Với
những con người khác, dù là ai đi nữa, mức độ thuộc về Thiên Chúa cũng bị giới
hạn bởi tội của nguyên tổ và của riêng mình, nhưng ở Mẹ, vì được Thiên Chúa gìn
giữ đặc biệt với ơn vô nhiễm nguyên tội, nên không một vẩn đục làm lu mờ Thiên
Chúa trong lòng Mẹ, cũng như không một khoảnh khắc thời gian dù ngắn, nhỏ đến
đâu tách rời đời Mẹ xa khỏi thánh ý Chúa.
Mặc
dù Tin Mừng không đề cập, nhưng truyền thống Giáo Hội ngay từ đầu thế kỷ thứ 2 đã nói đến thân sinh của Mẹ,
thánh Anna và Gioakim đã luống tuổi khi hạ sinh Mẹ. Đây là dấu chỉ của những
người được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt, như Isaác, Samson, Samuen,
Gioan Tẩy Giả, tất cả đều được sinh ra
khi cha mẹ đã già, và không còn khả năng sinh đẻ, như Ápraham đã nghi ngại thưa
với Thiên Chúa : “Đàn ông trăm tuổi mà có con được sao ?” (St 17,17),
như sứ thần nói với mẹ của Samsôn : “Này, bà là người son sẻ và không sinh con,
nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai” (Tl 13,3), hay như mẹ của ngôn sứ
Samuen đã than thở , khấn hứa với Thiên Chúa: “Lậy Đức Chúa các đạo binh,
nếu Ngài đoái nhìn đến nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, nếu Ngài nhớ đến con và
không quên nữ tỳ Ngài, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ
dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó…” (1 S 1,11) hoặc như Dacaria đã bối rối,
sợ hãi khi sứ thần nói với ông : “Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa
đã nhận lời ông cầu xin : bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con
trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioan” (Lc 1,13). Và qủa thực Thiên Chúa
đã can thiệp, khi Ngài muốn nơi những người được tuyển chọn “vì đối với Thiên
Chúa, không có gì mà không thể làm được” (Lc 1,37).
Truyền
Thống của Giáo Hội cũng nói đến việc Mẹ dâng mình cho Thiên Chúa ngay từ tấm
bé. Riêng thánh Bônaventura kể cho chúng ta điều Đức Mẹ đã nói với thánh
Êlisabét, một nữ tu dòng Biển Đức : “Khi thân sinh của Mẹ dâng mẹ trong đền
thờ cho Thiên Chúa, Mẹ đã quyết định chọn Thiên Chúa là Cha và hiến trọn cuộc đời
cho Thiên Chúa. Mẹ chỉ muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa, và không muốn sở hữu bất cứ
sự gì trên thế gian này, nhưng đặt để tất cả ý muốn của Mẹ trong bàn tay Thiên
Chúa”.
Thực vậy, khi trọn vẹn hiến thân cho Thiên
Chúa, và khao khát hoàn toàn thuộc về Ngài, và để thực hiện ước mơ thánh thiện
này, Mẹ đã sống trinh khiết, khó nghèo, vâng phục như đòi hỏi của Tin Mừng nơi
những người sống đời thánh hiến.
1.
Sống trinh khiết :
Vì
chỉ dành tình yêu cho Thiên Chúa, Mẹ muốn chứng tỏ tình yêu ấy trọn vẹn, hoàn hảo
khi chọn đời sống đồng trinh, khiết tịnh để không chỉ tinh thần hoàn hảo, trọn
vẹn, mà cả thể xác cũng trọn vẹn, hoàn hảo
cho duy nhất một tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu được tận hiến cho
Thiên Chúa thúc đẩy Mẹ chọn đời sống đồng trinh, khiết tịnh để ngoài Thiên
Chúa, Mẹ không phải chia sẻ tình yêu ấy cho ai, như Mẹ đã qủa quyết với sứ thần
Gabrien : “Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”
(Lc 1,34).Và lời xác nhận của sứ thần : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà,
và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra
sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35) đã cắt nghiã việc Mẹ thụ thai và nói
lên mầu nhiệm cao cả của tình yêu Thiên Chúa, mà chỉ có Mẹ mới là thụ tạo xứng đáng đi vào tình yêu huyền nhiệm này
cách trọn vẹn, và đẹp lòng Thiên Chúa.
2.
Sống khó nghèo :
Với
Mẹ, Thiên Chúa là kho báu, gia nghiệp duy nhất, nên Mẹ chỉ lo “chiếm hữu” Thiên
Chúa. Vì thế, Mẹ luôn giữ trái tim nghèo khó, và không cho bất cứ sự gì chiếm
đóng trái tim mình, ngoài một mình Thiên Chúa, Đấng hướng dẫn từng nhịp đập của
trái tim và từng bước chân của cuộc đời Mẹ.
Mẹ
có một trái tim nghèo khó, khi xác tín rằng : không có Thiên Chúa, Mẹ
không làm gì được, nên từng giây phút, Mẹ hằng nài xin ơn phù trợ của Chúa, và
không bao giờ quên : nếu trái tim và cuộc đời Mẹ đầy ơn phúc, chính là
Tình Yêu Thiên Chúa đã đổ đầy, bao phủ Mẹ, bởi tất cả những gì “Mẹ là, Mẹ có” đều
là Hồng Ân, vì “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1,49).
3.
Sống vâng phục :
Evà
đã đưa nhân loại vào tội lỗi vì không vâng phục. Trái ngược với Evà, Mẹ đã đem
nhân loại trở về với Thiên Chúa nhờ vâng phục, và Thiên Chúa đã cứu chuộc nhân
loại nhờ lời Xin Vâng khiêm hạ của Mẹ.
Sở
dĩ tinh thần vâng phục của Mẹ đạt mức độ tuyệt đối, vì Mẹ tuyệt đối phó thác ở
Thiên Chúa. Vì phó thác, Mẹ mới có thể thân thưa : “Này tôi là nữ tỳ của
Chúa” (Lc 1,38) ; vì tuyệt đối tín thác, Mẹ mới bất chấp mọi biến cố thăng
trầm trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa khi đặt mình hoàn toàn
tùy thuộc ý muốn và quyết định của Thiên Chúa : “Xin Chúa cứ làm cho tôi
như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Với
lòng vâng phục, Mẹ chỉ muốn “Xin Vâng” liên lỷ suốt đời mình thánh ý Thiên
Chúa, để mọi nơi, mọi lúc, mẹ luôn là khí cụ trong tay Thiên Chúa cho chương
trình yêu thương, cứu độ của Ngài. Cũng chính vì vâng phục, Mẹ đã nên bé nhỏ,
khiêm nhường để được Thiên Chúa dủ lòng yêu thương, chúc phúc : “Ngài đã đoái
thương nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn” (Lc 1,48).
Thực
vậy, để thuộc về Thiên Chúa cách trọn vẹn và hoàn hảo, chúng ta không thể bỏ
qua ba đòi hỏi nền tảng của Tin Mừng, bởi đó là ba giá trị cao qúy nhất con người có thể thực hiện để làm đẹp lòng
Thiên Chúa : đức khiết tịnh gìn giữ tình yêu luôn tinh ròng, đức khó nghèo
bảo đảm độc quyền của Thiên Chúa trên cuộc đời, đức vâng phục để Chúa hoàn toàn
làm chủ và hướng dẫn. Đây chính là lý do những người sống đời tu trì thánh hiến luôn cố gắng thực hiện ba lời
khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, cũng là những gì Đức Mẹ đã sống.
Xin
Mẹ thương dậy chúng con biết ngước trông lên Mẹ và học với Mẹ sống khiết tịnh,
khó nghèo, vâng phục để thuộc về Chúa mỗi ngày hơn.
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét