Vẫn biết “Tất cả là hồng ân”, vì đời ta có gì
là tự ta mà có, có gì một mình ta mà hoàn chỉnh ? Nhưng đôi khi cũng vì dễ dãi
cho rằng “Tất cả là hồng ân “mà ta lại lơ là, chẳng quan tâm đủ đến bổn phận
cảm tạ. Thực vậy, mở mắt hay nhắm mắt, thức hay ngủ, làm việc hay nghỉ
ngơi, sốt sắng-thánh thiện hay khô khan-tội lỗi, khỏe mạnh hay yếu đau ta đều
nhận ra hồng ân Chúa bao phủ, chở che. Chỉ riêng hồng ân được sống và không
phải chết bất đắc kỳ tử trong tình trạng tội lỗi cũng đã là dấu chỉ đặc biệt
của tình Chúa bao la, nhân hậu dành cho ta. Cũng có lúc thất bại, lao đao, ta
liều lĩnh nghĩ Thiên Chúa không thương ta, nhưng rồi biển tình bao la, đại
dương thương xót vô bờ bến lại ngọt ngào nhắc nhở: Chúa vẫn luôn thương ta và
“tất cả đời ta là hồng ân”.
Bơi lội trong hồng ân, tắm gội trong ơn phúc, ta phân vân không biết phải trả ơn , cảm tạ, đáp đền thế nào cho đẹp lòng Chúa. Và phần đông chúng ta đã chọn việc đi lễ, đọc kinh như cách cảm tạ trọn vẹn. Chọn lựa trên không sai, nhưng chưa đủ. Không sai vì Thiên Chúa rất đáng chúng ta tôn thờ, phụng sự và đọc kinh, cầu nguyện, đi lễ là việc phải làm như bổn phận của con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, cũng là nghĩa vụ của thụ tạo đối với Đấng Chủ Tạo. Nhưng không đủ, vì ngoài bổn phận trên, chúng ta còn một lệnh truyền khác không thể bỏ qua, sao nhãng. Đó là thực thi Đức ái đối với anh em .
Bơi lội trong hồng ân, tắm gội trong ơn phúc, ta phân vân không biết phải trả ơn , cảm tạ, đáp đền thế nào cho đẹp lòng Chúa. Và phần đông chúng ta đã chọn việc đi lễ, đọc kinh như cách cảm tạ trọn vẹn. Chọn lựa trên không sai, nhưng chưa đủ. Không sai vì Thiên Chúa rất đáng chúng ta tôn thờ, phụng sự và đọc kinh, cầu nguyện, đi lễ là việc phải làm như bổn phận của con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, cũng là nghĩa vụ của thụ tạo đối với Đấng Chủ Tạo. Nhưng không đủ, vì ngoài bổn phận trên, chúng ta còn một lệnh truyền khác không thể bỏ qua, sao nhãng. Đó là thực thi Đức ái đối với anh em .
1. Thực thi Đức Ái là
Cảm Tạ xứng đáng, vì là điều Chúa muốn:
Làm vui lòng ai là thực hiện ý
người ấy, mà Thánh Ý Thiên Chúa là : "chúng con hãy yêu thương nhau". Hơn thế
nữa, Đức Giêsu đã coi đó là lệnh truyền: “Thầy truyền cho chúng con một giới răn
mới là chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương chúng con” ( Ga
15, 12).
2. Thực thi Đức Ái là Cảm Tạ tuyệt vời, vì Thiên Chúa đã tự đồng hóa
mình với con người.
Tin Mừng nhiều lần khẳng định: "Những gì ngươi
làm cho những anh em bé nhỏ nhất là ngươi làm cho chính Ta" (Mt 25,40). Làm
cho người khác mà lại là làm cho Thiên Chúa thì chỉ có ở Thiên Chúa của Đức
Giêsu. Yêu mến, phục vụ tha nhân mà được nhận là yêu mến và phụng sự Thiên Chúa
thì chỉ có thể thực hiện trong Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người. Đây là mầu
nhiệm của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người khi Thiên Chúa đã không chỉ
làm người, mà còn nhận hết những gì con người làm cho nhau là làm cho chính
mình, đến cả việc cảm tạ, tri ân chính ra phải được dành riêng cho Ngài, thì
Thiên Chúa cũng muốn được thực hiện qua con người.
3. Thực thi Đức Ái là Cảm Tạ
đẹp lòng Thiên Chúa, vì khi yêu thương anh em, chúng ta được nên hoàn thiện
như Cha chúng ta :
Đức Giêsu đã chỉ cho ta phương cách để nên hoàn thiện,
khi bảo ta phải yêu thương cả kẻ thù: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương
mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế đã chẳng làm
như vậy sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ
thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? "Vậy anh em hãy
nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" ( Mt 5, 46-48). Như
thế, hoàn thiện như Thiên Chúa muốn là yêu thương không chỉ anh em mình, mà còn
yêu thương cả kẻ thù, đối phương. Do đó, cách cảm tạ Thiên Chúa tuyệt
vời, xứng đáng và đẹp lòng Ngài hơn cả chính là yêu thương con người. Yêu
thương con người gồm hết mọi con người, bất kể họ là ai, cho dù là kẻ thù,
người làm ta khốn khổ. Yêu thương con người là tha thứ lỗi lầm của mọi người,
dù lỗi ấy là lỗi nặng, tội ấy là tội tầy trời. Yêu thương con người là phục vụ
con người, như phục vụ Thiên Chúa, nhất là những người hèn mọn, kém cỏi. Yêu
thương con người là nhìn thấy Thiên Chúa trong con người khi chia sẻ, phục vụ
con người.
Tóm lại, Thiên Chúa chọn con người, đặc biệt những con người bé nhỏ là hiện thân sống động của Ngài, là địa chỉ nơi Ngài cư ngụ, là đền thờ, ở đó Ngài được cảm tạ, tôn vinh, nên chúng ta không yêu mến và phục vụ con người như Thiên Chúa muốn, thì việc cảm tạ hồng ân Thiên Chúa của chúng ta sẽ chỉ là những cảm tạ xáo rỗng, hời hợt, nếu không muốn nói là giả tạo, hão huyền, "vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4, 20). Thánh Giacôbê còn nhấn mạnh : "Đức tin không có việc làm là Đức tin chết" (Gc 2, 27), vì nếu chỉ tin thôi, mà không hiện thực Đức tin bằng hành động yêu thương tha nhân, thì ma quỷ cũng làm được, vì chúng cũng tin Thiên Chúa (x. Gc 2, 19), nhưng không yêu mến Ngài. Thực vậy, vì Thiên Chúa thiêng liêng, vô hình, nên Ngài dùng con người để thể hiện tình yêu của Ngài đối với con người và qua con người, Ngài muốn con người tỏ lòng yêu mến và cảm tạ Ngài. Con người trong Đức Giêsu được cất nhắc một cách nhiệm lạ khi Thiên Chúa tự nguyện làm người và tự đồng hoá mình với con người, ngay cả trong việc tôn vinh, cảm tạ mình. Giáng Sinh về, lại một lần nữa Thiên Chúa tỏ tình yêu vô cùng của Ngài cho nhân loại. Trong vô cùng của tình yêu, Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa, như thánh Irênê đã viết, nhờ đó chúng ta được cảm tạ hồng ân Thiên Chúa qua việc làm của Đức Ái chúng ta thực hiện cho nhau.
Jorathe Nắng Tím
Tóm lại, Thiên Chúa chọn con người, đặc biệt những con người bé nhỏ là hiện thân sống động của Ngài, là địa chỉ nơi Ngài cư ngụ, là đền thờ, ở đó Ngài được cảm tạ, tôn vinh, nên chúng ta không yêu mến và phục vụ con người như Thiên Chúa muốn, thì việc cảm tạ hồng ân Thiên Chúa của chúng ta sẽ chỉ là những cảm tạ xáo rỗng, hời hợt, nếu không muốn nói là giả tạo, hão huyền, "vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4, 20). Thánh Giacôbê còn nhấn mạnh : "Đức tin không có việc làm là Đức tin chết" (Gc 2, 27), vì nếu chỉ tin thôi, mà không hiện thực Đức tin bằng hành động yêu thương tha nhân, thì ma quỷ cũng làm được, vì chúng cũng tin Thiên Chúa (x. Gc 2, 19), nhưng không yêu mến Ngài. Thực vậy, vì Thiên Chúa thiêng liêng, vô hình, nên Ngài dùng con người để thể hiện tình yêu của Ngài đối với con người và qua con người, Ngài muốn con người tỏ lòng yêu mến và cảm tạ Ngài. Con người trong Đức Giêsu được cất nhắc một cách nhiệm lạ khi Thiên Chúa tự nguyện làm người và tự đồng hoá mình với con người, ngay cả trong việc tôn vinh, cảm tạ mình. Giáng Sinh về, lại một lần nữa Thiên Chúa tỏ tình yêu vô cùng của Ngài cho nhân loại. Trong vô cùng của tình yêu, Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa, như thánh Irênê đã viết, nhờ đó chúng ta được cảm tạ hồng ân Thiên Chúa qua việc làm của Đức Ái chúng ta thực hiện cho nhau.
Jorathe Nắng Tím