https://www.youtube.com/watch?v=C78i40k5-eg
Phụng vụ Tuần Thánh bắt đầu bằng biến cố Đức Kitô ngồi trên lưng lừa con vào đền thờ Giêrusalem giữa tiếng reo hò, chúc tụng của đám đông mến mộ ngày chúa nhật lễ lá và kết thúc bằng buổi chiều thứ sáu tang chế khi xác Ngài được tháo khỏi Thánh Giá và an nghỉ trong mồ. Giữa hai biến cố khởi sự và kết thúc là đường Thánh Giá đau thương khởi đi từ đêm bị bắt, sau bữa ăn tạm biệt các môn đệ, tiếp đến là những cuộc hỏi cung, tra tấn, áp giải từ tòa Thượng Tế Caipha đến dinh quan tổng trấn toàn quyền Philatô, đại diện chính quyền đô hộ Rôma, bị kết án tử hình, vác thập giá một mình lên núi Sọ ở đó bị đóng đinh, chết treo trần truồng.
Phụng vụ Tuần Thánh bắt đầu bằng biến cố Đức Kitô ngồi trên lưng lừa con vào đền thờ Giêrusalem giữa tiếng reo hò, chúc tụng của đám đông mến mộ ngày chúa nhật lễ lá và kết thúc bằng buổi chiều thứ sáu tang chế khi xác Ngài được tháo khỏi Thánh Giá và an nghỉ trong mồ. Giữa hai biến cố khởi sự và kết thúc là đường Thánh Giá đau thương khởi đi từ đêm bị bắt, sau bữa ăn tạm biệt các môn đệ, tiếp đến là những cuộc hỏi cung, tra tấn, áp giải từ tòa Thượng Tế Caipha đến dinh quan tổng trấn toàn quyền Philatô, đại diện chính quyền đô hộ Rôma, bị kết án tử hình, vác thập giá một mình lên núi Sọ ở đó bị đóng đinh, chết treo trần truồng.
Các bài đọc và nhất là bài Thương
Khó kể lại chi tiết những ngày sau cùng của Đức Kitô như cao điểm của Tình yêu
nhập thể, như tận cùng chất ngất của Hy Sinh, như đích tới của chương trình cứu
chuộc. Cùng với Giáo Hội, chúng ta đi theo Đức Kitô đến cao điểm, vào tận cùng,
chạm đích tới của Tình Ngài và ơn Ngài cứu độ. Với tâm tình đồng công cứu chuộc
và chia sẻ của Đức Mẹ, đường Thánh Giá trước mặt sẽ là đường hy vọng, đường sống,
đường cho ta gặp Chúa trong chính căn tính “Tình yêu xót thương” của Ngài.
Phía Hội Đồng Kỳ Mục và những người
quyết tâm giết Đức Kitô thì hận thù đã vượt ngưỡng và giọt nước căm phẫn sau
cùng đã làm tràn ly. Những ngày trước, vì còn sợ phản ứng bất lợi của đám đông,
họ đã không dám bắt Ngài, nhưng nay thì kế hoạch đã chín mùi, âm mưu được kỹ
càng tính toán từ lâu đang xuôn xẻ tuần tự xúc tiến: Giuđa, một trong nhóm môn
đệ của Đức Kitô đã nhận làm chỉ điểm và tiền thù lao cho ông đã thu xếp xong.
Kế hoạch bắt Đức Kitô thành công
ngoài dự tính, nhưng buổi hỏi cung tại tòa Thượng tế không mấy hạnh thông “vì họ
không tìm được chứng cớ gì để buộc tội Ngài, mặc dù đã có nhiều kẻ đứng ra làm
chứng gian” (Mt 26,59-60). Cuối cùng, họ ép cung và gán cho Ngài tội phạm thượng
vì “đã nói phạm đến Thiên Chúa khi tự xưng mình là Con Thiên Chúa” (Mt
26,63-65). Vì hận thù đằng đằng dâng cao, vì độc ác phong toả tâm hồn, họ đã
đánh mất mình trong cao trào và bằng mọi giá, mọi phương tiện họ phải giết Đức
Kitô. Cao trào nhắc bảo họ: đây là cao điểm hiếm có, đây là cơ hội ngàn vàng
khi toàn bộ Hội Đồng Kỳ Mục, trừ Nicôđêmô ủng hộ quyết định kết án tử hình Đức
Kitô, nên đánh mất cơ hội, bỏ lỡ cao điểm sẽ là một sai lầm không thể tha thứ.
Và họ phấn đấu đổ thêm dầu vào lửa, kích động lòng căm thù, xúi bẩy nhiều người
làm chứng gian, xúi bẩy dân chúng hò hét, đả đảo cho án tử hình đóng đinh Đức
Kitô được gấp rút thi hành.
Ở cao điểm hận thù, con người đã trở
nên cực kỳ độc ác và hầu như mất hẳn nhân tính: độc ác khi làm chứng gian kết
án người vô tội, độc ác khi tra tấn hành hạ không nương tay, độc ác khi xử dụng
mọi phương tiện tồi bại nhất để nhục mạ con người, chà đạp nhân vị và cực kỳ độc
ác khi vô cảm trước cơn đau quằn quại, nỗi cô đơn cùng cực của người vô tội
đang hấp hối (Mt 27,27-31.39-50).
Phần Đức Kitô, Ngài cũng đi tới
cao điểm, nhưng cao điểm của Ngài là Tình yêu khi tự mình đi vào cuộc tử nạn để
vào “tận cùng, đến cùng” tình yêu. Ngài không yêu nửa vời, yêu bằng môi miệng,
yêu trên tivi, đài phát thanh hay yêu qua diễn đàn, internet. Ngài cũng không
yêu một phần hay bán phần, yêu cầm chừng, yêu có điều kiện, yêu kiểu “ống điếu
- thở ra hít vào”. Ngài không yêu như con người với tính toán, so đo, ngó xa
nhìn gần, xem trước trông sau. Trái lại, tình của Ngài tinh ròng, trong suốt,
không vẩn đục ích kỷ, nhưng trọn vẹn, trung tín, tình “cho không biếu không”,
tình bao la, tuyệt đối: yêu mãi mãi và yêu đến cùng.
Cuộc tử nạn và cái chết là cao điểm
của mối tình Thiên Chúa cho con người. Chịu chết treo nhục nhã trên Thánh Giá
là cao điểm của tình người chết vì yêu: chết cho người mình yêu vì hạnh phúc của
người mình yêu. Xác thể bầm tím vì roi đòn, bấy máu vì đinh nhọn, lưỡi đòng đâm
thâu là tận cùng của tình yêu tuyệt đối: chấp nhận mất tất cả vì người mình
yêu. Mộ đá lạnh lùng, thất bại là cây số cuối cùng của hành trình tình yêu hoàn
hảo: chết thay cho người mình yêu.
Tuần
Thánh với cao điểm của Tình yêu nơi Đức Kitô đã cho ta thấy vực thẳm khủng khiếp
của hận thù nơi con người và độ cao vời vời của tình yêu Thiên Chúa, thấy khoảng
xa vô cùng giữa hận thù và tình yêu, cũng như không gian vô tận giữa Thiên Chúa
và con người, mà chỉ cái chết tình yêu của Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người mới
có thể nối kết, giao hoà.
Tuần Thánh thực là tuần của cao điểm
cả về phía loài người cả về phần Thiên Chúa: cao điểm của kiêu ngạo, cao điểm của
khiêm hạ, cao điểm của dối trá, cao điểm của sự thật, cao điểm của bạo lực -
côn đồ, cao điểm của lo âu - sợ hãi, cao điểm của nhục hình, cao điểm của hy
sinh, cao điểm của chiến thắng, cao điểm của thất bại, cao điểm của khoe khoang
- ngạo nghễ, cao điểm của thầm lặng - đau thương, cao điểm của ích kỷ, cao điểm
của quên mình, cao điểm của hạnh phúc, cao điểm của bất hạnh, cao điểm của phần
thưởng, cao điểm của hình phạt, cao điểm của sa đọa, cao điểm của thánh thiện
và cao điểm quan trọng hơn hết là cao điểm của tội lỗi và cao điểm của tình yêu
cứu độ.
2. Tuần Thánh: Tuần của tranh giành
Tranh giành giữa Thiện - Ác, giữa
bóng tối của thần dữ và ánh sáng cứu độ. Trong cuộc tranh giành này, con người
dựa vào sức mạnh của ác thần truy diệt, đóng đinh Thiên Chúa là ánh sáng; con
người cậy quyền lực của thần gian dối vu cáo Thiên Chúa vô tội; con người dùng
vũ lực của sự chết tra khảo Thiên Chúa là nguyên ủy sự sống; con người tìm chứng
cớ trong dối trá lên án Thiên Chúa sự thật; con người chạy theo đám đông a dua,
nhẹ dạ chặn bắt Thiên Chúa trung tín, khôn ngoan. Và cuộc tranh giành đến hồi kịch
liệt, khủng khiếp khi bóng tối thần dữ che kín lương tâm và làm mù loà tâm hồn,
khi kẻ độc ác dành thế thượng phong, thừa thắng xông lên trấn áp kẻ hiền lương,
người vô tội, khi gian ác thống lĩnh, khuynh loát trái tim, khi người lành, kẻ
công chính bất lực trước bất công đành ngậm ngùi nuốt lệ.
Cuộc
tranh giành khốc liệt bên ngoài xem ra đang tạo thêm thế mạnh cho thần dữ và phần
thắng nghiêng hẳn về ác thần. Hình ảnh Đức Maria, mẹ Đức Kitô đứng lặng dưới
chân thập giá treo xác con nói lên “thế yếu” và nỗi bất lực của những người
công chính, thánh thiện trước sức mạnh vũ bão, thô bạo và lửa cao ngạo, kiêu
căng của phe nhóm gian ác (Ga 19,25). Những người này đang ngạo nghễ thách thức
Đức Kitô “xuống khỏi thập giá và tự cứu mình như đã từng làm phép lạ cứu bao
nhiêu người” (Mt 27,42-43).
Nhưng đâu là đối tượng của tranh
giành? Chính con người là đối tượng.
Thần dữ giành con người về mình bằng
thủ đoạn lọc lừa và bạo động bất chính. Thiên Chúa giành con người bằng tình yêu
tận hiến, trao dâng. Thần dữ giành con người bằng phủ nhận con người. Thiên
Chúa lôi kéo con người để con người được là người hơn. Thần dữ giành con người
để biến thành nô lệ tội lỗi. Thiên Chúa giành địa vị làm con cái tự do của
Thiên Chúa yêu thương cho con người.
Cùng tranh giành một đối tượng,
nhưng hai đối thủ, đối lực với hai mục tiêu, phương tiện, ý hướng hoàn toàn đối
nghịch. Thắng bại còn cần thời gian và phải chờ chung cục. Khởi sự và bên ngoài
thì ác thần thắng thế, nhưng chung cuộc, sâu sa tận tâm hồn thì Thiên Chúa toàn
thắng khi Đức Kitô từ cõi chết đã sống lại như lời Ngài đã hứa. Tội lỗi dựa thần
dữ cứ tưởng đã nắm trọn thế gian, ai ngờ ân sủng trong Đức Kitô đã chết và sống
lại đã cuốn trôi tội lỗi và đè bẹp ác thần. Sức mạnh khủng bố bên ngoài dựa
trên thần dữ tưởng đã tiêu diệt, khống chế thế gian, ai ngờ ơn cứu độ tràn lan
đã cứu sống, giải phóng nhân loại. Viên đá bị người thợ xây ném ra ngoài tưởng
đã ra vô dụng, nay trở nên viên đá góc xây dựng ngôi nhà nhân loại (Tv 117,22).
Đức Kitô mà con người đã bị ruồng bỏ, phủ nhận, kết án tưởng đã chết và không
còn làm nên trò trống gì, nay đã trở thành nguồn hạnh phúc đời đời cho mọi người
thiện tâm. Và cuộc tranh giành đã đến hồi ngã ngũ, phân chia thắng bại khi “Con
Người bị treo đã kéo tất cả lên cùng Ngài” (Ga 12,32).
Đấu tranh để có một thái độ, chọn
lựa là cơn sốt của các môn đệ Đức Kitô. Vào những ngày cuối, khi nghe ngóng
tình hình ngày càng sôi sục và bất lợi cho Thầy, một số môn đệ bắt đầu chao đảo,
đặt lại vấn đề đi theo Đức Kitô. Các ông tự hỏi: theo Đức Kitô, mình được gì? Tự
hỏi chưa chắc ăn vì không có câu trả lời chính xác, các ông đã rủ nhau hỏi thẳng
Đức Kitô: “Còn chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được
gì?” (Mc 10,28).
Trước vấn nạn về tương lai và thế
yếu ngày càng rõ của Thầy, Giuđa đã tháo lui, phản bội. Ông đã bỏ cuộc khi lén
lút hợp tác với đối phương làm nội gián. Cuộc truy bắt Đức Kitô trong vườn cây
Dầu đã thành công nhờ bàn tay Giuđa (Ga 18,2). Không có ông chỉ điểm, đối
phương đã không dễ dàng bắt được Đức Kitô vì trước đó, họ đã nhiều lần bắt hụt
Ngài. Phêrô cũng chao đảo và ngã quỵ trong cuộc đấu tranh tư tưởng khi công
khai chối Thầy (Lc 22,54-60). Nhiều môn đệ khác cũng bỏ trốn, lánh mặt khi Thầy
bị bắt và vác thập giá lên núi Sọ chịu đóng đinh. Cuộc đấu tranh tư tưởng để chọn
một thái độ, chọn một hướng sống, chọn ở lại với Thầy đến cùng hay bỏ Thầy lúc
gian nan đã rất cam go, rướm máu trong lòng các tông đồ (Mc 14,50). Các ông phải
gồng mình đấu tranh với chính mình, phải gắng gượng để vượt qua cám dỗ phản bội,
đầu hàng, hèn nhát, bất trung. Các ông phải ghìm mình trước làn sóng thắng lợi
và đe doạ của đối phương.
Đấu
tranh tư tưởng để đứng vững, đấu tranh nội tâm để mình còn là mình là cuộc đấu
tranh khốc liệt, gay go nhất. Người ta không sợ những trận chiến bên ngoài
mình, nhưng run rẩy khi phải chiến đấu với chính mình, vì mình là kẻ thù nguy
hiểm, lợi hại nhất có sức đánh gục mình ngay ở vòng đầu, hoặc trước khi khai
chiến. Đấu tranh với chính mình để trung thành với Thầy trong giờ phút mọi cơ đồ,
kế hoạch cứu thế coi như hoàn toàn sụp đổ. Đấu tranh với chính mình để không
mang tiếng phản bội khi đã mất tất cả, mất cả vốn liếng đầu tư, chưa kể đến
nguy cơ mất mạng trước cao trào tiêu diệt phe nhóm Giêsu của đối phương còn
đang dâng cao sôi sục.
Bên cạnh các môn đệ và cũng như họ,
những người theo Đức Kitô cũng phải đấu tranh nhiều lắm để có thể giữ vững thái
độ, chọn lựa. Trừ một số ít trung thành theo Ngài đến tận chân thập giá và ở lại
lo an táng Ngài, còn hầu hết đám đông lúc trước đã lũ lượt đi theo nghe Ngài giảng,
xem Ngài làm phép lạ, xin Ngài chữa bệnh và gần nhất là đám đông nồng nàn ngưỡng
mộ đã bẻ cành ôliu, cởi áo trải đường, phấn khởi hoan hô “Đấng nhân danh Chúa
mà đến” khi Ngài vào Giêrusalem đều đã lần lượt bỏ Ngài (Lc 19,38). Đám đông đã
thay lòng đổi dạ như cờ phải theo gió. Hôm trước tưởng Ngài còn mạnh nên theo ủng
hộ, nay thấy Ngài bị bắt và bị lên án như một tội phạm nguy hiểm, họ trở mặt,
trở cờ hoặc lãnh đạm làm ngơ. Có người để gỡ gạc với phe chiến thắng bằng giơ
cao tay, cất cao lời nguyền rủa; có người lấy điểm bằng xung phong làm chứng
gian, lên tiếng tố khổ (Mc 14,56). Trước sức mạnh của phe chiến thắng, đám đông
đã không đủ sức đứng vững. Đám đông hôm trước hoan hô nay đả đảo, lên án. Đám
đông hôm nào ngoan ngoãn lắng nghe nay ngạo mạn thách thức. Đám đông đã mất lập
trường vì bị xúi dục, cám dỗ. Đám đông cũng thay đổi chọn lựa vì sợ hãi, a dua.
Hôm trước Hội Đồng Kỳ Mục sợ đám đông nên không dám ra tay bắt Đức Kitô, hôm
nay đến lượt đám đông run rẩy, sợ hãi Hội Đồng và không dám lên tiếng bênh vực
người vô tội.
Cuộc
đấu tranh với chính mình và với cám dỗ, áp lực bên ngoài như lửa thử vàng. Phải
qua những cuộc thử lửa, mới biết lòng ai sắt son, dạ ai trung thành, vàng thau
thật giả. Phải qua đấu tranh mới rõ mặt anh hùng, mới hiểu được cao quý của tri
âm tri kỷ, mới thấu được lòng ai sắt son, trung kiên. Đám đông hôm qua có thể vẫn
là đám đông hôm nay, nhưng qua đấu tranh tư tưởng, đấu tranh trước áp lực, cám
dỗ họ đã có lựa chọn khác, thái độ khác, ngôn từ khác, trái tim khác, giá trị
khác, tâm địa khác. Và đó là thảm kịch ngàn đời của kiếp người…
Thánh Giá được nhắc đến nhiều
trong Tuần Thánh, vì “Chúa đã dùng Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ”. Đây
chính là lý do hình phạt thập tự như ghế điện, chích độc dược, bãi bắn, dàn
treo cổ của thời đại chúng ta đã được đổi thành Thánh Giá mà mỗi lần đi ngang,
ta đều cung kính cúi đầu, hoặc bái gối. Sở dĩ Thánh Giá được cung kính, vì trên
đó Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc con người. Đức Kitô đã cho thập giá là
hình phạt tử hình người có tội một giá trị khi chọn thập tự như cách diễn tả
sâu sắc và trọn vẹn nhất tình mình cho nhân loại. Thực ra, để cứu độ, Thiên
Chúa có thể sử dụng nhiều kiểu cứu chuộc, nhiều cách cứu độ khác ít thê thảm, bớt
nhầy nhụa, máu me và nhất là bớt kinh sợ hơn; nhưng tình yêu nơi Ngài là tình
tuyệt đối, tình đi đến cùng, nên không thể “lơ lửng nửa chừng xuân” hay “tượng
trưng, vừa phải, gọi là” mà phải là “tới bến, lút cán, mút chỉ”. Chọn thập tự,
Đức Kitô đã biểu lộ một hy sinh và tình yêu vĩ đại không tình nào, hy sinh nào
có thể “qua mặt” và vĩ đại hơn.
Thánh Giá, vì thế, đã trở thành
bàn thờ Thiên Chúa Ngôi Hai hiến tế mình như của lễ duy nhất, thánh thiện, đẹp
lòng Chúa Cha; Thánh Giá đã là đền thánh cho Chúa Con phụng thờ Chúa Cha; Thánh
Giá là nơi Chúa Con và Chúa Cha tâm sự (Mt 27,46) và là giao điểm gặp gỡ giữa
con người và Thiên Chúa. Chính ở đây, nhân loại được giao hoà với Thiên Chúa
(Lc 23,34). Chính trên Thánh Giá này, tội lỗi nhân loại được rửa sạch; bởi
chính từ đây, máu Con Thiên Chúa tuôn đổ trên mọi người.
Khi
suy tôn Thánh Giá, ta không suy tôn hai thanh gỗ một ngắn, một dài chéo ngang
nhau vô nghĩa, nhưng suy tôn Thiên Chúa là Tình Yêu tuyệt đối đã chết trên đó để
cứu con người khỏi án phạt đời đời do hậu quả của tội lỗi. Thập giá mà người Hy
Lạp cho là điên cuồng, người Do Thái cho là xấu xa, người ngoại giáo cho là dại
dột thì người theo Đức Kitô nhận “là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt quá sự khôn ngoan của loài người và sự yếu
đuối của Thiên Chúa thì trổi vượt hơn sức mạnh loài người” (1Cr 1,24-25). Nhờ Đức
Kitô, thập giá là án phạt tử hình người có tội đã biến thành Thánh Giá cứu sống
người có tội. Như rắn đồng trong sa mạc thời Môsê đã cứu ai nhìn lên nó (Ds
21,8-9), Thánh Giá Đức Kitô cũng cứu những tâm hồn hướng về Ngài, vì “khi nào
Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,32). Và lới hứa ấy đã được
thực hiện ngay tức khắc khi Ngài nói với anh tội phạm bị đóng đinh bên cạnh
Ngài: “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Trời với Ta” (Lc 23,43).
5. Tuần Thánh: Tuần Thông Hiệp
Ở ngưỡng cửa cuộc tử nạn, Đức Kitô
đặc biệt cho các môn đệ thấy tình hiệp thông giữa Chúa Cha và Ngài. Tin Mừng
Gioan đã cho ta chiêm ngưỡng liên đới vô cùng mật thiết và gắn bó thiết thân của
Đức Kitô với Chúa Cha và mở cho ta nội tâm “hoàn toàn thuộc về Chúa Cha” của
Ngài. Đức Kitô quả quyết: Ngài với Chúa Cha là một (Ga 17,21), Ngài đã nhận tất
cả từ Chúa Cha (Ga 5,19.26.30) và Ngài được Chúa Cha sai đến để tôn vinh Chúa
Cha (Ga 17,4). Hiệp nhất với Chúa Cha để “hết mọi sự của Con là của Cha và mọi
sự của Cha là của Con” (Ga 17,10). Giữa Cha và Con không còn bất cứ một ngăn
cách nào, vì “Con đã hoàn tất công việc Cha giao cho” (Ga 17,4) để “Cha tôn
vinh Con, như Con đã tôn vinh Cha” (Ga 17,1). Từ vườn cây Dầu, trước khi bị bắt
cho đến phút chót trước khi tắt thở, Đức Kitô không ngừng gọi tên Cha và kết hiệp
mật thiết với Cha (Lc 22,42; 23,46). Chính trong hiệp thông với Chúa Cha mà
công trình cứu độ của Ngài được thực hiện mỹ mãn.
Sự
hiệp thông giữa Đức Kitô và Chúa Cha mời gọi chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa
như cành kết hiệp cùng cây, như chi thể của thân thể mầu nhiệm. Hiệp thông
trong Chúa là điều kiện tất yếu để có thể sống đời Kitô hữu và giúp vượt qua những
thử thách của đời sống đức tin. Không hiệp thông với Đức Kitô như Đức Kitô đã
thông hiệp mật thiết với Cha Ngài, chúng ta không thể làm chứng Đức Kitô chịu
đóng đinh đã sống lại, vì Tin Mừng chỉ được loan báo cách hữu hiệu qua kinh
nghiệm sống đời sống Đức Kitô.
Qua vài cột mốc trên đường Thánh
Giá của Tuần Thánh, quanh đó diễn biến nhiều biến cố, xuất hiện nhiều khuôn mặt,
biểu hiện nhiều thái độ, tâm tình, ta sẽ nhận ra thánh ý Chúa Cha được trọn vẹn
thể hiện trong con người Đức Kitô cho một Giao Ước mới giữa Thiên Chúa và con
người. Xin cho Tuần Thánh thực sự là tuần lễ thánh khi bước chân thánh thiện của
Đức Kitô dắt ta từng bước trên đường đời và Thánh Giá cứu độ của Ngài luôn cắm
sâu trong đất tâm hồn ta.