https://www.youtube.com/watch?v=e_JtPnvr9XM
Sống là “sống với” vì ngay khi vào đời, con người đã sống với nhau, sống với những người khác đang sống cùng thời đại, bởi không ai có thể sống một mình tách biệt, đơn độc, mà không cần đến người khác để tồn tại và phát triển, vì con người là sinh vật xã hội, có nhu cầu sống chung, ở cùng.
Sống là “sống với” vì ngay khi vào đời, con người đã sống với nhau, sống với những người khác đang sống cùng thời đại, bởi không ai có thể sống một mình tách biệt, đơn độc, mà không cần đến người khác để tồn tại và phát triển, vì con người là sinh vật xã hội, có nhu cầu sống chung, ở cùng.
Nhưng
sống chung, ở cùng chưa hẳn đã là “sống với”,
bởi “sống
với”
không chỉ là chung nhà, cùng xóm, chung mâm, cùng bàn, chung đường, cùng ngõ, mà
còn là chung lời chung tiếng, cùng một tấm
lòng, chung nhịp đập của cùng một trái tim tình người.
Thực
tế chứng minh điều trên khi ở cùng nhà mà như người xa lạ của cặp vợ chồng những
ngày sát bờ vực thẳm đổ vỡ, chia tay. Họ tuy chung mái nhà, cùng một tổ ấm, nhưng
không còn “sống với”
khi trái tim im lìm, căng thẳng, lạnh lùng, xa vắng, hờ hững, dửng dưng. “Bà
con láng giềng” cùng xóm, nhưng thực tế vẫn “trăm
năm cô đơn”, hoang vắng, khi không ai nói với ai một
lời, không ai rảnh rỗi chia sẻ buồn vui, nên có chung thôn, cùng xóm, chung đường,
cùng ngõ người ta vẫn không “sống với”
nhau, vì con tim còn e dè, khép kín, chưa thông thoáng, cởi mở. Bạn cùng lớp, cùng
trường, cùng công ty, cùng xí nghiệp, tuy chung thầy, chung khoá, chung công tác,
chung trách nhiệm, nhưng có khi mạnh ai nấy sống, thấy nhau hằng ngày vẫn là ngừơi
dưng, mỗi người một góc nhỏ, mỗi người “một góc trời”,
chưa một lần “sống với”.
Như
thế “sống
với”
không chỉ là sống bên nhau, sống gần nhau, sống có nhau, nhưng trên hết và trước
hết phải là sống trong mối tương quan đích thực của lòng nhân ái, sống niềm vui
gặp gỡ giữa hai con người có “tình người”
cho nhau, sống hạnh phúc liên đới của hai tâm hồn vừa cho đi vừa đón nhận, sống
niềm thương nỗi nhớ của trái tim biết chạnh lòng, và thương cảm, đồng cảm với
nhau trong gian truân, thử thách.
Nói
tóm lại, “sống với”
hệ tại ở tấm lòng người ta cho nhau khi sống chung, sống cùng, sống bên nhau ;
“sống
với”
chỉ xuất hiện khi sống có tình, và “sống với”
chỉ thực sự là “sống với”
khi lẽ sống là yêu thương.
Sở
dĩ người ta chỉ thực sự sống với nhau, trọn vẹn sống với nhau và sống với nhau
hạnh phúc khi yêu thương nhau, bởi chỉ với tình yêu, người mới gặp được người, con người mới gặp được nhau, bởi
duy nhất tình yêu mới có khả năng đưa được người này vào nguồn cội và bản chất
sâu sa của người kia, chỉ tình người mới có sức biến “cái
khác”
dễ ghét, dễ sợ nơi “người khác” thành
“dễ
thương, dễ yêu, dễ cưng” cho mình. Và chỉ với gặp gỡ trong nhiệm
mầu của tình yêu này, con người mới đạt được khát vọng thầm kín, sâu thẳm của đời
mình là “hạnh phúc yêu và được yêu”,
bởi từ lẽ sống đến ý nghiã cuộc sống và cùng đích của đời sống, tất cả đều được
đan dệt, hình thành và triển nở với tình yêu và cho tình yêu.
Vì
tình yêu tiên thiên là lẽ sống, tình người sâu thẳm là nguồn sống, lòng nhân ái
là sức sống mãnh liệt, và bác ái, vị tha cho đời người ý nghiã cao đẹp, chưa kể
đến định mệnh đời đời của con người cũng sẽ được đánh giá, quyết định trên nền
tảng và với thước đo tình yêu, nên tháo gỡ tình yêu khỏi công việc, con người sẽ
chỉ còn là người máy trong một hãng sản xuất ; cởi bỏ trái tim ra khỏi
sinh hoạt đời thường, đời sống con ngừơi sẽ buồn tẻ, vô vị, vô nghiã ; lấy
đi tình người khỏi mọi tình huống, hoàn cảnh, con người sẽ đánh mất chính mình
và giá trị cuộc sống làm người, bởi ra khỏi tình người, ở ngoài tình yêu, cắt bỏ
trái tim, giết chết tâm hồn, con người không còn điểm chung gặp gỡ, không còn
khả thể gặp gỡ, không còn động cơ đi tìm gặp gỡ là bước chân thứ nhất và quan
trọng nhất đi vào đời “sống với”.
Là
điểm chung để gặp gỡ, vì tình yêu là mẫu số chung mầu nhiệm của nhân loại, khi
ai cũng biết yêu, có khả năng yêu, và hạnh phúc khi yêu và được yêu ; là điểm
gặp gỡ tuyệt vời, vì tình yêu là ngôn ngữ chung của nhân loại, để mọi người hiểu
nhau khi mở lòng cho nhau, và tận cùng chia sẻ, cảm thông khi trái tim được yêu
thương nối kết.
Vì
thế, con người chỉ đạt được hạnh phúc đích thực và viên mãn khi gặp được “người
khác”
trong tình yêu, “người khác”
mà hằng ngày thấy mặt trong sở làm, ngay đầu ngõ, đối diện nhà, ở sát bên nhưng
vẫn xa lạ, khô khan, lạt lẽo ; “người khác”,
tuy cùng vùng miền, cùng trình độ, cùng đẳng cấp, kể cả cùng là đồng chí, nhưng
sao vẫn thấy xa xôi, nghi ngại, gượng ép ; “người
khác”
tuy đồng trang lứa, cùng hoàn cảnh, nhưng sao vẫn phải dè chừng, đề phòng, tự vệ ;
“người
khác”
tuy hàng tuần “chén chú chén tôi”
rôm rả nói cười trong cơn say túy lúy, nhưng sao vẫn sượng sùng, giữ kẽ.
Qủa
thực, khi con người không gặp được nhau ở tình yêu, tình người, lòng nhân ái, vị tha, là điểm gặp cần thiết và bảo
đảm, thì mãi mãi con người không thể hạnh phúc trong kiếp sống làm người, chỉ vì
kiếp sống ấy tiên thiên đã đòi tình yêu phải là lẽ sống, tình yêu mới đem lại hạnh
phúc, giá trị, ý nghiã đời người, và tình yêu mới thực là cùng đích của đời người.
Nhưng
thế nào là “sống với”
khi để tình yêu, tình người, lòng nhân ái được tham chiếu, tham dự trong sinh
hoạt của xã hội loài người ?
Vì tình yêu đòi
nhập cuộc, đòi đi vào con người sống động, đi vào đời người đang sống, đi vào từng
đường gân thớ thịt của từng người, nên tình yêu có những bước đi rất cụ thể, chính
xác, thiết thực, và kiên định :
1.
Bước
thứ nhất của tình yêu trên hành trình “sống với” được cụ thể bằng
tiên phong đến với người khác, qua thái độ kính trọng, cảm thông, và những lời
chào thăm, chúc mừng, cám ơn, xin lỗi xuất phát từ tấm lòng.
Thực
vậy, có lẽ vì hình dung tình yêu bao la,
mông lung do qúa vĩ đại, mà nhiều khi chúng ta đã bỏ lỡ những cơ hội cụ thể
trong đời thường để gặp gỡ người chung quanh ; cũng có thể vì nhát gan, nên
ta đã không dám liều mạng tiên phong làm người thứ nhất nở một nụ cười thân thiện,
nói một lời chào thăm lịch sự, thân ái, hay gửi đến người khác một tâm tình yêu
mến, ngưỡng mộ.
Với
những việc làm cụ thể xuất phát từ tình người này, người người sẽ xích lại gần
nhau hơn, đưa nhau về gặp gỡ đích thực là niềm vui của đời người được “sống
với”.
2.
Bước
thứ hai của tình yêu trên đường tìm về gặp gỡ phải thiết thực trên hai điểm nhấn :
Bao dung và Quảng đại.
a. Bao
dung khi phải phân định, phán xét theo nguyên tắc “không
lấy tội nặng nhất, lỗi lớn nhất của người bị khiển trách làm chuẩn mực định lượng hình phạt”,
nhưng căn cứ vào lỗi nhẹ nhất, tội ít nặng
hơn cả, vì lòng bao dung cho phép hiểu rằng :
lỗi nặng, tội lớn chỉ là yếu đuối bất ngờ, sai phạm đột xuất, lầm lỗi nhất thời
luôn đáng thứ tha.
b. Quảng
đại khi khen thưởng theo nguyên tắc “chọn thành qủa lớn nhất,
đức tính nổi trội, và công trình nhiều công sức hơn cả”
của đương sự.
3.
Bước
thứ ba để tình yêu bền bỉ trước sóng gió là nhẫn nại chịu đựng :
Vì
ai cũng là người khác đối với ta, nên không ai giống ta, cũng như không ai giống
ai. Cái khác ở mỗi người tuy có làm cuộc sống thêm phong phú, đa diện, đa sắc,
nhưng cũng là nguyên nhân gây nhiều trái ý, bực dọc, mâu thuẫn, đối kháng, và làm
các tương quan, liên đới trở nên căng thẳng.
Đối diện với thách đố này, có người tìm cô tịch,
thanh vắng để tránh đụng chạm ; có người chủ trương giữ khoảng cách và áp dụng chiến thuật : không biết, không
nghe, không thấy ; người khác xem tha nhân như thù địch, và cẩn mật thủ thân,
đề phòng, dè dặt.
Mỗi
người đều cho mình có lý khi chọn lựa. Vấn đề ở đây là hạnh phúc có đạt được
trong những chọn lựa này hay không ? Thực ra, “sống
với”
là nhu cầu tiềm tàng và âm ỉ thúc bách
trong mỗi người, nên khi không được thoả mãn, con người không hạnh phúc, vì phương án được chọn không phù hợp với đòi hỏi của nhu cầu. Chính vì
“sống
với”
là nhu cầu thiết yếu của con người và chỉ khi nhu cầu thiết yếu, căn bản được đáp
ứng, con người mới đạt hạnh phúc viên mãn, nên bất cứ chủ trương, phương thức sống
nào loại bỏ nhu cầu “sống với”
sẽ đều thất bại và thất sách trong nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc.
Vẫn
biết tình yêu để tồn tại trong tương quan giữa những con người nhiều khác biệt
luôn đòi nhẫn nại chịu đựng, nhưng sự nhẫn nại chịu đựng trong tình yêu không
mang dáng dấp của hình phạt hay số phận nghiệt ngã, mà mang dấu ấn của tình yêu
đích thực khi hy sinh chính mình cho người mình yêu, bởi tình yêu không thể thiếu
hy sinh, nếu không sẽ chỉ là thứ tình qua đêm, qua đường, bông đùa, giả dối nào
đó.
4.
Bước
thứ tư của tình yêu dẫn đến hạnh phúc “sống với” mọi người là kiên định trong lòng biết ơn :
Biết
ơn là nét đẹp cao qúy cuả người đạo đức, có nhân văn, là hoa thơm trái ngọt cho
đời, là niềm hãnh diện chung của cả nhân loại, nên chỉ người thiếu văn hoá mới
vô ơn ; chỉ người thiếu khôn ngoan mới vô ơn, vì biết ơn là nguồn vui vô tận,
khi biết mình được người khác yêu thương và nhớ đến, bởi có yêu thương, người ban
ơn mới làm ơn cho ta, có được ở trong trái tim của người thi ân, ta mới nhận được
ân sâu nghiã nặng của họ ; và sau cùng chỉ người vô đạo đức mới vô ơn, vì
biết ơn là nền tảng của lòng nhân ái, bổn phận đạo đức căn bản của con người.
Người
vô ơn không phải vì không biết ơn đã nhận, nhưng thường vì muốn xoá tên người
biết quá khứ không như ý của mình, cái quá khứ cần được giấu kín, ém nhẹm, thay
thế, sửa đổi, đánh bóng, mạ vàng khi thời đã đến, khi công danh đã đạt, bởi không
mấy người thành công hôm nay còn muốn giữ lại qúa khứ thất bại hôm qua ; bởi
chẳng ai “công thành danh toại”
lúc này lại tìm về hình ảnh nghèo hèn, túng bấn, cơ cùng năm xưa ; bởi phần
đông “áo
gấm về làng”, “vinh quy bái tổ”
đều muốn xóa sạch cuốn phim kỷ niệm có hình ảnh cơ hàn thời ở trọ, phải nhờ cậy
mọi người, phải nương náu đủ nơi, và tồn tại được là nhờ lòng tốt của nhiều người.
Vì
thế, cái tâm lý của người chịu ơn rất phức tạp : vừa biết mình mang ơn, vừa
muốn quên ơn người, muốn quên vì sợ hơn vì ghét : sợ quá khứ chiụ ơn bị người
ban ơn tiết lộ, sợ cái yếu, cái dở của thuở hàn vi bị thiên hạ xâm xoi, coi thường.
Chính cái sợ vô lý này đã thúc đẩy ngừơi ta đi nhanh đến vô ơn, và không ngại xóa
tên người đã làm ơn cho mình.
Bên
cạnh đó là tính kiêu căng, thần tượng “cái tôi”
cố hữu, để khi còn yếu thì “nín thở qua sông”,
khi bần hàn thì khiêm nhu, hiền hậu để được giúp đỡ, nhưng khi vừa “có
lông có cánh” là oang oác huyênh hoang : “ta
làm nên tất cả, tất cả là do ta, và ta đã chẳng nhờ ai để có hôm nay”.
Sau
cùng, người vô ơn thường ru ngủ lương tâm mình bằng luận điệu ấu trĩ, với mục đích
giảm thiểu đến mức tối đa giá trị của ơn nghiã và lòng tốt của ngừơi thi ân,
khi cho rằng : “không giúp mình, ông ta cũng giúp người
khác”
hoặc “bà
ta giúp mình để tạo ảnh hưởng, uy tín cá nhân đó thôi”,
để một khi lương tâm đã bị “buà mê thuốc lú”,
người vô ơn sẽ tự do và trân tráo phủ nhận tình yêu, lòng tốt của người ban ơn đã
dành riêng cho mình.
Thực
vậy, “biết
ơn”
là điều phải làm, là bổn phận không thể bỏ qua của người chịu ơn, mặc dù không
người thi ân chân chính nào đòi được biết ơn, trả ơn, đền ơn, hay đáp nghiã.
Trong câu chuyện ơn nghiã, người làm ơn hầu hết quên ơn mình đã làm, có khi quên
cả người mình đã làm ơn để lòng được nhẹ, tâm được an, đôi tay được thông thoáng,
hầu được tiếp tục rộng mở, thi ơn.
Cũng
trong câu chuyện ơn nghiã, khác với người thi ơn, người thụ ơn phải biết ơn, dù
biết ơn không có nghiã sẽ trả được ơn, nhưng vì là bổn phận đạo đức, nên đã nhận
ơn tất phải biết ơn đã nhận, và đáp trả bằng tâm tình yêu mến thâm sâu.
Trên
đây là bốn bước cần thiết trên hành trình tìm hạnh phúc “sống
với”.
Những bước chân có khi nối tiếp, có khi đồng hành, đồng nhịp tạo nên cuộc sống
yêu thương hài hoà, khi những con người “khác”
chung nhau một điểm gặp dưới nhiều danh xưng khác nhau : tình yêu, tình người, lòng nhân ái.
Ước
gì thế giới loài người với đủ thứ mặt nạ, mặt chìm, mặt nổi, mặt trong, mặt
ngoài làm chúng ta mệt mỏi, chán chường, sợ hãi, hoang mang sẽ biến thành thế
giới rạng rỡ tình người trên từng khuôn mặt, tươi thắm nhân ái trên từng bờ môi,
ngời sáng yêu thương trên từng khoé mắt và mọi người nhận ra nhau qua dung nhan
tuyệt vời của tình yêu đồng loại, gặp gỡ nhau ở điểm hẹn Bác ái, Vị tha, và cùng
nhau xây dựng nền văn minh tình yêu và sự sống để mọi người được hạnh phúc
trong niềm vui gặp gỡ và “sống với”
anh em mình.
Jorathe
Nắng Tím