Suy
niệm Tin Mừng Chúa Nhật 1 Mùa Chay, năm B
Cả
ba Tin Mừng nhất lãm đều tường thuật biến cố Đức Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc,
và cả ba đều bắt đầu bằng sự có mặt và hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa, tức
Chúa Thánh Thần trên Đức Giêsu : thánh Mátthêu và Máccô dùng từ Thần Khí : “Thần Khí liền đẩy
Người vào hoang địa…” (Mc 1,12) ; “Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào
hoang địa” (Mt 4,1) ; riêng thánh Luca thì chọn từ Thánh Thần : “Đức
Giêsu được đầy Thánh Thần.. Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu
qủy cám dỗ” (Lc 4,1-2).
Để
hiểu thế nào là Thần Khí, chúng ta cùng đọc tài liệu “Các loại thần khí” của
tác giả Hàn Cư Sĩ được đăng trên trang mạng của Dòng Tên Việt Nam ngày
4.5.2017, một bài nghiên cứu có giá trị, mà người viết trân trọng giới thiệu
cùng qúy Bạn.
Theo
tác giả, “Thần khí là một năng lực vô hình mang tính thiêng liêng, vượt khỏi
không gian và thời gian, một sức mạnh tự than có tính siêu phàm, tác động cả
bên trong lẫn bên ngoài, có sức mạnh đẩy con người phải làm theo và có thể bị lệ
thuộc hoàn toàn. Trong đời sống tâm linh, mỗi Kitô hữu có những lúc phải đối mặt
với những thử thách, có thể làm đức tin của con người bị chao đảo, tê liệt hay
tắt lịm. Những lúc như thế, con người rất cần phải phân định để biết rõ thần
khí nào đang hoạt động nơi linh hồn.
Theo
cha Jordan Anmaun o.p, các thần khí có thể được sắp thành ba loai : thần
khí của Thiên Chúa, thần khí của ma qủy, thần khí của con người. Thiên Chúa
luôn hướng chúng ta về điều thiện hoăc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các nguyên
nhân phụ. Ma qủy luôn xúi giục chúng ta làm điều xấu, nó hoạt động bằng sức
riêng của mình hoặc qua vẻ quyến rũ của những sự vật trần thế. Thần khí của con
người có thể hướng về điều xấu hoặc điều tốt, tùy theo cá nhân đó trong lẽ phải
hay theo những ước muốn vị kỷ”.
Tin
Mừng khẳng định Đức Giêsu được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, thúc đẩy vào
hoang địa để chịu qủy cám dỗ. Như thế, mục đích của hành trình vào hoang địa là
để chịu cám dỗ bởi Xatan, có biệt danh là “Tên Cám Dỗ” (Mt 4,3) : Bấy giờ
tên cám dỗ đến gần Người mà nói : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền
cho những hòn đá này hoá bánh đi!” (Mt 4,3).
Khi
nói với Đức Giêsu điều này, Xatan tỏ ra biết rất rõ Đức Giêsu là Thiên Chúa. Nói cách khác, vì là
thụ tạo thiêng liêng, thần khí của ma qủy không lệ thuộc không gian, thời gian,
nên biết chính xác Đức Giêsu là Thiên Chúa, mà không cần phải đi tìm, hay chờ
được mạc khải như loài người chúng ta. Ma qủy biết rõ Thiên Chúa, nhưng cái biết
Thiên Chúa của ma qủy không là cái biết của con cái biết cha, cái biết của trái
tim biết ơn, yêu mến, phụng thờ Thiên Chúa của người môn đệ. Trái lại, cái biết
của ma qủy chỉ nhắm đến mục đích phá hoại công trình cứu chuộc loài người của
Thiên Chúa. Đó là tình trạng của nhiều người bị thần khí ma qủy hướng dẫn, thúc
đẩy đi “tìm tòi Thiên Chúa, học hỏi giáo huấn của Ngài” nhưng không vì yêu mến và để tuân giữ, mà để bôi
bác, phá hoại và làm cho nhiều người khác thù ghét, khinh mạn, bất tuân Thiên
Chúa như mình.
Xatan
còn dùng chính Lời Thiên Chúa trong Kinh Thánh để cám dỗ Đức Giêsu khi nói với
Ngài : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời
chép rằng : Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ
tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá” (Mt 4,6). Khi trích dẫn chính
xác Lời Chúa trong Kinh Thánh, ma qủy tự hào hiểu thấu đáo Kinh Thánh, thuộc
lòng Kinh Thánh, rành rẽ từng câu, từng đọan Kinh Thánh, lại còn biết xử dụng
Kinh Thánh đúng người đúng việc, đúng nơi đúng lúc, nhưng mục đích của kiến thức
Kinh Thánh nơi ma qủy không để giúp người ta yêu mến Thiên Chúa, làm điều thiện,
giúp con người sống tốt, trái lại chúng
chỉ tìm đạt một mục tiêu duy nhất là làm hư hỏng con người, đẩy con người vào
mê lộ, để tự chuốc lấy bất hạnh, hư vong, và mãi mãi cho đến tận thế, ma qủy
quyết tâm thực hiện cho kỳ được muc tiêu này.
Thực
vậy, chúng ta đừng tưởng thần khí của ma qủy ngu dốt, đần độn, và hậu đậu, ngay
ngô. Trái lại, thần khí của chúng rất tinh ranh, bén nhạy, xảo quyệt, nhanh như chớp, biến hoá muôn hình trạng,
để lôi cuốn, thu hút thần khí của con người vốn dễ chao đảo, lung lay vì dục vọng
ích kỷ. Chúng ta cũng đừng lầm tưởng thần khí của ma qủy không biết gì về Lời
Chúa. Bằng chứng là Xatan dã vanh vách trích dẫn Lời Thiên Chúa khi cám dỗ Con
Thiên Chúa những ngày trong hoang địa.
Tóm
lại, Tin Mừng chúa nhật thứ nhất Mùa Chay cho chúng ta thấy cuộc chiến gay go
giữa Thần Khí của Thiên Chúa và thần khí của Xatan, nhằm thu phục thần khí của
con người.
Chiêm
ngắm Đức Giêsu khi vào hoang địa để chịu qủy cám dỗ, chúng ta thấy Ngài đã mang
lấy tất cả những gì của con người, kể cả yếu đuối của con người trong những cơn
cám dỗ dữ dội, bởi Ngài muốn trở nên như con người trong mọi sự, mọi hoàn cảnh,
mọi điều kiện của đời sống, ngoại trừ tội lỗi để thông cảm với chúng ta trong vất vả chiến đấu,
để thương xót chúng ta trong yếu đuối, thất bại, nhất là để dậy chúng ta phân định
đâu là thần khí của Thiên Chúa, đâu là thần khí của ma qủy trong mọi lựa chọn. Chúng ta cũng có thể nói :
khi vào hoang địa để chịu qủy cám dỗ,
Ngôi Lời Thiên Chúa đã mang lấy hết nhân loại trong trái tim Ngài, đã gánh vác
hết loài người trên thân xác “cảm thấy đói sau bốn mươi đêm ngày ăn chay ròng
rã” (Mt 4,2) của Ngài, để cùng con người chiến đấu, và dậy con người chiến đấu
với thần khí của ma qủy.
Ngài
muốn mỗi người cũng như Ngài được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trên mọi nẻo đường,
cùng được đầy ơn Thánh Thần như Ngài ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh
vui buồn, hạnh thông, thử thách, mạnh dạn, yếu đuối, thất bại thành công.
Ngài
muốn mỗi người cũng như Ngài dựa vào Lời
Chúa để phân định trái phải, xấu tốt, với một trái tim gắn bó với Thần Khí của
Thiên Chúa, Thần Khí ấy luôn hướng tâm hồn mỗi người về điều thiện trong tinh
thần tự do của con cái Chúa, với ước muốn đi theo Đức Giêsu và thực hiện tình
yêu vô vị lợi đối với mọi người.
Ngài
bảo đảm : Thần Khí Thiên Chúa luôn mang lại cho chúng ta : “bác ái,
hoan lạc, bình an, nhẫn nhục từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl
5,22-23), là hoa trái của Thánh Thần Tình Yêu.
Nhưng
quan trọng hơn cả, Đức Giêsu dậy chúng ta chọn lựa giữa các thần khí, bằng nhớ
lại “Giao Ước Thiên Chúa đã ký kết với chúng ta”, bởi chỉ quy chiếu vào Giao Ước
khi bị ma qủy, thế gian cám dỗ, chúng ta mới kiên định ở lại trong Chúa, kiên tâm
đi theo Chúa, kiên quyết nhận Chúa là Lẽ Sống, Gia Nghiệp đời đời.
Thực
vậy, khi bị ma qủy cám dỗ, Đức Giêsu đã không chỉ lấy Lời Thiên Chúa để giập tắt
lửa kiêu căng, tham vọng ma qủy đốt lên cám dỗ Ngài, mà còn bám chặt vào Giao Ước
giữa Ngài với Chúa Cha, khi cho Xatan biết Ngài đến để thi hành Thánh Ý Chúa
Cha như người con hiếu thảo, như người tôi tớ trung thành, chứ không như đối
thủ kiêu căng, ngạo mạn, và thụ tạo vô ơn, phản bội của Thiên Chúa như chúng. Bằng
chứng là trong cả ba câu trả lời của Đức Giêsu, Ngài đều xác định và tuyên
xưng : Thiên Chúa là Thiên Chúa của Ngài, và Ngài tuyệt đối tin tưởng, yêu
mến, phụng thờ và tuân phục : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng
còn nhờ mọi léơi từ miệng Thiên Chúa phán ra”, “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là
Thiên Chúa của ngươi”, “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và
phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,4.7.10).
Cũng
như ông Noê đã nhận ra Thần Khí của Thiên Chúa trong trận hồng thủy tiêu diệt
loài người, trừ tám người thuộc gia đình ông, qua cầu vồng là dấu hiệu của Giao Ước Thiên Chúa thiết lập với
ông : “Ta lập giao ước của Ta với các ngươi : mọi xác phàm sẽ không
còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt
đất nữa”,“Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước của Ta
với cõi đất… Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu
giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghiã là với mọi xác phàm trên mặt đất” (St
9,11.13.16). Cây cung Thiên Chuá gác trên mây đây chính là cầu vồng nối đất với
Trời.
Với
chúng ta hôm nay, giữa một thế giới đang
bị thần khí ma qủy khuynh đảo, chúng ta rất cần ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần
để phân định thần khí nào là Thần Khí của
Thiên Chúa, thần khí nào là thần khí của ma qủy, thế gian. Và để phân định, Đức
Giêsu dậy chúng ta quy hướng và bám chặt vào Giao Ước mà mỗi người tín hữu đã
ký kết với Thiên Chúa khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, giao ước mà thánh Tông Đồ
trưởng Phêrô đã qủang diễn trong thư của ngài : “Lãnh nhận phép rửa, không
phải là được tẩy sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ
giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng đang ngự
bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời...” (1P3,21-22).
Một
cách cụ thể, người Kitô hữu được đi vào Giao Ước vĩnh cửu với Thiên Chúa qua bí
tích rửa tội, để trở thành chi thể của Thân Thể mầu nhiệm Đức
Kitô là Giáo Hội. Chính Giáo Hội là dấu hiệu của Giao Ước giữa mỗi người Kitô hữu
với Đức Giêsu Thiên Chúa, và nhờ dấu hiệu của Giao Ước là Bí Tích Giáo Hội,
chúng ta không lạc lối, lầm đường khi bị thần khí ma qủy, thế gian cám dỗ, bởi Thần Khí Thiên Chúa luôn có mặt
và hoạt động trong Giáo Hội của Đức Giêsu.
Mùa
Chay là mùa Trở Về, nhưng đường về chỉ thực sự được mở ra và chúng ta chỉ có thể
lên đường dưới sự hướng dẫn, thúc đẩy của Thần Khí Thiên Chúa, mà Thần Khí
Thiên Chúa luôn đợi chờ chúng ta ở trong Giáo Hội là Nhà của Thiên Chúa giữa
con người, là Hiền Thê yêu dấu, và Thân Thể của Đức Giêsu Kitô, Đấng chúng ta
yêu mến, tôn thờ, phụng sự.
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét