Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Chương V SỰ THẬT CỦA CON VÀ TÌNH YÊU CHA MẸ

    Nếu nhiều hôn nhân đổ vỡ, vì vợ chồng thiếu thành thật; tình bạn phai nhạt vì bạn bè không trung thực; công ty sụp đổ vì các thành viên trong hội đồng quản trị thiếu minh bạch, trong sáng, thì tình cha mẹ - con cái cũng có nguy cơ giảm sút, nếu tình cha - con, mẹ - con không được xây dựng trên nền tảng sự thật. Tuy ít được dài dòng định nghia, nhưng ai cũng hiểu sự thật là gì; ít được giảng dạy về ý niệm sự thật, bản chất sự thật, nhưng dường như chưa có người nào định  nghia sai sự thật. Vấn đề còn lại là sự thật có được tôn   trọng đúng mức trong các tương quan hay không? Tương quan nào cũng cần sự thật, vì bất cứ một gặp gỡ, liên lạc nào cũng bắt đầu bằng nhận diện nhau, nhận định sự việc, nhận xét bối cảnh. Đã nhận diện nhau thì phải nhận cho đúng mặt nhau, lòng nhau. Đã nhận định thì sự việc phải được quan sát chính xác, rạch ròi. Đã   nhận xét thì bối cảnh phải được trình bay minh bạch. Trong sinh hoạt nhân loại, sự thật càng được tôn trọng, tương quan càng vững chắc, bền bỉ; trái lại, tương quan sẽ èo uột, bệnh hoạn, hời hợt, khi sự thật vắng bóng. Trước vấn đề nói sự thật, có những quan điểm và   thái độ khác nhau.
         1.  Chủ trương “nói toạc móng heo” mọi sự thật biết được
    Những người này đề cao tính “trung thực, thẳng thắn, chân thành”, nên không giấu giếm bất cứ sự thật nào, của bất cứ ai, trong tình huống, hoàn cảnh nào, ngay cả có hại cho người khác. Quan điểm không cất giữ sự thật, không tiên liệu, đo lường hậu quả khi sự thật được tiết lộ thường đưa đến nhiều khó khăn, kể cả nguy hiểm cho người khác, đặc biệt người liên quan đến sự thật. Có những sự thật chỉ đem lại đổ vỡ, tang thương, những sự thật không xây dựng nhưng tàn phá. Với những người chủ trương “thẳng thắn, bộc trực” này, sự thật như một lưỡi kiếm sắc bén có thể cắt đứt mọi cuộc sống đang bình an, hạnh phúc của nhiều người. Nhưng với họ, sự thật là sự thật, và vì sự thật trước sau cũng sẽ bị tiết lộ, nên nói sớm hay muộn, sự thật vẫn không thay đổi. Nghi như thế, họ quên một điều quan trọng là sự thật luôn đứng với con người, gắn bó với hạnh phúc của con người, chứ   không sừng sững, đơn độc, tách rời khỏi con người đến   độ trở thành sự thật phi nhân. Đang khác, thời gian là yếu tố cần thiết cho mọi quyết định của con người: có những thời điểm thuận lợi, và những thời điểm bất lợi, những khoảng thời gian được phép, và không được phép. Chọn lựa đúng đắn và thích hợp thời điểm để nói sự thật   là nghệ thuật sống của con người khôn ngoan có lòng bác ái, nhân từ, và biết sống với người khác.
       2. Chủ trương im lặng khi cần, nhưng không nói dối
   Người theo quan điểm này đặt ích lợi của những người mà sự thật có thể ảnh hưởng lên trên tất cả, nên  từ chối nói hết sự thật, không nói “toạc móng heo” mọi điều mình biết, nếu sự thật làm hại, hoặc gây ảnh hưởng xấu cho người liên quan. Tuy thế, họ không tự cho phép thêu dệt một “sự thật khác” thay thế sự thật không nói ra.   Đặt hạnh phúc của người khác lên hàng đầu, chủ trương này chọn thái độ dè dặt, thận trọng, khôn ngoan  khi đứng trước sự thật, vì ý thức sức mạnh của sự thật có thể xây dựng và phá đổ. Vấn đề là phải biết khi ở thời điểm nào, và mức độ nào sự thật được phép xuất   đầu lộ diện.  Gia đình là nơi cất giấu nhiều sự thật nhất, vì đó là nôi sinh ra con người, và chỗ tàng trữ lịch sử riêng của mỗi người. Vì thế, sự thật giữ một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình. Có những sự thật rất vui, rất phấn khởi, nên phổ biến, chia sẻ, nhưng gia đình cũng mang những sự thật   đau lòng, u uất, buồn tủi, cay đắng, bẽ bàng, ô nhục cần giấu kín, ém nhẹm, chôn vùi. Vấn đề là sự thật có đóng góp cho bình an và hạnh phúc của mọi thành viên trong   gia đình, hay sẽ là cớ gây nên đau khổ, chia rẽ, đổ vỡ?   Trong tương quan cha mẹ - con cái, sự thật ít được đặt thành vấn đề, vì thường cha mẹ tự cho mình quyền nắm giữ mọi sự thật. Chính vì độc quyền sự thật, nên sự thật chỉ được rì rỏ tùy theo mức độ, hoàn cảnh, ý muốn của cha mẹ. Cũng chính vì độc quyền sự thật, và có khuynh hướng coi con cái còn bé bỏng, chưa nên biết   sự thật, mà nhiều khi sự thật bị rì rỏ ngoài ý muốn của cha mẹ đã làm khủng hoảng tinh thần của con cái, làm xáo trộn đời sống, và có thể đưa đến hậu quả tâm lý tiêu cực như bất mãn, trầm cảm, suy sụp. Thường con cái rất nhạy bén về nguồn gốc của mình, nên những đứa con ngoại hôn, con nuôi… hay thắc mắc, tìm tòi ai là cha thật, mẹ thật, anh chị em thật của mình. Không ít cha mẹ đã cắn răng, khóc thầm trước câu hỏi   của con về nguồn cội của mình: Ai là mẹ của con? Ai là cha của con? Tại sao con không được ở với cha, mẹ ruột? Tại sao lại như thế? Mỗi nhà mỗi cảnh, nên niềm vui, nỗi buồn của mỗi gia đình cũng không giống nhau, như kho bí mật các sự thật của mỗi gia đình không cùng kích thước, dung lượng. Vấn đề riêng, nên phương án giải quyết cũng rất đặc thù, không thể áp dụng chung một khuôn mẫu, định đề cho tất cả. Người ta chỉ có thể dựa theo một vài   nguyên tắc chung mang tính hướng dẫn:
       a.  Sự thật là sự thật của con người
   Sự thật của con người nên dính với da thịt, xương máu; gắn với cuộc đời, lý lịch, gia thế, gia tộc của con người cụ thể, sống động. Đã là sự thật của con người, sự thật không khơi khơi, trơ trọi một mình, hay không dính vào ai, không bám vào nhà nào; trái lại, bất cứ sự thật nào của con người cũng thuộc về một người, nhiều   người, rất nhiều người, cả người còn sống lẫn người đã chết, cả người có mặt và người vắng mặt. Chính vì thế,   đụng chạm, lay động, đánh thức, đao bới sự thật, là đụng chạm con người, lay động đời sống con người, đánh thức ký ức con người, đao bới cuộc đời con người. Có những sự thật gắn bó thiết thân với hạnh phúc, tương lai, danh dự, sự nghiệp của con người; có những sự thật ít gắn bó   hơn, nhưng tất cả đều thuộc về con người và ít nhiều ảnh hưởng đến con người. Nguyên tắc này giúp ta ý thức tầm quan trọng của sự   thật, và thái độ phải có trước sự thật. Nếu sự thật chỉ là một thực tại không dính dáng gì đến con người, không ảnh hưởng gì đến đời sống con người, không lợi hại gì   cho con người thì sự thật không cần phải được quan tâm, thận trọng khi công bố, tiết lộ. Nhưng vì có con người ở đó, vì hạnh phúc, bất hạnh của con người gắn liền sự   thật, nên không thể té tát sự thật về một người như hắt   một thau nước; không thể tuôn xả sự thật về ai đó như xả cống nước đầu nguồn; không thể tung toé sự thật về người khác như thả thúng lông gà trước gió.
   Trách nhiệm của người nói sự thật được đặt ở đây, vì sự thật không “vô hại, vô thưởng vô phạt”, nhưng tác động mãnh liệt, và ảnh hưởng lớn lao trên danh dự, sự nghiệp, cuộc sống của cá nhân, gia đình người liên quan sự thật. Cha mẹ có những sự thật về mình và về con cái,  những sự thật của đời cha mẹ, những sự thật gọi về quá khứ của con. Trong số những sự thật sẽ không tránh được   những nét chữ buồn, những biến cố không vui, những lỡ lầm ô nhục, những vấp ngã thương đau, nên cha mẹ phải  cân nhắc để khi gợi lại những sự thật của hôm qua, tiết lộ những sự thật của di vãng, vẫn bảo đảm hiện tại của con cái không bị chao đảo, lật nhào vì vượt sức chịu đựng vốn có hạn của chúng. Cũng vì là những sự thật của con người, nên không nhất thiết phải nói hết sự thật, bởi có những sự thật “chết mang theo” phải được chôn giấu thật sâu với mình, khi hạnh phúc, bình an của người khác bị liên quan. Nguyên tắc bác ái, vị tha một lần nữa trở nên   tiêu chuẩn ưu tiên trong mọi lựa chọn “nói hay không nói” sự thật. Cha mẹ có quyền nói sự thật, và có quyền không nói sự thật về mình cho con cái, cũng như sự thật của chính con cái, nếu xét thấy điều được nói ra mang lại bình an   cho con. Hạnh phúc của con là yếu tố quyết định của   việc “nói hay không nói sự thật” cũng như “khi nao nên   nói, và nói đến đâu”. Tất nhiên trước sau gì thì sự thật cũng được chia sẻ với con cái, nhưng chọn sai thời điểm, nói quá những gì cần nói sẽ gây những chấn động tâm lý bất lợi, làm tổn hại tinh thần, đảo lộn đời sống của con.   Trách nhiệm của mẹ cha không chỉ gói ghém ở việc sinh   ra con, mà còn bao trùm hết cả đời con, nên thành công,   thất bại, bất hạnh, hạnh phúc của con đều có công, tội   của cha mẹ.
  b. Sự thật sẽ vô nghia nếu đứng ngoài trái tim  
    Vì sự thật là sự thật của con người, dính dáng đến cuộc sống con người, nên con người là đối tượng của sự thật. Vì sự thật cần con người, nên sự thật phải phục vụ hạnh phúc của con người, nếu không, con người không cần sự thật, khi sự thật chỉ mang lại cho con người tai   ương, bất hạnh. Sở di người ta sợ nói thật điều mình nghi, điều mình biết với người khác, là vì người khác không nghe sự thật để yêu thương, xây dựng, không đón nhận sự thật để cứu chữa, phục hồi; trái lại, dùng sự thật biết được để quật ngã, truy diệt, khống chế, hãm hại người đã nói lên sự thật. Trong xã hội hôm nay, sự thật quả rất hiếm, vì dưỡng khí tình yêu không còn. Người ta không còn dám nói sự thật trong một bối cảnh vắng bóng tình huynh đệ, tình liên đới, tinh thần vị tha, ý thức xây dựng, và lòng bao dung. Bất cứ sự thật nào cũng bị xuyên tạc, bóp méo và trở thành tai họa cho người biết sự thật. Gia đình cũng không tránh khỏi tình trạng “không   có sự thật” này, chỉ vì cha mẹ không đủ khả năng cho con cái thấy mình thương yêu chúng hết tình, hết mình và đến cùng. Chính tình yêu tạo nên lòng tin tưởng, tín   nhiệm của con cái nơi cha mẹ. Nhờ tình yêu, con cái cảm được mức độ an toàn tuyệt đối khi nói sự thật. Với tình yêu, con cái an tâm nói hết sự thật về mình với cha mẹ để nhận được tình yêu thông cảm, tình yêu nâng đỡ, tình yêu hướng dẫn. Nhiều cha mẹ không dám nói với con về những sự thật cứ “nặng nề ảnh tâm hồn”, vì ngại con sẽ không thông cảm, rồi nặng lời khinh bỉ, lên án. Cũng có những đứa con ngại ngùng chia sẻ những sự thật không vui của   mình với cha mẹ, vì sợ cha mẹ nổi giận, nguyền rủa, xua đuổi. Và đó chính là thảm kịch của gia đình. Thảm kịch ấy sẽ mở màn khi cha mẹ, vì quá khao khát danh dự xã hội đã không dành một chỗ trống trong trái tim mình cho sự thật của con cái; đã quá mê man   tiếng thơm người đời ban cho, mà quên cho con một  khoảng trống an toàn tận đáy sâu tâm hồn mình; đã quá trọng vọng ngôi thứ trong xã hội, mà loại bỏ chỗ đứng ưu tiên của con trong đời mình. Thảm cảnh của những đứa con không được cha mẹ lắng nghe khi muốn nói sự thật, không được chấp nhận khi sự thật bẽ bàng, ô nhục, ảnh hưởng gia phong, gia thế. Thảm cảnh ấy nhan nhản trong   nhiều gia đình và tàn phá không tiếc thương tương lai của con cái đang cần được tình yêu cha mẹ ươm trồng.  Như thế, sự thật phải đi đôi với tình thương, nếu không muốn sự thật trở nên bạc bẽo, lạnh lùng, sắt máu, phi nhân. Sự thật phải đồng hành với tình yêu, để sự thật không lấy con người làm phương tiện, không nghiền nát con người, không dập vùi con người dưới đế giầy sắt thép, ác độc. Tình yêu phải trở thành lẽ sống của sự thật. Trái tim phải là nền tảng hiện hữu của sự thật, nếu không, sự thật sẽ chẳng phục vụ ai, chẳng đem lại lợi ích gì cho cuộc sống, trái lại, sự thật sẽ là nguyên nhân của   tất cả mọi đổ vỡ, đau khổ. Và cái phi lý, vô nghia của sự  thật chính là sự vắng bóng tình yêu trong sự thật. Cha mẹ biết sự thật của con để nâng đỡ, an ủi, chữa lành con, nếu tình yêu cha mẹ còn đó. Cha mẹ nắm giữ   sự thật về con, để uốn nắn con, xây dựng con, nếu trái   tim cha mẹ còn chỗ cho con ẩn náu. Cha mẹ tìm kiếm sự   thật về con để tránh cho con những cạm bẫy nguy hiểm, nếu con còn tự do bay nhảy trong bầu trời yêu thương của tình cha mẹ. Cha mẹ nói với con sự thật về con, dù là sự thật rất đau lòng, để chữa trị, cứu vớt con, nếu vầng trán cha còn nhăn nheo tình phụ tử, và mắt mẹ còn ngấn lệ tình mẹ con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới là sự thật trên   tất cả sự thật của con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới đủ lớn để   ôm lấy hết sự thật “kinh khủng” của con. Chỉ tình yêu cha mẹ mới vươn xa đến tận tương lai xa tít tắp của con, mặc dù hôm nay con đang bê bết với nhiều sự thật rất bẽ bàng, cay đắng. Chỉ tình yêu cha mẹ mới nhìn thấy ngày phục sinh của con, dù hôm nay con đang hấp hối trong cơn sốt sự thật. Vâng, chỉ có tình cha mẹ mới đón nhận được tất cả sự thật của con dù đó là sự thật vui hay buồn, đáng nhớ hay cố quên đi, tốt đẹp hay xấu xa, vinh dự hay ô nhục, phấn khởi hay ê chề. Và chỉ duy nhất một tình yêu phụ mẫu ấy mới biến đổi được tất cả sự thật của con thành những bước chân đi về tương lai hạnh phúc. Tóm lại, một khi sự thật của con cái được tình yêu cha mẹ đồng hành thì hạnh phúc gia đình chắc chắn được bảo đảm. Với tình yêu, cha mẹ sẽ: 
 a. Khôn ngoan kiểm chứng sự thật   
    Kiểm chứng sự thật để con không bị oan uổng, để dư luận bên ngoài, tiếng đời thị phi không khuynh đảo được bầu khí gia đình, làm xiêu vẹo mái ấm bình an. Khôn ngoan kiểm chứng để không sự thật nào là sự thật bị thêu dệt, bóp méo, hầu tránh hiểu lầm con, đẩy con  vào đường cùng, chân tường, ngõ bí.  
b. Đo lường mức độ của sự thật sẽ được   chia sẻ với con   
   Có những sự thật chỉ được phép nói một phần nhỏ, vì  sức chịu đựng của con cái có hạn. Không ai bắt cha mẹ phải huỵch toẹt nguyên con sự thật. Làm như thế là cẩu thả, và có thể gây sốc cho con.  
c. Chọn không gian, thời điểm xứng hợp   
   Sự thật cần không gian, va thời gian thích hợp để được chia sẻ. Giữa đường không thể “mổ xẻ” con; trước mặt người khác, không thể xấn xổ mắng nhiếc con. Một nơi kín đáo, một bầu khí ấm cúng, thư giãn, một thời điểm thuận lợi sẽ giúp cha mẹ và con cái trao gửi và đón   nhận sự thật một cách tốt đẹp, xây dựng, tình nghia. 
 d. Cách chia sẻ sự thật   
    Oang oang, sang sảng, lấn lướt la điều tối ky phải tránh khi nói với con cái về sự thật của chúng, hoặc lắng nghe chúng tâm sự. “Cách cho” quan trọng thế nào, thì “cách nói” cũng cần thiết như thế. Phải biết nói sự thật vì tự thân, sự thật đã là điều khó nói, khó nghe. Phải biết chia sẻ sự thật, vì chẳng mấy ai muốn người khác nói với mình về sự thật của mình, khi sự thật ấy là sự thật không   đẹp, không vui. Vì thế, cách nói với nhau về sự thật là một nghệ thuật ở mức độ cao, mà chỉ những tâm hồn lớn, cõi lòng rộng mới có thể đạt đến cao độ của nghệ thuật tình yêu này.

   e. Không được rời xa mục đích:   Hạnh Phúc của con  
   Trong khi chia sẻ sự thật với con cái, cha mẹ không được rời xa mục đích của chia sẻ là hạnh phúc của con. Tất cả mọi mục tiêu khác đều không được phép “qua mặt” mục đích yêu thương này. Bởi một khi vì danh dự, gia phong, cha mẹ có thể quên hạnh phúc của con là mục đích tối hậu, mà gạt con xuống hàng thứ yếu, rồi tỏ thái độ coi thường, thiếu trân trọng, cảm thông với con.

  f. Chia sẻ với con như với một người trưởng thành 
   Ngay cả con còn nhỏ, cha mẹ cũng không nên coi thường con, trái lại, hãy coi con cái như những nhân vị phải được trân trọng. Coi con như người trưởng thành sẽ giúp con nhận ra trách nhiệm của mình trong tất cả mọi sự thật liên quan; nghia là cho con cái thấy giá trị, và hậu quả của ý chí tự do nơi mỗi người, đồng thời khơi dậy trong con cái tinh thần trách nhiệm là khả năng không   thể thiếu của người trưởng thành, nhờ đó, con cái sẽ ý thức vai trò của mình trong gia đình, và xã hội. Để kết luận, ta có thể nói: Nếu gia đình la chiếc nôi của sự sống, thì gia đình cũng là trường giáo dục sự thật,   bởi chỉ ở trong gia đình là tổ ấm yêu thương, sự thật mới giữ được căn tính và đạt được mục đích giải phóng của mình. Sự thật trong tình yêu sẽ giải phóng con người khỏi mặc cảm nặng nề, khỏi ảo tưởng vu vơ, khỏi hoang mang, lầm lạc. Nhờ thế, con người sống bình an trong chân thực với chính mình, và với người khác, nhờ có tình yêu bảo chứng. Được sống trong gia đình trân quý sự thật, có cha mẹ tôn trọng sự thật, con cái sẽ lớn lên như những đứa con trưởng thành trong sự thật: sự thật của tình yêu, sự thật   có tình yêu, sự thật để tình yêu lớn mạnh, và sinh sôi nảy   nở, đơm hoa kết trái Hạnh Phúc cho cuộc đời.


Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 6 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong6




Suy Niệm TIN MỪNG CHÚA NHẬT 25 TNB (Mc 9,30 - 37)


Tin Mừng hôm nay được chia làm hai phần rõ rệt:
1. Phần đầu, Đức Giêsu dậy các môn đệ của Ngài một lần nữa: Ngài sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.
Cũng như trong Tin Mừng chúa nhật  tuần 24, Đức Giêsu đã công khai dậy : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị loại bỏ, bị giết chết và ba ngày sau sống lại” (Mc 8,31), nhưng cũng như lần này, các môn đệ  “đã không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người” (Mc 9,32).
Trước viễn cảnh thê lương của đau khổ và chết chóc đang rình rập Đức Giêsu, các môn đệ rất hoang mang, sợ hãi. Các ông không chỉ sợ cho Thầy, mà còn sợ cho an toàn tính mạng và tương lai đen tối của chính các ông. Và một lần nữa các môn đệ của Đức Giêsu cho chúng ta thấy các vị đã không hiểu hoặc đã hiểu rất nông cạn sứ vụ và đường lối cứu thế của Đức Giêsu. Chính vì thế, khi được dậy về cuộc tử nạn sắp tới của Thầy, các ông hoặc đã hoang mang vì sợ, hoặc đã tỉnh bơ vì không tin.

2. Thái độ không quan tâm, không màng tới lời loan báo cuộc tử nạn sắp tới nơi đa số các môn đệ được khẳng định qua cuộc đụng chạm, cãi  nhau giữa các ông “xem ai là người lớn hơn cả”  (Mc 9,34).
Vì không quan tâm đến chuyện Thầy mình sắp bị giết chết “bởi các kỳ mục, thượng tế, cùng kinh sư” (Mc 8,31), nên các môn đệ mới hăng say đấu đá về chuyện thứ bậc, trên dưới, cao thấp, to nhỏ. Thế mới biết, đã là con người thì dù ở ngay bên Chúa, là tông đồ cùng sống cùng chết với Chúa, chỉ làm những công việc đạo đức, thánh thiện thuộc về Chúa cũng vẫn bị cám dỗ “vinh thân phì gia”, tìm kiếm vinh danh chính mình, và ganh ghét, kiêu căng không muốn phụ thuộc, dưới quyền ai.
 Nhưng tại sao chúng ta tìm kiếm chỗ đứng chỗ ngồi quan trọng, tranh giành thứ bậc, đấu đá tưng bừng để nắm giữ quyền hành trọng yếu? Thưa vì chúng ta muốn được người khác phục vụ và không muốn phục vụ người khác. Vì muốn được phục vụ, nên phải tìm kiếm quyền hành ; vì không muốn phục vụ ai, nên phải tìm cách đứng đầu mọi người, để ai cũng phải tuân lệnh và hầu hạ, phục dịch mình.
Chính vì thế, khi gọi Nhóm Mười Hai lại, Đức Giêsu đã nghiêm nghị nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35). Khi nhấn mạnh hai chữ Phục Vụ, Đức Giêsu đã đi thẳng vào tim đen của các ông, vì qủa thực, người ta tìm kiếm, tranh giành ngôi thứ, quyền lực chỉ vì ích kỷ, muốn được mọi người nể sợ, hầu hạ, phục vụ nhu cầu và những đòi hỏi hưởng thụ cá nhân. Cám dỗ và nguy cơ không phục vụ, mà chỉ muốn được phục vụ là nguyên nhân của mọi chia rẽ, tỵ hiềm, đấu đá, phủ nhận, loại trừ nhau trong các cộng đoàn, bằng chứng là ngay cả cộng đoàn Nhóm Mười Hai của Đức Giêsu cũng không mấy ngày là không sôi sục, nóng bỏng chuyện “ai là người lớn nhất”, quan trọng nhất, có quyền nhất.     
Và để các ông hiểu thấu đáo điều Ngài dậy, Đức Giêsu “đã đặt vào giữa” các ông một em nhỏ, rồi “ôm lấy nó”  và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy” (Mc 9,36 - 37).
 Hình ảnh em bé là hình ảnh không chỉ khiêm tốn, đơn sơ, trung thực, trong sạch, mà còn là hình ảnh của bé nhỏ, yếu đuối, thiếu thốn, luôn cần được giúp đỡ. Đức Giêsu đặt em bé giữa Nhóm Mười Hai, như đặt các tông đồ ở giữa những người thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình thương, thiếu hy vọng, thiếu tương lai, thiếu tất cả. Ngài ôm hôn em bé, như nhắn nhủ các tông đồ phải biết yêu thương, và chạnh lòng trước những người đau khổ, bất hạnh. Và sau cùng Ngài bảo các ông hãy đón tiếp em bé này như đón tiếp chính Thiên Chúa.
  Đức Giêsu đã cho các tông đồ một bài học về phục vụ. Theo Ngài, phục vụ trước hết và trên hết là đón tiếp : đón tiếp với thái độ thân thiện, kính trọng, cởi mở ; đón tiếp với tình yêu thương chân thành ; đón tiếp với tinh thần phục vụ, hy sinh. Người phục vụ không nghĩ cho mình, nghĩ về mình, nhưng nghĩ đến người khác, và để dễ nghĩ đến người khác, dễ làm vì người khác, chúng ta rất cần khiêm tốn để dám chọn chỗ rốt hết, chỗ thấp nhất để phục vụ hữu hiệu. Chẳng thế mà Đức Giêsu đã không làm gương rửa chân mình, nhưng dậy các tông đồ rửa chân cho nhau, tức khiêm tốn cúi mình xuống phục vụ nhau, bởi trong phục vụ, khiêm tốn luôn giữ vai trò quyết định.
 Tin Mừng hôm nay cũng làm chúng ta liên tưởng đến đọan Tin Mừng  Mátthêu (25,31- 46)  mô tả ngày phán xét chung , ở đó, mỗi người đều  được Thiên Chúa hỏi về tinh thần và thái độ yêu thương, phuc vụ anh em đồng loại, mà đối tượng được ưu tiên số một  phải là “những người bé nhỏ nhất trong anh em”, bởi “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Và ngược lại : “mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45). “Làm như thế”, nghiã là : “Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến hỏi han” (Mt 25, 35-36).
Lậy Chúa Giêsu, Chúa biết chúng con sợ thử thách, đau khổ, và không thích dưới quyền ai, cũng không muốn phục vụ ai, nhưng muốn nắm đầu, nắm cổ mọi người và được mọi người phục vụ.  Như đã dậy Nhóm Mười Hai ngày xưa, xin Chúa dậy chúng con mỗi ngày và giúp chúng con trở nên người rốt hết, bé như em nhỏ, nhỏ như em bé và làm người phục vụ mọi người.
Chương trình học khiêm tốn và phục vụ với Chúa tuy qúa  khó, nhưng vì Chúa đã chọn con đường quên mình để yêu thương, hiến mình để phục vụ, mất mình vì hạnh phúc của mọi người, nên chúng con không thể đi theo Chúa trên những con đường khác. Vì tin yêu, chúng con liều lĩnh lên đường với ơn phù trợ của Chúa. Xin thương xót và đồng hành với chúng con trên đường theo Chúa, phục vụ mọi người.  
Jorathe Nắng Tím

Các Bài đọc Chúa Nhật 25 TNB, Quý vị tham khảo tại đây : https://tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/13999-chua-nhat-xxv-thuong-nien-nam-b.html

Chương IV MỘT TÌNH YÊU HUYẾT THỐNG


    Không kể vì lý do nào đó, cha mẹ nhận con nuôi, nhưng sự thường thì đã là con tức phải được sinh ra bởi cha mẹ. Cha mẹ sinh ra con, đó là điều giản dị, bình thường đến độ chẳng mấy ai để ý, và quả thực: mầu nhiệm sinh ra con người vi đại thế mà chẳng  mấy ai bỡ ngỡ, kinh ngạc. Bạn hãy cùng tôi vào bệnh viện phụ sản để quan  sát niềm vui của người đan ông lần đầu tiên làm cha, và  người mẹ lần đầu làm mẹ. Đứa con vừa lọt lòng, người  đan ông đứng bên giường vợ còn nhắm mắt thở dốc vì  mệt nhoài sau khi sinh nhào người về phía trước, mắt  sáng rỡ, đưa tay ôm chầm đứa con vừa chào đời. Ông  vui lắm, một niềm vui thiêng liêng khó tả, một niềm  vui đang hòa chung với máu trong các ven mạch, một  niềm vui đang đổi biến tất cả cơ năng trong người ông  thành khả năng yêu thương. Ông cảm thấy niềm vui cứ từng phút dâng cao chất ngất, đến một lúc, ông chỉ còn  bắt gặp mình ngây ngất trong tình yêu, một thứ tình rất  lạ, rất mới, rất diệu kỳ đến chính ông cũng không chuẩn  định và đặt tên được.  Từ nay ông làm cha, nghia là có một con người vừa  chào đời do ông, từ ông; có một sinh linh hiện diện trong  trời đất mang dòng máu, mang gien của ông. Ông hạnh  phúc vì thấy mình là tác giả của một công trình sinh ra  một con người mới, và ông chỉ muốn yêu con người mới  này thật nhiều.  Khi chăm chú nhìn con, âu yếm hôn con, nựng nịu  đôi má con, người cha ý thức gánh nặng từ nay ở trên vai  ông, đó là gánh nặng hạnh phúc của con ông. Vì hạnh  phúc là ước mơ ông đang đặt trong từng nụ hôn trên má  con, trong bàn tay ông đang vuốt nhẹ lưng con, trong  ánh mắt ông đang chiêm ngắm con, trong thì thầm yêu thương ông đang tận tai con trao gửi. Ông lấy hạnh phúc  của con làm mục tiêu phải đạt kể từ hôm nay, dù ông sẽ  phải đi làm nhiều hơn, suy tính nhiều hơn, giảm bớt nhu cầu cá nhân nhiều hơn, kể cả phải tận lực hy sinh… Hình ảnh trên của người đan ông lần đầu làm cha  khẳng định một sự thật: Tình yêu cha mẹ dành cho con  trước hết là do huyết thống, vì con là con của cha mẹ.  Là con từ cha mẹ mà ra, mang huyết thống của cha mẹ,  thuộc dòng dõi gia tộc của cha mẹ, nên con thuộc về cha  mẹ và cha mẹ yêu con. Dòng máu nội, ngoại từ nay có hết trong con, vì con là kết tinh của huyết thống hai bên, nên con được cả hai họ nội ngoại thương yêu.  Huyết thống đã làm nên tương quan cha mẹ - con  cái, và từ đó thiết lập tương quan tình phụ tử, mẫu tử.  Chính vì thế mà người mẹ, trong những trường hợp có  mâu thuẫn hôn nhân, luôn bị hạch hỏi: ai là cha thật của  đứa bé? Điều đó nói lên sự cần thiết của huyết thống  trong tình yêu cha mẹ đối với con cái.  Từ nguyên tắc huyết thống, chúng ta có những nhận  định sau:
1. Luật tự nhiên quy định : Ai sinh ra một người sẽ mãi là cha, mẹ của con người ấy
     Vì huyết thống làm nên tương quan cha mẹ - con cái,  nên không ai đổi được tương quan này, chỉ vì không thay  được huyết thống. Nếu hai người nam nữ đã giao hợp và  làm thành con người mới thì mãi mãi hai người này là  cha mẹ của đứa con được sinh ra. Họ không bao giờ mất  đi tính chất cha mẹ, vị thế cha mẹ, quyền lợi làm cha mẹ,  nghia vụ của cha mẹ đối với đứa con được sinh ra. Hai  người cũng không thể từ chối, hay “bán cái” danh hiệu  cha mẹ cho người khác. Những hủ tục bán con, cho con,  tất cả đều vô lý và lố bịch, không mang tính nhân văn,  đạo đức.  Mãi mãi là cha mẹ, hai người sinh ra một con người  mới sẽ đeo đẳng suốt đời nghia vụ làm cha mẹ, cho dù có lúc muốn từ nhiệm, tháo lui khỏi nhiệm vụ thiêng  liêng, cao cả đó.
2.  Luân lý, đạo đức xã hội và nghĩa vụ làm cha mẹ
     Xã hội nào cũng đặt bổn phận của cha mẹ đối với  con cái lên hàng đầu, và người không chu toàn bổn phận  nuôi dưỡng, giáo dục con cái bị xã hội lên án, coi thường.  Những cha mẹ được vinh danh là những người ý thức  trách nhiệm làm cha mẹ và tận lực giáo dục con cái nên người con ngoan, công dân tốt, láng diềng thân thiện…  Một cách minh nhiên, xã hội không cho phép cha mẹ  đao nhiệm, đao ngũ, đao tẩu khỏi tương quan cha mẹ  - con cái, vì huyết thống tự nhiên đã nối kết, tạo thành.
3. Lương tâm của cha mẹ
    Lương tâm là tiếng nói không bao giờ mệt mỏi, lười  biếng. Lương tâm nói cho chủ thể biết việc tốt phải làm,  việc xấu phải tránh. Lương tâm đem lại niềm vui thư  thái, hạnh phúc dạt dào khi việc thiện, việc tốt được  chủ thể thực hiện, và cắn rứt, trách mắng, trừng phạt  khi chủ thể cố ý làm điều xấu, hành động gian ác, nhẫn  tâm. Tiếng lương tâm không bao giờ tắt, và con người  không thể thoát khỏi vùng phủ sóng của lương tâm, vì  lương tâm là con “chíp” kỳ diệu Thượng Đế đã gắn sẵn  trong từng người, mà con người, dù tài giỏi đến đâu cũng  không thể lấy ra, tháo bỏ.
     Cũng có những trường hợp lương tâm bị che phủ,  nhạt mờ, không còn nhạy bén, nhưng đó chỉ là tai nạn  nhất thời, vì lương tâm vẫn luôn ở đó, kín đáo nhưng  mãnh liệt, ẩn mặt nhưng hiệu quả khôn lường, im lìm  nhưng luôn có mặt hoạt động.  Cuộc sống nhiều khó khăn, nên đã có những bà mẹ  bỏ con khi con mới chào đời, hay bỏ bê, kể cả bán con. Những bà mẹ khốn khổ này sau đó thường rơi vào tình  trạng u uất, bị lương tâm cắn rứt, day vò. Nhiều người  hóa khùng điên, vì không chịu nổi sức nặng của tội xưa. Họ là những người mẹ bất hạnh, rất đáng thương phải  sống những ngày còn lại của đời mình trong tiếc nuối  khôn nguôi.  Người viết quen bốn đứa bé cùng một gia đình đã  bị mẹ bỏ rơi khi đứa lớn nhất mới chín tuổi. Hoàn cảnh  của người mẹ này vào thời đó quả là không có gì phải  bỏ con, vì bà ta có tiền, lại có tiếng. Nhưng vì quá mê  say một người đan ông có thế lực, bà ta hy sinh cả bốn  đứa con còn nhỏ dại đi theo tiếng gọi của tình yêu mới…  Cha của bốn đứa bé là si quan, đi học tập, nên hoàn toàn  bất lực, không giải quyết được gì. Cũng vì buồn tủi, ông  chết trong trại cải tạo một năm sau câu chuyện buồn.  Bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi tình cờ gặp lại cả  bốn đứa. Chúng nó bây giờ là bác si, luật sư, kỹ sư ở Mỹ. Chúng nó kể: Ngày mẹ theo ông ấy đi Mỹ, bỏ lại bốn  đứa, chúng nó ở với bà ngoại, đi ăn xin để kiếm sống từng ngày. Bỗng một đêm, cả bốn đứa thấy mình ở trong  thuyền giữa biển khơi với gia đình người hàng xóm. Số  là ông hàng xóm nhân hậu đã cảm thương hoàn cảnh quá  bi đát của bà cháu đã rộng lòng đem cả bốn đưa cùng  vượt biên với gia đình ông.  Vấn đề là cả bốn đứa tuy biết mẹ đang ở Úc, với  người đan ông năm xưa mà mẹ đã đi theo, ông ta bị tai  biến nặng và mẹ là người đang chăm sóc ông, nhưng cả  bốn đứa đều quyết liệt không nhận người mẹ năm xưa  là mẹ, và dứt khoát không liên lạc, dù đã nhiều lần, qua  nhiều người, người mẹ bất hạnh đã nhắn lời xin được  liên lạc với các con. Thảm cảnh có thật, rất thảm không chỉ cho bốn đứa  con bé bỏng hôm nào không cha không mẹ, phải đi ăn  xin, mà còn thảm cho người mẹ hôm nay đang gặm  nhấm cô đơn, ngày qua ngày héo hắt trong day dứt, sầu  buồn vì đã ham vui quên đời làm mẹ.  Điều muốn nói ở đây là lương tâm không bao giờ  buông tha con người, vì lương tâm là tiếng nói đạo đức  của con người, nên bao lâu con người sống, bấy lâu  lương tâm có mặt. Càng về già, người ta càng phải đối  diện nhiều hơn với lương tâm, có lẽ vì tuổi gia là tuổi  nhớ lại, tuổi tìm về ký ức, nên tuổi già hay trầm tư. Có  thể trong những nét trầm tư ấy thấp thoáng nỗi buồn vì  trách nhiệm cha mẹ đã không tròn.
Đến đây, chúng ta đồng ý với nhau: Huyết thống giữ vai trò quan trọng trong tương quan cha mẹ - con cái;  nói cách khác, chính huyết thống làm nên tương quan  cha mẹ - con cái. Khẳng định điều này cũng chính là  phủ định việc “từ con” thường thấy đó đây, khi cha mẹ  không còn muốn nhận con mình là con mình. Có một thời, trên các tờ báo Sài Gòn, người ta thi  nhau đăng nhan nhản những mẩu tin theo kiểu: “Tôi  Nguyễn Văn Mẽo là cha của Nguyễn Văn Mỗ tuyên bố  từ con, và kể từ nay tôi không còn là cha của Mỗ nữa. Ai  chứa chấp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.  Đọc những công bố từ con này, chúng ta không khỏi  bất ngờ vì những phi lý của vấn đề.
a. Phi lý nội tại
      Vấn đề là ông Mẽo, cha của Mỗ là người đã sinh ra  Mỗ. Vì sinh ra Mỗ, nên dù có làm gì, có đăng báo nhiều  kỳ, lên truyền hình nhiều buổi, Mỗ vẫn là con ông. Sẽ  không có ai lấy ra khỏi ông cái chất “cha” của ông đối  với Mỗ là con ông. Cũng không có cơ quan, cơ chế nào  xoá được liên đới cha - con giữa ông và Mỗ, con ông. Đẻ  ra Mỗ, theo ngôn ngữ hằn học hợp nhất với ông bây giờ  là ông “bị kết án chung thân” làm cha của Mỗ, và cho  đến tận thế, mọi người vẫn chỉ nhìn nhận một mình ông  là cha của Mỗ, con ông.
Nội tại của vấn đề là ông là cha của con ông, và điều  này là muôn đời không thể thay đổi.
b. Phi lý xã hội
     Xã hội loài người chỉ có quyền chứng nhận ông là  cha của con ông khi làm giấy khai sinh cho đứa bé, trên  đó có ghi tên ông là cha; ngoài ra chẳng có cơ chế, định  chế xã hội nào có quyền hủy bỏ quan hệ cha - con của  ông và Mỗ, con ông. Không một luật pháp xã hội nào  cho phép từ con, vì nếu như thế, những cha mẹ vô trách  nhiệm sẽ cứ bừa bãi sinh con, rồi hủy bỏ khai sinh, đăng  báo từ con khi cần.  Khi đăng báo từ con, ông nghi mấy dòng chữ trên  báo đã đủ cắt đứt quan hệ cha con của ông; một ô vuông  ở trang chót tờ báo đã quyết định ông không còn trách  nhiệm làm cha với con ông. Nếu tất cả xảy ra như ông  nghi, thì quả thực con cái được sinh ra rẻ hơn bèo, và  thấp hơn cả con vật.  Sở di cho phép so sánh “thấp hơn con vật”, vì con vật  biết nuôi con cho đến khi con lớn, tự lo được. Chim mẹ  chỉ rời con sau khi đã tập bay cho con, và biết chắc con  sẽ một mình bay được trong trời rộng. Chó con cũng chỉ  xa mẹ khi đã đủ lớn, biết kiếm ăn. Gà con cũng vậy…  Và đặc biệt, không một động vật nào bỏ con, như con  người vô cảm đăng báo từ con.
     Có thể những cha mẹ này vì quá bức xúc, không còn  chịu đựng được những ngỗ nghịch của đứa con hoang  đang, nhất là khi danh dự gia đình, gia tộc bị xâm phạm,  làm nhơ nhuốc; cũng có thể vì tránh một trách nhiệm  dân sự nào đó. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, tình huống,  từ con là một phi lý không thể chấp nhận được, và hậu  quả sẽ tai hại không chỉ cho người cha từ con, đứa con bị  từ, mà còn ảnh hưởng xấu đến cả xã hội.
4. Trách nhiệm sẽ không thuộc về ai, ngoài cha mẹ
Cha mẹ “từ con” lầm tưởng: Trách nhiệm làm cha  mẹ có thể cởi bỏ, luân chuyển hoặc trút bỏ trên vai người  khác khi mình không thích mang lấy trách nhiệm. Hiểu  như thế là sai lầm, vì trách nhiệm ấy là tự thân; nghia là:  Đã là cha mẹ thì có trách nhiệm thương yêu con. Trách  nhiệm thương yêu là trách nhiệm lớn nhất, chính yếu  và là nguồn, là mẹ của các trách nhiệm khác. Cha mẹ  có trách nhiệm nuôi nấng, vì yêu con; cha mẹ có trách  nhiệm giáo dục con nên người, vì thương con; cha mẹ có  trách nhiệm thưởng phạt, sửa trị, khuyến khích vì dành  cho con hết tình; cha mẹ có trách nhiệm xây dựng tương  lai, sự nghiệp cho con, vì trái tim cha mẹ được đời con  lấp đầy. Vì mang trách nhiệm yêu thương khi cho con vào  đời, cha mẹ không thể cởi bỏ trách nhiệm này, vì nó  không ở ngoài cha mẹ, hay là đồ phụ tùng đeo bên cạnh  cha mẹ; trái lại nó là chính cha mẹ, một trách nhiệm gắn liền phận làm mẹ, vị thế làm cha. Tự thân, nên không thể  bóc gỡ, tháo ra. Tự thân, nên không thể chuyển nhượng,  càng không thể “tuyên bố không còn trách nhiệm trên  con”, vì đó là một phi lý kệch cỡm đến nực cười. Nhìn vào trường hợp ông Mẽo, khi tự ý từ con, ông  công khai tuyên bố “ai chứa chấp sẽ hoàn toàn chịu trách  nhiệm”. Ông viết như thế, tuyên bố như vậy, nhưng thực  ra là đổ vấy trách nhiệm cho bất kỳ ai, miễn là từ nay  ông không còn phải lo gì cho thằng Mỗ. Ông bảo người  khác đừng chứa chấp, trong khi bổn phận phải chứa chấp  Mỗ chính là ông. Ông quên bẵng một điều là chẳng ai  có thể lo cho con ông như một người cha đẻ lo cho con  mình, dù người đó là cha nuôi. Từ con là chuyện của  ông, nhưng con ông vẫn mãi là con ông, và trách nhiệm  của người cha đẻ ra nó cũng chẳng bao giờ đổi chủ.  Từ chối trách nhiệm làm cha mẹ, qua màn “từ con”  thiết nghi là việc làm đầy mâu thuẫn và lố bịch, vì tự nó  đã là một phi lý tận cùng! Tuy phi lý, nhưng vẫn còn những cha mẹ tiếp tục lạc vào mê lộ “từ con”. Hai lý do nền tảng đã đưa đẩy cha  mẹ “vô trách nhiệm” đến quyết định sai lầm này:
5.Cha mẹ nhìn con như một vật sở hữu, không như một nhân vị, và dành toàn quyền trên con
      Quan niệm này thường gặp khi dân trí thấp, và xã  hội còn nhiều khó khăn kinh tế, ở đó cha mẹ dễ rơi vào cám dỗ bán con khi cần tiền, từ con khi không còn dạy  bảo được chúng. Nghèo kéo theo thiếu giáo dục: Cha  mẹ thiếu khả năng giáo dục con, thiếu điều kiện giáo  dục con, nên con cái không được giáo dục đầy đủ để  thay vì là người tốt, đã biến thành những kẻ quấy nhiễu,  phá hoại.  Ở vào tình thế phải giải quyết, cha mẹ vốn quan  niệm con như sở hữu và mình có toàn quyền trên con  sẽ không ngần ngại xua đuổi, mua bán, hay từ bỏ con. Nhân vị của con chưa bao giờ được cha mẹ nghi tới, nói  chi tôn trọng. Giá trị làm người của con không hiện hữu  trong tâm óc cha mẹ, nói chi phải bảo vệ, giữ gìn. Con cái không hơn một sản phẩm, một món hàng hỏi làm sao  không dễ bị trao đổi, chuyển nhượng, sử dụng, rồi bỏ đi.  Không nhìn con cái như những nhân vị tự do, bất khả  xâm phạm, bất khả chuyển nhượng, bất khả thay thế, bất  khả hủy diệt, những nhân vị mang những giá trị thiêng  liêng thì cha mẹ không thể yêu thương và chu toàn trách  nhiệm yêu thương, bởi chỉ có giá trị cao cả của nhân vị  mới giải thích được tại sao cha mẹ hết tình yêu thương  và hết mình hy sinh vì hạnh phúc của con cái.
6. Cha mẹ chỉ nhìn vào quá khứ, hiện tại của con, mà quên “con còn một tương lai trước mặt”
     Những tiếng nguyền rủa kinh dị của một người mẹ  mà tôi tình cờ nghe được hôm nào: “Mày chết đi cho rồi, sống làm gì cho chật đất” làm tôi đau nhói khi nghi đến  đứa con đang thút thít, nép mình ở góc nhà.  Lời nguyền rủa của người mẹ sẽ không qua đi dễ  dàng, quên đi nhanh chóng, nhưng được ghi cẩn thận  trong tâm khảm của đứa con bị nguyền rủa. Em sẽ nhớ  mãi… nhớ hoài và buồn sâu đậm, bởi lời kết án cay  chua, độc ác của mẹ đã phần nào làm sụp đổ hình ảnh  đẹp của mẹ trong em, đồng thời kéo em xuống hàng “vô  tích sự”, “sống làm gì cho chật đất”.  Nguyền rủa con, bán con, từ con, ngoài hành vi phủ  nhận nhân vị, còn là việc làm xoá bỏ niềm tin, và hy  vọng vào tương lai của con. Khi nguyền rủa con “biến đi  khỏi thế giới này”, cha mẹ vô trách nhiệm đã hoàn toàn  phủ nhận con còn có một tương lai trước mặt. Bởi không  nhận con còn tương lai để nên tốt hơn, còn tương lai để  ra khỏi bế tắc hiện tại, cha mẹ dìm con xuống tận đáy  sâu tuyệt vọng, khi khép kín mọi cánh cửa vào tương lai  đầy tràn hy vọng.  Khi quên tương lai của con, cha mẹ cũng quên hẳn  con là một hữu thể hướng về Chân-Thiện-Mỹ tuyệt đối.  Nhờ hướng về những thực thể tuyệt đối này mà con cái  luôn có khả thể đổi mới, trở nên tốt hơn, và đạt thành  công, hạnh phúc trong cuộc đời. Hạ thấp khả năng của  con, cũng như khép chặt tương lai của con là việc làm  đáng trách của cha mẹ, đáng trách vì tính cách vô trách  nhiệm đã ở mức trầm trọng mang đến hậu quả tai hại là  phá hoại cuộc đời của con.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 5 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong5