Ngày
xưa khi hạnh phúc ngập tràn, niềm vui phủ
kín, dấu ái mặn nồng thì bạn anh cũng là bạn em và bạn bè là niềm an ủi, nguồn
vui cho mái ấm gia đình. Nay ly hôn rồi thì bạn bè mỗi người mỗi chọn lựa: có
người còn qua lại thăm hỏi, cảm thông và quan tâm giúp đỡ; có người giữ thái độ
bàng quan, không can dự; số đông còn lại tìm cách tránh né vì ngại phải đứng về
bên này hoặc bên kia, hay không muốn ở
vào một chiến tuyến khi hôn nhân của bạn mình đổ vỡ, vợ chồng ly tan.
Chọn lựa
của bạn bè trước sự kiện ly dị rất khác biệt:
1. Chọn lựa
kín đáo đồng hành, và tận tình chia sẻ:
Những
người bạn này nói ít làm nhiều. Họ không
nhiều lời phê phán, dài dòng nhận định nguyên nhân, tiến trình và hậu qủa của hôn
nhân đổ vỡ. Họ chỉ biết lặng lẽ đi bên cạnh, tề nhị chia sẻ và tận tình giúp đỡ.
Họ là những người ở lại khi mọi người đã ra về, dọn dẹp chén diã khi tiệc tàn,
khuân vác đồ đạc khi bạn dời nhà, nhất là ngồi hằng giờ để nghe bạn nói mà
không tỏ vẻ lơ là, nhàm chán.
Âm thầm
và lặng lẽ, họ trao tặng bạn chính con người họ và yêu thương bạn hết tình. Nếu được hỏi ý kiến, họ là những người có thể
làm bạn không vui vì họ trung thực, chân thành nên nghĩ sao nói vậy, không “hoa lá cành”. Với họ,
bạn có thể phải đối diện với nhiều sự thực mà bạn không dám hay không muốn. Họ
là nhà phân tích trung thực, nên có thể
bạn không mấy thích họ và khó khiêm tốn để lắng nghe họ chia sẻ. Những người bạn
này không nhiều và rất đáng tiếc nếu bạn
không nhận ra những giá trị rất qúy hiếm
nơi họ.
Điểm nổi
bật ở họ là lòng trung thành. Họ không đặt ly dị như cản trở của tình bạn; nghiã là bạn hạnh phúc
hay bất hạnh, thành công hay thất bại, lên voi hay xuống chó, họ vẫn ở bên và một
lòng yêu thương bạn. Chính vì thế, họ không tỏ thái độ gì rõ rệt trong lựa chọn
và quyết định ly dị của bạn, khác với nhiều người đã tỏ ra rất tích cực, đôi
khi qúa khích để tạo áp lực, ảnh hưởng trên quyết định của bạn.
Một điểm
son khác của những người bạn qúy hiếm này là tính vững chãi trong tình cảm. Nếu đã là bạn của cả hai vợ
chồng, họ sẽ tiếp tục là bạn và duy trì tình nghiã với cả hai. Và điều đáng nói
là họ không bao giờ đi sâu vào vấn đề riêng của hai người đã ly dị để không phải trở thành bạn của người này, thù
đối với người kia. Nhờ tình bạn trong sáng, vô tư, hào sảng, họ luôn giữ được
tư thế người bạn qúy, dễ thương, đáng tin cậy.
2. Chọn lựa
đứng ngoài cuộc với thái độ bàng quan:
Chủ
trương không can dự để khỏi bị “văng miểng, lạc đạn” là chọn lựa dễ dãi, dễ
dàng nên phần đông có khuynh hướng nghiêng theo chọn lựa này. Những người bạn
quen kiểu “thời vụ, cơ hội” sẽ không ra khỏi chọn lựa hời
hợt,vô trách nhiệm và gần như vô cảm: Họ đến rồi đi không tơ vương, nặng lòng;
đến dễ nên đi cũng không bịn rịn, khó khăn. Số bạn bè kiểu này khá đông, nên dễ
hiểu tại sao vợ chồng sau ly dị không còn thấy bóng dáng bạn bè ngày xưa.
Điều đáng buồn ở những người bạn này là sự thờ ơ,
lãnh đạm của họ trước nhu cầu của bạn bè trong cơn khó khăn, thử thách. Họ
thong thả đến vô trách nhiệm, và ung dung gần như vô tâm, vì quen ích kỷ. Điều ấy
chứng tỏ tình bạn của họ rất đáng nghi ngờ vì nặng thực dụng, và nhất thời.
3. Chọn lựa
xấn xổ tham dự, và lèo lái tình huống theo ý mình:
Bên cạnh chọn lựa tiêu cực khi “bàng quan, đứng ngoài,
tránh bị liên lụy” , ta gặp một chọn lựa khác
còn kinh dị và tiêu cực hơn, đó là “nhẩy bổ và ngồi xổm” vào chuyện
riêng của người khác.
Những
người bạn thiếu tế nhị này thích thò tay, để mũi vào chuyện riêng của vợ chồng người
khác đang có vấn đề và không ngượng ngùng xấn xổ tham dự và rắp ranh lèo lái
tình huống theo ý mình. Họ tự cho mình cái quyền sắp xếp chuyện gia đình người
khác, quyền áp đặt “ý kiến, ý muốn” của
họ trên hai người đang trên đường ly dị.
Nếu họ muốn hai người “bỏ nhau”, họ sẽ cực lực thúc đẩy, và bằng mọi cách làm
cho hai người phải sớm chia tay. Ngược lại, nếu họ không đồng ý, không ủng hộ,
họ sẽ không để hai người ly dị bằng bất cứ giá nào. Xem ra hai người trong cuộc
không còn quyền định đoạt vận mệnh đời mình, cũng như không có quyền giải quyết
những vấn đề riêng tư; trái lại họ bị biến thành con rối trong tay người khác và cuộc đời họ
hoàn toàn bị ý muốn của người khác lèo
lái, sắp đặt.
Điểm mặt
những người bạn có máu xâm lăng, người viết muốn nhắc nhở một tình trạng bị áp
lực lấn lướt thường xẩy ra nơi những cặp vợ chồng trong cơn khủng hoảng trước
giải pháp ly dị. Ở vào hoàn cảnh chán chường, mệt mỏi, thiếu sáng suốt do những
đôi co căng thẳng, vợ chồng ở tình cảnh bất hoà rất dễ bị ru ngủ bởi những người
bạn ở dạng này, để rồi vội vã, nông nổi quyết định ly hôn. Không thiếu những vợ chồng sau khi ly dị đã nhận ra mình
qúa ngây thơ và nhẹ dạ khi nghe lời bạn bè.
Trong
thực tế, khi trao đổi và tư vấn, người ta không nên tiên thiên quyết đoán và
lèo lái quyết định của người trong cuộc; bởi chỉ người trong cuộc mới có thể quyết định vì thấu đáo và nắm chắc được toàn bộ vấn đề và
các khiá cạnh phức tạp của nó. Thúc đẩy người khác ly dị hay ngăn cản không cho
ly dị, thiết tưởng cả hai đều cực đoan, thái qúa. Chân thành mà nói, có những
trường hợp không ly dị không được, vì nếu cứ mãi do dự, níu kéo, người ta chỉ
đưa nhau đến tận diệt khi đời sống chung trở thành nơi phát sinh tội ác. Vì thế,
ly dị nhiều khi là chọn lựa bắt buộc mà người ta không thể tránh như miễn cưỡng
chọn một điều ít xấu nhất trong các điều xấu đang có mặt.
Về phần
vợ chồng ly dị, họ sẽ nhận ra ai là bạn tốt và ai là bạn “hữu danh vô thực”:
mang tiếng là bạn, nhưng tình bạn chân thực thì không có. Hai người cũng sẽ
mất đi một số bạn. Những người này hoặc tránh cho khỏi bị phiền lụy, hoặc né
bên này để chọn đứng về bên kia.
Các nhà
tâm lý gia đình cùng chung nhận định: thời hậu ly dị là thời hai người rất cần sự có mặt của bạn bè, nhưng lại là thời bạn bè vắng bóng nhiều nhất. Có những trường
hợp hai người ly dị không muốn gặp lại bạn bè, nhưng ngay trong ý muốn “không
muốn gặp” đó cũng tiềm tàng một nhu cầu thông giao, liên đới mà vì những lý do
bất khả kháng, hai người đành phải “muốn”cái điều họ không thực sự mong . Và sự
vắng mặt của bè bạn vì thế có thể được vắn tắt cắt nghiã như sau:
a.
Do hai người mới ly dị từ chối liên lạc:
Vợ chồng
mới ly dị tự động cắt quan hệ với bạn bè có thể vì muốn giấu kín nguyên nhân đưa đến ly dị; hoặc chung quanh
biến cố ly dị đã có qúa nhiều những bẽ
bàng cần che đậy. Họ cũng tránh bạn bè vì muốn được yên thân, khỏi phải trả lời
những câu hỏi đánh thức cơn đau. Đàng khác, cũng vì muốn giữ danh dự, uy tín
cho nhau, nhiều đôi ly dị đã cùng quyết định không gặp lại bạn cũ. Sự cắt đứt bạn
cũ trong thời hậu ly dị ít ra cũng giúp không
tạo điều kiện cho người khác thị phi, phê bình, luận tội bên này, ca tụng bên
kia một cách bừa bãi, vô trách nhiễm.
b.
Do tình hình mới không cho phép:
Tình
hình mới đây có thể do người vợ mới, người chồng mới, hay người tình mới của một hoặc của cả hai người đã ly dị muốn cắt đứt mọi liên hệ hầu bảo vệ an
toàn mối tình mới, gia đình, hạnh phúc mới.
Nhiều người, sau khi tái hôn đã xóa sạch mọi quan hệ cũ, xa tránh bạn bè cũ. Họ
biết đây là chọn lựa bất đắc dĩ, ngoài ý muốn, nhưng vì đó là đòi hỏi của người
yêu mới, vợ mới, chồng mới, họ phải chấp nhận quên đi tất cả người xưa để không ai, không sự gì làm nhiễu cuộc sống hôm
nay với chuyện tình hiện tại rất mới của họ.
c.
Do mặc cảm thất bại hay mặc cảm tội lỗi ở hai
người:
Ly dị nào
cũng có nguyên nhân, dù nguyên nhân đó đúng, sai, thật, giả. Nhưng bất kể là
nguyên nhân nào, người ngoài cuộc vẫn có thể
phê bình, lên án tùy theo nhãn giới, quan điểm, vị thế của mình. Chính
vì thế, người ly dị có thể được thông cảm bởi người này, nhưng bị kết án bởi
người kia; được phe này ủng hộ, nhưng bị phiá kia đả kích; không ray rứt với
người này, nhưng mang mặc cảm có tội với người kia; bình an với một số người,
nhưng bất ổn, bối rối đối với nhiều người khác.
Vì tính
phức tạp, đa dạng của vấn đề, nên người ly dị không dễ thảnh thơi tâm hồn và nhẹ
nhõm lương tâm sau quyết định ly hôn. Những ràng buộc tôn giáo, gia đình, gia tộc,
bạn hữu không thuần nhất, đồng bộ trong nhận định, phán quyết, nên cũng rất
khác biệt trong hậu qủa. Từ đó, mặc cảm phát sinh và không chế tâm lý của hai
người ly dị biến họ thành những con người hoặc nhát đảm, rụt rè vì mặc cảm tội
lỗi, hoặc buông thả, bất cần vì mặc cảm
thất bại. Đừng quên ở vào tình trạng tâm lý căng thẳng vì những hiểu lầm, chống
đối , người ta dễ mất thăng bằng và rơi vào tình trạng khủng hoảng căn tính,
nghiã là hồ nghi về chính sự có mặt của mình.
Để khép
lại vai trò của bạn bè trong thời gian hậu ly dị, chúng ta có thể cùng đi thêm
với nhau một bước nữa khi suy tư về: sự
cần thiết của những bàn tay thân hữu:
NHỮNG
BÀN TAY THÂN HỮU
Rất ít
trường hợp ly dị không có những bàn tay từ bên ngoài can thiệp: những bàn tay
nhúng vào cố ý quậy nát, những bàn tay tìm giải pháp hoà giải, những bàn tay
xây dựng, nối kết và những bàn tay phân rẽ, chia phôi. Mỗi bàn tay có mục tiêu tốt - xấu khác nhau. Mỗi đóng góp mang ý hướng cao thượng hay ý đồ xấu xa. Người ta có thể là bạn tốt mà cũng có
thể là bạn xấu; có thể đưa tay cứu vớt, mà cũng có thể ra tay nhận chìm những người đang chết đuối trong cơn sóng ly dị.
Trước
ly dị, hai người trong cuộc chắc chắn đã tham khảo nhiều ý kiến, hỏi han nhiều
bạn bè, nghe ngóng nhiều phản ứng, nhận được nhiều đề nghị. Nhiều khuôn mặt,
nhiều đề án, nhiều ủng hộ, nhưng cũng nhiều chống đối, bất đồng trùng trùng điệp
điệp đến với họ. Họ tìm gặp người thân để phân trần, bàn hỏi mong giúp một lời
khuyên, mở một lối thoát, khơi lên niềm hy vọng.
Những
người tốt luôn bắt đầu với hướng giải quyết ôn hoà, hàn gắn. Cực chẳng đã mới
phải đề cập phương án ly dị như một giải pháp ít xấu nhất giữa những giải pháp
khác xấu hơn, rất xấu. Một số người khư khư giữ lập trường cứng rắn, đanh thép:
phải ly dị, “bỏ quách nó cho xong”, và thúc đẩy người trong cuộc đi đến giải
pháp chia tay, gẫy gánh.
Không
thiếu những “lời ra tiếng vào” rất tiêu cực, xúi bẩy phải ly dị; nhưng rất hiếm
những bàn bạc khôn ngoan mưu tìm phương
án hoà giải, hàn gắn. Lý do là vì người ta luôn thích chọn giải pháp ngắn gọn,
chóng vánh và dễ dàng; chưa kể tâm lý nghi ngại khi phải xuống nước làm hoà, phải
khiêm tốn nhận lỗi, phải nhịn nhường, thua thiệt để có được đồng thuận, nhất
trí.
Có những
người phải tiếc nuối suốt đời, vì dại dột nghe lời xúi bẩy vội vã ra toà ly dị.
Có những ân hận mãi không nguôi vì thổi
phồng qúa đáng, và bi thảm hoá một chuyện nhỏ. Có những quyết định lầm lẫn do
thiếu trung thực chủ quan và khách quan. Có những sai phạm trong quyết đoán mà
cả đời cũng sẽ không chỉnh sửa được.
Người sống
trong thời chuẩn bị ly dị chịu nhiều áp lực từ nhiều phiá: gia đình ruột thịt,
bạn bè, việc làm, uy tín. Tất cả đều nặng nề, khó gỡ và nhiều trường hợp, hai
người đã ly dị vì áp lực khách quan hơn là do chính quyết định riêng có tự do của
họ.
Ý thức
tính cách đặc biệt, duy nhất, nhiêu khê của từng trường hợp ly dị hướng chúng ta đến thái độ tôn trọng người
trong cuộc, khôn ngoan khi góp ý, dè dặt khi nhận định, và nhất là tế nhị
trong cư xử . Thái độ tế nhị giúp ta giữ
một khoảng cách cần thiết để không trở thành kẻ soi mói lố bịch, kẻ hồ đồ lên
án. Thái độ dè dặt, khôn ngoan tránh cho ta nhiều sai lầm trong phán đoán. Thái
độ tôn trọng không cho phép ta coi thường những người đang gặp khó khăn; trái lại
thúc đẩy ta chia sẻ, đồng hành và nâng đỡ họ.
Như thế,
điều muốn nói lên, và phải làm trước hết chính là thái độ của những người chung
quanh đối với vợ chồng ly dị. Đừng quên, ở vào hoàn cảnh ly dị, người trong cuộc
rất đơn côi, hoang mang, hụt hẫng, và rất cần những trái tim chia sẻ, những bàn
tay nâng đỡ của cha mẹ, gia đình, bạn hữu.
Nếu
ngày thành hôn, cô dâu chú rể báo tin cho mọi người là vì vợ chồng mới muốn làm
lớn niềm vui lớn đang lớn trong họ. Thiệp cưới là thiệp báo hỉ, báo một tin vui
rất lớn, gửi một tin vui trọng đại: Hai người yêu nhau nay thành vợ chồng. Hai
người muốn loan báo tình yêu và hạnh phúc hôn nhân của họ đến mọi người thân
quen, để tình yêu của họ được chúc phúc, quyết định thành hôn của họ được gia
đình, xã hội công nhận và ngày cưới
chính thức đánh dấu bước đầu tiên
của hai người tay đan tay, lòng bên lòng
trên con đường hạnh phúc.
Nếu
ngày cưới của họ, nhiều người nhận được thiệp hồng, nhiều người được mời đến dự
tiệc là vì đó là ngày vui, biến cố vui, cuộc đời vui, con đường vui với những
con người đang rất vui. Nhưng khi ly hôn, cũng vợ chồng này sẽ không vui, không rộn ràng báo tin, không phấn khởi tổ chức
tiệc tùng, vì ly hôn không là ngày vui, và ly dị là cây số sau cùng khép lại đường
hôn nhân hạnh phúc. Chính vì không vui, nên tin ly hôn thường không được loan
báo rộng rãi và người ta không mở tiệc ly dị, mời dự tiệc ly hôn như ngày vu
quy, tân hôn, thành hôn đã là ngày vui nức lòng.
Không
báo tin cũng không lễ lạc, mời mọc khi hôn nhân không đạt mục đích, vợ chồng ly
dị đã không muốn ai thấy họ, cũng như không muốn ai nói với họ khi họ có vấn đề.
Nhưng đó có là lý do chính đáng cho phép chúng ta bỏ quên họ, tránh gặp họ, và
tệ hơn nữa xúi bẩy, dổ thêm dầu vào lửa?
Ly dị
nhiều khi không chỉ là chuyện riêng của vợ chồng. Người ta thường dễ dàng giản
lược ly dị là chuyện riêng hai người trước đó đã yêu nhau, và cưới nhau. Thực tế,
đã không ít miệng lưỡi góp ý, bàn tay đưa đẩy góp phần làm nên ly dị. Có nhiều
ý kiến thuận và nghịch, nhiều bàn tay ngăn cản và đẩy tới. Có người ủng hộ và
chống đối. Có người bị thiệt hại và người được lợi.Có người bực bội và người đắc
chí. Có người thua và người thắng. Còn lại một số rất ít cùng chung tâm trạng
buồn vui.
Không
là chuyện riêng của hai người, nên ly dị trở thành chuyện của nhiều người,
nhưng rất ít người chia sẻ đúng nghiã và cảm thông chân thành với người ly dị.
Chia sẻ
và cảm thông là đặt mình vào hoàn cảnh của người ly dị để hiểu họ khổ đau biết
bao khi phải chọn giải pháp “đứt gánh đường tình”; để thương họ khốn khổ thế
nào khi bị giằng co, căng thẳng trước khi quyết định ký ly hôn.
Chia sẻ
và cảm thông là tránh khích bác, khinh bỉ, nhất là lên án hồ đồ, vô trách nhiệm,
vì ngoài vợ chồng ly dị, không ai có thể thấm thiá hết nỗi đau, niềm nhớ của
cơn sốt đổ vỡ, ly tan.
Chia sẻ
và cảm thông là trân qúy và dành cho vợ chồng ly dị lòng kính trọng. Họ cần được
trân trọng vì ly dị không bao giờ là một tội ác, dù là điêu cấm đối với một số
tôn giáo.
Chia sẻ
và cảm thông không được hiểu là a dua, đồng loã, nhưng là thái độ trưởng thành
của người có lòng nhân và can đảm vì biết và dám có mặt với những ai đang gặp
khó khăn, cần giúp đỡ.
Chia sẻ
và cảm thông là khéo léo để trở thành nhịp cầu nối hai bến bờ ngăn cách, hai đối
kháng căng thẳng, hai đối trọng nặng nề, hai đối thủ đều quyết tử quyết sinh.Tạo
được “mẫu số chung” giữa hai người đã ly dị để cuộc sống hậu ly dị của họ
thôi là cuộc chiến trường kỳ cam go, bi
thảm phải là mục tiêu của người trung
gian, hoà giải tốt và có khả năng.
Chia sẻ
và cảm thông là phát huy tinh thần lạc quan để làm cho đời sống hậu ly dị của
người ly dị phai dần ký ức buồn, xóa bớt vết nám bi quan, nhẹ đi gánh sầu tâm sự.
Chia sẻ
và cảm thông đòi biết lắng nghe mà không tìm tòi, hạch hỏi. Biết lắng nghe để
người nói trút hết tâm sự buồn, vì hoàn cảnh ly dị là hoàn cảnh không đơn giản,
với nhiều tương quan phải sắp xếp, ổn định, nên thường rất nặng lòng và rối ren,
bàng hoàng.
Lắng
nghe là việc cần làm của người chung quanh mà người ly dị mong đợi. Họ cần có
người lắng nghe hơn người nhận định, phê bình. Họ ao ước có được trái tim biết
lắng nghe trong thinh lặng hơn ở bên nhà tư vấn nhiều lời. Họ khao khát được trải
nỗi niềm bấy lâu ứ nghẹn hơn phải tiếp tục ngột ngạt vì luật lệ, giáo điều. Họ
bình an với yên lặng cảm thông hơn ngôn
ngữ luân lý, đạo đức. Họ vui mừng được nói hơn vất vả trả lời. Họ đợi chờ được
người khác nghe hơn nghe người khác lên lớp, khuyên bảo.
Như thế,
nhu cầu tinh thần của người ly dị là được lắng nghe, vì được lắng nghe là được
cảm thông, chia sẻ, và hạnh phúc bắt đầu từ giây phút một trái tim mở cửa đón
nhận một trái tim khác.
Cảm
thông là nhịp cầu ngắn nhất và chắc chắn để nối hai tâm hồn, hai cuộc đời, hai
con người. Cảm thông đem lại nghị lực và hy vọng cho người đang chênh vênh trên
dốc đá thất vọng. Cảm thông làm cô đơn nguôi ngoai, tình người nở rộ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét