Tin Mừng Máccô bắt đầu bằng bầu khí rộn ràng, náo nức của “mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông Gioan. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan” (Mc 1,5). Bất ngờ xuất hiện một nhân vật, người mà Gioan đã nhiều lần nói với dân chúng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8).
Đức
Giêsu xuất hiện trước dân chúng ở sông Giođan, nhưng không xuất hiện như vua,
hay như lãnh tụ Ítraen mà toàn dân từ hàng ngàn năm đã trông ngóng, đợi chờ,
nhưng xuất hiện như một người đã lắng nghe và đáp lại lời kêu gọi dọn đường cho Đấng Cứu Thế của Gioan, bằng xin “chịu phép rửa tỏ lòng
sám hối để được ơn tha tội”
(Mc 1,4).
Đức
Giêsu không tỏ mình cho đám đông như “Đấng
có quyền thế”,
mà Gioan đã giới thiệu, bằng long trọng đọc lời hiệu triệu, dõng dạc công bố hiến
chương, lớn tiếng trình bầy đường lối, cương lĩnh, nhưng kín đáo, âm thầm, giản
dị, nhẹ nhàng, đơn sơ như những người nhận mình “có tội” đang khiêm tốn cúi đầu, dìm mình xuống nước để nhận
phép rửa thống hối từ tay Gioan.
Đức
Giêsu cũng không tỏ ra “khác
người”,
“thánh” hơn người,
nhưng bình thường như hằng trăm người bình thường khác đến thú tội và xin Gioan
ban phép rửa sám hối.
Nhưng
chính qua thái độ khiêm tốn và tâm tình sám hối của Ngài, mà Chúa Cha đã đích
thân giới thiệu Ngài một cách kỳ diệu, vượt những gì loài người có thể tưởng tượng,
như thánh sử Maccô đã ghi lại : “Vừa
lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ
câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng : “Con là Con yêu dấu
của Cha, Cha hài lòng về Con”
(Mc 1,10-11).
Đây
là buổi giới thiệu vô cùng quan trọng và ấn tượng, ở đó, Đức Giêsu đã được cả
Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng giới thiệu như Thiên Chúa làm người, Đấng
Thiên Chúa sai đến trong nhân loại :
Khởi
đầu là hiện tượng “các
tầng trời xé ra”
nói lên vinh quang và uy quyền Thiên Chúa của Đức Giêsu. Ngài là Thiên Chúa thật
được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngai toà của
Ngài ở trời cao, có vô số thiên binh tôn thờ, phụng sự.
Tiếp
đến là sự kiện “Thần
Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài”
biểu hiện Thần Khí của Thiên Chúa luôn ở với Ngài. Chính Thần Khí Thiên Chúa sẽ
“đẩy
Ngài vào hoang địa để chịu Xatan cám dỗ”
(x. Mc 1,12-13), và cũng là Thần Khí mà
ngôn sứ Isaia đã nói tới khi viết về Ngài : “Thần Khí Chúa ngự trên
tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo
hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người
mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một
năm hồng ân của Chúa”
(Lc 4,18-19).
Sau
cùng là tếng Chúa Cha phán từ trời : “Con
là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11) khẳng định
tương quan Cha Con giữa Chúa Cha và Đức Giêsu, đồng thời bầy tỏ niềm hãnh diện
và hài lòng của Chúa Cha về Con Một của Ngài là Ngôi Lời nhập thể.
Thực
vậy, ở sông Giođan hôm ấy, khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa của Gioan, Chúa Cha
đã công khai và long trọng giới thiệu Con của Ngài là Đức Giêsu cho nhân loại,
đồng thời chính thức khai mở công trình
loan báo Tin Mừng cứu rỗi của Thiên Chúa cho loài người bằng chính sự hiện diện
làm người sống động của Ngôi Lời Thiên Chúa giữa nhân loại.
Nếu
ở Bêlem, Ngôi Lời đã tỏ mình ra cho các mục đồng và ba đạo sĩ dưới hình hài trẻ
sơ sinh bé bỏng, yếu đuối, thì ở sông Giođan, chính Chúa Cha đã giới thiệu Con
Một của Ngài cho nhân loại : Ngài đã giới thiệu Con mình là Ngôi Hai Thiên
Chúa, Đấng Thiên Sai, và thật lạ lùng khi cả Ba Ngôi cùng có mặt trong buổi giới
thiệu hôm ấy.
Nhưng
sự kiện bất ngờ hơn cả, chính là Đức Giêsu đã đựợc Chúa Cha tán dương, khen ngợi,
vì Ngài đã tuyệt đối vâng phục Thánh Ý Chúa Cha khi xuống thế làm người để cứu
chuộc nhân loại.
Cũng
vậy, nếu thánh Phaolô sau này trong thư gửi giáo đoàn Philípphê đã viết : “Thiên Chúa đã
siêu tôn Người”,
tức Đức Giêsu, “và
tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe
danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái
qùy ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “Đức Giêsu Kitô
là Chúa”
(Pl 2,9-11), vì Ngài đã “trút
bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần
thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên
cây thập tự”
(Pl 2,7-8), thì trước đó rất lâu, ở đây, bên bờ sông Giođan, Chúa Cha đã chính
thức suy tôn Ngài, khi lên tiếng “hài
lòng về Con Một yêu dấu của mình”
cũng vì sự khiêm hạ, vâng phục của Ngài khi
ẩn mình trong đám đông đến với Gioan xin “chịu phép rửa tỏ lòng
sám hối để được ơn tha tội”
(Mc 1,4) như một tội nhân.
Vâng
như Đức Giêsu, mỗi người Kitô hữu khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội cũng được tha tội,
được thánh hoá trong Chúa Thánh Thần, được chung phần thiên tính, khi trở nên
nghiã tử của Thiên Chúa. Và cũng như với Đức Giêsu, Chúa Cha sẽ nói với mỗi người :
“Con
là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con”, nếu chúng ta khiêm tốn,
vâng lời và thực thi Thánh Ý.
Jorathe Nắng
Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét