BẦU KHÍ THÂN THIỆN CỦA GIA ĐÌNH GIÁO HỘI
Tuổi
trẻ trong Giáo Hội được coi như trẻ thơ trong gia đình, và trẻ thơ rất cần bầu
khí yêu thương, thân thiện, được quan tâm, chăm sóc để quân bình thể lý cũng như
tâm lý. Thiếu bầu khí yêu thương, bé thơ “sẽ không lớn nổi thành người”.
Có
rất nhiều bạn trẻ bất mãn với Giáo Hội vì những lý do rất nhỏ và ít người quan
tâm, lưu ý, như đến nhà thờ mà tưởng mình đi giữa chốn không người, khi không
ai tỏ ra thân thiện, niềm nở. Đó là trường hợp của Cường, mười bẩy tuổi. Em đã chia sẻ tâm
trạng lạc lõng của người xa lạ mỗi lần đi dự lễ, vì không ai lịch sự, dễ thương
với em. Trái lại, em có cảm tưởng mọi người đến đây để tranh giành một cái gì đó,
và bầu khí luôn căng thẳng, nặng nề. Gặp lại em năm em mười tám, em cho biết:
em đã gia nhập đạo khác, vì ở đây, em hạnh phúc với bầu khí thân thiện như
trong gia đình, bởi ai cũng cởi mở, quan tâm đến người khác, nhất là những người
mới “xuất hiện” giữa cộng đoàn.
Qủa
thực, bầu khí thân thiện rất quan trọng. Không chỉ quan trọng vì là đòi hỏi của
cộng đoàn đức tin, như cộng đòan tín hữu tiên khởi ở Giêrusalem, ở đó “tất cả các
tín hữu hợp nhất với nhau… Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền
Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ, vui vẻ. Họ ca
tụng Thiên Chúa, và đuợc toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có
thêm những người được cứu độ” (Cv 2,44.46-47), bởi bầu khí bác ái là điều kiện để đức tin được lớn
lên, như thánh Giacôbê qủa quyết: “Thực vậy, một thân xác không hơi thở là một
xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26). Hành
động đâ chinh là việc làm của đức ái không chỉ cần thiết cho đức tin, mà còn cần
thiết trên bình diện con người, bởi người ta chỉ tìm đến nơi có tình yêu thương,
chỉ hướng về nơi có người thương mình, và không mất thời giờ ở lại với những người
không quan tâm, không đằm thắm, không thân thiện với mình.
Đó
là lý do đã đẩy những người trẻ khao khát bầu khí thân thiện xa khỏi cộng đoàn đức
tin và mở đường cho họ tìm đến những giáo phái đáp ứng được nhu cầu “thân thiện”.
Sự
thật không thể chối cãi là một cộng đoàn sống bác ái đích thực, một tổ chức đặt
trọng tâm vào yêu thương sẽ lan toả bầu khí “cởi mở, thân thiện”, khác với những
cộng đoàn khép kín, độc tôn, mâu thuẫn, tranh chấp, và tìm kiếm nhiều sự ở ngoài
đức ái. Hãy quan sát một cộng đoàn thiếu bác ái, ở đó nhiều phe cánh chống phá nhau,
nhiều tham vọng nổi cộm lấn át mục đích chân chính của cộng đoàn đức tin, nhiều
luồng dư luận trái chiều nhắm hạ bệ, đốn gục nhau, nhiều tin đồn, hay những câu
chuyện được khéo léo hư cấu với ác ý gây thiệt hại, và chắc chắn khi người trẻ phải
bơi lội trong bầu khí độc hại này, họ sẽ ngộp thở và phải tìm đường thoát thân,
vì họ rất nhạy bén và dị ứng với những gì không phải là công bình, bác ái.
Thực
ra, trong sinh hoạt cộng đoàn, chúng ta cò khuynh hướng “lý thuyết.” nhiều hơn
thực hành, trong khi những “thái độ của đức ái” được tỏ ra lại là những điểm nhấn
cần thiết nuôi dưỡng và nâng đỡ người trẻ.
Như
nhyững em bé trong gia đình, người trẻ trong Giáo Hội cần những nụ cười, những ánh
mắt, những bàn tay xiết chặt thân tình, thiện cảm của cha anh, hay bạn đồng lứa
khi đến với cộng đoàn; các em cần những đôn đả, sốt sắng, nhiệt tình quan tâm của
người lớn trong gia đình Giáo Hội khi các em thập thò muốn tham gia, cộng tác
nhưng còn bẽn lẽn, e ngại trước ngưõng cửa “cộng đoàn”; các em cần bậc cha anh mở
lời thân thiện hướng dẫn; các em cần những cử chỉ bộc lộ tình yêu thương đích
thực của các thành viên thuộc gia đình Giáo Hội. Và bởi các em rất nhạy cảm trước
yêu thương, nên cũng dễ thất vọng trước những lạnh lùng, hờ hững; bởi các em rất
nhạy bén trước ân tình, nên cũng nhanh chóng bỏ cuộc khi ân tình vắng bóng.
Vì
còn thơ bé, nên tình cảm giữ phần ưu tiên. Chẳng thế mà người ta dỗ dành em bé
bằng tình cảm của trái tim hơn lý luận của
trí óc. Người trẻ của chúng ta cũng vậy. Tuy thân xác có to lớn, vạm vỡ, nhưng
tâm hồn rất thơ ngây, non dại và các em
cần những biểu lộ thân thiện, những ân tình được biểu lộ từ bậc cha anh, không
chỉ trong đời s&ông nhân bản, mà cả trong đời sống đức tin.
Chính
vì thế, khi không lưu ý đến những thái độ thân thiện đối với người trẻ, chúng
ta dễ làm người trẻ mang ấn tượng xấu về một gia đình Giáo Hội không yêu thương
thực sự, hình ảnh xấu về những người của Giáo Hội không sống điều mình dậy, cảm
tưởng xấu về một cơ chế “muôn mặt và giả hình”. Và tất nhiên, những ấn tượng, hình
ảnh, cảm tưởng tiêu cực này sẽ trở thành nọc độc nguy hiểm làm suy yếu đức tin
công giáo của người trẻ.
Tuy
thế, những lời nói, cử chỉ, thái độ, cung cách thân thiện đó phải được xây dựng
trên Tin Mừng, chứ không được xem như những “thủ đoạn” ngoại giao; phải được thấm
nhuần tinh thần của Đức Giêsu, chứ không mang tính trần thế với duy nhất chủ đích “lấy lòng, đắc
nhân tâm” người trẻ.
1.
Xây dựng trên đòi hỏi:
Đức Ái phải trở thành dấu chỉ:
Nhiều
người lầm tưởng: đức ái không cần biểu lộ. Chính vì ý nghĩ này, mà đức tin chết
lúc nào không hay, bởi việc làm của đức tin phải được thể hiện và biểu lộ qua đức
ái. Nếu đức ái không cần được biểu lộ, thì chắc chắn Đức Giêsu đã không căn dặn
các môn đệ của Ngài: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ
Thầy là chúng con con yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Vì
đức ái là dấu chỉ quan trọng để người ta nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa Tình
Yêu mà Đức Giêsu đã muốn các môn đệ Ngài bầy tỏ thái độ yêu thương, ân cần quan
tâm, thân thiện, ân tình trong đối xử với nhau; vì đức ái là dấu hiệu duy nhất để
người ta phân biệt ai là môn đệ đích thực của Đức Giêsu, mà Ngài đã muốn những
ai đi theo Ngài phải biểu lộ tình nghiã huynh đệ với nhau trước mắt mọi người,
nên khi làm ngược lại, hoặc ngượng ngùng biểu lộ thân thiện với nhau trong cộng
đoàn, chúng ta đã không làm theo những gì Đức Giêsu căn dặn.
Người
trẻ cần tham chiếu dấu chỉ, cần nhìn vào dấu hiệu để nhận định, chọn lựa, nên
khi không thấy dấu hiệu thân thiện, không gặp dấu chỉ thân tình, người trẻ sẽ
phán đoán: ở đây không có tình yêu thương, cộng đoàn này thiếu tình huynh đệ, và
họ sẽ chán ngán rút lui, thất vọng đi tìm “đức tin” ở nơi khác.
2. Xây
dựng trên đòi hỏi: Phục Vụ phải trở thành gương sáng:
Thái
độ thân thiện, ân cần, cởi mở không chỉ phát xuất từ tình yêu, nhưng còn từ ước
muốn phục vụ người khác, bởi yêu thương sẽ chỉ là “yêu xuông », “thương trên
môi miệng”, nếu yêu thương thiếu phục vụ.
Đức
Giêsu đã không bao giờ tách rời cặp đôi Yêu Thương - Phục Vụ trong giáo huấn của
Ngài, bởi sứ vụ của Ngài, cũng như của các môn đệ Ngài là “đến không phải để người
ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giqá cứu chuộc muôn
người.” (Mt 20,28), nên không có tình yêu nhàn hạ, tình yêu lười biếng, tình yêu
hưởng thụ, tình yêu ích kỷ, nhưng tình nào cũng vất vả phục vụ, yêu ai cũng phải
nhọc nhằn hy sinh, thương người nào cũng không tránh khỏi nặng lòng, mệt trí,
khổ thân vì hạnh phúc của họ, và thước đo tình yêu chính là hy sinh phục vụ, mà
cao điểm là hiến mạng sống mình để phục vụ hạnh phúc của người mình yêu, như Đức
Giêsu đã khẳng định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Và
phục vụ trong tình yêu, phục vụ vì tình yêu phải trở thành gương sáng
cho người khác, như Đức Giêsu đã qùy xuống rửa chân cho các môn đệ của Ngài, vì
muốn trở nên gương sáng phục vụ cho các ông khi nói với các ông: “Anh em gọi Thầy
là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy
nếu Thầy là Thầy, là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa
chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm
cho anh em” (Ga 13,13-15).
Bởi
nếu phục vụ không cần thiết phải được biểu lộ ra cho mọi người thấy mà nhận ra
ai là môn đệ Ngài và noi theo, thì Đức Giêsu đã không làm công việc rửa chân này,
vì Ngài đã dậy dỗ các môn đệ qúa nhiều về
tinh thần phục vụ rồi.
Thực
vậy, dấu hiệu, dấu chỉ, gương sáng rất quan trọng, vì tạo ấn tượng nhanh
chóng và hữu hiệu, nhất là với người trẻ. Chẳng thế mà người ta cần những hình
ảnh qủang cáo khắp nơi để tạo ấn tượng trong tâm trí quần chúng, cũng như chúng
ta cần những thái độ thân thiện, ân cần quan tâm phát xuất từ đức ái phục vụ để
tạo ấn tượng đẹp về một Đức Giêsu nhân hậu, một Giáo Hội, gia đình của Thiên Chúa
yêu thương trong tim óc người trẻ. Và trong thực tế, cũng vì bỏ quên mình phải
trở thành “dấu chỉ, dấu hiệu” của Thiên Chúa tình yêu, gương sáng làm chứng về
một Thân Thể duy nhất, hiệp nhất trong yêu thương là Giáo Hội mà chúng ta đã bỏ
lỡ nhiều cơ hội giúp người trẻ xây dựng vững chắc đời sống đức tin của họ.
Một
cách lương thiện, chúng ta phải nhìn nhận: có nhiều bạn trẻ công giáo không nhận
được những niềm nở, thân thiện, những cởi mở, quan tâm khi đến với cộng đoàn, mặc
dù chúng ta đã luôn cố gắng, bởi không ít những người trẻ công giáo bỏ đạo đi
theo giáo phái đã bộc bạch tâm trạng thất vọng này, khi bị cộng đoàn giáo xứ,
giáo họ hoặc bỏ rơi, hoặc lạnh lùng, hờ hững.
Chia
sẻ với Bạn những điều mắt thấy tai nghe từ những bạn trẻ công giáo rời bỏ cộng đoàn
đức tin công giáo để gia nhập các giáo phái ngày càng nhiều và ráo riết hoạt động
thu hút giới trẻ, người viết dám ước mong những nngười có trách nhiệm cộng đoàn
quan tâm hơn đến người trẻ vốn rất nhạy cảm và non nớt nên rất cần được đồng hành
trong bầu khí thân thiện, ân tình của những người cùng một gia đình Giáo Hội,
vì “cùng một Chúa, một
đức
tin, một phép rửa, một Thiên Chúa là Cha” (Ep 4,5-6).
Jorathe
Nắng Tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét