Ánh sáng là đặc
điểm của Giáng Sinh, bởi ngay khi Hài Nhi
Giêsu vừa sinh ra, các vì
sao đã sáng lung linh cả
trời Bêlem làm phấn chấn cõi lòng và khấp khởi bước chân của anh em mục đồng. Vì sao sáng ấy cũng xuất hiện bên trời phương Đông hướng dẫn ba nhà chiêm tinh
suốt đường dài nhiều nguy hiểm, nhiều đe dọa. Ánh sáng chiếu soi, sao sáng dẫn đường, và tất cả những gì giữ chất sáng trong đêm
Giáng Sinh đều
mang chung một
sứ mệnh hướng dẫn, huớng đạo, chỉ lối, mở đường.
Trước hết thiên thần sáng láng đã chiếu toả ánh sáng huy hoàng
"chung quanh các mục
đồng và làm họ kinh khiếp hãi hùng".
Nhưng ánh sáng ấy trấn an họ ngay bằng Tin Vui được loan báo và đã hướng dẫn họ đến hang Bêlem để gặp Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ của họ (Lc 2,8-16).
Tiếp đến là ánh sáng của ngôi sao Đấng Cứu Thế bên trời Đông đã chỉ lối đến Bêlem cho các nhà
chiêm tinh.
Cả hai nhóm người, tuy khác nhau từ mầu da, ngôn ngữ, trình độ, nghề nghiệp, vị thế xã hội, điều kiện kinh tế đến chính kiến,
tôn giáo, nhưng đều
thấy ánh sáng từ những vì sao, và được ánh sáng tận tình dẫn đường, tận tâm chỉ lối. Ánh sáng không
phân biệt, kỳ thị, nhưng đơn sơ, hào
sảng, thân thiện; không bới lông tìm vết, hạch hỏi, siêu tra, nhưng
xóa tan bóng tối
ngờ vực, hoang mang, đe dọa.
Cả hai nhóm người cùng nhận những vì sao làm ánh
sáng dẫn lối, chỉ đường, mà không nghi
ngờ ánh sáng của vì sao, càng
không nghi vấn
địa chỉ vì sao sẽ dẫn đến. Họ có cùng thiện chí, lòng thành
và mức độ qủang đại cộng tác. Vì thế, họ đã đến được Bêlem và gặp Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm
người.
Họ đã chân thành cộng tác bằng phấn khởi theo vì sao lên
đường, để ánh sáng hoàn
thành tốt đẹp sứ mệnh chỉ lối, mở đường và chính họ được tọai nguyện tìm thấy đường, gặp được lối. Họ còn làm chứng cho ánh sáng bằng "kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi. Nghe các mục đồng thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên" (Lc
2, 17-18). Các nhà chiêm tinh thì một cách vô tình, nhưng hữu hiệu, đã làm cho vua
Hêrôđê "bối
rối và cả thành Giêrusalem
xôn xao" (Mt 2,3).
Thực vậy, vì sao Giáng Sinh đã chỉ đường dẫn lối, để muôn dân đến gặp Hài Nhi là Đường. Là Đường để Thiên Chúa đến và ở với con người. Là Đường để con người gặp được Thiên Chúa. Con
đường Thương Xót nối Đất với Trời, giao hoà Trời với Đất; con đường Thiên Chúa
thương xót con người,
và con người học thương xót nhau,
để nên giống Thiên Chúa là
Thiên Chúa của
lòng thương xót, hầu
được cứu độ (x. Mt 18,23-35).
Trước con đường, nhiều người đã không lên đường, và cũng không muốn người khác lên đường. Họ cấm vận, ngăn cản, đặt nhiều chướng ngại vật chắn đường để không mấy người có thể vượt qua mà đi. Họ dùng quyền đặt ra vô số khoản luật, vô số điều kiện khó khăn để giảm bớt bao nhiêu có thể khách đi đường. Họ còn đe dọa, ngăn đe, trấn áp những người trên đường và tìm đủ cách để người đang đi trên đường ngã lòng bỏ cuộc.
Trên đuờng, thì một số khác nuôi tham vọng độc quyền con đường, bằng tạo ra những hàng rào thuế má, trạm kiểm soát an ninh, gây
khó khăn, bất
mãn, thất vọng cho người đi đường.
Mục tiêu của họ là biến con đường thành sở hữu yên tĩnh, không
người đi kẻ lại ồn ào, phiền phức.
Trên đường cũng có những người tuy lên đừơng, nhưng không đồng hành cùng mọi người đến đích. Trái lại, họ quanh quẩn trên đường để chen lấn,
xô đẩy, gây sự, kiếm chuyện với người đi đường, vì tâm trạng bất an, luôn bực bội với mọi người. Họ là những người cản lối, bít đường và chỉ hài lòng khi con đường trở thành "đường đi không đến".
Là người Kitô hữu, chúng ta đang đi trên con đuờng có Đức Kitô, con đường của Đức Kitô, đúng hơn là
con đường Kitô, con đường thương xót của Thiên Chúa giầu lòng xót thương.
Đi trên con đường Thiên Chúa, nhưng
có khi nào chúng ta nhìn lại bước chân đang đi của mình?
Nhìn lại để biết mình có thể đang đi theo quán
tính, đi một cách vô tâm, vô
tình, vô thức;
đi mà chẳng biết đi về đâu. Nhìn lại bước chân để xem bước chân mình có giống bước chân các mục đồng, bước chân của ba nhà chiêm tinh hăm hở, hân hoan tìm về Bêlem để được gặp Đấng Cứu Độ, Thiên Chúa của niềm vui, Ánh
sáng bình an của toàn thể nhân lọai ?
Nhưng điều ta cần xem lại trước tiên chính là thái độ của ta đối với con đường và với những người muốn tìm đuờng, muốn lên đường, muốn được đồng hành trên đường.
Với ánh sáng Noel, ta soi mình để thấy mình có hao hao
giống Hêrôđê khi cản lối, ngăn đường, tệ hơn nữa đã giận dữ, căm phẫn, hung hãn ra lệnh triệt phá Đường, và giết hết người đi đường. Ta cũng hãy khiêm tốn nhìn mình trong gương của thượng tế và kinh sư để xem mình có giống họ trong thái độ đóng đường, chặn lối những người thiện chí đang miệt mài kiếm đường, tìm lối?
Vâng, "tôi nhìn tôi trên vách", hay
"soi bóng mình trong gương" cũng đều nhận ra mình đã đóng đường nhiều hơn mở đường, cấm vận nhiều hơn khai thông.
Vì ích kỷ, cục bộ; vì bảo vệ quyền bính, cơ chế; vì cần làm nổi bật "cái
tôi"; vì gương mù, gương xấu và tìm an thân, hưởng thụ, tôi đã không chỉ cho ai con đường, không giúp ai
tìm thấy đường, nhưng đánh lạc hướng, chỉ sai đường, có khi còn đào
hố, đắp mô khiến giao thông trên đường bị ngưng trệ, tắc nghẽn để trục lợi.
Ước mong ánh sáng Giáng Sinh giúp
chúng ta ý thức
ơn gọi là ánh sáng của mình, ánh sáng từ cây nến Phục Sinh chúng ta đã
nhận ngày chịu phép Rửa Tội. Ánh sáng của con Thiên Chúa ấy phải tỏa sáng cho mọi người lòng thương xót của Thiên Chúa là con
đường Thiên Chúa đến với nhân lọai, và cũng là con
đường mỗi người phải đi, phải giúp người khác đi, và cùng
đi với người khác, mà không
đóng đường, phá đường, cản trở giao thông trên đường, bởi Đức Giêsu chính là Đường, Đường Thương Xót, và
chỉ trên Con Đường Thương Xót với mọi người, chúng ta mới được Thiên Chúa xót
thương cứu độ.
Jorathe Nắng Tím