VÌ KHÔNG NẮM VỮNG GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Thời gian đầu gặp gỡ, tôi luôn mời các em chia sẻ trước, và rất vui được lắng nghe các em tâm sự hàng nửa ngày, có khi suốt hai ngày liền, trừ giờ ăn, giờ ngủ. Các em đây là những bạn trẻ đã bỏ Giáo Hội để gia nhập vào một giáo phái nào đó. Và điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, chính là niềm hăng say “thuyết phục người đối diện” của các em.
Thời gian đầu gặp gỡ, tôi luôn mời các em chia sẻ trước, và rất vui được lắng nghe các em tâm sự hàng nửa ngày, có khi suốt hai ngày liền, trừ giờ ăn, giờ ngủ. Các em đây là những bạn trẻ đã bỏ Giáo Hội để gia nhập vào một giáo phái nào đó. Và điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, chính là niềm hăng say “thuyết phục người đối diện” của các em.
Các
em đầy nhiệt huyết, nhiệt tâm và những điều các em chia sẻ đều nói lên lòng
chân thành, thiện tâm thiện chí và hoàn toàn không vẩn đục những mưu mô do ích
kỷ, tham vọng, nhưng qủang đại, trong sáng, hồn nhiên.
Các
em nói những gì các em nghe được từ bên giáo phái, những “mặc khải mới” mà các
em đắc ý “tâm phục khẩu phục”, những so sánh cụ thể, hấp dẫn mà phần sai, phần
lỗi luôn thuộc về phiá công giáo, những
phản biện nghe qua rất ăn khớp, hợp lý, hợp tình, nhưng thực ra chỉ là “trò
chơi chữ” được các em khẳng định, qủa quyết như đinh đóng cột.
Thú
thực, sau những ngày kiên nhẫn lắng nghe, tôi phải đau buồn nhận rằng trình độ
giáo lý công giáo của các em rất yếu kém, kém đến nỗi không đủ khả năng để phân
định ngay cả những chuyện nhỏ, yếu đến độ chỉ đủ khả năng gật gù đồng ý, chấp
thuận bất cứ điều gì mà một người chỉ cần ở mức độ bình thường, sơ đẳng “dẫn dắt”.
Sau
đây là những điểm yếu điển hình thường gặp ở các em đã bỏ Giáo Hội đi theo
các giáo phái:
1.
Không định hình được ba
nhân đức đối thần:
Đức
tin, đức mến, đức trông cậy là ba nhân đức có Thiên Chúa là đối tượng thường được
các em hiểu như những đức tính nhân bản, nên giá trị siêu nhiên của ba nhân đức
này không được nhìn nhận xứng đáng, mà hậu qủa tai hại là phần của Thiên Chúa
không được nhắc đến, trong khi ba nhân đức đối thần này được khởi đầu từ Ơn của
Thiên Chúa để con người có thể Tin, Yêu Mến và Hy Vọng ở Ngài. Nói cách khác, nếu
không có Ơn Chúa, người tín hữu không thể tự mình tin, yêu, trông cậy ở Thiên
Chúa, dù có phần đóng góp tích cực về phía con người.
Những
lời cầu nguyện của các môn đệ với Đức Giêsu: “Xin thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17,5), “Xin
Thầy dậy chúng con cầu nguyện” (Lc 11,1), “Lậy Thầy, chúng con chết mất!” (Mc
4,38) đã nói lên vai trò không thể thiếu của Ơn Chúa trong đức tin, đức mến,
đức trông cậy của người Kitô hữu.
Vì
không nắm vững nền tảng siêu nhiên, mà con em của chúng ta đã “đánh đồng »
đức tin của mình với niềm tin khoa học, đức ái với tình yêu đời thường, và đức
trông cậy với niềm hy vọng như người ta hy vọng trúng số đề, lô tô, sổ xố. Và
vì không được đặt trên nền tảng siêu nhiên, ba nhân đức đối thần không còn hướng
về Thiên Chúa, không còn bám chặt, ăn rễ sâu vào Thiên Chúa, nhưng hời hợt,
chênh vênh, thay đổi, di dời bất cứ lúc
nào, bất cứ ở đâu.
2. Không
phân biệt được đức tin công giáo và “các đức tin
khác”:
Khởi
đi từ tình trạng không định hình được ba nhân đức đối thần, như Giáo lý công
giáo dậy, người trẻ vấp ngã liền sau đó ở chính đức tin công giáo của mình, khi
lẫn lộn đức tin công giáo với “các đức tin” vào thiên chúa của các tôn giáo,
giáo phái khác.
Đức
tin công giáo là đức tin của thánh tông đồ trưởng Phêrô khi ngài tuyên
xưng trước mặt Đức Giêsu “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và
lời tuyên xưng đã được Đức Giêsu chứng thực: “Này anh Simôn, con ông Giôna, anh
thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng
là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 17,16-17).
Đây
là đức tin tông truyền, nghiã là đức tin từ các thánh Tông Đồ, môn đệ trực tiếp
của Đức Giêsu được gìn giữ tinh tuyền, trọn vẹn và truyền cho chúng ta, để rồi
tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ kia, từ đời này sang đời nọ cho đến tận thế. Đây
chính là đức tin các Tông Đồ đã vào tin Đức Giêsu, Đấng đã sống với các vị, đã
yêu thương, dậy dỗ, căn dặn các vị, và chính các vị đã thấy tận mắt những phép
lạ Ngài làm, đã nghe tận tai lời Ngài giảng dậy, đã đích thân chứng kiến những
ngày tang thương khổ hình và tử nạn của Ngài, nhất là đã được gặp gỡ, chạm vào
thân xác phục sinh của Ngài sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Cũng chính các vị
được Đức Giêsu hứa ban Thánh Thần, và được sai đi loan báo Tin Mừng: Thiên Chúa
yêu thương và cứu độ loài người.
Vì
thế, đức tin công giáo là đức tin được bắt nguồn từ đức tin của thánh Phêrô,
tông đồ trưởng đã nhân danh Nhóm Mười
Hai tuyên xưng, nên đức tin ấy cụ thể và sống động: tin vào Đức Giêsu, Thiên
Chúa làm người; đức tin ấy có thực: tin vào Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa
có mặt trong lịch sử nhân loại: đã sinh ra, sống, chết và sống lại ở một nơi và
một thời điểm chính xác, rõ rệt; đức tin ấy có nền tảng siêu nhiên vì là mặc khải
của Đức Giêsu Thiên Chúa; đức tin ấy được thể hiện trong cuộc sống của những
con người đã “bỏ mọi sự mà đi theo Ngài”; đức tin ấy được đảm bảo vững chắc bởi
Lời Hứa của Đức Giêsu Thiên Chúa, và được củng cố qua các phép lạ do chính Ngài
làm.
Do
đó, đức tin công giáo không giống các đức tin khác, và không thể trộn lẫn với
các đức tin khác, khi các đức tin này tin vào những thiên chúa mông lung, những
thiên chúa chung chung, tổng qúat với những thuộc tính cố hữu dành cho Chúa Tể
trời đất như toàn năng, thông biết mọi sự, thưởng phạt công minh. Các đức tin ấy
tin những thiên chúa xa xôi trên trời, và không xuống thế “làm người” như Ngôi Lời nhập
thế; tin những thiên chúa không hiện diện cụ thể và sống động như con người trong chính cuộc sống của con người như Đức
Giêsu, Thiên Chúa nhập thể của Kitô giáo.
Vì
lý do nền tảng đó mà giữa “Thiên Chúa làm người” của người Kitô hữu hoàn toàn
xa lạ với các thiên chúa của các tôn giáo, giáo phái khác. Sự khác biệt một trời
một vực này không cho phép chúng ta “đánh lận con đen, hoặc đánh bùn sang ao”
khi dễ dãi coi thiên chúa nào cũng giống thiên chúa nào, và đức tin nào cũng đồng
loại, đồng chủng, đồng thứ hạng như nhau.
3. Kiến
thức non nớt về lịch sử Cứu Độ:
Thiếu
kiến thức giáo lý về lịch sử Cứu Độ khởi đi từ
tổ phụ Ápraham của Cựu Ước, bạn trẻ không thể hiểu được đường lối sư phạm
tuyệt vời của Thiên Chúa trong công trình cứu chuộc nhân loại, và càng không thể
nhận ra sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu khi xuống thế làm người và chết để chuộc tội
con người.
Những
thiếu sót kiến thức về lịch sử dân Thiên Chúa trong Cựu Ước rất khó để người trẻ
chấp nhận mầu nhiệm Thiên Chúa làm người trong Tân Ước, bởi mầu nhiệm ấy đã được chuẩn bị chu đáo, được
báo trước qua các ngôn sứ từ bao nhiêu đời trước, và tất cả đều quy hướng vào Đức
Giêsu, trung tâm của Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người.
Tình
trạng thiếu sót kiến thức về lịch sử cứu độ ấy cũng đặt người trẻ vào những bế
tắc khó vượt qua khi rơi vào những đoạn kinh thánh xem như mâu thuẫn, nghịch
lý, ngược nghiã, chưa kể những trình thuật mang tính vô luân, bạo lực, mà người
đọc cần một trình độ và khả năng tương đối để có thể nắm bắt những sứ điệp mà
Kinh Thánh muốn chuyển tải, hơn là tìm tòi nghiã của từng chữ, ý của từng câu
biệt lập, tách rời khỏi ngữ cảnh Tin Mừng.
4. Không nắm vững giáo lý căn bản về Giáo Hội:
Giáo
Hội là gai nhọn nhức nhối hơn cả, vì Giáo Hội là nhà từ đó người trẻ bỏ đi, là
mái ấm người trẻ bỏ lại sau lưng đi theo giáo phái, nên Giáo Hội là vấn đề đầu
tiên được nêu ra, bị mổ xẻ khi người trẻ có ý định từ bỏ.
Một
ghi nhận không thể chối cãi, đó là nguyên nhân đầu tiên đưa đến ý nghĩ bỏ đạo,
theo giáo phái ở người trẻ hầu hết đều xuất phát từ những con người của Giáo Hội,
hay từ cơ chế tổ chức của Giáo Hội, bởi đức tin được thể hiện nơi Giáo Hội, cũng
là nơi phát sinh những vấn đề của con người…
Vì
tương quan giữa Đức Giêsu và Giáo Hội là tương quan của phu quân và hiền thê, một
tương quan bất khả phân ly và trường tồn bền vững, như một Thân Thể, nên ở đâu
có Đức Giêsu ở đó có Giáo Hội, và người ta không thể tách Giáo Hội khỏi Đức
Giêsu, cũng như không thể cách ly Đức Giêsu khỏi Giáo Hội của Ngài.
Nhưng
tương quan ấy không bảo đảm sự hoàn hảo, thánh thiện của những con người thuộc
Giáo Hội, bởi những gương xấu, việc xấu mãi mãi có mặt nơi những con người thuộc
Giáo Hội, những lỗi lầm, tội lụy không buông tha những người có trách nhiệm
trong Giáo Hội, những sai trái, lạm dụng, bất xứng vẫn tồn tại ở những con người nắm giữ cơ cấu quyền
bính trong Giáo Hội, những tính hư tật xấu như kiêu căng, cửa quyền, tham lạm,
vô cảm, độc ác vẫn là những căn bệnh khó chữa nơi những người mang trọng trách
quản trị Giáo Hội. Chưa kể tương quan ấy còn có mục đích cưu mang tội nhân, chứa
chấp những con người bất toàn, bất xứng, vì là Nhà của Thiên Chúa cho con người
yếu đuối, nơi náu ẩn của người có tội đi tìm ơn thương xót để được cứu sống, chữa
lành.
Cũng
chính vì Giáo Hội là đoàn thể những người đi theo Đức Giêsu gồm đủ mọi sắc dân,
chủng tộc, giai cấp, địa vị, trình độ, và
mọi thành phần tốt xấu, sang hèn, hiền nhân, ác nhân, thánh nhân, tội đồ,
nên đánh giá Giáo Hội qua những con người bất xứng, bất toàn của Giáo Hội, mà bỏ
quên Đức Giêsu là một sai lầm nguy hiểm. Nói như thế không có nghiã đoàn thể những
người đi theo Đức Giêsu không được mời gọi và thúc đẩy trở nên tốt hơn mỗi ngày
theo gương Đức Giêsu. Trái lại, tất cả được tháp nhập vào Thân Thể có Đức Giêsu
là Đầu để đuợc đổi mới, và trở nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh
thiện. Vấn đề là khi đồng hoá những con người yếu đuối trong Giáo Hội là Giáo Hội
để khi bất mãn trước những bất công, bất chính của những con người bất toàn, bất
hảo này, người ta chọn giải pháp “không giải quyết gì” là bất cần, bất trung, bất
tín nhiệm, bất tuân phục Giáo Hội. Và đó là tình trạng của nhiều người trẻ công
giáo đang trượt dài trên những cám dỗ bỏ đạo, đi theo các giáo phái.
5. Không
nhận ra đòi hỏi, giá trị và ý nghiã của Giáo Hội tông truyền:
Đức
Giêsu không chỉ ban cho các môn đệ Tin Mừng và sai các vị đi khắp nơi loan báo
Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân, mà còn ban Chúa Thánh Thần cho họ để họ thi hành
sứ vụ được trao phó: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ
anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em
tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,12-13).
Điều
này có nghiã: Giáo Hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để tiếp tục làm cho chân
lý được Đức Giêsu mặc khải trở nên trọn vẹn bằng giải thích, cắt nghiã, qủang
diễn sao cho thích hợp, hầu đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng cho dân Chúa.
Cũng vì có Chúa Thánh Thần hiện diện, Giáo Hội xác tín sứ mạng gìn giữ kho tàng
chân lý được Đức Giêsu ủy thác và sứ vụ làm chứng Chân Lý ấy: “Khi Đấng Bảo
Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí
sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh
em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15,26-27).
Như
thế, tông truyền có nghiã được xây dựng
trên nền tảng của các tông đồ, và các giám mục có trách nhiệm thừa kế để tiếp nối
công trình của các thánh tông đồ trong việc rao giảng, dậy dỗ, hướng dẫn, qủan
trị, chăn dắt dân Chúa là Giáo Hội, nên ngoài Kinh Thánh là nguồn mặc khải, ở
đó Giáo Hội kín múc chân lý đức tin, chúng ta còn được được thừa hưởng giáo huấn
của các tông đồ, và các đấng kế vị. Đó là lý do trong kinh Tin Kính,
chúng ta tuyên xưng: “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”,
bởi nếu chỉ nhận chân lý từ Kinh Thánh, mà chối bỏ chân lý tông truyền, chúng
ta sẽ chối bỏ luôn cả nền tảng tông đồ, trên đó Đức Giêsu xây dựng Giáo Hội của
Ngài, khi nói với tông đồ trưởng Phêrô trước mặt toàn thể nhóm Mười Hai: “Phêrô,
con là Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy (Mt 16,18).
Trên
đây là năm mấu chốt của giáo lý mà người trẻ công giáo cần được ăn rễ sâu, để
không bị chao đảo trước những giáo thuyết sai lạc. Bởi không đào sâu chân lý “đức
tin của Phêrô”, chúng ta sẽ lầm tưởng “đức tin nào cũng giống nhau, đức tin nào
cũng là niềm tin ở Thiên Chúa”; bởi không nhận ra khác biệt giữa đức tin của
Phêrô và các đức tin khác, chúng ta sẽ lầm tưởng Đức Giêsu, “Thiên Chúa làm người”
của Kitô giáo không có gì khác biệt các
thiên chúa của các tôn giáo khác; bởi không thấu đáo giáo lý về Giáo Hội như Hiền
Thê, và Thân thể của Đức Giêsu, chúng ta sẽ chấp nhận dễ dàng “tin Chúa, nhưng
không theo đạo”, “làm việc trực tiếp” với Chúa, mà không cần vâng phục, cộng
tác, hiệp thông với Giáo Hội của Ngài; bởi không nắm vững giáo lý về Giáo Hội
tông truyền, chúng ta sẽ dễ có thái độ bất tuân ccá giáo huấn của đấng bản quyền;
bởi không hiểu biết lịch sử dân Thiên
Chúa, chúng ta sẽ không thể hiểu sự liên
tục “quan phòng” của lịch sử Cứu Độ khởi đi từ Cựu Ước, và rất khó nhận ra công
trình nhập thể, nhập thế của Đức Giêsu đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ nhiều
ngàn năm trước qua dòng lịch sử thăng trầm
nhưng luôn được yêu thương, bảo vệ của dân riêng Thiên Chúa.
Và
tất cả những lỗ hổng, kẽ hở, vết nứt “giáo lý” ấy sẽ là cơ hội tốt cho các giáo
phái ngày càng nổi lên như nấm đang ra sức đánh gục “đức tin công giáo” của
không ít thanh thiếu niên trong các xứ đạo, một “sự thật nhức nhối” không thể
chối cãi.
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét