Tin
Mừng Gioan với tiệc cưới Cana (Ga 2,1-11), ở đó Đức Giêsu làm phép lạ đầu tiên
cho nước hoá thành rượu ngon không những đã làm cho các môn đệ tin Ngài, mà còn
làm nổi bật chân dung tuyệt vời của Mẹ Ngài, người mẹ không chỉ rất yêu thương,
bao dung, hiền lành, đằm thắm, khôn ngoan, quán xuyến, mà còn từng giây âu yếm dõi bước chân con, và từng phút
ân cần chăm nom, ủi an, cứu giúp.
“Có
tiệc cưới ở Cana, miền Galilê”.
Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời
tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người : “Họ hết rượu rồi”.
Đức Giêsu đáp “Thưa Bà, chuyện, đó có
can gì đến Bà và tôi ? Giờ của tôi chưa đến”.
Thân mẫu Người nói với gia nhân : “Người
bảo gì, các anh cứ việc làm theo”
(Ga 2,1-5).
Tuy
nói thế, nhưng sau đó Đức Giêsu đã làm phép lạ cho nước biến thành rượu ngon và
mọi người được ê hề, vui vẻ.
Vâng,
chỉ một đọan Tin Mừng “tiệc cưới Cana”
cũng đủ cho chúng ta nhận ra Đức Maria, Mẹ của mỗi người chúng ta là nguời
mẹ vượt xa trên cả tuyệt vời :
1.
Đức
Maria là người Mẹ quan sát :
Quan
sát là thái độ biểu hiện sự chú ý, nhưng có nhiều thứ chú ý khác nhau : có
thứ chú ý thăm dò, theo dõi của thám tử, công an điều tra ; có thứ chú ý của
kẻ tò mò thích kiếm chuyện người khác để thị phi, đàm tiếu ; có thứ chú ý
tìm kiếm, khai phá với mục đích mở mang kiến thức, tích lũy dữ liệu ; và bên
cạnh là thứ chú ý của trái tim khi quan sát “nhất
cử nhất động” của người mình yêu để
thương hơn, yêu hơn, bằng quan sát chở che, quan sát nâng đỡ, quan sát ủi an,
quan sát âu yếm, quan sát tiên liệu.
Đức
Maria, Mẹ Đức Giêsu và Mẹ của mỗi người chúng ta đã quan sát từng người trong
tiệc cưới hôm ấy ở Cana. Có quan sát bằng trái tim tinh tế, yêu thương, Mẹ mới
nhận ra nỗi lo phảng phất trên khuôn mặt cô dâu, dáng đi không còn tự tin của
chú rể, nhất là nét bối rối của cha mẹ hai bên và người phụ trách nấu tiệc ; có
quan sát bằng tình yêu bén nhậy, Mẹ mới nhận ra giữa bầu khí rộn rã, vui tươi,
náo nhiệt của tiệc cưới đang hồi phấn khởi có cái gì bất thường, bất ổn vừa chớm
nở, và đang lớn nhanh thành đe dọa nặng nề, ngột ngạt ; có quan sát bằng lòng
mẹ bao la, Mẹ mới thấy vầng trán nhăn nheo, ánh mắt lạc hồn, điệu bộ lo âu của
những người có trách nhiệm tiếp tân khi khách xin thêm rượu mà rượu không còn.
Tình
yêu luôn đòi quan sát, bởi không có tình yêu nào lại không muốn nhìn thấy nhau,
nhìn rõ nhau, nhìn nhau mãi, khác với kẻ thù không muốn nhìn đối phương, vì cạch
mặt, khinh bỉ, kinh tởm, căm thù, và nếu có nhìn, chính là để xỉa xói cho hả giận,
điểm mặt cho “đã tức”, đay nghiến, chì chiết
cho thoả lòng, xỉ nhục cho “đã
miệng”, và cho đáng kiếp, đáng
đời, tận mạng, tận số đối thủ “không
đội trời chung”.
Khác
với tất cả mọi người khách được mời, Đức Maria, Mẹ của mỗi người chúng ta đã
quan sát với tình mẫu tử dạt dào và Mẹ đã thấy tường tận tình hình thực, hoàn cảnh
bế tắc, cảnh huống hầu như không lối thoát khi giữa tiệc cưới mà hết rượu.
2.
Đức
Maria là người Mẹ quan tâm :
Tình
yêu của một người dành cho một người được thể hiện bằng sự quan tâm. Cha mẹ quan
tâm đến cuộc sống của con, vì thương con ; vợ chồng quan tâm đến nhau vì yêu
nhau, bạn bè quan tâm vì dành cho nhau tình bạn cao qúy, chân thành.
Thực
tế và kinh nghiệm cho thấy : không mấy ai “rảnh
rỗi và dại dột” quan tâm đến người mình
không yêu thương, không qúy mến, không biết ơn, vì quan tâm đến ai, ta luôn bị
người ấy kéo vào nhiều thứ “tâm” khó nói, khó cam, khó gánh vác khác như
“bận tâm, khổ tâm, lao tâm”, bởi quan tâm đến ai là mang lấy người
mình yêu trong trái tim, nên chuyện của họ trở thành chuyện của ta, vì thế mà tâm
hồn ta thêm bận rộn ; quan tâm đến ai là mang hết khổ đau của họ vào trong
đời mình, nên tâm hồn ta nặng thêm nhiều nỗi khổ mới ; quan tâm đến ai là
chất thêm trên gánh đời vốn đã nặng của riêng ta gánh đời của họ, nên tâm hồn
ta lao nhọc, vất vả hơn.
Vì
thế, khi không quan tâm đến nhau nữa, người ta hiểu ngay là đã hết yêu nhau, và
tình yêu thực sự khô cằn, cạn kiệt. Trái lại, càng yêu, người ta càng quan tâm đến
nhau trong từng chi tiết li ti, vụn vặt, tưởng như không quan trọng gì. Nhưng
chính những quan tâm bé nhỏ, vặt vãnh ấy lại đòi một tình yêu rất lớn, rất sâu,
rất tinh vi, tế nhị.
Đức
Maria, Mẹ của chúa Giêsu và mỗi người chúng ta đã biểu hiện sự quan tâm của tình
mẹ tha thiết khi bén nhậy và tự nguyện mang lấy nỗi “khổ
tâm” của đôi tân hôn khi tiệc
cưới hết rượu ; đã sẵn sàng đồng hành với cha mẹ hai bên trong mối “bận tâm”
thắt tim vì tiếng đời sẽ lên án “keo
kiệt, bôi bác” khi để tiệc thiếu rượu ;
đã nhanh nhẩu chia sớt gánh “lao
tâm” nặng ngàn cân của chủ
bếp vì tính toán sai số khách được mời và lượng rựơu tương xứng, cần thiết.
3.
Đức
Maria là người Mẹ quan phòng :
Quan
phòng là nhìn trước, chuẩn bị xa. Người Mẹ gần ngày sinh đã chuẩn bị cho đứa
con sắp chào đời của mình đủ thứ cần thiết, người cha tiên liệu tương lai của
con mình, thầy cô chuẩn bị bước chân vào đời của đám học trò thân yêu…, nên tình
yêu nào cũng mang tính quan phòng, đòi phải tiên liệu những gì tốt đẹp cho
nhau, và đề phòng, ngăn chặn trước những bất trắc, bất lợi, nguy hiểm, tai họa
cho người mình yêu thương, bởi bản chất và cũng là mục đích phải đạt của tình yêu
là hạnh phúc của người mình yêu.
Đức
Maria, Mẹ của mỗi người chúng ta suốt đời và mãi mãi chỉ mang một sứ mệnh yêu
thương và mưu tìm hạnh phúc cho con cái. Sứ mệnh đó thúc bách Mẹ không chỉ quan
sát, quan tâm đến con cái, mà còn quan phòng, tiên liệu để tránh cho đàn con khỏi
những rủi ro, cạm bẫy. Sứ mệnh ấy còn thúc đẩy Mẹ vượt qua mọi rào cản, kể cả “giờ của Thiên Chúa”
như Đức Giêsu đã khẳng định : “Giờ
của tôi chưa đến” (Ga 2,4) khi Mẹ xin Chúa
can thiệp làm phép lạ ; cũng như Rêbécca, vì yêu con trai út Giacóp đã vượt rào truyền thống và đoạt lời chúc phúc
của cha già Isaác cho trưởng nam Êsau mà dành cho con út Giacóp, đứa con được bà
đặc biệt yêu thương (x. St 27).
Là
người Mẹ quan phòng, Đức Maria đã chuẩn bị tâm hồn các gia nhân khi nói trước với
họ : “Ngừơi bảo gì, các anh cứ
việc làm theo” (Ga 2,5). Chính vì biết
trước và được chuẩn bị, nên khi Đức Giêsu bảo họ : “Các
anh đổ đầy nước vào chum đi !”
(Ga 2,7), “có ở đó sáu chum đá dùng
vào việc thanh tẩy theo thói tục ngưòi Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi
hoặc một trăm hai mươi lít nước”
(Ga 2,6), các gia nhân đã làm đúng ý Đức Giêsu mà không thắc mắc hay bực bội, cự
nự gì.
Là
người Mẹ quan phòng, Đức Maria đã kín đáo trao đổi, cẩn thận sắp xếp, điều phối
nhịp nhàng để không ai biết sự cố hết rượu, và ngăn chặn kịp thời tiếng xấu “mời khách mà giữa tiệc hết rượu” sẽ té tát lan rộng, làm “muối mặt”
đôi tân hôn và hai họ.
Là
người Mẹ quan phòng, Đức Maria, Mẹ của mỗi người chúng ta đã cứu gia đình hai bên
và đôi tân hôn một “bàn thua trông thấy”, khi đem lại cho tất cả mọi người có mặt
niềm vui chan chứa và nồng nàn như rượu
ngon vừa được Đức Giêsu biến thành từ nước theo lời ông quản tiệc nói với
chú rể : “Ai ai cũng thết rượu
ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ
rượu ngon mãi cho đến bây giờ”
(Ga 2,10).
4.
Đức
Maria, người Mẹ quan trọng cho đời chúng ta :
Nếu
Đức Maria là Mẹ nhân lành của mỗi người chúng ta, thì chính Mẹ “làm cho chúng ta được sống, được vui”, được tràn đầy niềm hy vọng trên hành
trình dương thế nhiều thách đố, thử thách ; làm cho chúng ta được an tâm,
vững chí giữa chốn lưu đầy, khổ ải ; làm cho chúng ta được phấn khởi, hoan
lạc giữa thung lung nước mắt trần gian như Mẹ đã chủ động đạo diễn, sắp xếp để Đức
Giêsu, Con Mẹ làm phép lạ hoá nước thành rượu khi rượu hết giữa tiệc cưới ở làng
Cana năm xưa.
Qủa
thực, một khi nhận ra vị thế, và vai trò rất thần thế của Đức Maria đối với Thiên
Chúa Ba Ngôi : ái nữ của Chúa Cha, Mẹ Chúa Con và Bạn của Chúa Thánh thần,
chúng ta sẽ không hồ nghi tình mẫu tử với trái tim quan sát, quan tâm, quan phòng
của Đức Maria dành cho mỗi người chúng ta, vì sứ mệnh của Mẹ là làm Mẹ nhân lành,
Mẹ hằng cứu giúp của nhân loại, đồng thời chân nhận sự hiện diện quan trọng của
Mẹ trong đời mỗi người, bởi có Mẹ, chúng ta chẳng phải lo gì, vì Mẹ là nguồn cậy
trông, nên “chưa từng có ai kêu cầu
Mẹ mà về không, tay trắng” ;
có Mẹ, chúng ta chẳng sợ chi, vì Mẹ là trạng sư chở che, bênh vực ; có Mẹ,
chúng ta sống hạnh phúc, vì Mẹ đầy ơn phúc, nguồn an vui,.
Hơn
thế nữa, sự hiện diện quan trọng của Mẹ trong đời chúng ta đã được chính Mẹ tỏ
ra trước khi chúng ta nhận ra tầm quan trọng đó, qua những lần Mẹ hiện ra để nhắc
nhớ, nhắn nhủ, khuyên can, chỉ bảo con cái
loài người những gì phải làm, phải thay đổi, phải chỉnh sửa, phải khẩn trương
thực hành hầu tránh tai họa mà Mẹ biết sẽ có thể ập đến, nếu không nghe lời Mẹ.
Thế
mới biết tình mẫu tử của Đức Maria là tình mẹ đời đời, tình mẹ bất diệt, tình mẹ
bao la, mãi mãi diệu vợi, tuyệt vời. Tình của Mẹ chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người,
tình của Mẹ mỗi người chúng ta cho đến tận thế vẫn là tình quan sát, quan tâm, quan
phòng và rất quan trọng mà chúng ta không thể hờ hững, coi thường, vì ai yêu mến
Đức Maria, người ấy đã nắm chắc hạnh phúc thiên đàng.
Xin
Mẹ Maria, Mẹ của mỗi người chúng con cho chúng con yêu mến Mẹ mỗi ngày hơn, và
siêng năng thỏ thẻ với Mẹ lời thiên sứ Gabriel : “Kính
mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ !”.
Và
khiêm tốn ngước mắt nhìn lên Mẹ van xin : “Thánh
Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm
tử”. Amen
Jorathe Nắng
Tím