https://www.youtube.com/watch?v=fn4EGx1w6e0
Sách Công Vụ các Tông Đồ đã kể lại chi tiết biến cố Chúa Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa hiện xuống trên các Tông đồ, sau “một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp”. Và “ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó tại Giêrusalem, có các người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói : “Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư ? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta ?” (Cv 2,1-7).
Sách Công Vụ các Tông Đồ đã kể lại chi tiết biến cố Chúa Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa hiện xuống trên các Tông đồ, sau “một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp”. Và “ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó tại Giêrusalem, có các người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói : “Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư ? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta ?” (Cv 2,1-7).
Trình thuật trên cho chúng ta thấy :
1.
Chúa
Thánh Thần đến với chúng ta như gió, mà gió thì chẳng ai biết đến từ đâu, sẽ đi
đâu, thổi vào nơi nào, và ở lại trên ai.
Khi nói với Nicôđêmô về việc phải được sinh
ra trong Thánh Thần, Đức Giêsu đã qủa quyết : Chúa Thánh Thần là Gió :
“Gió
muốn thổi đâu thì thổi ; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu và
thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy”
(Ga 3,8).
Là Gió, Chúa Thánh Thần thực hiện những điều
mà nhân loại cho rằng “không thể xẩy ra, không thể làm được”
như Đức Maria, Nicôđêmô và tất cả những ai đã được đón nhận Thánh Thần đều
đã ngỡ ngàng thốt lên: “Việc ấy xẩy ra thế nào được ?”
(Lc 1,34 ; Ga 3,9). Là gió, Chúa Thánh Thần đổi mới, thánh hoá, cứu chữa tất cả như Ngài muốn,
mà không một thế lực, hay cơ chế nào dù “toàn năng, uy quyền”
đến đâu có thể ngăn trở, cấm cách. Là gió, Chúa Thánh Thần ngự xuống và ở lại
trên người Ngài chọn, mà không ai có thể bắt bẻ, khiển trách, khiếu nại, vì chỉ
một mình Ngài biết việc Ngài làm, biết điều Ngài muốn, bởi Ngài là Tình Yêu của
Ba Ngôi Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì toàn năng và tự do.
Vì thế, ngăn trở Thánh Thần, cấm vận Thánh
Thần, làm khó dễ công việc của Thánh Thần chính là phạm đến Thánh Thần Tình yêu ;
là đi ngược thánh ý và chương trình cứu độ
của Ba Ngôi Thiên Chúa, Đấng “đã yêu thế gian đến nỗi
đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống
muôn đời” (Ga 3,16).
2.
Chúa
Thánh Thần đến với Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa :
Lửa biểu hiện tình yêu nồng nàn, tha thiết,
nóng bỏng, bốc cháy ; Lửa nói lên lòng nhiệt thành, nhiệt tâm, nhiệt huyết.
Khi lấy hình lưỡi lửa hiện xuống trên các tông đồ, Chúa Thánh Thần muốn tỏ mình
là Tình yêu và là Đấng ban tình yêu của Ba Ngôi cho nhân loại. Chính Tình Yêu
ban cho các tông đồ niềm vui lên đường, lòng can đảm loan báo Tin Mừng, tinh thần
hy sinh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tình Yêu của Chúa Thánh Thần còn
ban cho tất cả những ai đón nhận Ngài “hoa qủa của Thần Khí là
bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết
độ”
(Gl 5,22-23). Và với hoa trái của Thánh Thần Tình yêu, chúng ta thực sự thuộc về
Đức Giêsu “và được đóng đinh tính xác thịt vào thập
giá cùng với các dục vọng và đam mê” (Gl 5,24).
Như thế, không có Chúa Thánh Thần, không nhận
Tình Yêu của Thánh Thần, người Kitô hữu khó có thể trở nên “đồng
hình đồng dạng” với Đức Giêsu chịu đóng đinh, tức khó có
thể yêu thương đến cùng và phục vụ “nhưng không”
anh em mình như đòi hỏi của Đức Giêsu mà không một môn đệ nào của Ngài được miễn
trừ, như Ngài đã công bố khi kêu gọi : “Ai
muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”
(Mt 17,24).
3.
Chúa
Thánh Thần đến để làm cho chúng ta hiểu nhau :
Tình yêu nào cũng có khởi điểm “tìm
hiểu nhau”. Không hiểu sẽ rất khó yêu, mà có cố yêu,
thì tình yêu cũng sẽ èo uột, khó nuôi, khó sống. Nhưng khởi điểm “hiểu
nhau”
trong thực tế lại là thách đố lớn nhất, chướng ngại khó vượt qua nhất, bởi mỗi
người là một thế giới, mỗi người là “một ông quan, bà chúa”,
mỗi người mỗi ý, mỗi tính, và lòng người thì khó đo, khó lường với đủ thứ và đủ
thước cỡ tham vọng, thành kiến, ý đồ…
Để dẫn con người đi vào tình huynh đệ, sống
giới luật mới “Hãy yêu thương nhau”
của Đức Giêsu, mà Ngài phụ trách “dạy dỗ và làm nhớ lại những
điều Đức Giêsu đã nói” (Ga 14,26), Chúa Thánh Thần đã khởi sự
bằng việc ban ơn “hiểu nhau”
cho con người. Bằng chứng là Ngài đã ban cho các tông đồ ơn nói các thứ tiếng và
tất cả mọi người nghe các vị giảng dạy đều hiểu được như đang nghe tiếng mẹ đẻ
của mình (x. Cv 2,8), như lời chứng của đám đông gồm đủ ngôn ngữ được ghi lại
trong Công Vụ các Tông Đồ : “Chúng ta đây, có người
là dân Pácthia, Mêđi, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Cáppađôkia, Pontô và Axia, có
người là dân Phyghia, Pamphylia, Ai Cập và những vùng Libya giáp giới Kyrênê ;
nào là những người từ Rôma đến đây ; nào là người Do Thái cũng như những
người đạo theo ; nào là người Cơrêta hay người Ả rập, vậy mà chúng ta đều
nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa !”
(Cv 2,9-11).
Thực vậy, hiểu nhau là điều kiện quan trọng
nhất của đức ái, bởi nếu không ai hiểu ai : người nghe không hiểu người nói,
người nói không nói cho người nghe hiểu, người nghe không nghe người nói để hiểu,
như “ông
nói gà, bà nói vịt”, hai người không cùng ngôn ngữ, hoặc người
trên trịch thượng, cửa quyền không chịu lắng nghe người dưới, người dưới cứng đầu,
ương ngạnh không lắng nghe người trên, vợ không nghe chồng, chồng bịt tai mỗi
khi nghe tiếng vợ, con cái làm lơ trước lời răn dạy của cha mẹ, học trò lơ đãng
bỏ ngoài tai bài giảng của thầy cô. Đó là chưa kể khi thiện chí không có, mà hận
thù, đố kỵ bùng nổ, dâng cao ngút ngàn, ở đó chẳng ai chịu nghe ai, vì ai cũng
tự cho mình “có lý, biết rồi, không cần nghe”.
Thực tế cho thấy : thảm cảnh của nhân
loại, tai ương của cộng đoàn, đổ vỡ của gia đình, bất hạnh của bản thân hầu như
đều xuất phát từ tình trạng không hiểu nhau, không muốn hiểu nhau, không cố gắng
để hiểu nhau của người trong cuộc.
Vì thế, ơn đầu tiên Chúa Thánh Thần ban cho
nhân loại trong ngày lễ Hiện Xuống chính là cho con người nghe được tiếng nói của
nhau, hiểu được điều muốn nói cho nhau, để có thể chia sẻ tâm tình của nhau và
yêu thương nhau. Với ơn hiểu nhau, các tông đồ mới có thể loan báo Tin Mừng, và
muôn dân mới đón nhận được Tin Mừng được loan báo, để rồi từ đó, Tin Mừng Yêu
Thương của Đức Giêsu nẩy mầm trong tâm hồn, và đơm hoa kết trái phong phú, xum
xuê cho thế giới.
Mừng Lễ
Hiện Xuống, chúng ta nài xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn “hiểu nhau” :
bề trên hiểu bề dưới, con cái hiểu cha mẹ, học trò hiểu thầy cô và ngược lại, bởi
không có ơn “hiểu biết nhau”,
chúng ta sẽ rơi vào thảm cảnh khích bác, đối kháng, loại trừ nhau, và mất rất
nhiều thời gian của cuộc sống ngắn ngủi thay vì để yêu mến và phục vụ, chúng ta
thoái hóa thành lang sói bắt bẻ, công kích, thù hằn, chống phá, tiêu diệt nhau.
Và để xứng đáng lãnh nhận ơn “hiểu
nhau”
trong ngày lễ Hiện Xuống, là sinh nhật của Giáo Hội, chúng ta xin thêm một ơn nữa
là biết chú tâm lắng nghe Lời Chúa và lắng nghe tiếng nói của anh em, theo gương
sáng của các chủ chăn là các Giám Mục : các ngài có đôi tai dài và lớn, biểu hiện
qua hai vạt dài của mũ giám mục với ý nghiã : một bên tai lắng nghe tiếng Chúa, và một bên tai lắng
nghe tiếng dân Chúa. Có như thế, chúng ta mới thực sự là những chi thể ý thức và
hết mình xây dựng tình yêu hiệp nhất trong Thân Thể mầu nhiệm của Đức Giêsu là
Giáo Hội mà Chúa Thánh Thần được sai đến để làm sinh động và lớn lên trong Tình
Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Jorathe
Nắng Tím