LIÊN
LỶ TRỞ VỀ VỚI ĐỨC GIÊSU
Mỗi
dịp mừng kính hoặc xin hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô “cầu
thay nguyện giúp”, hình ảnh một Giáo Hội
trên đường trở về lại rực sáng trong tôi.
Thực
vậy, tôi không bao giờ phủ nhận hai thánh tông đồ Phêrô, Phaolô đã xây dựng nhiều
giáo đoàn Kitô hữu như nền tảng của Giáo Hội buổi ban đầu, cũng như đã anh dũng
đổ máu làm chứng Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ muôn dân, và vinh dự là cột trụ vững
chắc của Giáo Hội công giáo Rôma. Nhưng bên cạnh đó, còn một nét đẹp tuyệt vời
nổi bật khác luôn hấp dẫn, lôi cuốn mỗi khi tôi chiêm ngắm đời sống tông đồ của
hai vị. Nét đẹp đó là “liên lỷ trở về với Đức
Giêsu” của đời tông đồ.
Trở
về với Đức Giêsu của Phêrô bắt đầu từ những yếu đuối khi Phêrô thấy Đức
Giêsu “đi trên biển, thì cuống
cuồng lên mà nói là ma, và hoảng sợ, kinh hãi”
(Mt 14,26) ; đến khi Đức Giêsu cho đi trên nước mà đến với Ngài, thì phát
sợ và chìm xuống biển khi thấy gió to, sóng lớn (x. Mt 14,29), để rồi bị Đức
Giêsu lên tiếng qưở trách: “Quân
yếu tin. Sao lại hoài nghi !”
(Mt 14,31).
Trở
về với Đức Giêsu của Phaolô khởi đi từ “sự
đồng tình giết chết Stêphanô”,
vị tử đạo đầu tiên, vì ông này đi theo Đức Giêsu. Sách Công Vụ Tông Đồ kể :
“Trong những ngày Hội
Thánh ở Giêrusalem bị bách hại dữ dội. Mọi người đều phải tản mác về các vùng
quê xứ Giuđê và Samari, chỉ trừ có các tông đồ. Những người nhân đức đưa đám
Stêphanô và đã khóc than ông thống thiết. Còn Saolô thì ra công tàn phá Hội Thánh,
xông vào các nhà tư, và lôi đi đàn ông, đàn bà mà tống ngục” (Cv 8,1-3).
Trở
về với Đức Giêsu của Phêrô lớn dần với lời can ngăn Thầy đừng lên Giêrusalem,
khi Đức Giêsu nói cho các tông đồ hay : “Ngài
phải đi Giêrusalem và chịu nhiều đau khổ do hàng niên trưởng và các thượng tế
cùng ký lục, và bị giết đi, và ngày thứ ba sẽ sống lại”,
và ông đã bị Đức Giêsu khiển trách : “Xéo
đi khỏi mặt Ta ! Hỡi Satan !”
(Mt 16,21-23).
Trở
về với Đức Giêsu của Phaolô lớn nhanh khi “ông
vẫn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa, nên đi gặp Thượng tế, xin thư giới thiệu
đến các hội đường ở Đamát, để nếu thấy
những người theo Đạo, dù đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem” (Cv 9,1-2).
Trở
về với Đức Giêsu của Phêrô trở nên đơm chồi, nẩy lộc khi “Phêrô
đang ở dưới sân, thì một đứa trong bọn tớ gái của Thượng tế đến, thấy Phêrô
đang sưởi, nó nhìn trừng trừng, mà nói với ông : Cả ông nữa, ông đã ở với người thành Nadarét, tên Giêsu đó !” Ông chối rằng : “Tôi chẳng biết, cũng chẳng hay chị muốn
nói gì !” (Mc 14,66-68). Phêrô
còn tiếp tục bị bọn tớ gái của Thượng Tế vặn hỏi, và lần nào ông cũng bai bải vừa
thề vừa chối : “Tôi không biết người ấy
là ai” (Mc 14,71).
Trở
về với Đức Giêsu của Phaolô đạt đến hồi gay cấn khi “ông
gần đến Đamát, thì thình lình có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất, và nghe có
tiếng nói với ông : “Sa-un,
Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta ?”
(Cv 9, 3).
Trở
về với Đức Giêsu của Phêrô đơm hoa kết trái khi Phêrô nhớ lại lời Đức Giêsu,
khi Ngài bảo ông : “Trước
khi gà gáy hai lần, con đã chối Thầy ba lần. Và ông oà khóc nức nở” (Mc 14,72).
Trở
về với Đức Giêsu của Phaolô tưng bừng mở
hội khi ông lên tiếng hỏi, sau khi té ngựa :
“Thưa Ngài, Ngài là
ai ?” ; và nghe được tiếng
rằng : “Ta là Giêsu mà ngươi
đang tìm bắt” (Cv 9, 5).
Vâng,
cả hai tông đồ Phêrô và Phaolô đều bắt đầu đời tông đồ của mình từ yếu đuối :
người thì phản bội chối Thầy, người thì điên cuồng bắt bớ tín hữu, tiêu diệt Hội
Thánh mới khai sinh, còn non nớt. Và khởi điểm yếu đuối ấy đã nối tiếp suốt đường
dài tông đồ của hai vị :
1. Nối
tiếp suốt đường dài đời tông đồ khi không ngừng ý thức thân phận vốn yếu đuối,
và mãi dòn mỏng của mình, như Phêrô đã phủ phục dưới chân Đức Giêsu mà thưa : “Lậy
Thầy, xin xa con ra, vì con là kẻ tội lỗi !” (Lc 5,8) ; và như Phaolô đã không
ngần ngại tự thú : “Nếu
phải vinh vang, thì tôi sẽ vinh vang về những yếu đuối của tôi” (2Cr12,30).
2. Nối
tiếp suốt đường dài đời tông đồ khi liên lỷ xác tín : Tình Yêu Đức Giêsu sẽ
biến đổi con người yếu đuối thành môn đệ mạnh mẽ, khí cụ đắc lực của Ngài, như Phêrô
đã tín thác thân thưa : “Lậy
Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”
(Ga 21,15-16), và như Phaolô đã mạnh dạn qủa quyết : “Tôi
rất đỗi sung sướng mà vinh vang nơi các
yếu đuối của tôi, để quyền năng của Đức Kitô ở lại trên tôi. Vì thế, tôi vui thỏa trong những yếu đuối,
lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ, cùng khốn, vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là
lúc tôi mạnh” (2Cr12, 9-10). Mạnh
trong sức mạnh của Đức Kitô, Đấng đã phán : “Ơn
Ta đủ cho ngươi !” (2Cr 12,9) chính là niềm
hy vọng của Phaolô.
3. Nối
tiếp suốt đường dài đời tông đồ khi “bám
chặt và ở lại” với Đức Giêsu như
Phêrô đã hớt hải kêu lên, vì biết mình cần Chúa : “Bỏ
Thầy, chúng con biết theo ai, vì Thầy có Lời ban sự sống !”, khi Đức Giêsu hỏi các tông đồ : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ Thầy
sao ?” (Ga 6,67-68), cũng như
Phaolô đã thâm tín lẽ sống của đời mình chính là Đức Kitô : “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà
chính Đức Kitô sống trong tôi”
(Gl 2,20).
Và cứ như thế, các vị đã lớn lên trong đức
tin, đức ái và đức cậy bằng sống sự gặp gỡ giữa “cái
tôi đầy tội lụy, yếu đuối”
của mình với “sức mạnh ân sủng của
Thiên Chúa” ; các vị đã nhận
ra và đón nhận sự thánh thiện như hồng ân “nhưng
không” từ lòng thương xót,
bao dung của Đức Giêsu, Đấng đã kêu gọi và chọn các vị từ vực thẳm của yếu đuối ;
các vị đã từng bước khiêm tốn đi theo Đức
Giêsu trên đường phục vụ mà không tích lũy công lênh, ki cóp công trạng, góp nhặt
công danh cho riêng mình, nhưng chỉ sống
và phục vụ dân Chúa vì được “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách”
(2Cr 5,14).
Cũng
vì liên lỷ ý thức thân phận yếu đuối, luôn cần trở về từng ngày, từng giờ, từng
phút, từng giây với Đức Giêsu, mà các vị không xây pháo đài, mở mang bờ cõi,
hay củng cố cơ chế để phục vụ vinh quang cá nhân, quyền lực phe nhóm, ảnh hưởng
vùng miền, an toàn cục bộ, nhưng buông bỏ tất cả, như tất cả đã được buông bỏ
ngày nào bên bờ hồ Galilê khi Đức Giêsu lên tiếng gọi : “Hãy theo Ta !”
(Mt 4,19), hay trên đường Đamát khi ngã
ngựa, để “đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi
nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi”
(St 12,1), như Thiên Chúa đã nói với Abraham, tổ phụ dân riêng Ngài tuyển chọn.
Và
cũng vì liên lỷ trở về với Đức Giêsu với tâm tình của con người yếu đuối luôn cần
Chúa, mà các vị được Thiên Chúa yêu thương, tín nhiệm, chúc phúc, như Phêrô đã
được chọn làm Tảng Đá, trên đó Đức Giêsu xây dựng Hội Thánh của Ngài (x. Mt
16,13-20), và như Phaolô đã được chọn làm Tông Đồ dân ngoại qua Lời Thiên Chúa
truyền dậy Hananya : “Ngươi
cứ đi ! Vì nó là lợi khí Ta đã chọn để mang Danh Ta ra trước mặt các dân
ngoại…” (Cv 9,15).
Qủa
thực, con đường tiến lên phiá trước khi đi rao giảng Tin Mừng của hai thánh
Tông Đồ Phêrô, Phaolô chính là con đường “liên
lỷ trở về” với Đức Giêsu, vì có trở về, sau khi tự mình “đi
lạc” vào dinh Thượng tế và ở
đó đã phản bội, chối Thầy, Phêrô mới thấy rõ và cảm nghiệm sâu sa tình yêu vô
cùng và đến cùng của Đức Giêsu, Thầy
mình, Đấng đã chẳng hạch hỏi tội xưa, lỗi cũ, mà chỉ gợi nhớ tình yêu muôn thưở, đời đời trung tín của Ngài : “Này Simôn, con ông Gioan, con có yêu mến
Thầy hơn các người khác không ?”
(Ga 21, 15), cũng như Phaolô cũng vì khiêm tốn thân thưa : “Lậy Ngài, Ngài là ai ?” mà kịp trở về với Đấng đã cho ông được
tràn đầy Thánh Thần, được sáng mắt, chỗi dậy, chịu thanh tẩy, lấy lại sức (x.
Cv 9,17-19), và trở thành tông đồ của Đức
Giêsu (x. Cv 9,26-28).
Cũng
trên hành trình loan báo Đức Giêsu luôn mở ra trước mặt, hai vị tông đồ rường cột
của Hội Thánh đã không quên lời mời “liên
lỷ trở về” trong trái tim thương
xót của Đức Giêsu để được nâng đỡ, ủi an, tăng thêm sức mạnh, bởi biết mình mỏng
dòn, yếu đuối, bất toàn : “Hãy
đến với Tôi ! Tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, Tôi sẽ cho
nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Tô và học với Tôi, vì Tôi hiền
lành và khiêm nhường trong lòng, và anh em sẽ tìm được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn,
vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
Và
bởi biết mình cần được Thiên Chúa ban sức mạnh để trung thành với ơn gọi tông đồ,
và khiêm tốn “liên lỷ trở về” với Thiên Chúa, mà các vị đã được
Đức Giêsu trao sứ vụ “chăn dắt chiên con,
chiên mẹ” (Ga 21,17), và củng cố
đức tin của anh em (x. Lc 22,32).
Và
lịch sử đã làm chứng : suốt hơn hai ngàn năm, Giáo Hội đã trải qua những
bước thăng trầm tùy theo mức độ trở về với Đức Giêsu của Giáo Hội, bởi đã có những
năm tháng nội bộ Giáo Hội phân hoá trầm trọng ; người của Giáo Hội ganh ghét, đấu đá, tranh giành ; phẩm trật
Giáo Hội rối loạn bởi mưu mô phế lập, thủ đọan triệt hạ nhau, và giáo triều
hành xử bất xứng, tồi tệ hơn cả người đời. Tất cả chỉ vì một số người nắm quyền
lãnh đạo trong Giáo Hội đánh mất ý thức về thân phận dòn mỏng, yếu đuối của
mình, nên không còn nhu cầu “liên
lỷ trở về” với Đức Giêsu, Thiên
Chúa của lòng thương xót để được chữa lành, bồi bổ, yêu thương, hướng dẫn ;
tất cả chỉ vì những người con của Giáo Hội đã quên sự thánh thiện hệ tại ở sự gặp
gỡ giữa thân phận yếu đuối của loài người và sức mạnh ân sủng của Thiên Chúa.
Chính trong ý thức và gặp gỡ này, con người thực hiện quyền tự do của mình bằng
cố gắng đi tìm Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất, và Thiên Chúa, Đấng giầu
lòng thương xót mở lòng khoan nhân khứng ban ân sủng cho con cái mà Ngài yêu
thương.
Đó
cũng là chọn lựa của hai thánh Phêrô và Phaolô trong suốt cuộc đời làm tông đồ :
thánh Phêrô với trái tim quảng đại, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt
Giáo Hội bằng ý thức mình yếu đuối và luôn cần ơn tha thứ của Thầy mình ;
thánh Phaolô đã đến với dân ngoại bằng
nhiệt huyết và khiêm tốn của người “ngã
ngựạ, mù loà”, nhưng được Lòng
Thương Xót nâng dậy, chữa lành, tuyển chọn. Chính trong yếu đuối và lòng tín thác
vào sức mạnh Ân Sủng của hai tông đồ rường cột Phêrô và Phaolô mà Giáo Hội bền
vững, trường tồn và “qủy hoả ngục không làm
gì nổi”, bởi với Phêrô và
Phaolô không trên cơ chế mà Giáo Hội đặt
nền tảng, không ở thành qủa thế gian mà Giáo Hội gắn bó, không quyền lực bao
trùm quần chúng mà Giáo Hội say mê, không tổ chức hoàn hảo và kỷ cương trăm phần trăm mà Giáo Hội
phải đạt cho bằng được, không vị thế ngất ngưởng trên thiên hạ mà Giáo Hội đặt làm điểm ngắm, không sức mạnh
khống chế, áp đảo, thanh trừng mà Giáo Hội
đầu tư, xây dựng, nhưng duy một mình Đức Giêsu mà Giáo Hội được mời gọi “liên
lỷ trở về và ở lại”, vì chỉ một mình Đức Giêsu mới thực là Đầu của Thân
Thể mầu nhiệm là Giáo Hội (Ep 5,22) ; là Phu Quân yêu thương vô cùng và đến
cùng Hiền Thê của mình là Giáo Hội (Ep 5,25) ; là Con Đường cứu độ mà Giáo
Hội phải bước đi ; là lẽ sống và sự sống của Giáo Hội, nên không liên lỷ
trở về gặp gỡ Đức Giêsu, Giáo Hội có nguy cơ thoái hoá thành “một giáo hội có thiên chúa nhưng không
có Đức Kitô, một Đức Kitô không có Giáo Hội,
một Giáo Hội không có dânThiên Chúa, một giáo lý không mầu nhiệm, và một ý chí không khiêm nhường” như lời Đức Thánh Cha Phanxicô, và hậu
qủa tất nhiên, nhãn tiền sẽ là một giáo hội cơ chế mải mê quyền lực, săn tìm ảnh
hưởng trần thế, và bỏ quên thương xót, phục vụ.
Xin hai thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô cầu bầu
cùng Chúa cho “đường đi” của Giáo Hội luôn là “đường
về liên lỷ” với Đức Giêsu, để Giáo
Hội không ngừng chiếu sáng dung nhan Thiên Chúa của lòng thương xót, dung mạo Đức
Giêsu, Mục Tử nhân lành sẵn sàng hiến mạng sống để “đàn
chiên được sống và sống dồi dào”
(Ga 10,10).
Jorathe
Nắng Tím