Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Chương XIII : GIA ĐÌNH & XÃ HỘI


     Tình trạng luân lý suy đồi ngày càng trầm trọng trong xã hội đặt ra vấn đề trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Nhiều người quy trách cho gia đình  đã lơ là, bỏ quên nhiệm vụ giáo dục, nhưng cũng có người đổ lỗi cho xã hội đã ảnh hưởng xấu trên gia đình và vô hiệu hóa khả năng giáo dục của cha mẹ.  Không ai chối cãi một xã hội thoái hóa, suy đồi ảnh  hưởng không nhỏ trên con người. Sống trong một xã hội công bình, kỷ cương, người ta sẽ ngại gian dối, bớt lừa lọc, có kỷ luật. Trái lại, một xã hội nhố nhăng, lừa đảo, mạnh được yếu thua, tham ô, lũng đoạn, ỷ quyền, cậy thế, bất công, o ép sẽ sản sinh những con người mánh khóe, lưu manh, lừa thầy phản bạn, luồn lách, cơ hội. Đó là chưa kể những xã hội bị cơ cấu hóa bởi hệ thống  phi nhân bản, phi đạo đức, phi luân lý, chống lại quyền   sống của con người. Như thế, xã hội đóng vai trò gần như quyết định trong công trình hình thanh nhân cách của con người, khi một xã hội băng hoại không thể sản sinh những con người tốt. Chính vì ảnh hưởng của xã hội, mà nhiều cha mẹ đã bất lực trong việc giáo dục con cái. Nhiều cha mẹ đầu hang sức cuốn hút của phim ảnh, internet, ca phê ôm, ca phê vong, massage khuyến mãi kích dục đang làm hư hỏng con cái họ. Không ít phụ huynh ngao ngán   buông xuôi trước sức tấn công vũ bạo, tan bạo của các tệ đoan như ma túy, xì ke, cờ bạc, số đề. Va phải kể số rất đông cha mẹ không biết phải cắt nghia, lý giải, khuyên răn con cái thế nao khi con rơi vao mâu thuẫn giữa những nguyên tắc đạo đức được cha mẹ dạy trong gia đình và những đòi hỏi, yêu sách phi đạo đức ngoai xã hội, như trước tình trạng tham nhũng ngày càng tran lan   xâm lấn mọi ngo ngách sinh hoạt xã hội, từ học đường đến sở lam, từ môi trường giáo dục đến môi trường nghề   nghiệp, từ phạm vi liên đới cá nhân đến phạm vi cộng đồng, đoan thể. Bên cạnh la nạn “ăn gian nói dối”, thiếu trung thực trong quan hệ, và chủ trương thực dụng, vụ lợi, chỉ muốn người khác vì mình, và từ chối sống vì người khác. Xã hội và gia đình, vì thế, xem ra như đối kháng, trái nghịch nhau, và nạn nhân là con cái bị giằng co giữa hai đối lực. Vấn đề la giữa hai đối lực, chúng ta phải chọn nghiêng về bên nao, và cho bên nào quyền ưu tiên. Để quyết định dễ dàng, không gì hay hơn là nhìn lại gia đình trong tương quan với xã hội:
1.  Gia đình là nền tảng của xã hội  
    Chân lý này thì ai cũng chấp nhận, vì trên lý thuyết cũng như trong thực tế, gia đình là tế bào làm nên xã hội, khi nhiều gia đình quây quần chung sống làm thành thôn xóm, rồi làng xã, tỉnh thành, quốc gia, thế giới. Nền tảng ấy định hình xã hội, bởi gia đình tốt sẽ làm nên xã hội tốt, gia đình xấu sẽ tạo nên một xã hội “không ra gì”. Chính vì thế, việc phải làm trước hết để thay đổi một   xã hội là đổi mới gia đình, nền tảng của xã hội. Người ta có thể sơn phết bên ngoài ngôi nhà cho mới, cho đẹp, nhưng nếu nền tảng, cột kèo đã mục nát, rạn nứt mà không được củng cố, hay thay thế, thì nguy cơ sụp đổ vẫn còn đó, cũng như ngôi nhà nhiều tầng không được xây trên nền tảng vững chắc thì trước sau cũng sẽ sụp đổ và như cây xấu không thể sinh trái tốt, giống đắng không thể cho quả ngọt, xã hội cũng được gia đình định hình như vậy. 
2.  Cha mẹ là người xây nền tảng gia đình  
     Nếu gia đình là nền tảng của xã hội, thì cha mẹ là người xây nền gia đình. Điều này hiển nhiên, vì gia đình khởi nguồn từ hai người nam và nữ yêu thương nhau, có nhau trên đường đời và cùng nhau xây dựng một mái ấm. Gia đình bắt đầu từ vợ và chồng. Họ sẽ là cha mẹ khi đứa con là kết quả của tình yêu chào đời để khai sinh một gia đình trọn vẹn có cha, có mẹ, có con cái.
      Là người xây dựng gia đình, cha mẹ cũng gián tiếp xây dựng xã hội, vì gia đình của họ là tế bào và là nền tảng của xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ thật cao cả, khi mang trên đôi vai hai gánh nặng: gánh gia đình và gánh xã hội. Mang gánh nặng gia đình, cha mẹ có bổn phận giáo dục con cái, và khi giáo dục con cái, cha mẹ đào tạo cùng lúc những phần tử tốt cho xã hội, công dân tốt cho quốc gia, con người tốt cho thế giới. Vì thế, cha mẹ chính là người khai sinh gia đình, và cũng là người tạo hình dạng cho xã hội. Một gia đình đạo hạnh khi cha mẹ đạo hạnh, một gia đình tử tế khi cha mẹ tử tế; trái lại, cha mẹ dối trá sản sinh những đứa con lừa đảo; cha mẹ ma mãnh cho đời những đứa con lưu manh; cha mẹ bạo hành làm nên những đứa con côn đồ, tàn ác. “Rau nào sâu ấy” là vậy, nên mẹ cha không đạo đức sẽ không thể đào tạo, giáo dục con cái nên những con người tử tế, đạo hạnh, và có  ích cho đời. 
    Tóm lại, xã hội trong mọi trường hợp đều đứng sau gia đình, chịu gia đình chi phối, lệ thuộc đường hướng của gia đình. Vì thế, vai trò của cha mẹ mang tính quyết định, và giữ một tầm quan trọng không gì, và không ai có thể thay thế. Cha mẹ không chỉ tạo nên thân xác con, nhưng còn làm nên đời con xứng đáng hay bất xứng, bất hạnh hay hạnh phúc. Cha mẹ không chỉ làm nên  gia đình, nhưng còn quyết định nếp sống của gia đình, hướng đi tương lai của gia đình, trong đó có hạnh phúc tương lai của con cái. Và từ đó, cha mẹ nghiễm nhiên “bao trùm” xã hội, khi gia đình là nền tảng, và con cái là phần tử của xã hội ấy. Hiểu được điều này, người ta đầu độc cha mẹ, nếu muốn gia đình, con cái hư hỏng, và đánh gục gia đình, nếu muốn triệt hạ xã hội. Cha mẹ, gia đình, xã hội đi chung nhau một xuồng vì gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng trên nhau. Nhiều thể chế chính trị độc tài đã triệt để khai thác con cái trong các gia đình, bằng cách tách rời chúng khỏi cha mẹ, hầu cha mẹ không còn ảnh hưởng được trên con cái. Khi tách biệt con cái khỏi cha mẹ, những   nhà độc tài này biến những đứa trẻ vô gia đình thành những người máy vô hồn, vô cảm, chỉ biết nhắm mắt liều chết khi có lệnh. Nói lên điều này để chúng ta hiểu được phần nào vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và công trình chuẩn bị tương lai hạnh phúc cho con cái của cha mẹ. Những sự thật về tương quan gia đình - xã hội trên tuy được mọi người công nhận, nhưng có một vấn đề không mấy ai quan tâm, đó là đào tạo cha mẹ thành những cha mẹ đích thực, những nhà giáo dục đích danh, những thợ xây lành nghề, những “trái tim” chuyên nghiệp yêu thương, bởi cha mẹ là người nắm giữ cùng lúc các nghĩa vụ yêu thương, giáo dục con cái, xây dựng  gia đình, kiến tạo xã hội. Cha mẹ mang rất nhiều trọng trách, nhưng lại không được trang bị vốn liếng “nghề   nghiệp” để chu toàn tốt đẹp những sứ mệnh cao cả và   khó khăn. Sẽ rất bất công, nếu chỉ chất đầy trên vai cha mẹ gánh nặng, mà không tiên liệu sức chịu đựng; sẽ rất ấu tri nếu coi cha mẹ như những siêu nhân để rồi áp đặt trách nhiệm mà không nhìn thấy sức người có hạn; sẽ rất dại dột nếu cho rằng kiến thức và khả năng làm cha mẹ  thuộc bẩm sinh, nên không cần học hỏi, trau dồi; sẽ rất nguy hiểm khi đặt tương lai con cái vào tay những cha mẹ mà trái tim đã cạn kiệt máu yêu thương; sẽ rất tai hại nếu xã hội quên cha mẹ là người quyết định tương lai con cái, và số phận của xã hội. 
     Sau cùng, sẽ phải khẩn trương tạo điều kiện cho mọi người được chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào đời làm cha mẹ, để gia đình thực sự được là mái ấm, và là nền tảng vững chắc cho một xã   hội ngày càng nhân văn. Nếu bạn nhìn ra chung quanh, bạn sẽ thấy một nguyên tắc được triệt để khai thác trong đời thường, đó là là ai nắm gia đình, người ấy nắm xã hội. Sinh hoạt   chính trị cũng lấy gia đình làm chuẩn. Công giáo thì luôn chọn gia đình là chiếc nôi của Đức Tin, giáo hội thu nhỏ, chủng viện thứ nhất ươm trồng ơn gọi làm người, làm con Chúa. Các tôn giáo khác cũng luôn nhắm đào tạo niềm tin ngay từ lòng gia đình. Gia đình thực sự nắm giữ vai trò, chỗ đứng ưu tiên để tất cả quy chiếu vào. Trong chiều kích giáo dục, gia đình là trường học tuyệt vời nhất ở đó tất cả mọi thành phần trong gia đình đều được hưởng lợi, nhờ những kinh nghiệm quý giá mà  ngoài gia đình người ta không gặp được ở bất cứ nơi nào khác. Đó là những kinh nghiệm của tình yêu thương, lòng chung thủy, tinh thần xả kỷ, hy sinh, tâm hồn cao thượng, quảng đại, ý chí phấn đấu kiên cường, và sức chịu đựng nhẫn nhục. Cũng trong gia đình, con cái học được ở cha mẹ là những người thầy trên cả tuyệt vời, vì cha mẹ không chỉ dạy kiến thức, mà dạy sống đời làm người toàn diện, toàn phần, toàn hảo; cha mẹ không dạy tám giờ một ngày, nhưng dạy cả cuộc đời cha mẹ; không dạy bằng phấn trắng, bảng đen, tập vở, nhưng bằng cả trí óc, trái tim và gương sáng, và ở mái trường gia đình ấy, con cái được thành người có trách nhiệm để sẵn sàng và mạnh dạn vào đời làm tương lai của mình.

Qúy độc giả vui lòng đọc tiếp chương 14 : https://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong14


Chương XII : TƯƠNG LAI CỦA CON LÀ NỖI LO CỦA CHA MẸ


    Không cha mẹ nào sinh con mà không mơ ước con mình hạnh phúc, vì hạnh phúc là động lực thúc đẩy cha mẹ sinh con, và hạnh phúc của con cũng chính là mục đích của đời làm cha mẹ. Khi âu yếm con  mình vừa được sinh ra, người mẹ đã thỏ thẻ với con ước  mơ con được hạnh phúc. Khi ôm con vào lòng, người  cha đã nguyện cầu cho đời con đừng bất hạnh, nhưng ngập tràn hạnh phúc. Và ước mơ ấy cứ lớn dần trong trái  tim cha mẹ theo tuổi đời của con. Con càng lớn, ước mơ ấy càng sôi sục, mãnh liệt. Con càng gần tuổi trưởng thành, cha mẹ càng phấn đấu hy sinh hơn để đường vào đời của con không gặp chông  gai, cản trở; để ngày mai của con là dòng đời huy hoàng,  “công thành danh toại”. Nhìn cha mẹ nắng mưa dãi dầu,  sớm tối tần tảo cho tương lai của con, không ai khỏi bùi  ngùi, cảm động trước tình cha hy sinh, tình mẹ quên mình vì con. Có những cha mẹ không nghĩ gì đến đời mình, vì yêu con; không dành cho mình quyền lợi gì, vì  tất cả cho con. Tình mẹ cha vượt xa những gì con cái có thể nghĩ, vì tình ấy vươn xa đến tận ngày mai tít tắp của con, mà chính con chẳng hề ngờ. Bao nhiêu cha mẹ đã  tằn tiện từng đồng, ngay khi con vừa chào đời để có tiền  cho con ngay con lấy chồng. Nhiều cha mẹ nhìn xa thấy rộng mọi nhu cầu của con ngay con khôn lớn, và chu đáo chuẩn bị mọi sự cho hạnh phúc của con. Nhưng không hẳn ước mơ “hạnh phúc cho con” của tất cả cha mẹ trên thế giới này đều được thành tựu tốt  đẹp, trăm phần trăm như ý muốn, vì nhiều lý do:     
1. Vì cuộc đời vô thường     
     Đời người vốn vô thường, không ai biết chắc chuyện  gì sẽ xảy ra, nên nhiều tính toán bị ung sẩy, tan vỡ. Ngay cả những tính toán mang tầm vóc quốc gia, toàn cầu cũng còn lệch lạc, sơ sảy, nên không lạ gì khi những sắp xếp tương lai cho con cái trong gia đình đã không trọn vẹn đạt chuẩn như kế hoạch. Một biến cố xã hội, chính trị, kinh tế ngoài dự tính, chưa kể những biến cố buồn trong gia đình như cha mẹ bỏ nhau đã đủ làm sụp đổ tất cả; một tình huống mới ngoài chương trình cũng đủ để đánh sụp tương lai của cả gia đình, mà con cái là nạn nhân số một, đáng thương nhất. Ý thức vô thường của cuộc sống ít nhiều sẽ tránh cho cha mẹ những bàng hoàng, hụt hẫng có thể mang đến suy sụp không chỉ tinh thần mà cả tương lai của con cái.
2. Vì khả năng của con có hạn     
    Thương con, lo cho hạnh phúc của con, nên hầu hết  cha mẹ đều cầu toàn, nghĩa là ước mơ đủ thứ tốt đẹp cho con. Một đời hạnh phúc tràn đầy của con là ước mơ vĩ đại mãi mãi tồn tại trong lòng cha mẹ. Cũng vì ước mơ  ám ảnh, mà cha mẹ có thể quên đi khả năng giới hạn  của con mình. Có những giới hạn không thể vượt qua như những khó khăn bẩm sinh, chưa kể những giới hạn khách quan bên ngoài tuy có thể vượt qua, nhưng không luôn dễ. Quên đi những giới hạn này, cha mẹ có thể thay vì là động lực thúc đẩy con tiến thân, đã trở thành “phản lực” làm cho đời con thêm khổ vì bị o ép. Tinh tế nhìn ra và can đảm chấp nhận khả năng giới hạn của con chính là giúp con thực hiện tốt nhất tương lai hạnh phúc của chúng, vì được đứng vào vị thế xứng hợp trong xã hội chính là yếu tố quyết định phần lớn hạnh phúc tương lai. Đừng lấy một khuôn mẫu cho tất cả các con, nhưng mỗi đứa là một thế giới riêng, một kho tàng khác biệt đòi cha mẹ tôn trọng và hướng từng đứa đến những chọn lựa khác nhau trước một ngày mai hạnh phúc. Dễ dãi đồng hóa và cực đoan o ép tất cả vào một khuôn khổ là phá hoại tương lai của tất cả.     
3. Thiện chí của con cái     
    Cha mẹ lo lắng tương lai cho con, nhưng nếu con  không cộng tác, nghia la thiếu thiện chí, thì nỗ lực của cha mẹ cũng trở thành vô ích. Thiện chí của con rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tìm kiếm một  tương lai. Những đứa con chỉ lo chơi bời, lêu lổng, bia  rượu, nghiện hút thì cha mẹ có sống mãi để “lo lắng” cũng không thể xây dựng cho chúng cuộc đời hạnh phúc,      vì hạnh phúc là kết quả của nỗ lực phấn đấu cá nhân hơn là những đóng góp của người khác.    
4. Kiên trì phấn đấu bên con     
    Nếu thiện chí của con cần thiết, thì bên cạnh thiện chí ấy vẫn cần đến sự kiên trì phấn đấu cho hạnh phúc của con nơi cha mẹ, bởi có nhiều cha mẹ không đủ kiên nhẫn để “ở lại” với con, không đủ hy sinh để đi với con, không đủ gan lì để cùng con chịu đựng. Chính vì thế, phấn đấu cho hạnh phúc của con dễ bị tuột dốc khi cha mẹ ngao ngán, mệt mỏi vì thời gian, và vì nhiều thử thách khác. Không kiên trì phấn đấu bên con vì tương lai của con, cha mẹ sẽ không còn là thành trì, núi đá, bến bờ, mái ấm và nguồn hy vọng cho con, mà đường đời con  đi thì nhiều thách đố vất vả, nhiều gian truân nhọc mệt. Vắng dáng mẹ cha như nguồn hy vọng, hỏi làm sao chân con đủ sức bước tới tương lai? Có nhiều lý do đưa đến tình trạng cha mẹ ngao ngán, do dự tiếp tục phấn đấu cho tương lai của con:     
  • Vì tuổi đời chồng chất quá nhiều thất bại làm cha mẹ mất tự tin.    
  • Vì những hoàn cảnh mới không như ý như ly dị, làm ăn thua lỗ.
 • Vì con quá ỷ lại, lười biếng, tầm gửi, vô trách nhiệm, vô ý thức.     
  • Vì tình yêu con xuống cấp. 
   Lý do sau cùng “vì tình yêu con xuống cấp” là điều đáng ngại nhất. Đáng ngại vì khi cha mẹ bớt thương con  chính là lúc con lao mình vào bất hạnh, vì bớt thương hay không còn thương, ranh giới rất mong manh, khó  phân biệt. Con sẽ tủi thân, dù con hoang đang, khốn nạn đến đâu, khi biết cha mẹ không còn thương. Tâm trạng tủi thân sẽ đưa đến hận thù số phận, nhưng số phận sẽ không phải nhọc nhằn mang nặng, nếu đã không bị sinh ra làm người bởi cha mẹ…      Thế là cha mẹ từ nay đứng vào chỗ của “thủ phạm” đã gây nên tội ác “sinh ra một thân phận bất hạnh”. Không ít thanh thiếu niên phạm pháp khi được hỏi: “Anh, chị buồn ai nhất trong đời?” đã không do dự trả lời: “Cha mẹ tôi, vì họ đã sinh ra tôi, mà không hỏi ý kiến tôi, để tôi phải sống một kiếp người cùng khổ, khốn nạn”. Câu trả lời của nhiều bạn trẻ đã như gáo nước lạnh tạt vào mặt cha mẹ. Nhưng rất tiếc, đó lại là sự thật, một sự thật luôn xuất hiện, phát sinh khi tình thương nơi cha mẹ xuống cấp đẩy con cái vào tang thương hận đời, hận người. Ở đây, chúng ta gặp hai mẫu cha mẹ “tiêu chuẩn”, đại diện cho hai chọn lựa, hai thái độ phát xuất từ hai  tình yêu hoàn toàn trái ngược:
a. Những cha mẹ lo lắng tương lai, hạnh phúc của con chỉ vì con     
     Đây là mẫu cha mẹ hoàn toàn vì con, và không mảy may vì mình. Các cha mẹ này không đặt vinh quang  riêng của mình vao thanh công của con, không gắn vinh dự của mình vao thanh quả của con, không trở thành áp lực tinh thần trên tương lai của con vì lợi ích của riêng mình, càng không đòi con phải “trả ơn cho cân xứng” với công ơn trời bể đã làm cho con. Các vị sẵn sàng rút lui vào bóng tối, tìm về lãng quên để con được hạnh phúc. Biết bao cha mẹ đã ngậm ngùi khóc thầm, hoặc khóc với nhau, mà con cái không hề biết, khi chấp nhận thêm nhiều hy sinh mới ở tuổi gìa neo đơn, yếu đuối, chỉ vì hạnh phúc gia đình của con trai mình với con dâu, hay con gái mình với con rể. Rất nhiều cha mẹ đã  nuốt ngược dòng lệ vào trong, và giữ mãi nụ cười mãn  nguyện, mặc dù lòng dạ nát tan để con mình được sống  hạnh phúc. Tình yêu nơi các cha mẹ nay la tình vô vị lợi, tình hoàn hảo, tình trọn vẹn, tình tuyệt vời mà chỉ có tình của Thượng Đế mới có đủ khả năng ôm trọn.     
     2. Những cha mẹ xây dựng hạnh phúc cho con, nhưng cũng là tìm kiếm vinh dự cho mình     
     Kiểu cha mẹ này không thiếu trong cuộc sống, khi  con cái như những người nhận ơn sẽ phải trả ơn bằng đem lại vinh dự, quyền lợi cho cha mẹ khi thành danh thành tài. Tuy không viết thành chữ, nói bằng “tuyên ngôn”, nhưng bằng bạc, hiểu ngầm một công thức “có đi có lại”. Cha mẹ “có đi” với con, nên con phải “có lại” với cha mẹ. Một trao đổi tình cảm, trao đổi công việc, trao đổi thành quả, trao đổi ơn nghĩa. Vẫn biết: Cha mẹ gia thì cần con cái, nhưng kiểu cần ở đây không đơn  thuần thuộc bổn phận tất nhiên của tình yêu, trái lại, nó là cái cần của trao đổi, cần của câu chuyện muôn thuở:  “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Bị rơi vào não trạng này, cha mẹ dễ sinh sự chê bai, trách móc con, nếu con không thành công như cha mẹ muốn; dễ tức giận, nguyền rủa, nếu con lơ la, làm thiệt  thòi công sức của cha mẹ; dễ cam ram kể công, kể tội, nếu con không thanh danh. Nhưng điều đáng buồn nhất, đó là đem vinh dự bản thân, vinh quang gia tộc làm mục đích, thay vì hạnh phúc của con mới thực sự là mục đích của mọi nỗ lực. Cũng vì não trạng quá “tôn sùng” những danh dự bên lề hạnh phúc của con, mà cha mẹ khó có thể chấp nhận giới hạn “rất người” của con. Chính vì thái độ cứng cỏi,  gần như ngoan cố không chấp nhận giới hạn và những tương đối của con, mà cha mẹ và con cái dễ rơi vào mâu  thuẫn căng thẳng. Như thế, nỗi lo của cha mẹ cho tương lai của con, cũng rất có thể bị biến thành nỗi lo cho vinh dự của chính cha mẹ. Cái tôi của cha mẹ trong những kỳ vọng ở con xem ra có phần nổi cộm, mà cha mẹ không thấy, hay không muốn thấy. Vì thế, nếu đặt vấn đề một cách  lương thiện, chưa chắc chúng ta dám quả quyết: Ước mơ hạnh phúc cho con là ước mơ thuần khiết, không bị “ô nhiễm” bởi những mục đích khác.    
     Khi ước mơ hạnh phúc cho con không còn thuần khiết, nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy:   
  • Tình yêu của cha mẹ không còn là tình vô điều  kiện, và đến cùng. Không “vô điều kiện”, vì ngoài hạnh phúc của con, cha mẹ nhắm thêm nhiều mục tiêu khác. Không “đến cùng”, vì cha mẹ sẽ buông lơi, thả lỏng, hay chấm dứt tình yêu giữa đường đời của con, nếu con không đem lại những điều cha mẹ muốn, ngoài hạnh phúc của con.      
  • Ơn gọi làm cha mẹ không còn mang tính mầu nhiệm, vì mục đích bị đóng khung trong thế giới hữu hình bởi những danh dự cá nhân, gia đình, gia tộc hay lợi lộc có thể “cân, đo, đong, đếm”. Mất tính mầu nhiệm, cha mẹ sẽ khó có thể yêu con tròn đầy,  khi con không thực hiện hết ước mơ cha mẹ ấp ủ.     
  • Những hệ lụy nặng nề, thảm khốc nhất, đó là con cái đã vô hình trung bị biến thành phương tiện thực hiện mục đích của cha mẹ.  Khi đề cập đến tương lai hạnh phúc của con cái, cha mẹ nào cũng đau đáu một nỗi lo: lo cho con học hành thành đạt, có chỗ đứng trong xã hội, có gia đình êm ấm, hòa thuận, con cái đầy đủ gái trai, đời sống sung túc… và nỗi lo ấy liên lỉ hiện diện suốt đời cha mẹ. Tuy thế, để nỗi lo không trở thành “ám ảnh bệnh hoạn”, cha mẹ cần xác định chỗ đứng và mức độ của lo lắng trong toàn cảnh của thân phận người có giới hạn, trong tương đối  của đời sống, cũng như xác suất của thành công với điều kiện xã hội. Và điều quan trọng nhất, đó là biến nỗi lo thành niềm hy vọng khi giúp con trở thành người có  trách nhiệm trên chính cuộc đời mình. Biến nỗi lo thành niềm hy vọng bằng xây dựng tinh thần trách nhiệm nơi con cái, cha mẹ thực sự đóng góp tích cực vào việc xây nền móng tương lai cho con. Trên nền móng trách nhiệm này, con cái thực hiện tốt đẹp cuộc sống hạnh phúc của mình, vì hạnh phúc trước hết là trạng thái tự do được bước đi trên chính đôi chân  mình. Đừng bao giờ quan niệm: Hạnh phúc là những gì có sẵn, va hai lòng với của cải, gia sản mình cho con, bởi tất cả những chuẩn bị vật chất ấy sẽ dừng lại  ở ngưỡng cửa hạnh phúc như những điều kiện tốt để  vào căn nhà hạnh phúc, trong khi chìa khóa để mở cửa  căn nhà hạnh phúc này, chính là trách nhiệm. Đào tạo những đứa con có trách nhiệm, biết trách nhiệm, dám trách nhiệm là đem lại hạnh phúc cho con, bởi trách nhiệm là nền tảng hạnh phúc vững chắc không gì có thể lay chuyển, bứng đi được. Thương con là căn tính của cha mẹ, lo lắng cho hạnh phúc của con, băn khoăn vì tương lai của con cũng nằm trong căn tính đó, nên không cha mẹ nào cảm thấy yên ổn khi con chưa có gì bảo đảm cuộc sống, chưa bước được trên đôi chân mình, chưa trưởng thành, lập thân.  Nỗi lo, niềm khắc khoải, băn khoăn ấy cứ nung nấu tâm can, và đời cha mẹ cứ ngay cang hao mòn đi như cây nến cháy lửa yêu thương. Thương con là căn tính, nên cũng là niềm vui của đời cha mẹ; bởi có thương mới có hạnh phúc, như nến có tiêu hao, mới tỏa sáng; có hao mòn mới ban lửa ấm áp; có cạn kiệt thân sáp mới nồng nàn, thiết tha. Ước mong trái tim cha mẹ đừng bao giờ mệt mỏi, đòi nghỉ hưu trước tình yêu dành cho con, bởi hạnh phúc lớn nhất của con la được cha mẹ yêu và đặt thành đối tượng thượng hạng ưu tiên.    
    Báo Tuổi Trẻ ngày 20/9/2014 trên trang 14 đăng bài “Lặng thầm tình mẹ” của Vũ Toan - Nguyễn Lê kể về người mẹ 73 tuổi nuôi đứa con tật nguyền 35 tuổi tên  Nguyễn Bá Cường: “Vừa bước vào ngõ của ngôi nhà cũ kỹ, chúng tôi đã thấy một bà cụ gầy guộc, lưng còng gặp bê rổ rau lụi cụi đi phía trước. Ba Vân mời chúng tôi vô nhà rồi nói: “Đi mót nắm rau vặt về nấu bữa trưa cho con”. Trên chiếc giường trong ngôi nhà, chàng trai tật nguyền Nguyễn Bá Cường đang nằm ngửa như một đứa trẻ. Tấm chăn mỏng đắp ngang phần bụng, và một phần đôi chân bé tẹo, cong cứng. Cường nhanh nhảu nở nụ cười chào khách làm nhô cái cằm đầy những sợi râu  gai góc trên gương mặt tuổi 35… Đã quá quen với nỗi buồn đau, ba Vân không bang hoang như chúng tôi đang chứng kiến một cảnh đời gian khó. Ba bảo: “Cường một  đời nằm ngửa, không gối kê đầu, vì kê la đau cổ; không lật đi lật lại được bởi hơi nghiêng người là đau buốt”. Tuy không được đến lớp ngay nao, nhưng Cường có năng khiếu thơ văn, nên thích làm thơ tặng mẹ, với dòng tâm sự rất dễ thương, xúc động: “Con có tội gì đâu/ mà không ngay đến lớp/ đã ba mươi tuổi đầu/Mẹ vẫn bê cơm đút/ Tuổi thơ con đâu mất/ Trong tận cùng nỗi đau/ Sao chân con không đủ/ để vững vàng bước mau?”. Và người viết xin được mạo muội chia sẻ, thay cho lời kết:  “Con chẳng có tội gì / Duy tội mẹ yêu con/ Đời con là đời mẹ/ Mãi bé bỏng mẹ yêu/”.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 13 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong13

TÊRÊSA, Hoa Hồng Tình Yêu bé nhỏ !


    
Thế kỷ 19 và 20 là hai thế kỷ nổi bật với nhiều cuộc cách mạng lớn:  cách mạng tư tưởng, học thuật, kỹ thuật, nghệ thuật, bên cạnh đó là cuộc cách mạng tình dục, tình yêu và cao trào giải phóng phụ nữ. Chính trong bối cảnh sóng gió và hầu như mất phương hướng của thế giới với qúa nhiều cuộc cách mạng, Têrêsa, như nụ hồng bé nhỏ xuất hiện, mang lại cho thế giới làn khí mới của tình yêu đích thực và hướng đi mới trên hành trình nên thánh.
    Chào đời ngày 2 tháng 1 năm 1873 và qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24, cái tuổi đẹp nhất của đời người, Têrêsa đã sống một cuộc đời được coi là rất bé nhỏ: 
- Là em út bé nhỏ của 8 anh chị : Marie (1860 -1940), Pauline (1861 -1951), Léonie (1863 -1941), Hélène (1864 -1970), Joseph - Louis (1866 - 1867), Joseph Jean- Baptiste (1867 - 1868), Céline (1896 - 1959), Mélanie -Thérèse (8/1870 - 10/1870)
- Sinh ra tại Alençon, thành phố nhỏ bé của nước Pháp
- Gửi gắm cuộc đời trong dòng kín ẩn mình ở phần đất thấp của thành phố bé nhỏ Lisieux.
- Chết bé nhỏ vô danh vì bệnh lao phổi, đến nỗi Mẹ Bề Trên phải bối rối thốt lên trong ngày an táng : "Têrêsa chẳng làm được việc gì khi còn sống, nên không biết phải nói gì về chị trong bài điếu văn".
   Nhưng thật kỳ diệu, khi thế giới khám phá ra : tất cả những nhỏ bé của Têrêsa đã che dấu một trái tim và một tình yêu vĩ đại; khi Giáo Hội tìm thấy một vị thánh lớn với con đường nên thánh rất bé nhỏ, một linh đạo tuyệt vời nơi một nữ tu đơn sơ, vô danh tiểu tốt mà  phần lớn đời tu là đau bệnh.
     Thực vậy, khi người ta say sưa làm cuộc cách mạng tình yêu mà không biết tình yêu là gì, giải phóng phụ nữ mà không biết phụ nữ là ai, bởi ngay từ đầu, vì cuồng nhiệt, đã lẫn lộn tình yêu với tình dục, để rồi chỉ cởi trói tình dục, mở cửa cho tình dục, tháo cương tình dục mà hoàn toàn bỏ quên tình yêu, đáng buồn hơn nữa khi tình yêu không những bị lãng quên, mà còn bị khước từ, tiêu diệt, và bị xử dụng như phương tiện phục vụ duy nhất tình dục.Thế giới từ hai thế kỷ trước đến nay là thế giới không ngớt nói về tình yêu, ca tụng tình yêu, vinh danh người phụ nữ, nhưng chính thế giới này lại đang làm ngạt thở tình yêu, bóp chết tình yêu và chà đạp, nghiền nát người phụ nữ hơn cả. Cứ xem những phim ảnh, trang mạng, sách báo dâm ô thì biết tình yêu đã chết từ  bao giờ và chỉ còn tình dục thống trị; cứ nhìn cảnh những người đàn bà bị đem bán làm đồ chơi tình dục, trẻ ẻm nữ bị bắt cóc làm gái trong các động mãi dâm thì biết thân phận người phụ nữ, nhân phẩm người đàn bà bị coi rẻ, khai thác cạn kiệt đến mức nào; cứ đọc qua những con số chóng mặt của thống kê  những phụ nữ buộc phải phá thai, bị bạo hành trong nhà ngoài đường, và tình trạng bất bình đẳng nam - nữ trong mọi lãnh vực thì biết quyền làm đàn bà bị tước đoạt đến cỡ nào. Và càng ngày người ta càng nhận ra tình yêu vắng bóng kéo theo sự mất mát, phá sản khủng khiếp của giá trị tình yêu và người phụ nữ trong xã hội.
    Têrêsa đã được Thiên Chúa gửi đến cho thế giới hôm nay như bông hồng rất lãng mạn của Thiên Chúa Tình Yêu trao tặng con người. Chính bông hồng tình yêu Têrêsa này đã trả lại cho con người  giá trị cao đẹp và ý nghiã đích thực của Tình Yêu, nhất là nâng cao phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội và trong Giáo Hội. Từ nay, Tình Yêu vốn gắn liền với người phụ nữ sẽ không còn bị coi là đồ phụ tùng tầm thường, phương tiện rẻ rúng, bánh vẽ hão huyền, chiêu trò bịp bợm, nhưng là Ơn Gọi, Của Lễ Hy Sinh mang về ơn Cứu Độ, và yếu tố quyết định giá trị của mọi việc làm:  
     Hoa hồng tình yêu Têrêsa  là một Ơn Gọi, nghiã là Tình Yêu không còn là một món ăn chơi, một kỹ năng thoả mãn bản năng, một trá hình che đậy ham muốn hạ đẳng, nhưng là một khao khát hướng về Thiên Chúa là  Chân - Thiện - Mỹ tuyệt đối, mà chỉ Tình Yêu mới có thể đạt được. Tình Yêu là Ơn Gọi, khi Tình Yêu hướng đến chính Thiên Chúa là Tình Yêu, khao khát Thiên Chúa là Tình Yêu và kết hiệp trong Tình Yêu là chính Thiên Chúa. Ơn  Gọi vì ở đó có tiếng gọi, có tiếng Thiên Chúa là Tình Yêu réo gọi con người đi vào Tình Yêu, đón nhận Tình Yêu, sống trong Tình yêu là chính Ngài. Tình Yêu từ nay không còn là tình yêu lép vế tình dục, tình yêu bị tình dục biến thành bung xung, lá chắn, tình yêu nô lệ của ham muốn xác thịt, nhưng là Tình Yêu Thiên Chúa:  tình yêu sáng tạo, tình yêu cứu độ, tình yêu ban sự sống, bình an. Ngoài tiếng gọi, trong Ơn Gọi còn có ơn sủng, là hồng ân của Thiên Chúa Ba Ngôi tràn trề trên người được gọi, để tình yêu có giới hạn của nhân loại được  tháp nhập, tan biến vào Thiên Chúa, là Tình Yêu vô hạn và rất thánh.
    Hoa hồng tình yêu Têrêsa là Tình Yêu cứu độ, bởi bông hồng bé nhỏ ấy từ nay không còn là bông hồng của bụi hồng mọc lên từ đất, nhưng được ươm trồng từ cạnh sườn Đức Giêsu trên thánh giá và lớn lên, nở hoa với đau khổ và cái chết cứu độ của Đức Giêsu. Chính từ nước và máu của cạnh sườn bị đâm thủng của Thiên Chúa chịu đóng đinh, mà bông hồng tình yêu Têrêsa được diễm phúc cùng Đức Giêsu  mang về ơn cứu độ cho các linh hồn. Vì thế, để được là bông hồng cứu độ, Têrêsa phải chấp nhận Thánh Giá, bởi không có Thánh Giá sẽ không có ơn cứu độ; vắng bóng Thánh Giá, sẽ chẳng tìm được ơn cứu sống; chối từ  cái chết ô nhục, tức tưởi  trên Thánh Giá, sẽ không bao giờ thấy ngày phục sinh huy hoàng của Tình Yêu "không gì lớn hơn  là chết cho người mình yêu". Thực vậy, Têrêsa đã ý thức Ơn Gọi của mình là Tình Yêu, nhưng là Tình Yêu hiệp thông đau khổ để được hiệp công cứu độ anh chị em mình với Đức Giêsu. Vì thế,  tình yêu ấy là tình yêu luôn mặn đắng Hy Sinh, và hoa hồng ấy không thể thiếu gai nhọn làm nhức nhối, khổ đau.   
    Hoa hồng tình yêu Têrêsa là Tình Yêu lớn trong việc nhỏ. Người đời có khuynh hướng làm những việc lớn, những sáng kiến hoành tráng, những công trình vĩ đại để tỏ tình với người mình yêu mến, kính trọng, mà từ chối những việc nhỏ bé thường ngày, bỏ quên những ân cần tế nhị trong sinh hoạt bình thường, và không thích làm những việc tỉ mỉ, vụn vặn, cỏn con của đời thường.
   Chính vì đi tìm những việc lớn, những chuyện quan trọng, những sự kiện ghi dấu ấn một thời, mà người ta đánh mất ý thức và thói quen yêu thương, chỉ vì trong đời thường, chuyện lớn, việc vĩ đại, sự kiện hoành tráng, biến cố lịch sử thì hiếm hoi, mà chuyện nhỏ, việc linh tinh, sự kiện bé tí teo thì vô số và nhan nhản trong nhà, ngoài phố, với gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp, hàng xóm, người thân kẻ lạ. Têrêsa đã hiểu được đòi hỏi của Tình Yêu đích thực là làm tất cả mọi việc, dù bé nhỏ đến đâu với một Tình Yêu lớn. Với Têrêsa, sẽ không có Tình Yêu nhỏ, việc nhỏ, bởi đã là Tình Yêu thì phải là tình yêu lớn, để có thể làm lớn tất cả mọi sự, mọi việc dù nhỏ to, lớn bé, quan trọng hay nhỏ nhặt, tầm thường. Giá trị từ nay không còn ở công việc, sự kiện, nhưng ở tình yêu, vì giá trị của sự kiện, việc làm sẽ được Tình Yêu lớn biến đổi.     
     Hoa hồng tình yêu Têrêsa là tình yêu trong trái tim Giáo Hội: Têrêsa vô cùng hạnh phúc khi khám phá chỗ đứng của mình khi chị viết trong nhật ký : "Con đã tìm ra chỗ đứng của con trong Giáo Hội. Chính Thiên Chúa đã cho con chỗ ấy. Trong trái tim Giáo Hội, con sẽ là Tình Yêu. Và như thế, con sẽ được là Tất Cả".
     Không còn có thể nghi ngờ tình yêu của Têrêsa dành cho Giáo Hội, một tình yêu tuyệt vời trọn vẹn và tha thiết. Với tình yêu, chị thánh muốn trở thành linh mục thừa sai, chịu tử đạo, bôn ba khắp tứ phương thiên hạ, từ khai thiên lập địa đến ngày tận thế để loan báo Tin Mừng Thiên Chúa yêu nhân loại.. Chị thánh không ngần ngại, sợ hãi, do dự bất cứ điều gì, trước bất cứ khó khăn nào, miễn được yêu Đức Giêsu và  Giáo Hội của Ngài đến tận cùng, bằng hết tình yêu và cuộc đời  mình. Yêu Giáo Hội là khao khát mãnh liệt, nóng bỏng, sôi sục trong trái tim chị thánh, và chính tình yêu này thôi thúc chị mỗi ngày trở nên Của Lễ hiến tế toàn thiêu trọn vẹn hơn trong đau đớn của thân xác bệnh hoạn và thử thách cam go, rướm máu của tâm hồn.     
     Lậy Chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu !
    Mừng lễ Chị thánh, chúng em xin Chị gửi cho chúng em những bông hồng tình yêu từ Trời, như Chị đã hứa  khi còn sống: "Tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống thế gian". Với những cánh hồng tình yêu bé bé xinh xinh của Chị, bọn em sẽ không phung phí, hủy hoại  tình yêu, nhưng biết noi gương Chị đón nhận Tình Yêu như Ơn Gọi và sống Ơn Gọi Tình yêu bằng chính sự sống của Đức Giêsu chịu đóng đinh, để tình yêu bé nhỏ trong Đức Giêsu trở nên ơn cứu sống, ơn chữa lành, ơn bình an cho tất cả mọi người. Cũng với tình yêu lớn trong mọi việc nhỏ, bọn em sẽ theo Chị len lỏi vào trái tim Giáo Hội để cư ngụ ở đó mà  yêu thương, phục vụ, như Thiên Chúa là Tình Yêu mời gọi.
Jorathe Nắng Tím       
    

TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

     
Kinh thánh cho chúng ta biết có ba tổng lãnh thiên thần điều khiển toàn thể các thiên thần hầu cận Thiên Chúa trên thiên đàng và làm những công tác được Thiên Chúa ủy thác giữa nhân loại trên trần gian . Các vị là thụ tạo được Thiên Chúa tạo dựng như con người và các thụ tạo khác, nhưng khác con người, các thiên thần không có xác, chỉ có hồn.

     Có ba tổng lãnh thiên thần :
    - Gabrien : tiếng Do Thái Gabar nghiã là mạnh mẽ, sức mạnh và El nghiã là Thiên Chúa. Gabriel là sức mạnh của Thiên Chúa ; cũng có nghiã : gần kề Thiên Chúa. Tổng lãnh thiên thần Gabriel là người ở gần Thiên Chúa, và là sức mạnh của Thiên Chúa. Gabriel là sứ thần của Thiên Chúa đuợc nhắc đến trong sách Danien 8,16. Cũng sứ thần này đã đến gặp ông Dacaria, cha của thánh Gioan Tẩy Giả khi ông đang dâng hương trong đền thờ để báo cho ông biết : “Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin : bà Elisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai và ông phải đặt tên cho con là Gioan. Ông sẽ được vui mừng hớn hở và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa” ( x. Lc 1,11-19). Cũng sứ thần Gabrien đã đến gặp Đức Trinh Nữ Maria trong buổi truyền tin : “Thưa bà Maria, xin Bà đừng sợ, vì Bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây, Bà sẽ sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chuá là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng của vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vị nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (x. Lc 1,26-38).
    - Raphaen : Bởi tiếng Do Thái Raphar nghiã là cứu chữa. Thiên Chúa cứu chữa là ý nghiã tên của tổng lãnh thiên thần Raphael. Sách Tôbia đã tường thuật chi tiết cuộc đối thoại giữa tổng lãnh thiên thần Raphael và cha con ông Tôbít: “Tôi sẽ tỏ cho ông và con ông biết tất cả sự thật, không giấu giếm chi. Tôi đã tỏ cho cha con ông biết rồi và đã nói : Giữ bí mật của vua là điều tốt đẹp, nhưng công trình của Thiên Chúa thì phải bầy tỏ để tôn vinh Người. Hãy biết rằng khi ông và cô Xara cầu nguyện, chính tôi đã tiến dâng những lời cầu nguyện đó lên trước nhan vinh hiển của Đức Chúa, để xin Chúa nhớ đến hai người ; tôi cũng làm như vậy khi ông chôn cất người chết. Và khi ông không ngại chỗi dậy, bỏ dở bữa ăn để đi chôn cất người chết, bấy giờ tôi được sai đến bên ông để thử thách ông. Thiên Chúa cũng sai tôi chữa lành cho ông và cô Xara, con dâu ông. Tôi đây là Raphaen, một trong bẩy thiên sứ luôn hầu cận và vào chầu trước nhan vinh hiển của Đức Chúa” (Tb 12,11-15).

    - Micaen : Tiếng Do Thái có nghiã : Ai bằng Thiên Chúa ?
Sách Danien viết: “Thời đó, Micaen sẽ đứng lên. Người là vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân ngươi. Đó là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, dân ngươi sẽ thoát nạn, nghiã là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa” (Đn 12,1).
    Sách Khải Huyền nói về tổng lãnh thiên thần Micaen: “Bấy giờ có giao chiến trên trời : thiên thần Micaen và các thiên thần của người giao chiến với con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma qủy hay Xatan, tên chuyên mê hoặc thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó..” (Kh 12,7-9). 
    Trong thư của thánh Giuđa, khi nói về lộng ngôn, thánh nhân đã viết: “Khi bàn cãi và tranh luận với qủy về thi hài của ông Môsê, ngay cả tổng lãnh thiên thần Micaen cũng không dám đưa ra một phán quyết nào phạm đến nó, mà chỉ nói : Xin Chúa trừng phạt ngươi ! Nhưng họ, họ lại nói phạm thượng đến những điều họ không biết” (Gđ  9-10).

     Mừng kính các tổng lãnh thiên thần, chúng ta không chỉ “mừng xuông cho có” , và “kính nhi viễn chi”, nhưng xác tín sứ vụ trung gian giữa Thiên Chúa và chúng ta khi các ngài là sứ thần của Thiên Chúa được sai đến gặp con người; đồng thời khẳng định sự gần gũi và đồng hành  ân cần, yêu thương của các ngài với chúng ta. Được  Thiên Chúa sai đến với con người, để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa với con người, các ngài luôn mang Thiên Chúa đến với con người, và chuyển tải hồng ân từ Trời xuống thế giới.
   Vì Thiên Chúa là Đấng toàn năng, sứ thần Gabrien đã được sai đến với sức mạnh của Thiên Chúa để thực hiện trên con người những việc mà con người không thể làm được, nhưng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).  Đức Maria đã sửng sốt thưa lại với sứ thần Gabrien: “Việc ấy xẩy ra thế nào được, vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng” (Lc 1,34), và sứ thần đã trấn an Trinh Nữ bằng sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35).
   Vì ThiênChúa là Đấng Cứu Chữa, sứ thần Raphaen đã được sai đến để cứu chữa ông Tôbít và Xara, con dâu ông, như lời xác quyết của Tôbia, chồng cô Xara khi thưa với Tôbít, cha mình: “Thưa cha, biết trả anh ấy bao nhiêu bây giờ ? Dù con có đưa cho anh ấy phân nửa những gì anh ấy đã mang về với con, con cũng không bị thiệt ! Anh ấy đã đưa con về mạnh khỏe, chữa cho vợ con, đem bạc về với con, và  đã chữa cha lành bệnh. Con phải trả thêm cho anh ấy bao nhiêu nữa ?” (Tb 12, 1-3). “Anh ấy” chính là sứ thần Raphaen của Thiên Chúa.
    Vì Thiên Chúa là Đấng chủ tạo trung tín, luôn giữ lời hứa yêu thương, che chở, bảo vệ các thụ tạo của Ngài, nên Micaen được sai đến bênh vực dân Thiên Chúa trong mọi cảnh huống ngặt nghèo, khó khăn, thử thách. Trong cuộc giao chiến với Luxiphe và bè lũ thiên thần phản loạn, nghiã là nhóm muốn hủy bỏ Giao Ước Yêu thương, Cứu Độ của Thiên Chúa với loài người, tổng lãnh thiên thần Micaen cùng các thiên thần trung tín đã chứng tỏ uy quyền và lòng trung tín của Thiên Chúa  đối với các thụ tạo, khi dẹp tan cuộc phản loạn.
    Như thế, với ba tổng lãnh thiên thần là những vị kề cận phụng sự bên nhan vinh hiển, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa của sức mạnh yêu thương, Thiên Chúa, Đấng cứu chữa, cứu độ, và Thiên Chúa trung tín với Lời Hứa bênh đỡ, bảo vệ dân Ngài. Với chúng ta, các thiên thần không chỉ là sứ thần của Thiên Chúa để loan báo tin vui, tin chữa lành, tin cứu độ, tin bình an, mà còn là đấng hộ thủ, bản mệnh với sứ vụ chỉ đạo, dẫn dắt, khuyến dụ, ủi an, nâng đỡ. Và hơn thế nữa, chính các ngài bầu cử và chuyển lời cầu xin của chúng ta lên trước nhan Thiên Chúa như tổng lãnh thiên thần Raphaen đã nói với ông Tôbít: “Hãy biết rằng khi ông và cô Xara cầu nguyện, chính tôi đã tiến dâng những lời cầu nguyện đó lên trước nhan vinh hiển của Đức Chúa, để xin Chúa nhớ đến hai người” (Tb 12, 12).
    Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con các thiên thần, và xin cho chúng con biết yêu mến, tri ân các ngài. Hơn ai hết, các ngài biết hạnh phúc thiên đàng lớn lao thế nào, và không ngừng mong ước, thúc bách, giúp đỡ chúng con đạt được hạnh phúc đời đời ấy bằng hiện diện yêu thương và đồng hành huấn dụ, nâng đỡ chúng con trên suốt hành trình dương thế.  
Jorathe Nắng Tím

Chương XI : CHA MẸ: NGUỒN HY VỌNG KHÔNG VƠI CẠN CỦA CON


    Đã làm người, không ai tránh được đau khổ, sầu buồn, tủi nhục : Không khổ vì nghèo, cũng khổ vì giàu; không đau vì bệnh cũng đau vì tình; không sầu riêng cũng sẽ sầu chung với người mình thương mến;   không buồn đời cũng sẽ buồn mình; không tủi thân cũng  phải tủi phận; không nhục vì nước mất nhà tan, cũng nhục vì sai trái, lỗi lầm của mình và người thân. Cuộc đời là bể khổ, nên mấy ai không lênh đênh, chới với, ngắc ngoải trong biển đời. Gia đình là thế giới cuộc đời thu nhỏ gồm ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt, họ hàng, cũng ngập đầy thử thách, khó khăn trong các tương quan… Chỉ trong thế giới nhỏ bé gia đình thôi, mỗi người cũng đã trải nghiệm thế nào là khổ đau, và sức nặng oằn vai của  gánh đời ô trọc. Trong những đau khổ, tủi nhục, bế tắc, mỗi người  tùy theo mức độ đều có một số kinh nghiệm chung như:
1. Đau khổ có sức tàn phá ghê gớm  
    Không ai dám thách thức đau khổ, hay coi thường sức phá hoại của đau khổ, vì đau khổ làm kiệt quệ thân  xác, sụp đổ tinh thần, đánh gục ý chí. Có biết bao người đã đầu hàng, và chôn đời vì không đủ sức vượt qua đau khổ, bởi sức tàn phá, hủy hoại của đau khổ thật kinh hoàng, ghê gớm.
2. Không hy vọng, không thể vượt qua đau khổ  
    Người ta giống nhau ở kiếp người đau khổ, nhưng khác nhau ở khả năng vượt qua đau khổ. Có người đầu hàng, và chết gục dưới sức nặng của đau khổ, nhưng cũng có người vượt qua đau khổ. Và người ta đều nhận ra sức mạnh để chiến thắng đau khổ chính là niềm hy vọng. Hy vọng đem lại nghị lực để chiến đấu, hy vọng giải thoát khỏi thất vọng, hy vọng là phao an toàn cứu sống, để người đau khổ bám víu, khi không còn gì. Như thế, con người không thể sống thiếu niềm hy vọng, vì hy vọng đem lại lẽ sống và sức sống cho con người trong những cơn giông của thử thách, những bão tố của nguy nan, những cuồng phong của thất bại.
    Nhưng hy vọng là gì, và hy vọng đến từ đâu? Hy vọng là niềm tin được đặt trên lời hứa của tình  yêu, như đôi nhân tình đặt hết hy vọng ở nhau, vì họ tin vào lời hứa “ăn đời ở kiếp” của nhau; như người vợ đặt  hết hy vọng ở chồng, vì tin ở lời chồng hứa sẽ trọn đời chung thủy; bạn bè hy vọng ở nhau vì tin vào lời hứa sống chết có nhau, mà không gì có thể lay chuyển. Lời hứa bảo đảm cho hy vọng, vì kỳ thực một khi đã gọi là hy vọng, thì chỉ còn hy vọng vào lời đoan hứa, thề  nguyền, bởi hy vọng thuộc về tương lai, mà bảo đảm cho tương lai thì chẳng sự gì có khả năng, ngoài lời hứa.  Nhưng để lời hứa là lời mang lại niềm hy vọng thì lời hứa phải xuất phát từ tình yêu, và nhắm đến hạnh phúc  của người được hứa. Vợ yêu chồng, nên mới hứa chung  thủy với chồng, chồng thương vợ mới đoan hứa một đời  son sắt. Vì thế, những lời hứa đe dọa xuất phát từ căm thù, ganh ghét sẽ không chuyển tải niềm hy vọng; những lời đoan nguyền bạo lực sẽ chỉ mang về lửa máu, chết chóc, tang thương. Chỉ duy nhất lời hứa xuất phát từ tình  yêu mới đem hy vọng cho người thất vọng, đem hy vọng   cho người đang chết đứng trước ngõ bí cuộc đời. Hy vọng là tin vào lời hứa phát xuất từ tình yêu, tin vào lời hứa của người yêu mình, tin vào sức mạnh của lời hứa được khai sinh và nuôi lớn từ trái tim yêu thương. Chính nhờ tình yêu mà lời hứa có năng lực cứu chữa, và trên nền tảng yêu thương, lời hứa có sức bật mạnh để cất cao niềm hy vọng.  Bên cạnh những lời hứa của tình yêu mang lại niềm  hy vọng đích thực, có những lời hứa giả hiệu đội lốt tình  yêu, và chỉ mang đến thất vọng, tuyệt vọng. Những lời   hứa phỉnh lừa, gạt gẫm, những lời hứa chiếm đoạt, lợi dụng, những lời hứa hời hợt, thời cơ, tất cả sẽ tạo nên những đám mây đen thất vọng, những vực thẳm tuyệt vọng, vì không có tình yêu, không nhắm hạnh phúc của người nhận lời hứa. Bao nhiêu trái tim đã bị đâm thủng, tan nát vì những lời hứa loại này, và vẫn còn nhiều thảm cảnh đau lòng vì niềm tin bị lừa dối kéo theo phá sản của niềm hy vọng. Con cái cũng là người, nên không tránh được những bước truân chuyên, những nỗi vất vả, những đắng đót cay chua, những bế tắc cách này cách khác trên đường đời dong duổi. Như con người đau khổ, con cái cũng khổ   đau, đồng thời cũng như mọi người, con cái có cha mẹ là qùa tặng vô cùng lớn lao của Thượng Đế để có niềm hy vọng khi lỡ bước đến gần bờ thất vọng. Khi sinh ra có cha có mẹ, như cánh tay yêu thương nối dài của Thượng Đế, con cái được chăm sóc, che chở, nuôi nấng, giáo dục, và có cha mẹ như nguồn hy vọng không bao giờ  vơi cạn.   Là hy vọng không bao giờ cạn của con, vì chính hiện diện của cha mẹ đã là lời hứa yêu thương, ơn gọi làm cha mẹ đã cho con một lời hứa “trọn đời con có tình cha   nghia mẹ”, tương quan cha mẹ - con cái đã suốt đời đậm  sâu dấu ấn “ơn nghia sinh thành”. Là hy vọng không bao giờ cạn, cha mẹ sẵn sàng có mặt với bàn tay nâng đỡ khi  con cần, ở bất cứ chân trời góc bể nào, và trong hoàn cảnh dù tang thương, ê chề đến đâu. Là hy vọng không bao giờ cạn của con, cha mẹ bất chấp danh dự, lời chê  tiếng khen của người đời, mà chỉ ưu tiên là bến đỗ cho con khi con lâm nạn, chốn ẩn náu của con khi con bị truy lùng, xua đuổi, vòng tay phụ mẫu nhân hậu khi con cô đơn, bị mọi người phụ bạc, ruồng rẫy, núi đá chở che của con khi con “thân tàn ma dại”, bơ vơ giữa chợ đời. Là hy vọng của con, cha mẹ quên mình bị giới hạn bởi không  gian, thời gian để chỉ mong được đồng hành với con từng phút giây, và ở mọi nơi dù xa xôi, cách trở, hiểm  nguy. Là hy vọng không bao giờ cạn, cha mẹ vui lòng tự nguyện trở nên tất cả cho con, dù phải hy sinh chính mạng sống mình. Sau cùng, là hy vọng không bao giờ  cạn, cha mẹ sống chết với tình yêu con đến cùng, nghia là đến tận cùng của thời gian, tận cùng không gian, tận   cùng của kiếp nhân sinh, tận cùng phận làm người, tận  cùng ơn gọi làm cha mẹ yêu thương. Như thế, hạnh phúc lớn nhất của con là có cha mẹ là  nguồn hy vọng không bao giờ vơi cạn, để khi nguy khó,  lúc buồn thương, khi cô quạnh, lúc thất vọng, khi sa cơ,  lúc khánh kiệt vẫn luôn có vòng tay ấm áp của tình mẹ,  và bàn tay chống đỡ hữu hiệu của cha. Nhưng để có được niềm hy vọng không bao giờ vơi  cạn, thiêng liêng, và bảo đảm này, cha mẹ phải trở thành Lời Hứa bảo đảm, Lời Hứa thánh thiện, Lời Hứa tuyệt  vời không bao giờ suy chuyển, biến thái.  Trở thành Lời Hứa, cha mẹ phải trung thành với ơn  gọi làm cha mẹ, kiên trì trước mọi thách đố, thử thách,  kể cả cám dỗ của đời cha mẹ, và nhất là kiên quyết mãi  mãi là tình yêu không vơi cạn của con cái. Sở di lời hứa   tình yêu đòi quả cảm, trung thành, vì cám dỗ đao ngũ, bỏ cuộc, đầu hàng, rút lui khỏi thiên chức làm cha mẹ  là chuyện vẫn xảy ra trong đời thường, khi mà khó khăn chồng chất, vất vả bủa vây, ngao ngán ngập đầy trên hành trình làm cha mẹ. Có những cha mẹ không những  không giữ lời hứa một đời thương con, mà còn hành hạ, trừ khử con như khử trừ một thứ dịch nguy hại, và tiêu diệt một kẻ thù không đội trời chung, và bất hạnh vẫn đè nặng trên phận làm con của những em bé không niềm  hy vọng, vì không được lời hứa yêu thương của cha mẹ bảo kê.  Một cách cụ thể, và sống động, cha mẹ phải sống chính niềm hy vọng của lời hứa yêu thương bằng:  
    • Luôn lạc quan, tin tưởng, nhất la khi con suy sụp,  gục ngã để la bờ vai vững chắc cho con nượng tựa. 
    • Luôn trân quý hy vọng của con, dù la một tia hy vọng rất yếu ớt còn sót lại nơi con, để con không   bao giờ rơi xuống vực sâu tuyệt vọng. Nhiều cha mẹ thay vì là niềm hy vọng đã chủ bại   biến thành người nhận chìm, dập tắt niềm hy vọng của con. Đó là một sự thật đau lòng, thường gặp trong đời sống gia đình. Như thế, hy vọng sẽ được hình thành khi cha mẹ trở thành Lời Hứa tình yêu của con cái, và trung thành với lời hứa ấy. Về phía con cái, hy vọng được thực hiện khi con đặt trọn niềm tin vào lời hứa của cha mẹ; bởi không thiếu những mầm hy vọng bị thui chột, chết yểu, vì con  cái không tin cha mẹ là lời hứa. Con không tin cha mẹ  là lời hứa tình yêu có thể vì ngạo mạn, kiêu căng, coi thường cha mẹ, khi đánh giá cha mẹ là những người lạc lậu, cổ hủ, không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thời   đại; có thể vì tình yêu dành cho cha mẹ không đủ nồng  nàn, do tính hời hợt, vô ơn, tự mãn, tự phụ; cũng có thể vì không phục cha mẹ trong một vài phương diện nào đó, hay mất hết lòng kính trọng cha mẹ, do đời sống luân lý không mấy tốt đẹp của cha mẹ. Như thế, để niềm hy vọng thực sự là hy vọng giải   thoát, hy vọng cứu sống, hy vọng thăng tiến, xây dựng, cả cha mẹ và con cái đều phải đáp ứng những điều kiện  căn bản về phía mình. Chúng ta có thể ghi nhận hiện tượng đánh mất niềm  hy vọng nơi nhiều người trẻ trong các gia đình hôm nay. Hiện tượng tự tử của trẻ vị thành niên phải chăng là lời tố cáo, hay tiếng kêu tuyệt vọng của những đứa con vô  phúc vì đã không tìm được nguồn hy vọng không bao giờ vơi cạn nơi cha mẹ. Có những em chưa sống đã ngao ngán cuộc sống, chân chưa bước vào đời đã chán chường đường đời. Các em chán, vì không tìm ra lẽ sống, mục đích cuộc sống; các em ngao ngán đời sống, vì đời sống nhàm chán, vô vị; các em buông thả đời sống, vì không biết đời mình nổi trôi về đâu.  Tựu trung tất cả đều bắt nguồn từ thiếu vắng niềm hy vọng, mà chỉ cha mẹ mới là nguồn vô biên, vô hạn.  Là nguồn hy vọng vô biên, cha mẹ không thể tự mình trở thành vô biên, nhưng phải tháp nhập hy vọng của  mình vào Nguồn của mọi nguồn, Hy Vọng của mọi hy  vọng; là hy vọng vô hạn, cha mẹ không thể tráo đổi hữu  hạn của phận người, nhưng phải hòa nhập hữu hạn vào Nguồn Vô Hạn; là hy vọng phát sinh từ tình yêu, cha mẹ   phải ghìm mình trong đại dương của Tình Yêu tuyệt đối, vô cùng, Nguồn của tất cả mọi tình yêu. Nhờ thế, nguồn yêu thương từ trái tim cha mẹ sẽ không bao giờ vơi để đem lại nguồn hy vọng cũng chẳng bao giờ cạn. Đó là lý   do khi yêu con như căn tính của mình, cha mẹ trở thành  nguồn hy vọng đích thực, và vô hạn cho con cái.  Cùng trong hành vi thiêng liêng của tháp nhập, “hữu hạn” của phận người nơi cha mẹ được Vô Hạn nâng đỡ,  “có cùng” của kiếp nhân sinh nơi cha mẹ được Vô Cùng trợ lực, “tương đối” của đời vô thường cha mẹ cưu mang được Tuyệt Đối che chở, và Lời Hứa tình yêu sẽ đi vào   cõi siêu nhiên, được mang chiều kích siêu nhiên, đồng  thời được đảm bảo vững chắc bởi Nguyên Lý siêu nhiên.
    Nhưng cũng vì nguồn hy vọng của cha mẹ không tự  thân vô hạn, không tự nhiên vô biên, không tự động vô cùng, mà phải tháp nhập vào Hy Vọng Tuyệt Đối vừa là Nguồn, vừa là Cùng Đích, nên hy vọng ấy có khả thể  biến thành thất vọng, có nguy cơ thoái hóa thành tuyệt vọng, có nhiều rủi ro xuống cấp, lung lay, chao đảo, nếu cha mẹ quên làm đầy nguồn hy vọng của mình bằng đón  nhận nguồn mạch đích thực của hy vọng. Quả thực, vì còn là người, nên niềm hy vọng của cha mẹ vẫn luôn bị đe dọa, mặc dù lúc nào trên vai cha mẹ cũng nặng trĩu một gánh trách nhiệm là nguồn hy vọng vô hạn cho con. Hy vọng ấy bị đe dọa yếu đi, không còn vô hạn, bởi cuộc sống lam cha mẹ có khi vất vả, khổ sở tưởng như không thể vượt qua; bởi điều kiện sống không có; bởi con cái quá ngang ngược, ngỗ nghịch, mãi không trưởng thành; bởi cha mẹ “bất lực” đanh bỏ quên trách  nhiệm giáo dục; bởi tâm lý không bình thường; nhất là  bởi thiếu niềm tin. Đúng vậy, thiếu niềm tin là cái thiếu tai hại, tàn phá nhất, vì hy vọng không thể đứng vững nếu thiếu niềm  tin: niềm tin ở mình, niềm tin ở người, niềm tin ở Đấng Toàn Năng.  Tin ở mình bằng nhận ra những giá trị, ơn gọi và chỗ đứng không thể thay thế của mình trong cuộc đời. Tin ở người, vì có người mới có mình, và nhờ người mà mình được là mình hơn, bởi sống là “sống với”. Tin ở Đấng Tối Cao là chủ tạo để niềm tin nhân loại không tan biến theo vật chất, và dừng lại ở thời gian, nhưng vượt  không gian, thời gian để vươn đến Vô Cùng, Vô Hạn.  Đang khác, niềm tin nơi con người vốn giới hạn, nên  không ngừng bị thử thách, cám dỗ. Phải vượt qua ranh giới nhân loại để niềm tin đạt mức thánh thiêng, mầu  nhiệm như đảm bảo cho niềm hy vọng vốn mong manh, dòn mỏng của con người, bởi niềm tin có vững chắc,  niềm hy vọng mới bao la, trải rộng. 
    Tóm lại, trở nên nguồn hy vọng vô hạn cho con, cha mẹ mang trên vai tương lai của con, vì tương lai chính là niềm hy vọng. Không hy vọng, không tương lai nào được ươm trồng và phát triển. Và còn hơn cả tương lai, hy vọng còn là lẽ sống của đời người. Có ai đã sống đẹp đời mình mà không đẹp một niềm hy vọng? Có ai đã sống tròn đầy đời làm người, mà không sống trọn vẹn niềm hy vọng? Có ai đã thành công, thành nhân mà không bước đi trên đường hy vọng? Có ai đã vượt lên tầm thường, mà không trở nên phi thường khi ôm ấp hy vọng?  Hy vọng cho con người sống. Hy vọng cho thế giới sống, gia đình sống, và làm sống đời hạnh phúc của con.
Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 12 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong12