COVID-19 “CÔ ĐƠN - CÔ ĐỘC”
Những
ngày đầu Corona bùng phát ở Vũ Hán, người trung quốc đi đến đâu cũng bị tránh né,
kỳ thị, và nhiều người không gọi tên dịch là Corona mà thay bằng “Chinois”,
nghiã là “Dịch Trung Quốc”. Nhưng hôm nay thì dịch lan tràn khắp thế giới, và lệnh
cách ly, cô lập, phong toả đạt đến mức độ quốc gia, toàn cầu: trong nước thì đóng
cửa trường, quán xá, cơ sở kinh doanh, xí nghiệp; ngoài nước thì đóng biên giới,
cửa khẩu, sân bay, bến tầu. Chính phủ các nước công bố những biện pháp rất nghiêm
ngặt để chặn đứng sức bành trướng của dịch, bằng lệnh cấm tụ tập, hạn chế gặp gỡ,
đi lại trên đường phải có giấy phép và bị kiểm tra thân nhiệt.
Corona
trở thành nguyên nhân cô đơn, Covid-19 tạo nên cô độc, vì độ lây nhiễm qúa nhậy
và mau chóng đã biến người này thành nguy cơ dịch bệnh của người kia, và ai cũng
có thể là nhịp cầu truyền nhiễm, cơ hội lây lan cho cộng đồng, nguyên nhân tai ương
của đồng loại. Chỉ cần một xiết tay, vỗ vai hay ôm hôn, virút Corona đã có thể
nhập “hộ khẩu” người bên cạnh; chỉ cần một chớp nhoáng đụng chạm da thịt, người
ta đã có thể biến cả mái ấm thành ổ dịch nguy hiểm, và cả nhà thành nạn nhân đáng
thương của Covid-19.
Những
ngày này, trên toàn thế giới, đài truyền hình quốc gia, cũng như các phương tiện
truyền thông địa phương liên tục đưa tin từng giờ về những con số tăng vọt đến
chóng mặt về số tử vong, người bị lây nhiễm, và người vô tâm đến mấy cũng phải
chột dạ, hoang mang.
Giữa tâm dịch đang bùng nổ dữ dội, nhiều giả thuyết
về nguồn gốc của dịch, những giả thuyết liên quan chính trị, quốc phòng, kinh tế
được bàn nhiều. Ở đây, người viết chỉ mạo muội đề cập đến hậu qủa xã hội của đại
dịch:
1.
Covid-19
cách ly người khỏi người:
Nỗi
buồn lớn nhất của người bệnh là bị cách ly. Một mình trơ trọi, cô độc chiến đấu
với căn bệnh làm người bị nhiễm dịch tủi thân, thất vọng, vì không người thân nâng
đỡ, không bạn hữu an ủi. Mặc cảm bị bỏ rơi, cô lập khỏi gia đình, cộng đồng xâm
chiếm tâm can vốn đã cô đơn, hiu qụanh làm người bệnh mất tinh thần, nản chí, rất
dễ rơi vào tuyệt vọng.
Và
qủa thực, cuộc sống vốn sẵn cô đơn vì tâm hồn con người ngày càng khép chặt,
thu nhỏ, hẹp hòi vì ích kỷ, thực dụng, nay Covid-19 tàn nhẫn “xuống tay” chặt đứt,
cách ly, phân tán càng làm con người lạnh lùng, vô cảm, “xa mặt, cách lòng”.
Tâm
lý học khẳng định: con người chịu ảnh hưởng nặng nề của thói quen, tập qúan, nên
không nói với nhau một lần, tiếp theo là nhiều lần không nói sẽ làm con người
quên dần nhu cầu đối thoại, trao đổi; cũng như một ngày không gặp, nhiều ngày,
nhiều tháng không gặp sẽ làm con người mất thói quen giao lưu, và đến một lúc, sẽ cho rằng gặp gỡ không còn cần thiết, và
người ta sẽ cảm thấy hờ hững, ngượng ngùng, xa lạ khi phải gặp lại.
Nhìn
vào những người bệnh bị cách ly trong các trung tâm, bệnh viện, họ rất cô đơn,
cô độc. Không thân nhân thăm viếng đã đành, ngay cả nhân viên y tế cũng phải tuân
thủ những biện pháp cách ly triệt để và nghiêm ngặt để giữ an toàn cho người bệnh
đang được điều trị và cho chính y sĩ, bác sĩ, nhân viên phục vụ. Vì thế không
ai có thể ngồi lâu chia sẻ, tâm sự, an ủi ai… nhưng ai nấy chỉ vắn tắt, ngắn ngọn,
mau chóng để giữ khoảng cách an toàn sức
khỏe, cũng là khoảng cách tạo nên cô đơn, cô độc…
2.
Covid-19
phá vỡ ước mơ xây dựng thế giới thành một đại gia đình nhân loại:
Không
ai trong chúng ta có thể chối cãi cố gắng xây dựng thế giới thành một thôn làng
thân thương, một đại gia đình nhân loại trong tinh thần tôn trọng và tương trợ từ
nhiều thập kỷ qua, ở đó, các nước hợp tác bảo vệ, xây dựng, để cùng nhau thăng
tiến hoà bình và hạnh phúc chung của toàn thể nhân loại.
Rất
nhiều chương trình phát triển quốc tế, nhiều tổ chức thế giới nhắm mục đích nhân
bản cao qúy đã ra đời và hoạt động hữu hiệu. Những ngân sách khổng lồ do đóng góp
của những quốc gia phát triển trợ giúp các quốc gia đang gặp khó khăn là bằng
chứng của tình “tương thân tương ái” giữa các thành viên của đại gia đình nhân
loại này.
Nhưng
bỗng Covid-19 xuất hiện phá vỡ ước mơ tuyệt vời và lý tưởng, khi các nước không
còn có thể lo cho nhau, vì gánh nặng qúa lớn đang đè trên đất nước mình. Người
ta chỉ còn lo cứu mình, mà không còn khả năng và tâm trí nghĩ đến nước láng diềng,
anh em hàng xóm.
Nhìn
lại hai cuộc thế chiến, nước Mỹ và nhiều quốc gia đồng mình đã đem quân trợ giúp
cứu nguy, giải phóng những nước bị lâm nguy, nhưng ở khoảnh khắc tâm dịch Covid-19,
cường quốc số một cũng chung số phận và phải lo giải quyết khó khăn do dịch bệnh
đang hoành hành ngay trên đất nước mình, mặc dù không thiếu thiện chí muốn chia
sẻ gánh nặng với các quốc gia khác.
Thực
vậy, con người rút vào cô đơn, cô độc có thể do ích kỷ, kiêu căng, nhưng cũng dễ
rơi vào cô đơn, cô độc khi bị đẩy vào tình trạng “chỉ còn có thể lo cho mình”, mà không còn khả năng gánh vác, cũng
như chia sẻ với người khác.
Đại
dịch Covid-19 đang đẩy chúng ta rơi vào tình trạng thứ hai này, khi nhu cầu “sống
còn” của chính mlình, thân nhân, gia đình xem ra không còn cho phép chúng ta lo
cho những người ở vòng ngoài “quen biết”, hoặc vòng xa “thiên hạ”. Và với mức độ
đe dọa ngày càng cao, biện pháp cách ly, cô lập ngày càng nghiêm ngặt, thời
gian phong tỏa, giới nghiêm ngày càng kéo dài, tinh thần tương trợ sẽ có nguy cơ
càng co thắt, rút ngắn lại, biến tâm hồn chúng ta thành lạnh lùng, xa lạ trước
nhu cầu và thiếu thốn, khổ đau của người khác, quốc gia khác.
Bởi
tinh thần cần được nuôi dưỡng, nên khi thiếu lương thực là tình người, tinh thần
sẽ xuống dốc, chết lả. Bởi tâm hồn cần được huấn luyện, nên khi lòng nhân ái không
còn là cơ hội cho tâm hồn tập tành, thể hiện, tâm hồn sẽ nghèo nàn, cằn cỗi, chết
yểu. Bởi trái tim cần được định hướng, nên khi Bác Ái, Từ Bi không còn là đường
cho trái tim lên đường, không còn là hành trình đến với tha nhânh, trái tim sẽ
lười biếng, bỏ cuộc, đầu hàng, đào ngũ. Bởi lẽ sống cần được xây dựng liên lỷ
trước các lựa chọn, nên khi lý tưởng Nhân Ái không còn là ngọn hải đăng soi đường,
lẽ sống sẽ lạc đường, mất hướng.
Vâng,
nguy cơ của đại dịch Covid-19 không chỉ là tai họa trước mắt, thấy được, nhưng
tai họa tàn phá lâu dài, chính là khả năng biến trái tim mỗi người thành cứng cỏi,
chai lì, do quen với cô đơn, cô độc, đến độ không còn cảm thấy cần sự có mặt của
tha nhân, không cảm thấy nhu cầu “sống với” người khác, không tha thiết với cộng
đồng chia sẻ, hợp tác. Vì lỡ quen với thời gian cô đơn, cô độc do Covid-19 cách
ly, cô lập, người ta dễ nhập nhiễm tính dửng dưng, lạnh lùng, coi thường đời, bất
cần đời.
Đó
chính là lý do nhiều trẻ em có tuổi thơ bất hạnh, không được thương yêu đã không
dễ trở thành người lớn tử tế, và đa phần tội phạm đã là những người có trái tim
chai lì vì bị đời xử tệ; có tâm hồn băng giá vì đã qúa khổ đau; có cuộc sống
gian ác, tăm tối, vì trước đó đã bị người đời bạc đãi, vùi giập.
Ý
thức nguy cơ trước mắt, cũng như hậu qủa tinh thần Covid-19 có thể tiếp tục “ủ
lại”, không chỉ mười bốn ngày, nhưng rất lâu dài, chúng ta cần đặt cho mình một
hướng đi, một kỷ luật sống. Huớng sống ấy
chính là con đường Bác Ái, Từ Bi mà đã là người, muốn làm người tử tế, là
người có giá trị, ai cũng phải bước đi, ai cũng phải lên đường. Cũng thế, một kỷ
luật sống phù hợp với con đường làm người, là đòi hỏi mà không người nào có thể
bỏ qua, hay tự cho phép miễn trừ, đó là Kỷ luật nuôi dưỡng trái tim nhân ái, biết
chạnh lòng.
Đừng
nghĩ con người là thánh thần, cũng đừng ảo tưởng chúng ta là thánh nhân, nhưng
phải khiêm tốn nhìn nhận: con người nhiều
giới hạn và yếu đuối. Không chỉ giới hạn, yếu đuối ở sức vóc, thông minh, tài
cán, mà yếu đuối cả tinh thần, giới hạn
cả đạo đức. Tinh thần yếu đuối khi dễ sa đà vào điều xấu xa, tồi tệ hơn vươn
cao, nâng tầm đến thánh thiện, cao qúy; đạo đức giới hạn nên nghĩ xấu hơn nghĩ
tốt, làm tội hơn thực hiện điều tốt lành.
Vì
thế, giữa tâm dịch Covid-19, nếu thiếu ý
thức về giới hạn và yếu đuối, cũng như thiếu ý chí lựa chọn hướng sống Bác Ái,
Từ Bi, và nghị lực tự huấn luyện bằng tuân thủ kỷ luật: nuôi dưỡng trái tim
nhân ái, biết chạnh lòng, chúng ta sẽ dễ trở thành những nạn nhân đáng thương của
Covid-19, những nạn nhân nếu không “cô đơn, cô độc” vì dương tính, nhiễm bệnh bây
giờ, thì sau này cũng vô cảm, lạnh lùng, ích kỷ vì cạn kiệt lòng nhân.
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét