1.
Thương
người :
Làm
từ thiện phải hiểu là công việc dành cho những tâm hồn biết nghĩ đến người
khác. Ích kỷ, tham lam không có chỗ trong khung trời từ thiện. Người làm từ thiện
nhìn người khác mà thấy chính mình; nói khác đi : tha nhân là tấm gương phản
chiếu hình ảnh của chính mình để rồi phải “thương người như thể thương thân”.
Thương
người là muốn cho người bớt khổ, bớt đói, bớt lạnh, bớt đau, bớt dốt. Thương
người là mong cho người no ấm, thành công, hạnh phúc. Thương người là mơ một thế
giới người đói được ăn no, bệnh nhân được chữa trị, mọi người được học hành, hiểu
biết. Thương người hệ tại lấy con người làm đối tượng, chọn con người làm mục
đích phục vụ và không xem con người như phương tiện, công cụ cho bất cứ mục
tiêu nào. Thương người đặt con người làm trung tâm để tất cả hoạt động phải được
xoay quanh hạnh phúc của chính con người. Mất con người như trọng tâm, mất con
người như cứu cánh, lòng thương người không giữ được căn tính vị tha của mình
và không còn được coi là một đức tính nhân bản.
2.
Khiêm
tốn
:
Làm từ thiện mà tự kiêu, tự mãn, tự phụ thì
không tránh được thái độ coi thường đối tượng của từ thiện là chính con người.
Người kiêu căng không đến với người nghèo khổ, dốt nát bằng tấm lòng và thiện
tâm. Họ chỉ đến vì lợi dụng và vì uy tín, danh dự của riêng mình. Người nghèo rốt
cuộc chỉ là phương tiện phục vụ ý đồ vụ lợi của những người kiêu căng. Hơn thế
nữa, người kiêu căng khó chấp nhận tính bình đẳng, nhân vị và những giá trị của
người nghèo khi tự thấy mình giầu sang, quyền lực và ở vị thế kẻ cả, người ban
ơn. Từ thiện khi đó sẽ mất hết ý nghiã của chia sẻ, đồng hành giữa con người với
con người và chỉ còn lại tương quan “chủ - tớ, kẻ xin - người cho” kệch cỡm.
3.
Hy
sinh:
Quên
mình là điều kiện để thương được người khác. Thương ai mà không quên một chút “mình”
và hy sinh cho hạnh phúc của người mình thương là một điều không thể thực hiện.
Vì
thế, thiếu hy sinh trong hoạt động bác ái từ thiện là một điều khó quan niệm được.
Làm từ thiện là thực hiện hành động xả thân vì người khác, quên mình vì tha nhân.
Hy sinh là máu cho tình yêu sống. Hy sinh là nhịp thở của trái tim yêu thương.
Nhìn những người làm từ thiện, ta thấy nét hy sinh rực sáng trên họ. Họ chấp nhận
nhiều thiệt thòi, mất mát, kể cả những mất mát rất lớn như danh dự, uy tín khi
bị hiểu lầm vì thương những phận người
kém may mắn hơn họ. Họ chịu đựng nhiều gánh nặng vật chất, tinh thần vì hạnh
phúc và tương lai của những người cần đến họ. Giá trị của những người này chính
là những hy sinh vì tình yêu họ đang trao tặng người khác. Cao qúy của những cuộc
đời này chính là những giọt mồ hôi, những trăn trở thầm kín, những nhức nhối
câm lặng vì dấn thân phục vụ những mảnh đời
bị ngược đãi, bỏ rơi, không tên tuổi. Hy sinh cho người khác, nhất là
khi người khác nghèo khó, bệnh hoạn, không có cơ hội để trả ơn là hành động anh
hùng của những tình yêu vĩ đại; vì chỉ với
tình yêu vĩ đại, người ta mới sẵn sàng xuống thật thấp, thật sâu để đến với những
con người bị nhận chìm tận đáy sâu bất hạnh.
4.
Biết
hợp tác với mọi người:
Nhiều
người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động từ thiện đã chia sẻ: “cái khó nhất là biết nghe nhau”. Tại sao phải biết nghe
nhau ? Bởi không chỉ một mình ta làm từ thiện, nhưng còn nhiều người khác cùng
làm với ta. Cùng làm nên đòi một tinh thần cộng tác ngay thẳng, cởi mở, chân
thành. Nhiều người, nhiều ý, nhất là trong từ thiện : ý ai cũng tốt, nên dễ đi
đến chỗ độc tôn, độc đoán, độc tài, độc quyền, có khi độc ác nữa. Vì từ thiện
là làm việc tốt, nên tôi khó thay đổi hay từ bỏ những ý kiến, đề nghị hoặc quyết
định của tôi, vì tất cả đều tốt, đều là
việc tốt và nếu tốt thì phải được thực hiện.
Đàng
khác, những ý kiến, đề nghị, quyết định ấy không nhằm phục vụ tôi, nhưng phục vụ
người nghèo nên được coi là những điều tốt
phải được mọi người ủng hộ. Chính vì tốt mà tôi ngoan cố đòi mọi người phải
theo tôi, phải nghe tôi thực hiện cho bằng
được những sáng kiến của tôi. Cứ thử tưởng tượng : một nhóm 10 người làm công tác từ thiện và cả 10 người
đều cương quyết bảo vệ bằng mọi giá sáng kiến từ thiện của mình.Và đây chính là
nguy cơ phá vỡ nhiều công trình cần được mọi người hợp tác.
Thế
nên tình thần hợp tác: biết nhún nhường để hợp tác, biết lắng nghe để hợp tác,
biết xoá mình để hợp tác, biết nhượng bộ để hợp tác, biết hiền lành để hợp tác,
biết quảng đại để hợp tác là điều kiện không thể thiếu khi cùng người khác làm
từ thiện. Tinh thần hợp tác cũng nói lên đức tính cao qúy của người làm từ thiện
là trân trọng và qúy mến những người cùng làm từ thiện như mình và công việc từ
thiện của họ. Trong bầu khí lành mạnh này, ghen tuông, chỉ trích, so đo sẽ
không có cơ hội phát sinh.
5.
Không
xét đoán động lực từ thiện của người khác:
Rất
nhiều người hay đánh giá việc từ thiện của người khác, nhóm khác dưới cặp kiếng
tiêu cực, nghi ngờ. Điều dễ nghi ngờ và dễ chụp mũ nhất, đó là động cơ, động lực
của công việc từ thiện.
Ghét ai, không ưa ai khi thấy họ làm từ thiện là gán ngay cho nhãn hiệu: làm từ
thiện vì muốn nổi tiếng, đi từ thiện để dễ lấy chồng, hăng say làm từ thiện vì
cần được người khác tuyên dương công trạng, thành tích. Tính ghen ghét, ganh tỵ
dễ làm những người cùng làm từ thiện xa nhau, tránh nhau, đố kỵ, chê bai nhau.
Và đó là bi kịch của lòng nhân ái.
Đừng
vừa làm từ thiện vừa châm biếm người làm từ thiện; vì như thế là làm giảm giá
trị đạo đức trong công việc từ thiện mình đang làm. Cho dù biết rõ người khác
làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo chỉ vì muốn nổi danh, hay tìm thanh thế, ảnh
hưởng. Cứ bình an nghĩ rằng: thêm một bàn tay từ thiện là thêm được nhiều người
bớt đói bớt khổ; vì dù mục đích của họ xấu hay tốt, họ vẫn là người có lòng; vì
dám cho cái họ đang có; còn hơn nhiều người chẳng bao giờ dám chia sẻ, dùng tiền
của mình giúp đỡ người khác túng bấn, nghèo nàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét