Vô
duyên rất thường được sử dụng để đánh giá lời nói, thái độ, cung cách của người
khác. Vì rất thường được sử dụng, nên dễ rơi vào tình trạng dễ dàng gán cho bất
cứ ai hai chữ vô duyên, mà không thẩm định đúng mức giá trị của sự việc, như cô
gái được chàng trai lạ tấm tắc ca ngợi nhan sắc và hết lòng ngưỡng mộ “người đẹp”
lại bị người đẹp quở trách “vô duyên”.
Người
ta có thể bị coi là vô duyên khi “làm thiên hạ cười” không đúng người, đúng lúc,
như tấu hài trước người vừa nhận hung tin cha mất, mẹ nhập viện, con thi rớt;
như pha trò đang lúc hội nghị bàn về những vấn đề nghiêm trọng, đòi chú ý cao độ;
như khen chê cách kệch cỡm, không đúng sự thật và không phù hợp hoàn cảnh, tình
huống, cũng như tình trạng tâm lý của người được khen, hay bị chê. Cũng có thể
bị cho là vô duyên khi ngôn từ dùng không chỉnh, chữ nghiã thô sơ đến lố bịch,
lạc lõng, nên muốn mọi người cười nhưng tất cả đều chửi, mong cử tọa vỗ tay
hoan nghênh mà ai nấy đều tím mặt ngượng giùm.
Qủa
thực, không dễ để biết bản chất của “vô duyên”, cũng như nhận diện chân tướng của
“có duyên”. Ở
đây, người viết dám mạo muội chia sẻ với Bạn chút ít kinh nghiệm với hy vọng đóng
góp nét duyên cho đời nhau, và niềm vui
cho cuộc sống hôm nay trên cõi đời này.
1. Duyên
phát xuất từ tâm hồn:
Duyên
không là sở hữu “bất khả nhượng” của người có nhan sắc, không là hành
trang “độc quyền” của người đẹp, nhưng bất kể ai cũng có quyền “duyên”, cũng
được “có duyên”, vì “duyên” không hệ tại thân xác, mặc dù diện mạo bên ngoài cũng
góp phần làm duyên thêm đậm đà, tô thêm cho duyên nét mặn mà, tươi thắm, nhưng
duyên đến từ tâm hồn, duyên phát sinh từ trái tim, duyên rạng rỡ, sáng ngời nhờ
ánh sáng của nhân ái, từ tâm.
Các
nhà tâm lý đều đồng ý: 70 % người vô duyên là những người thiếu một tâm hồn,
nghiã là thiếu lòng nhân ái, bởi lẽ hầu hết những lời nói vô duyên đều mang tính
coi thường, xúc phạm người khác hơn là “bông
đùa không ý tứ, vô tội vạ”. Vấn đề là ngay chính đương sự đã không ý thức mình đã
vô duyên do tâm hồn vẩn đục, khi buông
những lời vô duyên bộc lộ tâm hồn trống vắng tình người, nghèo nàn nhân nghiã
Thực
vậy, nếu phân tích thấu đáo những lời nói vô duyên nghe được trong đời, ta sẽ
thấy hầu hết đều xuất phát từ tâm hồn không trong sáng và quảng đại đối với tha
nhân.
Không
trong sáng, tâm hồn mới biến lời nói thành vô duyên khi thăm hỏi mà như khiêu
khích, “quan tâm” mà như đe dọa, “nhắn nhủ” mà như “dao cắt, kim đâm”. Người viết
xin kể hầu Bạn một số trường hợp mắt thấy
tai nghe :
Rất
lâu năm không gặp nhau, tình cờ gặp lại người bạn vong niên đã hơn tám mươi tuổi
trong một đám cưới, một quan chức đương thời “hô hố” trước ông cụ và đám đông có mặt: “Ơ, tôi tưởng ông chết lâu rồi
chứ. Thế ra vẫn còn sống đấy à?”. Ông quan to đã làm mọi người “đứng hình” vì qúa
vô duyên, kệch cỡm.
Gặp
nhau trong sân trường, cô gái nhe chiếc răng khểnh vừa chỉ mặt bạn vừa khôi hài:
“Xanh mét thế này thì hỏi ai chẳng biết bồ mới đi ngủ với trai đêm qua!”. Trời đất!
Con gái chưa chồng mà khôi hài kiểu “vô duyên” này thì còn gì nhẫn tâm hơn?
Giữa
bữa tiệc đông người, ông bạn vừa gọi đích danh người bạn nghèo, vừa hề hề phán:
“Khẩn trương tập trung ăn nhiều đi, tớ biết nhà cậu cả tháng cũng chẳng có được
miếng thịt”. Hài hước vô duyên kiểu “đá giò lái” này thì độc hơn cả thịt chó,
khiến thực khách có mặt lặng người buông đũa.
Thực
vậy, nếu tâm hồn quan chức đương nhiệm trong sáng, thì lời nói của ông không “đen
tối” mầu tang chế, khi “ngạc nhiên” vì cụ già, bạn vong niên của mình còn sống;
nếu tâm hồn cô nữ sinh tình nghiã với bạn, thì cô đã chẳng xâm xoi đời tư của bạn
mình, với thành kiến xấu, với ý nghĩ ác độc ảnh hưởng thanh danh, uy tín; nếu tâm
hồn ông bạn đồng bàn không chật hẹp, nhỏ mọn thì miếng thịt đâu có cơ may trở
thành lời châm biếm tàn nhẫn. Như thế, những câu bông đùa gây tiếng cười để tạo duyên, những phát ngôn
tưởng mua vui cho mọi người để được tiếng “ăn nói duyên dáng”, những phát biểu
tưởng làm rộn ràng bầu khí, phấn khởi lòng người hoá ra chỉ là những vô duyên làm
đau lòng người, những kệch cỡm làm nặng lòng bạn hữu, những lố bịch làm tan nát
trái tim nhiều người, mà nguyên nhân sâu sa chính là thiếu một tấm lòng.
Vì
thiếu tấm lòng mà người ta trở nên vô duyên khi không đủ bác ái để nghĩ và nói
những lời xây dựng hạnh phúc của người khác; vì thiếu tấm lòng mà người ta dễ vô
duyên khi soi mói, cầy bới đời tư của nhau; vì thiếu tấm lòng, mà người
ta trở nên vô duyên khi khép chặt con tim, để tự biến mình thành tù nhân của
ganh ghét, đố kỵ.
Do
đó, cái duyên sâu đậm, cái duyên qúy giá, cái duyên vĩnh cửu không bao giờ tàn
phai, héo úa với tuổi tác, thời gian chính là cái duyên được cưu mang, nuôi lớn
và sống dồi dào nhờ tâm hồn biết thông càm, trái tim biết chạnh lòng, và tấm lòng
bác ái, vị tha, bởi chỉ những gì phát xuất từ tâm hồn trong sáng, nhân ái, quảng đại mới bất tử trường sinh và đem lại “duyên
dáng, duyên lành, duyên thắm” cho mình và niềm vui, hạnh phúc cho người chung
quanh.
2. Duyên
còn là thái độ:
Người
ta thường chú ý đến “ăn nói có duyên”, mà ít quan tâm đến “thái độ có duyên”,
trong khi cung cách, thái độ mới đem lại nhiều nét duyên ấn tượng không ngờ,
khi tâm hồn trong sáng, nhân ái, qủang đại.
Khi
gặp một người, ta có thể bị hớp hồn qua thái độ có duyên của họ, mặc dù họ không
nói gì, cũng chẳng “ba hoa, lắm lời”, nhưng đôi mắt ân cần quan tâm, nụ cười hiền
hoà, khiêm tốn, nhất là thái độ tế nhị, đằm
thắm của họ làm họ nổi bật “có duyên” hơn nhiều người, và để lại trong ta hình ảnh
đẹp về một con người rất “có duyên” với tâm hồn trong sáng, thánh thiện.
Thực
vậy, chỉ một thái độ nhã nhặn sẽ nối kết những gì còn xa lạ, và chỉ một chút ân
cần quan tâm sẽ biến những xa xôi, cách trở thành thân tình, gần gũi. Nhưng để có
được thái độ nhã nhặn, ân cần, chúng ta phải có một tâm hồn đầy ắp yêu thương,
một trái tim vị tha, qủang đại, bởi thiếu tâm hồn, hành vi nào cũng nhạt nhẽo,
vô tình, thái độ nào cũng vô hồn, vô duyên.
Hiểu
thế nào theo nhà Chúa, hay nhà Chùa thì Duyên cũng được hiểu là duyên phúc, ơn
phúc, hồng phúc, nên người được gọi là “có duyên” chính là người đem lại cho người
khác niềm vui và bình an. Nhưng để trao tặng duyên lành, duyên phúc, gọi tắt là
hạnh phúc, người có duyên phải là người có phúc, người đầy ơn phúc trong tâm hồn,
bởi không ai có thể cho cái mình không có.
Ước
gì, chúng ta đều là những người “có duyên” để mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình
huống, hoàn cảnh của cuộc đời, chúng ta luôn trở thành niềm vui, bình an, và hy
vọng cho nhau, qua lời nói, thái độ, cung cách “có duyên”, nhờ luôn giữ tâm hồn đầy phúc của lòng nhân ái.
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét