệc cưới Cana, để
tuyên xưng vai trò làm Mẹ của Thiên Chúa trung gian giữa Thiên Chúa và loài
người của Đức Maria.
Tóm
lại, là Đấng Trung Gian thần thế trước Thiên Chúa, Đức Maria cùng lúc là Đấng
Bầu Cử rất nhân hậu của con cái loài người, bởi nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ, Thiên
Chúa luôn tỏ lòng thương xót, và loài người được thấy vinh quang lòng thương
xót qua ơn cứu độ trong Đức Giêsu, người con Thiên Chúa của Đức Maria, Đấng
Trung Gian, Đấng Bầu Cử tuyệt vời .
Đầu
năm mới, chúng con xin Mẹ ở với và đồng hành để chỉ dạy chúng con làm tất cả
những gì Đức Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ dạy.
Jorathe Nắng Tím