Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

COVID-19 : REMAIN IN CHRIST ! (Jn 15,4)

 COVID-19 : REMAIN IN CHRIST ! (Jn 15,4)                                  
 (Covid-19 : “ HÃY Ở LẠI TRONG THẦY !” (Ga 15,4)
Author : Jorathe Nắng Tím
Translator : A. Prisca
March 30, 2020
Jesus said: “REMAIN IN ME, AS I REMAIN IN YOU!” (Jn 15,4)
During the last days in the end of March 2020, the Covid-19 Pandemic forces most of people in the work “to stay INDOORS”. In most of countries all over the world, “Stay-at-home” orders have been increasingly launched, even mandatory curfews, travel bans and rail blockades are requested to strictly observe in a lot of cities throughout the world. The “Stay-at-home” order has seriously become like the one in the war time.
Staying at home like many others, partly because of the self-protection, the prevention from spreading the coronavirus and also because of being fined by the police, has made me feel really uneasy as I am familiar with going out very often… But tonight, during an uneasy sleep with the fear and anxieties when getting the information on the increasing number of deaths and the non-stop number of confirmed cases every day all over the world, we feel really frightened to realize it is essential that we stay in YOU, our Loving God, not just “stay inside”...
Remaining in YOU, we feel utterly calm and stay away from surrounding fears, confusion, insecurities when the coronavirus proves that it can cross any country bounderies and attack any person regardless of age, gender, race, religion, sexual orientation or any other social or personal characteristics. Besides, we will not go in a panic or get bewildered to shout out “Teacher, do you not care that we are perishing? (Mk 4,38) as the Apostles used to do among the ocean at night when a violent squall came up and waves were breaking over the boat.
Remaining in YOU, it is WORTH living this life on earth because until now we cannot find out exactly where this kind of virus originates, we cannot know precisely when a new vaccine or a new medicine to cure this dicease and we do not know what will going on for the next few months in this world. Also, we feel peace at heart thanks to the reminder that is “God alone is my rock and my salvation, my fortress; I shall not fall.” when the hidden power of the death seems to overwhelm the life of all people now, just as found in the breaking news in the state of  Hesse, Germany about Mr. Thomas Schaefer, the Minister of Finance Ministry committing suicide after “coronavirus crisis worries” on March 28 by heading into a railway track.
Our loving God, tonight we are reminded of what You have taught us as the Apostles in the old days Remain in me, as I remain in you!” (Jn 15,4). Tonight, we are invited to find out the hidden meanings of what you taught us while it seems that You have come and remained in us first.
Our loving God,
When we remain in You, do You just expect us to accept to be loved by You, to trust in You so that we are all protected in Your boundless power and forgiven in Your infinite mercy ?
Our loving God,
When we remain in You, do You just ask us never to go out of  Your merciful heart ? Because only You love us to the end and become Lamb of God, who takes aways the sins of the world.
Our loving God,
When we remain in You, do You just want us to offer you what we think at the bottom of our hearts and “ask for whatever [we] want and it will be done for [us]” (Jn 15,7) because You want us to become your disciples to bear much fruit in the close relationship with you like “a branch remains on the vine” (Jn 15,4)
Our loving God,
Pandemic Our loving God,
When we remain in You, do You just want to enrich and enhance the love in our hearts with some mistakes, some short comings, and some selfishness to become a generous love like Yours when granting us a divine strength so that we can “lay down our lives for the others” as You for the humankind. (Jn 15,12)?
Our loving God,
When we remain in You, do You want us to become your true friends and this choice of yours is the best one because You want to told us everything you have heard from God the Father (Jn 15,15) and You want us to trust that Your love is the salvation brought to everyone in this world.
Jesus Christ, you have humbly asked us to remain in your love,
Please let teach us to take advantage on this precious time, “Corora Time”, to get closer in the relationship with You by leaning on You like Mary Magdalen to “Remain in [Your] love” (Jn 15,9), by putting our hope on You like Martha in the time of Lazarus death about the resurrection and living with You forever although knowing that “Lord, if you had been here, my brother would not have died” (Jn 11,21) and also strengthen our fragile and doubtful faith like the one of  Your disciples, who returned to their former way of life and no longer accompanied [You]”. (Jn 6,66).  
Jesus Christ, God of my heart,
Please embrace me and all people of this world in Your heart, which is the Ocean of Your Mercy in the midst of this dangerous pandemic. All that people in the world need during this challenging time is LOVE, so please keep all tight in your eternal love, especially those who are lonely, marginalized, and suffer in silence as well as those who hate me, envy of me, misundertand me and accuse me of bad things. I’d love to offer you all of sufferings, my harship, my difficulties in my life as the sacrifice to you to request the grace and blessings for the above- mentioned people .
Jesus Christ,
The world is sinked in fear, in axieties and in darkness in the midst of Covid-19 Pandemic because many people do not put their faith into God the Almighty Father and Lord of Mercy. In unity with the Universal Church, we long that all people remain in Your heart to realize it is the only true and enteral shelter because You are the loving and forgiving Lord, rich in kindness and slow to anger. 
Jesus Christ,
The world is sinked in troubles and despair because people have trusted for a long time that humandkind can achieve absolute and enormous power on other creatures and even nature. In unity with Pope Francis, at his eighties, who takes tremendous responsibility on his shoulders, we turn to You as the God of Hope with You Word alone having the power to save all.
And tonight, our Loving God, in communion with All Saints, All Souls and the Vietnamese Church as well as the Universal Church, we beg You to save all people living amidst the darkness of the pandemic, regardless of race, religion, political views or social status and to become JOY, HOPE and GIFT OF SALVATION for all peoples when we remain in You, the Almighty Merciful Savior.

GIỚI LUẬT MỚI


Thứ Năm Tuần Thánh : Tình Yêu Quỳ Xuống Rửa Chân
Đức Ái Kitô giáo được gọi là “Giới Luật mới” vì Đức Giêsu đã đem đến cho nhân loại những “định nghiã mới” về Tình Yêu, và những “thái độ yêu thương mới phải lựa chọn.
Tin Mừng Mátthêu đã ghi lại rất chi tiết về Đổi Mới tận căn rễ này: “Anh em đã nghe Luật dậy rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho ; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5,38-42).
Tình yêu đồng loại theo Luật Môsê mà không ai đã dám lên tiếng phản biện, phê bình bỗng nhiên bị Đức Giêsu đặt lại với định nghiã mới, thái độ biểu lộ mới: Nếu tình yêu theo Luật Môsê từ bao đời đã chỉ đòi người tín hữu chu toàn nghiã vụ “mắt đền mắt, răng đền răng”, nghiã là ai đánh tôi, tôi có quyền đánh lại, ai làm hại tôi, tôi có quyền trả đũa cho phải phép công bằng, thì Giới Luật mới sẽ chỉ gọi là Tình Yêu khi bản thân bị thiệt hại vì thiên hạ xử ép mà vẫn tha thứ; thân mình chịu  thiệt thòi đến nỗi mất cả áo trong áo ngoài, vì lòng tham của người khác, mà vẫn vui tươi; cái tôi bị thua thiệt đủ kiểu đủ cỡ mà vẫn chan hoà, rộng lượng, không khép dạ đóng lòng.
Tình yêu theo Giới Luật mới ấy đã không chỉ dừng lại ở định nghiã và thái độ không oán thù, không “cân đo đong đếm”, tính toán hơn thiệt, mà còn đi xa hơn đến một bất ngờ lý thú: “Anh em đã nghe Luật dậy rằng : Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,43-45).
Và đòi hỏi phải yêu cả kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi, bách hại và thi ân cho người vu oan, nguyền rủa mình đã hoàn toàn đảo ngược quan niệm, cũng như định nghiã về Tình Yêu của bất cứ con người nào trên thế gian từ cổ đến kim, kể từ khi có loài người cho đến ngày tận cùng của nhân loại.
Vâng, chỉ một mình Đức Giêsu, “Thiên Chúa Tình Yêu làm người” mới có thể đem đến định nghiã mới của Tình Yêu, định nghiã hoàn toàn mới lạ, không chút gì giống với định nghiã tình yêu của con người bình thường, vẫn thường hiểu giữa nhau, khi yêu nhau trong đời thường. Lý do đơn giản: vì Thiên Chúa là Tình Yêu đích thực, Tình Yêu vô cùng và đến cùng, Tình Yêu hiến mạng sống cho người mình yêu, và không như tình con người chỉ có thể yêu kẻ yêu mình, thương người thương mình, vì tình yêu ấy có chung khởi điểm và đích điểm là bản thân mình, bắt đầu từ “cái tôi”, và lại trở về với “cái tôi”.
Làm bỡ ngỡ các môn đệ với định nghiã mới về Tình Yêu và thái độ mới phải có khi yêu thương, Đức Giêsu đã không dừng ở đó, nghiã là không dừng lại ở đòi hỏi: đích tới của Tình Yêu phải là người mình yêu, chứ không còn là mình, nhưng Ngài còn đưa các môn đệ ra rất xa, rất sâu trong đại dương yêu thương của tình Ngài, khi qùy xuống rửa chân cho các ông trong bữa ăn sau cùng, trước khi từ giã các ông lên đường chịu khổ hình và tử nạn.
Thực vậy, không giây phút nào cảm động hơn khi Đức Giêsu trong bữa ăn chia tay đã “đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13,4-5).
Ở đây, chúng ta cùng chia sẻ tâm tình của môn đệ Simôn Phêrô, khi ông thưa với Đức Giêsu, khi Ngài đến rửa chân ông: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân con sao?” (Ga 13,6).
“Thầy mà lại rửa chân con sao?”, vì Phêrô vẫn ở trong quan niệm và định nghiã bình thường của tình yêu đời thường, nghiã là tương quan giữa Thầy và trò, giữa sư phụ và môn sinh, dù có yêu thương đến đâu vẫn có giới hạn, vẫn còn hàng rào vô hình của giai cấp, trình độ không thể vượt qua, nên tình yêu của Thầy dành cho mình dù có bao la đến đâu cũng không thể xẩy ra tình trạng thầy - trò ngang hàng, và tệ hơn là lúc này đây, Thầy đang cúi mình thật sâu, sát tận bàn chân lem luốc, dơ bẩn của mình mà rửa và hôn. Phêrô đã hoàn toàn không hiểu ý muốn của Đức Giêsu khi rửa chân các ông là xuống thấp đến tận cùng bất xứng, yếu đuối, tội lụy của các ông để yêu các ông vô cùng và đến cùng. Một định nghiã hoàn toàn mới về tình yêu: Yêu ai là xuống thấp đến tận cùng với người mình yêu đã làm choáng đầu óc người môn đệ Phêrô.
“Thầy mà lại rửa chân con sao?”,  vì Phêrô quen yêu cái kiểu: người trên yêu kẻ dưới, người có quyền yêu kẻ dưới quyền, ông chủ yêu gia nhân, “chồng chuá” yêu vợ như yêu “đầy tớ”, mà đặc tính của kiểu yêu có thứ hạng, cấp bậc này là tuy yêu nhưng không quên mang theo uy quyền, tuy thương nhưng không rời bỏ ngai vàng, ngôi báu, tuy chiều nhưng sẵn sàng biểu dương sức mạnh của kẻ toàn quyền thống trị, nên khi được Thầy rửa chân, người môn đệ trưởng nhóm đã không thể hiểu nổi tình yêu ở Thầy mình lại đảo ngược hết những gì ông quen sống, quen làm, vì từ nay, với Đức Giêsu, yêu ai là trở nên như người ấy trong mọi sự, để gánh lấy tất cả nặng nề thân phận của người mình yêu.    
“Thầy mà lại rửa chân con sao?”, vì Phêrô từng nghĩ: tình yêu là một giá trị lớn, nên khi cho ai giá trị lớn ấy, ta có quyền đòi người ấy một gía trị khác cũng phải lớn tương tự, kiểu “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Đó là lý do khi yêu ai, ta luôn muốn người ta yêu phải làm theo ý ta, phải chiều theo điều ta muốn, phải thực hiện đường lối ta đề ra, bởi tự thâm tâm, ta đã coi tình yêu của mình dành cho người ấy là một giá trị rất lớn, không thể để bị coi thường, thờ ơ, phí phạm mà không làm ta phật lòng, bực bội, phẫn nộ, hận thù. Đó cũng là lý do khi yêu ai, ta luôn có khuynh hướng độc quyền thống trị, độc quyền làm chủ người ta yêu, mà không còn nghĩ đến hạnh phúc quan trọng và nền tảng của người ấy là Tự Do.
Như mọi người, Phêrô cũng nghĩ Thầy có quyền đòi hỏi mình phải đáp trả, phải “biết điều” với tình Thầy, biết cư xử với lòng thương của Thầy, nên hốt hoảng khi Thầy qùy mọp rửa chân ông. Ông không thể ngờ tình yêu của Thầy dành cho các ông là tình yêu từ bỏ hoàn toàn chính bản thân, tình yêu không còn giữ lại cho mình bất cứ sự gì, tình yêu dâng hiến đến cùng, tình yêu trao ban không đắn đo, do dự.     
“Thầy mà lại rửa chân con sao?”, vì Phêrô quen yêu theo kiểu “hai bên củng có lợi”, nên giật mình khi Đức Giêsu đòi ông để Ngài rửa chân (x. Ga 13,8), vì ông nghĩ “chẳng ai yêu người khác mà không tìm thấy mình trong đó, và chẳng ai yêu tha  nhân mà chịu để bản thân phải thiệt thòi”. Và ông đã sững sờ khi Đức Giêsu âu yếm rửa chân ông, mặc cho ông khó nghĩ, ngại ngùng. Ông đâu hiểu rằng Giới Luật mới của Thầy từ nay chính là yêu thương đến xóa mình, đến chỉ thấy người mình yêu trong tình yêu, như tình yêu hiến mạng sống là tình yêu tình nguyện hủy bỏ luôn chính hiện hữu của mình cho người mình yêu, mà không xót xa, tiếc nuối (x. Ga 15,13).
“Thầy mà lại rửa chân con sao?”, vì Phêrô đã quen với tình yêu tuy qủang đại nhưng đòi có quyền bao bọc, tình yêu tuy hào phóng nhưng đòi có quyền kiểm soát, thanh tra, tình yêu tuy tận tụy, nhưng đòi quyền chế tài, giám định, nên không hiểu được tại sao Thầy lại xuống thấp đến tận chân mình, bởi thấp qúa như thế thì quyền tìm đâu ra không gian mà thi thố, lực tìm thế đứng nào mà giương cao ngọn cờ, nên ông đã hốt hoảng mất tinh thần, và chỉ định thần khi Đức Giêsu cắt nghiã cho các ông :
“Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì qủa thật Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15).
Thực vậy, Giới Luật mới là giới luật duy nhất Đức Giêsu đã muốn những ai muốn đi theo Ngài phải tuân giữ, nhưng Giới Luật ấy không như bất cứ giới luật nào khác của con người, dù chung một tên gọi Tình Yêu, bởi Tình Yêu từ nay theo Giới Luật này mang một định nghiã mới, một nội dung mới, một ý nghiã mới,  đòi một thái độ mới, chọn lựa mới, do nhu cầu phải trở nên con người mới thuộc về Đức Giêsu, Nguồn Sống mới của nhân loại.
Đi theo Ngài từ nay là yêu một cách hạ mình, quên mình, xóa mình, từ bỏ mình, hiến dâng chính mình, nên yêu ai là vác Thánh Giá với họ, vác Thánh Giá cho họ, vác Thánh Giá vì họ, để chuyện tù đầy, mất mạng vì yêu thương là chuyện đương nhiên, chuyện phải khóc lóc, sầu khổ vì người khác là chuyện bình thường, chuyện chịu xỉ vả, oan sai, vu khống, vì “làm ơn mắc oán” là chuyện không có gì phải ầm ĩ, chuyện phải đi hầu toà, ra trước bàn dân thiên hạ để chịu phỉ nhổ vì bác ái là chuyện cơm bữa của người môn đệ muốn đi theo Đức Giêsu trên con đường Giới Luật mới Yêu Thương, bởi từ nay, tình yêu nơi người môn đệ không còn thuần là tình yêu  con người, theo cách thức con người, theo định chế, quy ước giữa con người, nhưng là tình yêu của chính Thiên Chúa Ba Ngôi, Tình Yêu của Ngôi Lời nhập thể, Tình Yêu đã làm Thiên Chúa chạnh lòng và tự nguyện mặc lấy xác phàm để xoá mình, hiến mình chuộc tội phàm nhân (x. Pl 2, 6-8). 
Cũng chính vì Tình Yêu của Giới Luật mới không còn đơn thuần là “hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” như Luật cũ dậy (Mt 5,43), mà đường đi theo Đức Giêsu trở nên khó khăn, chông gai, gập ghềnh cho những ai muốn đi theo Ngài, như chính Ngài đã khẳng định: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt 10, 38-39).
Bởi từ nay, chỉ còn lại một Giới Luật yêu thương, khi phải noi gương Đức Giêsu trong bữa tiệc ly từ bỏ mình, khi “đứng dậy, rời bàn ăn” là vị thế, chức vụ, uy quyền, ngai toà, vương trượng, lãnh địa, lực lượng, ảnh hưởng, phe cánh; là xóa mình toàn diện, toàn phần, toàn tập khi “cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng” là những gì mình có, mình là, mình có quyền thụ hưởng, thi thố; là sẵn sàng hiến mình đổ máu, mất mạng khi “đổ nước vào chậu”; là khiêm tốn xuống sâu đến tận cùng, sát cạnh bàn chân của người yếu đuối, bé nhỏ, không là gì đối với mình, khi “rửa chân và lấy khăn thắt lưng mà lau”.  
Và suốt đời làm môn đệ Đức Giêsu, chúng ta mãi mãi và không ngừng được Ngài mời gọi đi trên con đường Thánh Giá Yêu Thương này, bởi Ngài là Đường, con đường Tình Yêu duy nhất, con đường duy nhất là Tình Yêu đã được Ngài định nghiã lại và cho một giá trị siêu nhiên, cứu rỗi. Ngoài con đường Tình Yêu như Giới Luật mới, Đức Giêsu đã không ban một lệnh truyền nào khác, như chính Ngài đã qủa quyết với các môn đệ trước giờ chia tay: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).  
Jorathe Nắng Tím

MẦU NHIỆM CỦA TÌNH YÊU

Suy Niệm THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Chi tiết rất quan trọng về phiá các tông đồ trong bữa ăn Vượt Qua, trước khi Đức Giêsu rời bỏ thế gian và những người Ngài yêu thương và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,1), đó là Phêrô đã không thể cầm lòng khi Đức Giêsu đến chỗ ông và qùy xuống rửa chân ông: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?”. Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu”. Ông Phêrô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13,6-8).
Việc làm của Đức Giêsu chắc chắn làm ngạc nhiên các tông đồ, và các ông không hiểu chuyện gì sắp xẩy ra, cũng như chuyện gì Thầy các ông muốn nói, nên phản ứng “không để Đức Giêsu rửa chân cho mình” của Phêrô cũng là phản ứng tự nhiên của Nhóm Mười Hai, và của chúng ta nữa, nếu hôm nay Chúa cũng đến và qùy xuống rửa chân chúng ta.
Nhưng tại sao các ông đã vâng lời để Đức Giêsu rửa chân? Thưa vì nếu không để Ngài rửa chân, các ông sẽ không được chung phần với Ngài (x. Ga 13,8).
Bởi trong bữa ăn sau cùng này, Đức Giêsu muốn đánh dấu một cách trang trọng con đường Vượt Qua của Ngài, con đường mà chính Ngài sẽ đi, cũng như tất cả những ai muốn đi theo Ngài.
Như dân Do Thái xưa đã lên đường Vượt Qua đất nô lệ Ai Cập để về Đất Hứa, và cuộc Vượt Qua này đã được ghi dấu bằng một bữa ăn của người lữ hành sắp lên đường, như sách Xuất Hành đã ghi lại: “Bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tùy theo số người” (Xh 12,3-4), và “các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa” (Xh 12,11).
Cũng trên con đường Vượt Qua, như dân Thiên Chúa đã vượt qua biển đỏ, Đức Giêsu đã muốn các tông đồ chung phần Vượt Qua với Ngài trên con đường Vượt Qua của Ngài: vượt qua sự chết để sống lại vinh quang với Ngài.
Đây chính là Con Đường Vượt Qua của Đức Giêsu, và trên con đường này, mỗi người Kitô hữu cùng Đức Giêsu vượt qua khi “loan truyền Chúa chịu chết, và  tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.
Con đường Vượt Qua ấy được chính thức thiết lập và công bố trong bữa ăn mừng lễ Vượt Qua cuối cùng của Đức Giêsu trên dương thế (x. Ga 13,1). Con đường Vượt Qua ấy đã được xây dựng bằng ba mầu nhiệm:

1.   Mầu Nhiệm Thánh Thể:
Đức Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể để Mình và Máu của Ngài trở nên lương thực cho lữ khách trên đường Vượt Qua: vượt qua cõi thế gian, vượt qua mưu chước ma qủy, vượt qua các tính hư tật xấu, vượt qua cái tôi lười biếng, gian tham, kiêu ngạo, và mục đích của Vượt Qua là đến được với Đức Giêsu, Thiên Chúa cứu độ.
Như dân Do Thái xưa cần “của ăn đường” trên hành trình Vượt Qua, đoàn chiên của Đức Giêsu cũng cần “của ăn đường”, nhưng khác với dân Do Thái, đoàn chiên được ăn và uống chính Thịt và Máu của Ngài, Mục Tử nhân lành sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên, để chiên được “sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). 
2.   Mầu nhiệm thiên chức Linh Mục:
“Được chung phần” mà Đức Giêsu nói với Phêrô và các tông đồ không chỉ là Thánh Thể, mà còn là thiên chức Linh Mục mà Ngài ban cho các ông, thiên chức tư tế để tế lễ, thiên chức thừa tác viên của ơn cứu độ do lòng thương xót được tuôn đổ từ mầu nhiệm Thánh Thể, trung tâm của đời sống Kitô hữu.  

3.   Mầu nhiệm Đức Ái Kitô giáo:
Khi rửa chân cho các môn đệ, và cắt nghiã: Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa” điều đó là phải lắm, vì qủa thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-14), Đức Giêsu đã nâng đức ái Kitô giáo lên hàng mầu nhiệm, vì đức ái ấy không còn là hành vi bình thường, tự nhiên nhưng từ đây là hành vi siêu nhiên, mang một giá trị siêu nhiên, bởi đó là chính hành vi của Thiên  Chúa.
Khi truyền cho các môn đệ “hãy làm như Thầy đã làm cho anh em”, Đức Giêsu đặt việc rửa chân cho nhau giữa các ông là việc làm phải được thực hiện; tinh thần  khiêm tốn phục vụ nhau là một bắt buộc đối với những ai đi trên con đường tình yêu của Ngài, nên không khiêm tốn phục vụ nhau, người môn đệ không xứng đáng đi theo Thầy mình, vì con đường Ngài đi, cũng là con đường những ai theo Ngài phải đi, đó là “yêu thương đến cùng” và “chết cho người mình yêu”.
Thực vậy, cả ba mầu nhiệm đều phát xuất từ một mầu nhiệm lớn: Thiên Chúa là Tình yêu. Vì yêu thương, Đức Giêsu đã ở lại với nhân loại đến tận thế bằng trở nên Thịt, Máu trong bí tích Thánh Thể; vì yêu thương, Ngài đã lập bí tích truyền chức để ban cho nhân loại thừa tác viên của Tình Yêu thương xót; cũng vì yêu thương, Ngài đã ban một giới luật mới, thay thế luật lệ xưa, lề lối cũ, đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
“Ở điểm này”, và chỉ ở điểm này là lòng yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương, chứ không yêu thương như kiểu con người, theo quan niệm tình yêu của con người, được thúc đẩy bởi động cơ trần thế, chúng ta mới  được gọi là môn đệ Đức Giêsu, mới xứng đáng đón nhận mầu nhiệm Thánh Thể, mới là những thừa tác viên chân chính của Tình Yêu Thiên Chúa, dung mạo của Đức Giêsu nhân hậu, như Ngài là dung mạo đích thực của Chúa Cha giầu lòng thương xót.

Jorathe Nắng Tím