Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

La cultura di “Carino”

La cultura di “Carino”- Văn hóa “dễ thương”
Autore : Jorathe Nắng Tím
Traduttore : Iosephus H.V
"Carina" è la pìu grande felicità di coloro che sono amati e innamorati, perché le persone carine sono amate così tanto, e solo la persona che ama così tanto capisce il grande valore della felicità che si chiama "carina" con tutti.
Quindi, quando una persona presa una cotta per qualcuno, quando l'amore diventa appassionato e ardente, nessuna coppia era felice insieme senza il fuoco di passione che si chiama "carino".
In realtà, "carino" non è un titolo, ricchezza, status sociale_sono le cause che ci rendono qualcuno diventare una persona odioso ed intrattabile_perché quando una persona ha un piccolo status sociale, abusa della propria autorità, si può diventare una persona arrogante e ridicolo; quando una persona ha un pò di gloria si può diventare una persona sprezzante e distingue i nobili e plebei, e poi “carina" viene mutilata, rimossa senza pietà.
Nella vita, così tante persone che quando le incontriamo, siamo sempre sorpresi e delusi di renderci conto che non sono pìu "carini" come sempre, non più "carini" come una volta, e in loro, "carino" è solo una cosa del passato, i ricordi di quel giorno sono finiti, l'immagine sbiadita di quel giorno è così lontana, ci sono solo l'odio, lo sprezzante, il difficile per andare d'accordo. E così, "carino" può essere presente solo in un cuore amorevole, in una persona che sa di essere amato.
Poiché il cuore ha l'amore, c'è una chiara ; il cuore ha l'amore, c'è un viso sorridente e carino; il cuore è pieno d'amore, ci sono le parole amichevoli e carine; il cuore è pieno d'amore, c'è l'atteggiamento carino e generoso. Perché se qualcuno sa che è amato da tutti, allora il suo cuore si irradierà in modo carino, il suo atteggiamento, i suoi gesti saranno carini e la sua vita sarà meravigliosa e adorabile.
Realtà, nessuno può vivere per negare l'amore. Raramente le persone imparano a capire l'amore, meno studiano per sapere come amare, ma ci non possono evitare il potere che controlla, domina, influenza sempre sulla vita quotidiana dell'amore, perché una ragione semplice ma sempre fondamentale, cioè l'uomo nasce dall'amore per desiderare incessantemente di amare ed essere amato, come una condizione requisito e indispensabili per la felicità. Quindi, quando possiamo avere tutto sul mondo, ma non abbiamo il presente d'amare, allora, ci ancora troviamo solitario, infelici, e sfortunato.
Se l'amore è importante, necessario e indispensabile nella nostra vita, la solitudine è sempre il risultato dillusione e arroganza, perché per ognuno, con tutti i mezzi, meritano di essere amato. La problema è se sono consapevoli della propria natura umana o no.
Va bene, nella vita nessuno non ama e non è amato, perché l'amore è un grande dono di Dio per tutte le persone ed è un meraviglioso tesoro di felicità che l'uomo è libero di usare e capace di dare come il dono. Quindi il rifiuto del nostro amore e dell'amore per gli altri, così come l'ignoranza dell'amore che dovremmo offrire e dell'amore che riceviamo, sono atti di "perdere seriamente noi stessi" e molto pietoso.
Riconoscendo l'amore nella nostra vita non è solo una condizione per vivere felici, ma anche una ragione per amare se stessi e amare le persone. Con un senso di amore, saremo "carini" innocentemente per gli inferiori nella società e più deboli di noi, perché il vero amore è pieno di compassione e sincerità; con il sottile sentimento di chi è innamorato, siamo semplicemente "carini" per coloro che hanno bisogno di noi, perché il vero amore porta gentilezza, umanità; con l'abbondante gioia dell'amare, siamo dolce ma coraggiosi "carini" con coloro che non sono molto amichevoli con noi. L'amore è come una pianta rara che produce bellissimi fiori solo quando è curata dalla generosità e dalla tolleranza; e con la felicità dell'amore, siamo gentilmente "carini" verso coloro per i quali abbiamo una vita di gratitudine, un profondo amore di gratitudine.
Desiderei che ti incontrassi sempre le persone carine sulla strada della vita, perché nella vita, una bellissima cosa è essere accompognati con amici carini. Condividendo un percorso con i simpatici piedi di persone carine, il percorso della vita sarà meno stanco, il duro lavoro, le storie di vita saranno meno difficili, stressanti e il lavoro della vita sarà meno pesante e più difficile.
Ma affinché il sogno si realizzi, tu ed io, cerchiamo costantemente di diventare amici carini sul nostro percorso, persone carine con sentimenti carini, parole carine, sorrisi carini, occhi carini, gesti carini, stile di vita carino e una vita tutta carina quando costantemente consapevole che: ti amo molto e sono molto innamorato.



MY BELOVED TEACHERS

MY BELOVED TEACHERS – THẦY CÔ TÔI
 Author: Jorathe Nắng Tím
 Translator:  A. Prisca 
Although I am in my sixties this year, all of memories about my teachers during my childhood are still unforgettable, remaining ever vivid and heart-warming ; especially the yearly National Teachers’ Day always reminds me of my great teachers with kindness, empathy and a focus on building community. Whenever gathering with my old friends, I often tell them about “those were the days”. Personally, that was the picture about the fairy time of the school age with all our beloved teachers in small and simple classes at the first time I moved from the North to the South of my country. I remember at that time my teachers were very kind and lovely, deeply concerned, compassionate, poor but completely honest, and strongly dedicated to the society with their strong desire to build up their students as people of high standards for the community and make things better inside and outside of the classroom. Obviously, people of high standards for the community can be defined as people of loving kindness, people of great knowledge and people of strong critical thinking.
But what lies in the heart of a person of high standards for the community ?
In my viewpoint, that is,
They should be truly kind to others in life because kindness makes the world go around and helps the others feel welcomed, feel cared for and feel loved.
They should be compassionate about the others in life because compassion is the utmost feeling of understanding and opening to the world around them with their concern.
They should be empathetic with others in life because empathy is an important trait to have and to help develop in themselves and in the others.
They should be positive in life because staying positive in toughness can have a tremendous positive impact on everyone around them and looking on the bright side always seems to make things better.
They should become an inspiration for the others because they can help the others to uncover their hidden treasures and possibilities.
So, it cannot be denied that students that are trained by teachers to become people of above-mentioned standards are genuinely the best fruits and the big success in the life of a teacher.
At the bottom of my heart, I myself am very grateful for what all of my teachers have trained me to help me get these characteristics so that I can become a good person to live and bring a variety of benefits to my community. I remember very clearly my teachers’ dedication, motivation, kindness, deep concern and guidance were instrumental in the improvement of many of the students, including me.
Particularly, apart from transferring knowledge, my teachers reminded me to live as a person of upright character, a person of honesty, a person of loyalty, a person of righteousness, a person to respect the truth, a person to cherish the life as the gift from God for human beings and a person with a heart full of love, kindness and compassion for others. I really love all my teachers and all of those who dedicate their life to education to make better student and even better person. It is also what I like to share with the next generation :
Love all of your teachers ! Because they have to sacrifice themselves and struggle to overcome different sufferings and obstacles to choose becoming a teacher. Personally, when choosing becoming a teacher, they do not intend to get the best rank in the society for being famous, wealthy, or powerful, but they have chosen a VOCATION – A vocation to cultivate the loving kindness and the best things of the world into their beloved students so that these people will bring joy, peace and love to their family, to their nation and to all parts of the world they have gone through.  
May all the teachers on earth get a lot of blessings to go ahead strongly for carrying out such a beautiful vocation and such a significant mission for sake of the happiness of the world.

AI LÀ ANH EM TÔI ?



Sáng nay đọc một vài bài báo và lướt mạng xã hội quanh hình ảnh Đức Thánh Cha độc hành trên đường phố Rôma thê lương, tiêu điều những ngày Covid-19 tung hoành biểu dương sức mạnh phá hoại, tiêu diệt đáng sợ của nó, với những con số khó có thể tưởng tượng: Ở vào thời điểm hôm nay, thứ Ba 31.03.2020, toàn thế giới có 803.313 người bị nhiễm, với 39.014 ca tử vong, trong đó Tây Ban Nha có 8179 người, Mỹ 3170, Pháp 3024, và Ý 11.591. Bên dưới tấm hình người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo giữa thánh đô vắng vẻ, người viết đọc được nhiều dòng “comment” với nội dung tương tự:
“Ích lợi gì chuyện đi một mình giữa thành phố hoang vu. Điều có ích cho tha nhân, mà Giáo Hội Công Giáo cần làm là lấy tiền từ các ngân hàng toà thánh để giúp các bệnh viện”, Chúng tôi không cần ai đại diện Chúa ở trần gian, vì đức tin của chúng tôi ở Thiên Chúa không cần đến các ông đại diện này, vì thử hỏi: trong khi nhân loại quằn quại vì đại dịch, các ông có tên là “đại diện Thiên Chúa ở trần gian” đã làm được gì cho trần gian?, “Cho chúng tôi được phép hỏi: Giáo Hội Công Giáo có còn nhận ra ai là anh em của mình nữa không?”
Ngoài những comment rất tiêu cực trên, còn một vài bài báo, đương nhiên trên những tờ báo không mấy thiện cảm với Giáo Hội, nhận định rằng: “Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, người ta không nhắc đến Giáo Hội Công Giáo nhiều, và dường như người ta muốn quên đi sự có mặt ngày càng thờ ơ trước con người của Giáo Hội già nua, cằn cỗi, lỗi thời này…”.
Đọc những dòng này, người viết muốn lên cơn sốt, không sốt vì những phê phán thực sự phiếm diện và thiếu sót của các tác giả, nhưng sốt vì không ngờ Giáo Hội lại bị chính thế giới mình được sai đến, đi vào để phục vụ cô lập, cách ly, tẩy chay, từ chối một cách vô tình và đáng thương như vậy.
Thực ra, Giáo Hội không bao giờ có thể làm vui lòng được người đời, vì một lý do rất dễ hiểu, mà chính Đức Giêsu đã công khai dặn dò Nhóm Mười Hai trước khi lên Giêrusalem chịu khổ hình và tử nạn: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15,18-19).
Lời khẳng định của Đức Giêsu cho phép chúng ta tin rằng những chống đối nhiều khi rất vô cớ, những bôi bác thường xuyên rất vô tình, những lên án thường rất đỗi vô duyên của rất nhiều người đều xuất phát từ nguyên lý: anh em không thuộc về thế gian, và thế gian chỉ yêu thích cái gì thuộc về nó, nên đó cũng là lý do để chúng ta tự an ủi vì biết số phận đã được dành sẵn cho những người không thuộc về thế gian đã đành, mà còn được  Đức Giêsu chọn và tách ra khỏi thế gian.
Chính vì không thuộc về thế gian, mà Giáo Hội thường bị coi là nhóm người “chướng đời, ngược đời, khác đời, lạ đời”: lạ đời với giáo lý kỳ lạ xây trên mầu nhiệm nền tảng “Thiên Chúa mà lại làm người: con người và Thiên Chúa cùng hiện diện nơi Đức Giêsu Kitô”; khác đời với giới luật mới phải yêu cả kẻ thù và cầu nguyện, thi ân cho cả kẻ ngược đãi, bách hại; ngược đời vì đời mong “nắm đầu cưỡi cổ” người khác, còn đạo thì khiêm tốn phục vụ, đời tìm “cái tôi” vinh quang, phú qúy, an nhàn, hưởng thụ, còn đạo thì tìm xóa mình, bỏ mình, vác thập giá, mất mạng vì tha nhân; chướng đời với những chủ trương không luôn đồng thuận với đòi hỏi, áp đặt của đời, như không a dua theo đời phủ nhận sự sống, hủy diệt thai nhi, không đồng loã với đời vi phạm nhân quyền, làm tổn thương nhân phẩm, không chạy theo quyền lực của đời để có miếng đỉnh chung, chỗ đứng, chỗ ngồi.
Nói chung thì thế gian khó có thể chung đường, chung lối với Giáo Hội, không chỉ vì thế gian ghét những ai, những gì không thuộc về nó, mà còn ghét Đức Giêsu, Đấng thành lập Giáo Hội mà thế gian được ma qủy tham mưu, tiếp tay trợ lực để không ngừng đánh phá (x. Mt 16,18). Đàng khác, thế gian không có những giá trị siêu nhiên, không tìm ơn cứu rỗi đời đời, không tin nhận Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người là Đấng Cứu Độ duy nhất của muôn dân, nên cho đến tận thế, thế gian vãn mãi căng thẳng với Giáo Hội của Đức Giêsu, và tìm những kẽ hở, những thiếu sót mang tính nhân loại để bôi bác, miệt thị, triệt hạ Giáo Hội, để không còn bị  Giáo Hội làm phiền, răn đe, khi Giáo Hội lên tiếng bảo vệ con người, bênh vực Chân Lý, làm chứng Thiên Chúa là “Đường, Sự Thật, Sự Sống”, Tình Yêu, Ơn Cứu Độ, và Hạnh Phúc đời đời của toàn thể nhân loại.
Ý thức vấn đề, chúng ta sẽ bình tĩnh trước những chống đối mà phần lớn đều phát sinh từ lòng ghen ghét của thế gian, căm thù của ma qủy đối với Giáo Hội, và bình an sống đức tin, làm chứng đức tin bằng sống đời bác ái, để đức tin không bao giờ trở thành đức tin chết, như thánh Giacôbê khuyến cáo: Đức Tin không có hành động của đức ái là đức tin chết (x. Gc 2,17), nhất là tuyệt đối tín thác vào Đức Giêsu, Đấng đã bảo đảm: “Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18), cũng như chính Ngài đã cầu xin Chúa Cha gìn giữ Giáo Hội: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật” (Ga 17,15-17).    
Nhưng bên cạnh sự thật “họ không thuộc về thế gian” (Ga 17,14), lại kèm theo một sự thật khác, đó là “như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18). Cả hai sự thật đều là đòi hỏi sống chết, cả hai đều là bổn phận phải chu toàn, cả hai đều là sứ mạng phải thực thi: không thuộc về, nhưng được sai đến để làm chứng bằng yêu thương và phục vụ.
Qủa thực, Giáo Hội được sai vào thế gian, tuy như chiên đi giữa bầy sói, nhưng sứ mạng của Giáo Hội thì vô cùng cao đẹp, tuyệt vời thánh thiện: sứ mạng làm chứng Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa sai đến để yêu thương, và hiến mình cứu độ mọi người.
Chính sứ mạng làm chứng Đức Giêsu là Tình Yêu từ Thiên Chúa đến trong thế gian, mà Giáo Hội, dù bị thế gian ghét bỏ vẫn không thể không yêu thương, dù bị người đời khinh mạn, chế diễu vẫn không thể từ chối sứ vụ phục vụ, dù bị đời “chơi xỏ”, “đâm sau lưng”, hay đánh thẳng mặt vẫn không thể bỏ quên ơn gọi thương xót. Nếu không, Giáo Hội sẽ không còn được gọi là Giáo Hội của Đức Giêsu, nhà của Thiên Chúa giầu lòng thương xót giữa nhân loại, nơi ẩn náu an toàn của tội nhân, sức mạnh của người cô qủa, yếu đuối, bị bỏ rơI. Đó cũng chính là lý do lệnh truyền duy nhất của Đức Giêsu là “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34), và dấu chỉ duy nhất để “mọi người nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Như thế “chắc nịch” là Giáo Hội hiện hữu từ Tình Yêu của Đức Giêsu, “chắc chắn” là Giáo Hội sống bằng Tình Yêu của Đức Giêsu, “chắc ăn” là sứ vụ đời đời của Giáo Hội là phục vụ trong yêu thương, làm chứng bằng yêu thương, “chắc cú” là người môn đệ Đức Giêsu, thành viên của Giáo Hội Ngài không thể sao nhãng, bỏ quên bổn phận yêu thương đồng loại, và phục vụ mọi người như người anh em.
Vì thế, câu trả lời chính xác người công giáo cần phải có lúc này, giữa tâm dịch đang đe doạ thế giới, cho những vấn nạn, cũng như những biện bác, phê phán của nhiều người, chính là thái độ khiêm tốn nhìn lại mình, xem lại cung cách phục vụ, nếp sống yêu thương, tâm tình chia sẻ qủang đại và thân thiện của mình với mọi người. Rất có thể chúng ta đã làm nhiều việc bác ái, nhưng ít người biết; có thể Giáo Hội đã và đang dồn mọi nỗ lực phục vụ, chia sẻ, nhưng chưa mấy người nhận ra, như thao thức và chương trình bác ái rất cụ thể
“chung sức lan toả yêu thương” đến những mảnh đời thiếu thốn, cơ cực sống từng ngày nhờ những tấm vé số, những thúng ve chai, bao nhựa góp nhặt trên đường phố của đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sàigòn được chính ngài chia sẻ và kêu gọi mọi người chung tay cộng tác hôm nay 31.03.2020 qua clip phỏng vấn được đăng trên mạng xã hội.
Thực vậy, chúng ta không tìm lời khen, hay chạy theo những tuyên dương công trạng của thế gian cho những công việc bác ái là sứ vụ của Giáo Hội, nhưng không vì thế, chúng ta bất cần thiên hạ, coi thường nhận xét của người đời, vì biết đâu những nhận định của họ lại phản ánh sự thật về một tình trạng “đức tin đang chết dần mòn, vì thiếu sức sống là đức áinơi mỗi người, và trong cộng đoàn, tình trạng mà thánh Giacôbê đã không ngại ngùng cảnh giác: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì qủa là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma qủy cũng tin như thế, và chúng run sợ. Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? (Gc 2,14-20).
Tóm lại, trước những “comment” tiêu cực lên án, chỉ trích, phê bình Giáo Hội cách này cách khác, trong những ngày đại dịch Covid-19, người viết tuy cảm thấy buồn, nhưng không lấy đó làm ô nhục hay chụp lấy như cơ hội để phản công, đốp chát dưới chiêu bài bảo vệ đức tin, bênh vực Hội Thánh, vì chúng ta không được kêu gọi để đấu đá, ăn thua đủ với bất cứ ai, nhưng “được chọn và được tách ra khỏi thế gian” để làm chứng cho thế gian Thiên Chúa là Tình Yêu cứu độ, và mọi người đều là con cái Thiên Chúa, anh em của chúng ta, nên dù có thế nào đi nữa, có phải chịu  thiệt thòi, bất công nhiều hơn nữa, mãi mãi sẽ chỉ có một lệnh truyền, một giới răn, một sứ vụ, một bài sai, một lý tưởng cho người  môn đệ đi theo Đức Giêsu là “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Yêu thương nhau là yêu thương hết mọi người, yêu thương nhau là xây dựng, thăng tiến nhau bằng tôn trọng, trân qúy, yêu mến, phục vụ nhau, nhưng khó nhất là khiêm tốn đón nhận nhau, khiêm tốn nhìn lại mình, khiêm tốn sửa đổi bản thân, cộng đoàn để trở nên tốt hơn trong tình yêu thương xót, và đức ái xả thân, quên mình vì  hạnh phúc của anh em, như lòng Chúa hằng mong ước ở  người môn đệ.
Jorathe Nắng Tím   

CHỖ Ở


                                      Suy Niệm Tuần Thánh
Con người là con vật biết mình hiện diện ở một nơi và một thời điểm, nên đau khổ lớn nhất của con người là vào đời mà không có chỗ sinh ra, làm người mà không cha mẹ, gia đình, sống mà không chỗ ở, chết  không đất chôn, mộ phần.
Chẳng thế mà hình phạt kinh khủng, ác nghiệt nhất dành cho người tù là không cho biết họ đang ở đâu, và ở vào thời khắc nào, bởi con người là con vật chỉ sống hạnh phúc khi biết mình đang sống ở đâu và vào thời điểm nào.
Có nhiều hoàn cảnh trong cuộc đời đã cho chúng ta kinh nghiệm hãi hùng này, như trong  chiến tranh, khi tứ bề thọ địch, trên bom dưới mìn, chung quanh súng nổ, và không gian hoàn toàn tắc nghẽn, bít bùng, không đường ra, không lối thoát. Đó cũng là cảm nghiệm mất phương hướng khi lạc đường, hoặc biết có đường, nhưng đường bị đóng, đường bị cắt ngang, bịt kín, và trước sau, ngang dọc đều là tử lộ, đất chết.   
Những ngày này, ít nhiều chúng ta đang rơi vào tâm trạng “xao xuyến” vì mất phương hướng, mất khả năng an toàn định vị, mất khả thể phóng hoạ bước tới của thời gian, khi dịch Covid-19 xem như khống chế toàn diện, phá hủy toàn phần, làm đảo lộn toàn bộ đời sống.
Covid-19 làm đảo lộn toàn bộ đời sống, khi đời sống bỗng rơi vào tình trạng bị đe dọa khắp nơi, đến nỗi đóng cửa, ở yên trong nhà cũng không cảm thấy an tâm; bỏ quốc gia có dịch chạy về đất nước, nơi tưởng dịch biết sợ, không dám bén mảng tới cũng không thấy được bảo vệ an toàn. Covid-19 còn phá hủy toàn phần cơ nghiệp không chỉ của bản thân, gia đình, mà của cả quốc gia, thế giới, khi ngân sách đổ hết cho công tác ngăn dịch, và tương lai kinh tế hứa hẹn những ngày cực kỳ đen tối. Sau cùng, Covid-19 đã khống chế toàn diện mọi lãnh vực khi đạo đời, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, nhất là y tế đang mất quân bình và rơi sâu xuống vực thẳm suy thoái trầm trọng.
Thực vậy, tâm trạng xao xuyến là sự thật không ai có thể chối cãi hay tránh né, dù có lừa người và tự dối mình khéo léo, tài tình đến đâu, bởi đó là sự thật hiển nhiên, không cần chứng minh, lý giải. Không cần chứng minh, vì ai cũng biết thật hư của cơn đại dịch vẫn còn là một ẩn số to đùng, và bao lâu còn là ẩn số một nguy hiểm mang tính quốc tế, có tầm vóc địa cầu thì nỗi lo sợ vẫn còn đó, nếu không muốn nói là ngày càng lớn hơn, phình to ra đe dọa. Không cần lý giải, vì ai cũng phải tự hiểu  theo sau những ngày chống dịch sẽ là những năm tháng dài chống đói, chống nghèo, chống cướp bóc, khi người ta không còn biết tin ai, không còn dám tin vào thể chế nào, vì biết “không ai thương ta như là ta đâu”.
Tâm trạng xao xuyến như thế có căn gốc từ mất lòng tin: không tin nơi mình đang ở, không tin đường mình đang đi, không tin chỗ mình đang sống, không tin tay người hướng đạo, không tin đường ngày mai phải bước tới. Và không tin con đường, mặc dù đời là con đường; không tin nơi ở, dù thân phận người luôn cần một chỗ cắm dùi để làm người chính là nỗi khổ quay quắt của mỗi người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.
Tâm trạng xao xuyến vì mất niềm tin trên không mới lạ, như Tin Mừng Gioan đã tường thuật qua tâm tình an ủi của Đức Giêsu khi các môn đệ của Ngài xao xuyến, lo sợ: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi”  (Ga 14,1-4).
Biết các môn đệ xao xuyến, vì không biết sẽ ở đâu cho an toàn, ở đâu cho bình an khi chung quanh đầy sóng gió cuộc đời, tứ bề nhiều đe dọa, thử thách, Đức Giêsu đã bảo các ông: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Ngài biết: nguyên nhân của mọi lo sợ, xao xuyến trong tâm hồn các ông là do niềm tin còn non nớt, niềm tin còn mong manh, dễ vỡ, và bao lâu chưa tin vào Thiên Chúa và chưa tin vào Ngài, người môn đệ sẽ còn phập phồng lo sợ, hốt hoảng lo âu, thất kinh khiếp viá, không chỉ vì an sinh cho hiện tại, mà vì cả an toàn của tương lai. 
Nhắc bảo các môn đệ  phải tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy, Đức Giêsu không đưa ra một phương án nào khác để làm giảm cơn lo, một toa thuốc nào khác  làm hạ cơn sốt sợ hãi, ngoài đề nghị tin vào Thiên Chúa và tin vào Ngài. Và một khi đã tin, người môn đệ sẽ nhận ra Thiên Chúa là Đấng đáng tin, Đấng không lừa dối ai, như những khẳng định của Đức Giêsu:
a.   “Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ”:    
Với niềm tin, người môn đệ sẽ nhận ra trái tim Thiên Chúa là mái ấm bình an cho tất cả mọi người chạy đến kêu cầu Ngài, vì ai cũng có chỗ tốt, chỗ đẹp, chỗ ân tình, chỗ nghiã thiết trong trái tim bao la tình yêu, mênh mông lòng thương xót và hải hà nhân hậu của người Cha Thiên Chúa.
“Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ” là qủa quyết mang tính bảo đảm trăm phần trăm cho con người đang lo mình sẽ ở đâu, sống nơi nào, nỗi lo của thân phận lữ khách không chỉ lo những ngày dong duổi trên đường đời, mà còn lo cuối đường đời không biết sẽ về đâu, cập bến nào, trôi giạt nơi nao; nỗi lo không chỉ của người đang sống mà còn của ngày mai khi giã từ cuộc sống, không biết số phận ra sao, thưởng phạt thế nào…
Đức Giêsu biết chúng ta lo âu, như biết các môn đệ xao xuyến, nên không chỉ bảo đảm “Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ”, mà còn xác quyết: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em” (Ga 14,3). Hai lần qủa quyết chắc chắn có chỗ ở cho các môn đệ, hai lần xác quyết chính Thầy đi trước để dọn chỗ ở cho anh em, Đức Giêsu muốn chúng ta tin Ngài là nơi ở vững chắc, nơi ở an toàn, nơi ở bình an, nơi ở hạnh phúc không chỉ hôm nay mà đời đời cho những ai tín thác ở Ngài, sau hành trình dương thế.
b.  “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”:
Khi bảo đảm với các môn đệ: Nhà Chúa Cha có nhiều chỗ và Ngài đi trước để dọn chỗ, Đức Giêsu đã cho các ông biết mục đích của việc làm này. Đó là Ngài ở đâu, thì những kẻ thuộc về Ngài cũng ở đó với Ngài.
Ở với Ngài, ở lại trong tình yêu Ngài là khao khát nóng bỏng của trái tim Đức Giêsu, là ước mơ duy nhất của tình yêu “Thiên Chúa làm người” lúc nào cũng bùng cháy tình yêu nhân loại, nên một lần nữa, Đức Giêsu cắt nghiã rõ hơn cho các môn đệ  tại sao nhà Cha Ngài luôn có nhiều chỗ, và Ngài đi  trước để dọn chỗ, rồi trở lại đón các ông về ở với Ngài (x. Ga 14,2-3).
Qủa thực, không còn tình nào đẹp hơn tình ao ước được ở gần người mình yêu, không trái tim nào dễ thương hơn trái tim luôn trông ngóng người mình yêu đến cư ngụ hạnh phúc tận thâm cung cõi lòng. Đức Giêsu đã bầy tỏ công khai ước mơ của Ngài là được ở với những người Ngài yêu thương, vì “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
c.    “Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi”:
Như đã nói ở trên, chúng ta không chỉ lo âu về chỗ ở, mà còn âu lo về đường đi, hướng tới, bởi ở trên đường mà ngơ ngác, lạc lõng, cũng như mất hướng, lạc đường giữa chợ đời, nơi rừng sâu đều là tai ương khốn khó cho con người, và là nguyên nhân đẩy con người vào tình trạng hãi hùng, khiếp sợ, tuyệt vọng.
Đức Giêsu biết các môn đệ đã không chỉ xao xuyến vì không biết ở đâu cho an toàn, sống ở đâu cho bình an, mà còn hiểu rõ tâm trạng băn khoăn không biết ngày mai sẽ đi đâu, sẽ đi con đường nào để an toàn tính mạng, để không gục ngã giữa đường đời vì người đời cạm bẫy, không bị  hùm beo, chó sói xé xác, phân thây… và nhất là đâu mới thực là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, đâu mới là đường bình an viên mãn, bởi có rất nhiều con đường được chào mời, vô số con đường được khuyến mãi, ngàn vạn con đường lấp lánh hào quang quyến rũ, nhưng không chắc sẽ là đường thật, đường an toàn không cướp bóc, thú dữ, đường có niềm vui, hy vọng, bình an.
Nói với các môn đệ: “Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi”, Đức Giêsu nhắc các ông con đường Tình Yêu mà Ngài đã mở ra, con đường duy nhất có Thiên Chúa cùng đồng hành với con người, con đường đưa con người vào trong nhà Thiên Chúa, con đường dẫn con người đến và ở với Đức Giêsu. Con đường ấy cũng chính là con người Đức Giêsu, như Ngài đã khẳng định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). 
Lậy Đức Giêsu giầu lòng thương xót, xin nâng đỡ đức tin của chúng con và cứu chúng con khỏi cơn xao xuyến “không biết ở đâu cho bình an, không biết đi đường nào cho an toàn” trước cơn đại dịch không chỉ đe dọa đời sống thể lý, sinh hoạt xã hội, đời sống tương lai, mà còn là nguy cơ làm chúng con hoang mang, thất vọng, không còn dám tin vào Thiên Chúa, khi niềm tin vào người đời ngày càng cạn kiệt, băng hoại, nhưng xin dậy chúng con biết nhìn lên Thánh Giá là nguồn ơn cứu độ, để tìm lại chỗ ở bình an đã đánh mất là vòng tay thương xót của Chúa, để thấy lại con đường đã phũ phàng từ chối là đường tình dẫn con hoang đàng trở về nhà Cha, là nhận ra hướng đi đã bao lần phủ nhận là hướng về nơi Chúa ở, để Chúa ở đâu thì chúng con cũng được ở đó với Chúa trong bình an, hoan lạc.
Jorathe Nắng Tím  

CON ĐƯỜNG THÁNH GIÁ


Suy Niệm THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Có nhiều con đường, nhiều thứ đường, nhiều tên đường khác nhau nói lên những ý tứ khác nhau về mục đích của đường: có con đường tơ lụa, con đường lưỡi bò, con đường thống nhất Bắc Nam, con đường Xuyên Á, con đường hữu nghị Trung - Việt… Thời Đức Giêsu, đế quốc Rôma xây dựng rất nhiều đường trên các thuộc địa, và muốn tất cả các con đường ấy đều dẫn về Rôma, trung tâm chính trị của đế quốc. Vì thế mới có câu: Đường nào  cũng về Rôma. Nhưng điều quan trọng mà đế quốc Rôma nhắm khi cho làm các con đường chằng chịt khắp nơi đó chính là muốn thực hiện một đế chế bình yên, một nền hoà bình của Rôma: Pax Romana.
Đức Giêsu cũng mở đường. Ngài mở một con đường duy nhất nhưng có nhiều tên gọi: “Đường Thương Khó”, “đường Thánh Giá”, “Đường Hẹp”, và con đường này luôn dẫn đến Bình An của Ngài.
Như thế, con người từ bao đời đã thi nhau mở nhiều con đường, và người ta quảng cáo rầm rộ những con đường họ làm, mục đích để nhiều người đi, nhưng kết qủa mang lại cho người đi thì khác nhau, và khó thẩm định.
Riêng con đường của Đức Giêsu thì rất rõ.
Con đường ấy hẹp, chứ không thênh thang, nên đòi phải bỏ nhiều thứ lắm mới vào lọt, có khi phải bỏ cả mạng sống (x. Mt 10,37-39); con đường ấy vất vả lắm, vì không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến người, lo cho người, không thụ hưởng, mà phải quên  mình phục vụ anh em (x.Mt 20,25-28); con đường ấy gian truân, nhiều biến cố bất ngờ lắm, vì phải “đi qua bên kia” lo cho người đi đường mới bị bọn cướp trấn lột, đánh nhừ tử, nửa sống nửa chết (x. Lc 10,29-37), và con đường ấy thực sự không hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người, nên rất nhiều người đã đến rồi bỏ đi, như người thanh niên giầu có (x. Mt 19,22) ), như nhiều môn đệ đã đi theo một thời gian rồi lặng lẽ rút lui (x.Ga 6,66).
Con đường ấy là con đường đau khổ, trên đó người tôi tớ trung tín của Thiên Chúa quyết tâm đi đến cùng như ý muốn của Thiên Chúa, và cũng vì trung tín đi đến cùng, mà chịu hành hạ đến nỗi “mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52,14), “bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật” (Is 53,3) “bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca ; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu” (Is 53,7-8), “bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh… bị chôn cất giữa bọn ác ôn” (Is 53, 8-9). Vì là con đường đau khổ, nên đường vắng người đi ; vì tang thương, nên đường không  sầm uất, náo nhiệt.
Con đường ấy là con đường Thánh Giá, con đường có đám đông chế diễu, khạc nhổ (x. Mt 27,30-31); con đường có đông người đi theo không phải để bênh vực, nâng đỡ, nhưng để thách thức, nhục mạ: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, có thể xây lại đền thờ nội trong ba ngày, thì hãy cứu lấy mình đi!” (Mt 27,39); con đường cô đơn, không một người dám đưa vai chia sớt gánh nặng ngoại trừ một người làng Kyrênê, tên là Simon bị quân lính bắt vác đỡ một đọan đường, vì chúng thấy Đức Giêsu đã kiệt sức, không còn tự mình vác nổi thập tự (x. Mt 27,32). Vì là đường Thánh Giá nặng nề, ê chề, nhục nhã, nên rất ít người muốn đi, và đường lên Gôngôtha rất đìu hiu, vắng vẻ.     
Nhưng con đường của Đức Giêsu cũng là con đường vinh quang, vì “người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật và được suy tôn đến tột cùng” như sấm ngôn của ngôn sứ Isai về Ngài (Is 52,13). Con đường ấy sẽ dẫn nhân loại đến “nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp khi cần” (Dt 4,16), “nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5,9), bởi Đức Giêsu là “Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời” (Dt 4,14), và lời Ngài luôn “được Thiên Chúa nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Dt 5,7).
Chính Đức Giêsu đã mở ra con đường dẫn đến Thiên Chúa, con đường cho nhân loại được sống đời đời trong vinh quang của Thiên Chúa, bởi con đường Ngài mở ra là chính Ngài. Nói cách khác, chính Ngài là Đường, và ở nơi Ngài, chúng ta có Thiên Chúa, gặp được Thiên Chúa (x. Ga 14,6).
Là con đường Thiên Chúa, con đường đưa con người đến Thiên Chúa, đến Nguồn Sống là Thiên Chúa, Đức Giêsu đi với con người đến cùng, như yêu con người đến cùng (x. Ga 13,1).
Đi đến cùng những “nghèo khó, sầu khổ, bị sỉ vả, bách hại, vu khống đủ điều xấu xa” của những người bé nhỏ, hiền lành, công chính, có lòng xót thương (x. Mt 5,1-12); đi đến cùng những đau đớn thân xác, khi “mang lấy các tật nguyền và gánh lấy các bệnh họan của ta” (Mt 8,17); đi đến cùng những cám dỗ, thử thách của lữ khách trên đường vạn dặm nhiều thách đố (x. Mt 4,1-11); đi đến cùng những yếu đuối của tội nhân (x. Ga 8,2-11); Ngài còn chấp nhận đi đến cùng số phận nghiệt ngã, đắng đót nhất của con người là đi vào sự chết như mọi người, khi tự mình vác thánh giá đến nơi hành hình, bị đóng đinh, và phó linh hồn trong tay Chúa Cha khi gục đầu tắt thở (x. Mt 27,45-50).
Ngài còn đi đến cùng với con người, khi để hai ông Giuse quê Arimathia và Nicôđêmô lo liệu chôn cất mình. Điều này nói lên khao khát cháy bỏng của Đức Giêsu  muốn đi đến cùng với con người vào mọi nơi, ở mọi hoàn cảnh, trong bất cứ tình huống, tình trạng nào, vì Ngài là tình yêu vô cùng và đến cùng, tình yêu luôn sẵn sàng chết cho người mình yêu.
Thứ Sáu tuần thánh với đường Thánh Giá tuy rất nhọc nhằn, nhục nhã nhưng là đường Thiên Chúa đã chọn để đi vào vinh quang Phục Sinh. Nhưng chúng ta không chỉ đi theo Ngài trên đường Thánh Giá với Thánh Giá Ngài đang vác, mà còn kéo Ngài đi với chúng ta vào con đường Thánh Giá có Thánh Giá trĩu nặng trên đôi vai chúng ta.
Thực vậy, nếu Đức Giêsu đã xuống thuyền với các môn đệ và nói với các ông: “Chúng ta sang bờ bên kia đi !”… “Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước” (Mc 4,35.37), Ngài cũng sẽ không ngần ngại đi vào sóng gió của cuộc đời chúng ta, vào bão tố của cuộc sống gia đình, vào thử thách cam go của người muốn sống tử tế, lương thiện giữa một xã hội đầy gian tham, bất công, bất chính. Nếu Đức Giêsu đã truyền cho biển “Im đi, câm đi !, và gió liền tắt, biển lặng như tờ” khi các môn đệ hốt hoảng, sợ hãi đánh thức Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi !” (Mc 4,38-39), Ngài cũng sẽ làm cho sóng gió cuộc đời chúng ta phải im tiếng, và giông bão cuộc sống chúng ta phải câm lặng. 
Vâng, con đường Đức Giêsu là Đường Hẹp, đường Thánh Giá, đường Từ Bỏ, đường Khổ Đau, nhưng là đường mở ra vinh quang, đường dẫn đến nguồn sống, đưòng mang lại Bình An. Chỉ trên con đường Giêsu này, chúng ta mới đi được vào buổi sáng Phục Sinh, có Đức Giêsu sống lại đứng giữa và nói với chúng ta: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19).
Jorathe Nắng Tím