Sáng
nay người viết nhận được thư của người bạn ở Đà Lạt. Trong thư, anh đề nghị người
viết chia sẻ với bạn đọc về chuyện ma qủy và trừ qủy. Cũng trong tuần này, người
viết được đọc thông cáo của Toà Giám Mục Đà Lạt liên quan đến việc của “nhóm trừ
qủy” của chị Têrêsa Nguyễn Thị Thương, giáo dân thuộc giáo xứ Bảo Lộc.
Thực
ra, người viết đã thực hiện một cuốn sách đặc biệt về ma qủy dầy 158 trang do
Phương Đông và Nhà Sách Đức Bà Hoà Bình đồng xuất bản tại Sàigòn. Lúc đầu, cuốn
sách có tên “Ma Qủy”, nhưng khi kiểm duyệt vào năm 2015, cơ quan văn hoá đã từ
chối đề tựa này, nên người viết bắt buộc phải lấy một tựa đề khác nhẹ nhàng, kín đáo hơn: “Xin Chớ Để Chúng Con
Sa Chước Cám Dỗ”. Nhờ thế mới có được giấy phép xuất bản vào năm 2016.
Sách gồm 7 chương:
· Chương
1 : Có ma qủy không?
· Chương
2 : Ma qủy là ai?
· Chương
3 : Những mũi nhọn hoạt động của ma qủy.
· Chương
4 : Chiến thuật cám dỗ của ma qủy.
· Chương
5 : Một số hiệp hội và phong trào phò Satan chống phá Đức Giêsu.
· Chương
6 : Sợ ma qủy? Trừ qủy.
· Chương
7 : Đức Maria, Đấng đã đạp giập đầu Satan.
Với nội dung trên, rất mong quý Bạn sẽ có dịp tìm hiểu
thêm về ma qủy, trong đó có cả việc trừ qủy mà dư luận đang xôn xao. Để đáp ứng
nhu cầu nghiên cứu, toàn bộ cuốn sách sẽ được chia sẻ cùng qúy Bạn trên trang
Tin Mừng Đường Phố, hoặc Hãy Ra Khơi: tinmungduongpho.blogspot.com/ hayrakhoi.com
Riêng
trong bài này, người viết chỉ chia sẻ một vài nhận định chung quanh hiện tượng
trừ qủy:
1.
Trừ qủy bằng quyền năng
của Thiên Chúa:
Quyền
năng trừ qủy từ Thiên Chúa phải được ban từ Đấng Bản Quyền trong Giáo Hội, cụ
thể là Đức Giám Mục giáo phận sở tại. Vì thế, bất cứ ai không được Đức Giám Mục
chính thức ban quyền trừ qủy đều bị coi
là trừ qủy ngoài quyền năng của Thiên Chúa, cho dù người ấy có “nhân danh Thiên
Chúa” khi trừ qủy.
Trong nhiều trường hợp, những người tự mình
trừ qủy thường :
a. Tự
cho mình trực tiếp nhận sứ mạng trừ qủy từ Thiên Chúa qua thị kiến.
Họ
thường qủa quyết: “Chúa nói thế này, Chúa bảo thế kia”, và không ngượng ngùng kể
lại những cảnh tưởng Chúa hay Đức Mẹ hiện ra với họ, hoặc nói với họ những “sứ điệp”,
mà hầu hết được sao chép từ sứ điệp đã được mặc khải cho vị thánh nào đó. Còn lại
thì đều là những “mặc khải” không phù hợp giáo lý đức tin, xa Tin Mừng, nếu không
muốn nói là lỏng lẻo, rời rạc, mâu thuẫn.
b. Đánh
đồng mọi hiện tượng bệnh lý là qủy ám:
Đặc
điểm của những người trừ qủy “tự do, tự phát” này là tình trạng thiếu khả năng
y học, thiếu hiểu biết thần học, thiếu kỹ năng tâm lý, nên bất cứ hiện tượng bất
thường nào trên thân xác và tinh thần của người nào đó đều bị họ coi là do ma qủy
quậy phá, xâm nhập. Với họ, ma qủy bao trùm mọi nơi, mọi lúc, không chế mọi sự,
mọi người, nên đau bụng, nhức đầu, thậm chí nhìn không tỏ, nghe không rõ cũng
do ma qủy làm, và bất cứ ai đến xin họ giúp đỡ cũng được xếp vào hàng ngũ những
người bị qủy ám.
Vì
thiếu khả năng và kiến thức trong nhiều lãnh vực, nên có những bệnh nhân chỉ cần
đi gặp bác sĩ, được điều trị sẽ khỏe mạnh bình thường đã trở thành người bị qủy
ám và chịu đủ mọi “kiểu cách trừng phạt” đôi khi rất dã man để trục qủy, đuổi qủy,
lấy qủy ra khỏi người.
c. “Nhân danh Thiên Chúa” cách bừa bãi và mê tín:
Quan
sát cảnh tượng trừ qủy của những người trừ qủy “tự biên tự diễn”, chúng ta nhận thấy tính cách đồng bóng, mê tín
trong cách thức trừ qủy, khi họ luôn miệng “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa
Thánh Thần”, và biến lời “nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa” thành câu thần chú, làm như cứ đọc
thần chú là có tác dụng trừ qủy, cứ nhân danh Thiên Chúa là có hiệu lực đuổi được
qủy ngay.
Chưa
kể năng quyền trừ qủy phải được trao ban từ Đấng Bản Quyền thuộc Giáo Hội, hành
vi “nhân danh Thiên Chúa” cách bừa bãi và thiếu “thánh thiêng” đã làm chứng việc trừ qủy không còn là hành vi đức
tin, nhưng thuần đồng bóng, mê tín, mượn danh Giáo Hội “đánh lận con đen”
d. Sử
dụng bạo lực:
Trừ
qủy theo kiểu “tự phát” thường dùng bạo lực để trục qủy ra khỏi người bị qủy ám
như dùng tay chân đánh, đá, hoặc dùng
roi quất mạnh trên người. Đây là điểm hoàn toàn khác với phương thức trừ qủy của
giáo quyền dựa trên đức tin của tòn thể Giáo
Hội và ơn phù trợ của Thiên Chúa.
Tóm
lại, những người có đạo tự cho mình quyền trừ qủy thường “nhân danh Thiên Chúa”
để trừ qủy, nhưng lại từ chối quyền của Giáo Hội, và không tuân phục Đấng Bản
Quyền địa phương là điều kiện để việc trừ qủy được công nhận là việc làm của đức
tin khi dựa vào quyền năng Thiên Chúa, và hiệp thông với toàn thể Hội Thánh.
Trong
những trường hợp này, việc “nhân danh Thiên Chúa” của họ chỉ được coi như bình
phong, lá chắn cho việc làm mê tín, không thuộc đức tin, không hiệp thông với
Giáo Hội, và những kinh đọc, thánh ca của Giáo Hội được họ sử dụng khi “tự ý trừ
qủy” đều không mang tính thần thiêng, và không có giá trị đức tin để sinh ơn ích
siêu nhiên.
2. Trừ
qủy bằng quyền của ma qủy:
Ma
qủy là lòai thụ tạo thiêng liêng, nên chúng có khả năng quậy phá con người một
cách “thiêng liêng”.
Tuy
bị trừng phạt, nhưng Thiên Chúa không lấy khỏi chúng bản tính thiêng liêng mà
Ngài đã ban khi tạo dựng nên chúng. Vì thế chúng có thể làm khổ con người một cách
“thiêng liêng”, mà con người không thấy, vì chúng mang bản tính thiêng liêng, vô
hình, vô tượng.
Do
đó, chúng ta biết chắc: có hiện tượng bị qủy ám, và Tin Mừng đã nhiều lần kể lại
những phép lạ trừ qủy Đức Giêsu đã làm,
cũng như chính Đức Giêsu đã công bố: “Nếu
tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì qủa là triều đại Thiên Chúa
đã đến giữa các ông” (Mt 12,28), đồng thời ban quyền trừ qủy cho các môn đệ
của Ngài, như Tin Mừng Máccô đã khẳng định: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những
người có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được qủy…” (Mc 16,17).
Đối
với ma qủy, chúng gieo rắc tai ương cho con người, nhưng cũng chính chúng có khả
năng lấy đi tai ương chúng đã gieo để nạn nhân của chúng tin theo chúng, vì thấy
chúng “toàn năng”, làm được việc lạ. Bởi thế có những phép lạ do ma qủy làm, cũng
như những người bị qủy ám được chữa khỏi bởi quyền năng của qủy, được thực hiện
do những kẻ tin vào ma qủy, và trở thành cánh tay nối dài của chúng.
Khác
với Giáo Hội nhân danh Thiên Chúa và với quyền năng của Thiên Chúa trừ qủy, những
người theo ma qủy, tự nguyện làm tay sai cho ma qủy sẽ dựa vào quyền năng phá
hoại, hủy diệt, làm hại con người của chính ma qủy để “trừ qủy”. Nói cách khác,
ma qủy dùng chiến thuật nhập vào một người nào đó, sau đó sẽ dùng những người
chấp nhận “bán linh hồn” cho chúng, tình nguyện đầu quân phục vụ chúng “nhân
danh qủy” là chúng để “trừ qủy” cũng là chúng, với mục đích làm cho nạn nhân bị
“chúng ám” và nhiều người chứng kiến “phép lạ” chúng làm mà tin vào chúng.
Tin
Mừng Mátthêu thuật lại: sau khi Đức Giêsu chữa “người bị qủy ám vừa mù lại vừa
câm”, thì những người Pharisêu nói rằng:
“Ông này trừ được qủy chỉ là nhờ dựa thế qủy vương Bêendêbun”. Biết ý nghĩ của
họ, Đức Giêsu nói: “Bất cứ nước nào tự chia rẽ, thì sẽ điêu tàn. Bất cứ thành nào,
nhà nào chia rẽ thì sẽ không tồn tại” (Mt 12,25).
Khi
nói điều này, Đức Giêsu cảnh cáo những người Pharisêu, vì họ đang xúc phạm
đến Chúa Thánh Thần khi “chụp mũ” Ngài dựa vào tướng qủy Bêendêbun để trừ qủy, vì
họ ghen tương với quyền năng làm phép lạ, cũng như uy tín của Ngài trên đám đông,
trong khi Ngài “dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ qủy” (Mt 12,28). Bằng
chứng là tiếp liền sau đó, Đức Giêsu đã thẳng thắn lên tiếng trách mắng họ: “Ai
không đi với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán.
Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được
tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha” (Mt
12,30-31).
Ngoài
ra, Ngài cũng gián tiếp thừa nhận có những người dựa thế qủy vương để trừ qủy, để
củng cố điều Ngài khẳng định: “Nếu Xatan trừ Xatan, thì Xatan tự chia rẽ” (Mt
12,26), vì qủa thực nước của Xatan không còn có thể tồn tại vì Thiên Chúa đã có mặt giữa loài người, và “triều
đại của Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt 12,28), như Ngài nói với
những người Pharisêu cứng lòng bị Ngài coi là đang ở dưới ách thống trị của thần
dữ Xatan.
Thực
vậy, ma qủy ám hại con người là điều có thực, vì chúng là kẻ phá họai, tìm gieo
rắc tai ương, bất hạnh và sự chết đời đời trong nhân loại. Là loài thụ tạo thiêng
liêng, chúng làm được phép lạ để lừa phỉnh loài người, hầu tin ở chúng chống lại
Thiên Chúa, nên trước hiện tượng qủy ám, qủy nhập, người môn đệ Đức Giêsu cần xác
tín: Thiên Chúa mới là Chủ Tạo, ma qủy tuy làm được những điều lạ, sự lạ cũng
chỉ là thụ tạo như chúng ta, khác chăng là
bản tính thiêng liêng, vì thuộc đẳng thiên thần.
Trước
những việc lạ, sự lạ ma qủy làm, người đi theo Đức Giêsu phải tuyệt đối tín thác
và dựa vào quyền năng của Thiên Chúa, mà không được đầu quân làm tay sai cho chúng
để phỉnh lừa thiên hạ, bởi chúng rất mưu mô, xảo trá, biết dùng mọi thủ đọan để
lôi kéo chúng ta bỏ Thiên Chúa đi theo chúng.
Và
để giữ vững đức tin, không gì quan trọng và hữu hiệu hơn với người Kitô hữu
là sống tinh thần Vâng Phục Hội Thánh là Hiền Thê yêu dấu, là Thân Thể mầu
nhiệm của Ngài. Chính lòng yêu mến, vâng phục Giáo Hội là bảo chứng hùng hồn:
chúng ta thuộc về Chúa; là xác quyết không thể chối cãi: chúng ta là chi thể của
Nhiệm thể Giáo Hội có Đức Giêsu là Đầu; là bảo đảm chắc chắn: chúng ta thực hiện
Thánh Ý khi “nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Xin
Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ thương xót cứu chữa, và chớ để chúng con sa chước cám
dỗ và cạm bẫy của ma qủy.
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét