Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

NIỀM VUI TRONG CUỘC ĐỜI THÁNH TÊRÊSA

 

Mừng Lễ Kính Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu 01 tháng 10



Niềm vui là đặc tính của đời sống thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mà người ta đọc được trên từng trang Nhật Ký “Một Tâm Hồn” của chị thánh. Đó là  niềm vui xuất phát từ Nguồn Vui là Thiên Chúa, là hoa trái của Phó Thác, Tin Tưởng, là hạnh phúc của con thơ trong vòng tay yêu thương của Cha nhân hậu. Với con đường thơ bé, thánh nữ đã cho chúng ta bí quyết để sống bình an trong niềm vui sâu lắng của  người môn đệ hoàn toàn thuộc về Đức Giêsu.

1.   Niềm vui là hoa trái của tinh thần Phó Thác :

Phó thác ở Cha trên trời là “cột sống” của linh đạo Têrêsa, mà suốt đời thánh nữ đã thực hiện. Tinh thần phó thác ấy được đặt trên nền tảng ý thức về mình và sống như mình là, nghiã là đón nhận những gì mình là, và những gì mình có như Hồng Ân của Cha trên trời thương ban, mà không ganh tị với người hơn mình, không khinh khi người thua kém mình, nhất là không quy chiếu bất cứ thành qủa, giá trị nào do mình làm vào “cái tôi” bất toàn, nhiều giới hạn, luôn cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa và anh em.

Ý thức về thân phận của mình cũng là ý thức về Tình Yêu bao la, cao cả của Thiên Chúa, nên càng biết “đón nhận mình như mình là”, người môn đệ Đức Giêsu, như thánh nữ Têrêsa càng thiết tha yêu mến Thiên Chúa, “Đấng đã làm những việc kỳ diệu trên tôi tớ hèn mọn của Ngài”. Và đây chính là gốc rễ của niềm vui trong tâm hồn như thánh nữ đã viết : “Nếu con không luôn sẵn sàng phó thác vào Thánh Ý Chúa, và luôn bị xao động bởi những tình cảm vui, buồn không ngừng nối tiếp nhau, thì tâm hồn con lúc nào cũng muộn phiền, ủ dột đến độ không còn có thể chịu đựng được những thử thách hằng ngày của Tình Yêu”    

2.   Niềm vui là hoa trái của Tình Yêu hy sinh :

Như ơn Bình An của Đức Giêsu đã chỉ được thực sự ban cho các môn đệ, sau khi Ngài đã chịu khổ hình, chịu chết và sống lại, bởi bình an đích thực, cũng là niềm vui bắt nguồn từ Thiên Chúa phải là hoa trái của tình yêu hy sinh, phải là kết qủa của tình yêu xóa mình, hiến mình vì hạnh phúc của người khác, nên sẽ không có niềm vui đích thực của Đức Giêsu phục sinh, nếu đã không cùng chịu khổ và chết với Ngài vì tha nhân, cũng như không có tình yêu đích thực như tình yêu của Thiên Chúa yêu nhân loại nếu thiếu hy sinh vì yêu thương đồng loại.

Vì thế, chỉ với tình yêu hy sinh vì người khác trong mọi thử thách của cuộc sống hằng ngày, từ việc nhỏ đến việc lớn, trong lời nói, việc làm, với Bề Trên và bề ngang, bề dưới, lúc “cơm lành canh ngọt” cũng như khi phải “ngậm đắng nuốt cay”, người đi theo Đức Giêsu mới nếm được sự dịu ngọt của tình yêu hiến mình ; mới cảm được “ách Ta êm ái, và gánh Ta nhẹ nhàng” khi mang những Thánh Giá đủ kích cỡ Thiên Chúa đặt trên vai ; mới có thể hiệp nhất và trở nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu chịu đóng đinh cho hạnh phúc của anh em mình. 

Để vượt qua những thử thách hằng ngày trong đời sống cộng đoàn luôn nhiêu khê,  nhiều phức tạp, và đòi  liên lỷ hy sinh quên mình, Thánh nữ Têrêsa đã sống hết tình từng giây phút của đời tu với bí quyết của Tình Yêu đó là làm mọi “việc nhỏ với Tình Yêu lớn”, như cuộc đời tuy ngắn ngủi với hai mươi bốn năm sống ẩn mình trong dòng kín, nhưng luôn tha thiết, nồng nàn với Tình Yêu vượt không gian, thời gian khi khao khát được đến tận chân trời góc bể của mọi thời để loan báo cho muôn dân Tin Mừng : Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc họ.

3.      Niềm vui là hoa trái của Tha Thứ :

Tâm hồn hạnh phúc, trái tim tràn ngập niềm vui chỉ có ở người biết sống bình an với chính mình, bình an với tha nhân và bình an với Thiên Chúa.

Sống bình an với mình khi biết tha thứ cho những thiếu sót, bất toàn, yếu đuối, thất bại của chính mình, mà không bao giờ nguyền rủa mình, và buông xuôi, đầu hàng cuộc sống là Hông Ân của Thiên Chúa, như thánh Têrêsa đã viết trong ngày Rước Lễ lần đầu : “Con sẽ không bao giờ nản chí, thất vọng”, bởi ý thức những giới hạn của mình, và bình an với mình, đó là đức tính anh hùng trong đời sống thường ngày, và “ơn bình an với chính mình” ấy chính là hoa trái của sự phó thác vào Thiên Chúa, mà chỉ Chúa Thánh Thần mới ban được cho những ai mở lòng đón nhận Ngài.

Sống bình an với mình chưa đủ, người Kitô hữu còn được mời gọi sống bình an với anh chị em của mình, với Giáo Hội, với cộng đoàn.

Sau cùng, chúng ta còn cần sống bình an với Thiên Chúa, nghiã là hài lòng với hình hài đã được Thiên Chúa dựng nên ; hài lòng với cha mẹ, gia đình, gia tộc, quê hương đất nước mà Thiên Chúa đã đặt mình vào ; hài lòng với hoàn cảnh của thế giới trong đó Thiên Chúa sai  đến phục vụ.

Nhưng để có được ơn Bình An với mình, với tha nhân và với Thiên Chúa, chúng ta phải khởi đi từ đòi hòi Tha Thứ là cao điểm của Tình Yêu, bởi chỉ có Tha Thứ, chúng ta mới có bình an là nguồn của niềm vui đích thực từ Thiên Chúa, như Đức Giêsu, trong kinh Lậy Cha đã dậy chúng ta tiên vàn hãy tha thứ để được thứ tha : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, bởi không tha thứ, ơn bình an của Đức Giêsu phục sinh là nguồn vui đích thực sẽ không bao giờ “có cửa” để đến và cư ngụ trong tâm hồn người môn đệ.

Xin Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu làm mưa Hoa Hồng trên chúng con để chúng con được cùng toàn thể Dân Chúa hát lên : “Con sẽ bước tới bàn thờ Chúa Trời, Nguồn Vui của hồn con”.

Jorathe Nắng Tím  

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

VƯỜN NHO GIÁO HỘI

 

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm A


Vườn nho là hình ảnh của Ítraen, dân riêng của Thiên Chúa Giavê trong Cựu Ước, cũng là hình ảnh của Giáo Hội Đức Giêsu trong Tân Ước, vườn nho mà người chủ vườn là Thiên Chúa hằng say mê, trân qúy, “đem giống nho qúy về trồng… và những mong nó sinh trái tốt” (Is 5,2).

Qủa thực, ông chủ vườn nho rất hạnh phúc với vườn nho của mình và hãnh diện nói với mọi người : “Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?” (Is 5,4). Và tương quan gắn bó mật thiết giữa ông chủ và vườn nho chính là hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài, như ngôn sứ Isaia đã qủa quyết : “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là nhà Ítraen đó ; cây nho Chúa mến yêu qúy chuộng ấy chính là người xứ Giuđa” (Is 5,7). Nhưng rồi, chính “vườn nho - dân riêng” ấy đã làm thất vọng ông chủ của mình khi sinh ra “những trái nho dại” do làm những điều bất chính (x. Is 5,2.7).    

Tin Mừng Mathêu cho chúng ta thấy : đứng trước những khước từ, tẩy chay, chống đối ngày càng dồn dập, và những âm mưu hãm hại, thủ đọan triệt hạ ngày càng bủa vây quyết liệt của người Do Thái được các Thượng tế, Kinh Sư và những người thuộc nhóm Pharisêu cực đoan dàn dựng, đạo diễn, Đức Giêsu đã không ngần ngại so sánh họ với bọn tá điền gian ác, bất trung đã bắt bớ, đánh đập, ném đá, giết chết những đầy tớ của chủ được sai đến gặp họ để thu hoa lợi trong vườn nho của ông, khi  mùa hái nho đến. Sau nhiều lần hành hung, hãm hại một số rất đông đầy tớ của chủ được sai đến, chủ quyết định sai chính đứa con thừa tự vô vàn yêu qúy của mình đến gặp đám tá điền hung dữ, với hy vọng họ sẽ không làm gì cậu. Nhưng ông chủ đã lầm, vừa thấy người con, bọn chúng bảo nhau : “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết qúach nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!. Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho và giết đi” (Mt 21, 38-39).

Thẳng thừng so sánh họ với bọn tá điền ác ôn, vô ơn, phản bội, Đức Giêsu chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Ngài còn nghiêm khắc bảo : “Tôi nói cho các ông hay : Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” vì thế “họ tìm cách bắt Người” (Mt 21,43.46).

Thực vậy, chương trình của Thiên Chúa là Ítraen, dân Chúa sẽ đón nhận Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, Đấng Thiên Chúa sai đến, Đấng mà các ngôn sứ đã loan báo từ bao đời trước, nhưng rất tiếc, Ítraen, dân riêng của Thiên Chúa đã không mở lòng đón nhận Ngài, bởi thế, Đức Giêsu, Con Một của Thiên Chúa, người con thừa kế được sai đến Vườn Nho - Dân Chúa đã bị hành hình, đóng đinh bởi chính dân Ngài. Và lời Kinh Thánh đã ứng nghiệm nơi Đức Giêsu : “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Tv 117,22-23).

Công trình kỳ diệu ấy là Giáo Hội được khai sinh, khi Đức Giêsu xây Giáo Hội  trên tảng đá Phêrô để làm thành một dân mới biết làm cho Vườn Nho đơm hoa kết trái, “biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” (Mt 21,43) ; là hạt cải vốn “là loại nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất ; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được” (Mt 13,32) ; là “thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời” ; là đại hội của những người “đã tới cùng vị Trung Gian giao ước mới” (Dt 12,22.24).   

Là “Vườn Nho mới” được Thiên Chúa làm giậu, xây tường và tiả cành, nhổ cỏ cho tươi thắm, Giáo Hội mang sứ mệnh loan báo Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đích thực và duy nhất của nhân loại được Chúa Cha sai đến, Đấng “đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11). Dầu vậy, Ngài vẫn yêu thương để “những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,11-12) trong Vườn Nho Giáo Hội của Ngài.

Jorathe Nắng Tím

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

TỪ VÂNG PHỤC LỀ LUẬT ĐẾN TIN VÀO ĐỨC GIÊSU

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm A


Tin Mừng Mátthêu ghi lại “dụ ngôn hai người con” được Đức Giêsu đặt thành câu hỏi : người con thứ nhất trả lời cha : “Con không muốn đi đâu!”, khi ông bảo cậu : “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho Cha”, nhưng sau đó, anh ta hối hận, nên lại đi ; còn người thứ hai nhanh nhẩu trả lời : “Thưa Cha, con đi ngay”, thì lại đổi ý không đi. Vậy “trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” (Mt 21,31).

Tin Mừng Chúa Nhật này tuy tiếp tục nói về vườn nho, nhưng không đặt vấn đề thời gian làm việc, lương bổng, và đặc biệt không gọi “người làm vườn nho” là “công nhân, người làm” nữa, nhưng gọi là “Con”, và trọng tâm của dụ ngôn chính là  hai người con được mời gọi đi làm vườn nho của Cha mình.

Chúng ta thấy cung giọng của Tin Mừng hôm nay hoàn toàn thay đổi khi tương quan Cha - Con, liên đới gia đình thay thế “thứ bậc” ông chủ - người làm công, lời mời thay cho lệnh, tự do thay “giao kèo, hợp đồng”, nên không còn cảnh kèo nhèo, phân bì, khiếu nại tiền công cuối ngày của đám thợ nghĩ mình bị chủ bóc lột, ăn chặn, xử ép bất công.

Hai người con được cha mời gọi đi làm vườn nho, và cả hai hoàn toàn tự do chấp thuận hay từ chối, toàn quyền quyết định đi hay không đi, và việc vào làm vườn nho không mang tính cách của một hình phạt, án khổ sai, hay công việc dành cho tôi tớ, nhưng là vinh dự chỉ dành cho con cái, và trách nhiệm đương nhiên của người thừa kế gia nghiệp.

Người con thứ nhất ban đầu không muốn đi đã thẳng thắn trả lời Cha : “Con không muốn”. Nhưng  anh suy nghĩ lại và hối hận, nên lại đi theo như ý muốn của Cha. Trái ngược với người thứ nhất, con thứ hai đã năng nổ ban đầu, nhưng rồi lại không đi.

Hình ảnh này ngôn sứ Êdêkien đã loan báo khi nói về người công chính và không công chính trong dân Ítraen : Các ngươi lại nói : “Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng”. Vậy hỡi nhà Ítraen hãy nghe đây : Phải chăng đưòng lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ed 18,25-27).

Ngôn sứ nhấn mạnh : đường lối của Thiên Chúa không sai, nhưng sai là do con người có tự do đã từ chối thực hiện đường lối thánh thiện, tốt đẹp của Thiên Chúa, như người Cha đã mời gọi cả hai con cùng vào vườn nho, nhưng quyết định vào hay không tùy thuộc lựa chọn và quyết định tự do của mỗi người.  

Đức Giêsu, trong Tin Mừng Mátthêu, khi đưa ra dụ ngôn “hai người con” đã không chỉ nói chung chung, nhưng trực diện và trực tiếp nói với những kinh sư, Pharisêu, và toàn thể giai cấp lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ cái sai của họ, vì họ không tin Ngài. Sở dĩ không tin Ngài, vì họ không thể dứt ra khỏi cơ cấu của truyền thống, không thể gỡ mình khỏi ràng buộc của cơ chế lề luật để tâm hồn  mở rộng đón nhận Tin Mừng, trái tim mở cửa đón tiếp Ngài là Đấng Thiên Chúa sai đến. Họ là những người “vị Lề Luật”, sùng bái, tôn thờ Lề Luật nên không ra khỏi não trạng vâng phục Lề Luật cách mù quáng, mà chỉ muốn ở lỳ trong “vòng chi ly, tỉ mỉ của Lề Luật”, nên đã không để Đức Giêsu dẫn vào con đường đức tin, khi từ chối tin Ngài là Con Thiên Chúa.

Chính vì khép kín, lại kiêu căng, ương ngạnh, họ vô tình đánh mất chỗ tốt nhất mang lại nhiều lợi nhuận nhất là chỗ của người có tội, chỗ của những người thu thuế gian tham, chỗ của những cô gái điếm buông thả, lăng loàn, chỗ của phường lưu manh, trộm cướp, nhưng tất cả những người tưởng  bị loại bỏ này đã không từ chối con đường Cứu Độ Thiên Chúa mở ra mời gọi, khi họ đặt niềm tin vào Đức Giêsu, như Đức Giêsu đã qủa quyết : “Tôi bảo thật các ông : những ngưòi thu thuế và những cô gái điếm  vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin” (Mt 21,31-32).

Như thế, then chốt của vấn đề, đáp án của nan đề là tin vào Đức Giêsu, Đấng là “Đường, Sự Thật và Sự Sống”, Đấng mà Gioan Tẩy Giả đã trân trọng loan báo và giới thiệu với đám đông : “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Và đó là ý muốn của Thiên Chúa, nên tin Đức Giêsu là Đấng xóa tội, tội lỗi của tội nhân sẽ được Máu Ngài  tẩy xóa, rửa sạch ; tin vào Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ nhân hậu, giầu lòng thương xót, thân phận yếu đuối, tội lụy, bất xứng của người có tội sẽ được thương xót, chữa lành. Cũng vậy, Nước Trời sẽ chỉ dành cho những ai đặt niềm tin vào Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ, nên bất cứ ai, dù tội lỗi nhưng tin vào Ngài chắc chắn sẽ được Ngài cứu độ, và ban phần thưởng thiên đàng.

Vâng, Đức Giêsu  luôn mời gọi chúng ta noi gương Ngài vâng phục trong Tình Yêu “cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cậy thập tự” để từ vâng phục, chúng ta đi đến đức tin, khi tin “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,8.11), bởi vâng phục mà thiếu tình yêu, dù là vâng phục Lề Luật, chúng ta sẽ như người con thứ hai nhanh nhẩu trả lời Cha “Con đi ngay”, nhưng lại không đi, vì chỉ vâng phục  trong Tình Yêu và với Tình Yêu, chúng ta mới đi đến cùng con đường Thiên Chúa muốn chúng ta đi, mới có thể  thực hiện Ý Muốn của Thiên Chúa khi tin vào Đức Giêsu và tuyên xưng Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.

Jorathe Nắng Tím 

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Lời Kết (Xin Chớ Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ)

 Chúng ta đang ở thời đại mà Satan trở nên trâng tráo đến tột độ. Satan hoạt động ráo riết và xem như đang dốc toàn lực để hủy diệt nhân loại. Ngày xưa Satan và bè lũ còn ẩn mình trong tội lỗi và lầm lạc của con người như Leviathan trong Cựu ước, nhưng ngày nay, chúng quậy phá theo cấp số nhân và ngang nhiên ngẩng cao đầu nghênh chiến trong những cơ cấu tội lỗi, tổ chức phản nghịch để hạ bệ Thiên Chúa, chống báng Giáo hội, bứng gốc con người.

Bạn hãy cùng tôi quan sát Satan đang cười ngạo nghễ trước phong trào nạo thai, phá thai của rất nhiều thiếu nữ còn đi học, và con số những thai nhi nhặt được trong thùng rác, trên hè phố, giữa phố chợ ngày càng nhiều và bình thường đến độ người ta không còn bận tâm, chú ý. Bạn cũng gặp Satan đi dạo thong thả, ra chiều thích thú trên con phố san sát những quán càphê ôm, massage kích dục, sạp báo khiêu dâm, tiệm bán các dụng cụ phục vụ nhu cầu tình dục. Satan cũng thường có mặt trong những cuộc biểu tình đòi quyền tự do sống thử, tự do phá thai, tự do ly dị, tự do hôn nhân đồng tính. Satan đang cười khoái trá trong quán nhậu, và vỗ tayđôm đốp khi người ta giết nhau nhanh chóng và dễ dàng như lột vỏ trái chuối. Trước mắt Satan, hai chàng bợm nhậu vừa đâm nhau lủng ruột chỉ vì một câu nói “vô thưởng vô phạt”.

Chưa bao giờ, chúng ta thấy sự dữ tràn lan và được thúc đẩy bởi những điều kiện xã hội như vậy. Sự dữ không còn cần che giấu, hay lén lút thực hiện trong bóng tối. Người ta không còn e ngại, ngượng ngùng khi làm điều xấu, điều ác, điều kinh tởm trước mặt người khác. Trái lại, sự dữ được cấu trúc thành cơ chế, tổ chức, đường hướng, kế hoạch quy mô, hiện đại. Sự dữ được trưng bày công khai, được phát tán thoải mái qua facebook, và bình luận, “comment” sôi nổi trên mạng; sự dữ được quay phim, trình chiếu, thực tập, bắt chước học đòi; sự dữ có mặt không thẹn thùng trong mọi lãnh vực đời sống, và được chấp nhận như sinh hoạt chính danh. Và nguy cơ cực lớn của xã hội hôm nay, chính là sự dữ đã không còn được coi là sự dữ trong tâm thức của con người thời đại.

Ngày xưa, ly dị là điều quái gở, nhưng thời nay, không ly dị mới là khờ khạo, “hai lúa”; thời trước có đời nào biết đến đồng tính, pê-đê, thế hệ sau này lại coi đồng tính là “mốt thời đại”; tham nhũng năm xưa bị coi là ung nhọt của xã hội, năm nay “ung nhọt” chẳng là gì so với “ung thư di căn”; ngày xưa đâm chém là chuyện hi hữu, tầy trời, ngày nay đâm chém trở thành “chuyện nhỏ”, thường ngày. Từ ngày xưa đến ngày nay, trên chuyến xe Sự Dữ với tốc độ chóng mặt do Satan cầm lái, thế giới loài người đã bị cuốn vào mênh mông tội lỗi, nhất là giới trẻ hầu như hoàn toàn không được trang bị để đối phó với sự thống trị chuyên chế của Satan.


Satan đang khống chế và sử dụng con người một cách hết sức tồi tệ, đốn mạt cho mục đích gian ác của hắn. Lấy con người để giết con người, dùng bàn tay con người để xử con người: Tay con giết cha, tay vợ chém chồng, tay nhân loại hành hung nhân loại. Thế kỷ XXI đã là chiến trường luân lý và thiêng liêng, ở đó, Satan đang cố sức định nghĩa lại sự sống, sự thật, tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, hạnh phúc, và bằng sức mạnh của hỏa ngục, Satan tích lũy thêm tội ác trong nhân loại, đồng thời vận dụng mọi thế cờ để nắm quyền kiểm soát toàn diện, và toàn bộ đời sống con người, từ hành vi sinh sản đến sự sống và sự chết. Trật tự thế giới mới mà Satan mong ước đang được xây trên chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tục hóa, mà bước đi của những chủ nghĩa này đang tạo thành cơn sóng thần dữ dội xô lấp tất cả những tốt đẹp của loài người, và tận diệt các linh hồn một cách hung ác chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Con người thời đại không còn biết mình là ai, ở trên đường đời mà không biết mình đi đâu, cũng không hiểu ý nghĩa đích thực của những giá trị nhân bản, và thiêng liêng, nhưng chỉ cắm đầu ngoan ngoãn nghe theo Satan để chống lại chính mình, và từ đó chống phá Thiên Chúa và tha nhân. Đây là cuộc chiến mà bên ngoài tưởng chỉ Thiên Chúa là đối tượng, nhưng thực ra là cuộc chiến của con người chống lại con người. Chiến thắng sẽ về phía Satan khi con người để hắn khống chế, bắt làm tay sai, và hậu quả không bao giờ thay đổi chính là bất hạnh của con người.

Thế giới hôm nay cũng là thế giới của nhiều hiểm hoạ mang tính tôn giáo: Những cuộc thanh trừng đẫm máu, những màn “giết sống” được quay phim cho cả thế giới phải rùng mình của tổ chức “Nhà Nước Hồi giáo IS tự xưng” đã khẳng định cơn khát máu người của Satan đã lên đến tột đỉnh. Hắn đang đạt đến mức tàn ác nhất khi xúi con người, không còn nhân danh con người, nhưng nhân danh Thiên Chúa để tiêu diệt con người. Đến được mức tàn ác này, Satan đang mường tượng một ngày mai sẽ toàn trị thế giới, sau khi đánh sụp Giáo hội của Đức Giêsu.

Nhưng đó là thực tế, thực trạng của thế giới đang bị Satan quậy phá, một thế giới ngày càng quên sự hiện diện yêu thương, và hoạt động cứu độ của Đức Giêsu, Đấng mà Satan phải bái chào, quy phục, vì Ngài là Thiên Chúa, đồng thời cũng là Đấng mà tất cả nhân loại nhờ Ngài mà được giải thoát khỏi quyền lực của Satan, bởi Ngài là Thiên Chúa làm người, ở giữa loài người, cứu độ mọi người. Ngài đến để cứu chữa, Ngài đến để giải thoát, Ngài đến để giải phóng tất cả chúng ta khỏi ách nô lệ của Satan, tội lỗi và hỏa ngục.

 

Rất có thể, tôi và bạn, cả hai chúng ta đều không đi thẳng người, mà phải còng lưng nhìn đất, do gánh nô lệ tội lỗi, và sức nặng của quyền lực Satan. Thời buổi “a còng @” mà, nên lưng còng, người cong cũng là chuyện bình thường!

Thế nhưng với Đức Giêsu, cái cong, cái còng của chúng ta không bình thường chút nào, vì đó là gông cùm, xiềng xích của ma quỷ trói buộc. Hơn ai hết, Ngài chạnh lòng thương, vì quả thực, chúng ta thật đáng thương, và Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi tay Satan và bè lũ, như đã cứu người phụ nữ lưng còng trong ngày Sabát:

“Ngày Sabát kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!”. Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.

Ông trưởng hội đường tức tối, vì Đức Giêsu đã chữa bệnh vào ngày Sabát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: “Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày Sabát!”. Chúa đáp: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày Sabát, ai trong các ngươi lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, là con cháu ông Ápraham, bị Satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sabát sao?”. Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng, vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện” (Lc 13,10-17).

Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ con, chính Chúa đã thấy người đàn bà bị quỷ làm cho lưng còng mười tám năm, và gọi bà đến gần Chúa, xin cho chúng con được phúc như bà, để suốt cuộc đời, giữa những đảo điên của tội lỗi, ngông cuồng của Satan, yếu đuối của chính mình vẫn được ở trong tầm nhìn yêu thương, cứu độ của Chúa. Và xin cho con tin tưởng: Chúa tuyệt đối toàn năng sẽ kịp thời can thiệp để cứu sống con, như đã bất chấp luật ngày Sabát của Môsê khi làm phép lạ chữa người đàn bà mười tám năm bị ma quỷ khống chế, vì Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới giải thoát con khỏi tai ương, cạm bẫy của địch thù. Con xin tạ ơn và ngợi khen Chúa, Đấng Cứu Độ con!

Trung Tâm Bác Ái, Phú Dòng 26.9.2014

                                             Jorathe Nắng Tím


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG TỐT LÀNH, NHÂN HẬU

 

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm A


Ngay từ buổi đầu tạo dựng, Thiên Chúa đã mặc khải Ngài là Đấng tốt lành và mọi việc Ngài làm, mọi thụ tạo Ngài dựng nên đều tốt đẹp. Riêng với con người, Ngài  dựng nên theo hình ảnh Ngài, chúc phúc  cho họ và ban cho họ quyền thống trị mặt đất (x. St 1,1-31).  

Dòng dã lịch sử nhân loại và lịch sử dân riêng Ítraen, Thiên Chúa không ngừng nói với con người và chứng tỏ : “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giầu tình thương. Chúa nhân ái với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên… Ai qụy ngã, Chúa đều nâng dậy, kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên” (Tv 144,8-9.14). Ngôn sứ Isaia còn công bố và nhắc nhở : “Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người còn ở kề bên. Kẻ gian ác hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với Đức Chúa, và Người sẽ xót thương” (Is 55,6-7).

Sự tốt lành, và lòng nhân hậu của Thiên Chúa tất nhiên vượt xa ý nghĩ của phàm nhân, vì “tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9). Chân lý này đã được chính Đức Giêsu làm sáng tỏ qua dụ ngôn “thợ làm vườn nho” trong Tin Mừng Matthêu:

1.   Thiên Chúa là Đấng tốt lành và nhân hậu, vì Ngài đón nhận tất cả mọi người,  không loại bỏ ai:

Đức Giêsu đã trình bày chân dung một ông chủ rất tốt lành “vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình, sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền” (Mt 20, 1-2). Thế rồi,” khoảng giờ thứ ba”, rồi “khoảng giờ thứ sáu”, cả khi chiều về, ông đều ra ngoài đường và thấy vẫn còn những người “ở không”, chưa được ai mướn. Ông chủ hỏi họ : “Sao các anh đứng suốt ngày ở đây, không làm gì hết vậy ? Họ đáp : “Vì không ai mướn chúng  tôi” (Mt 20,6-7). Và ông bảo tất cả  “Hãy đi vào vườn nho làm việc cho tôi !”, và với mỗi người, ông đều thoả thuận trả lương cho họ “hợp lẽ công bằng” (Mt 20,4).

Ông chủ là Thiên Chúa đã đích thân ra đường hầu như suốt ngày để mời gọi những người “ở không”, thất nghiệp vào vườn nho làm việc cho ông. Ông chủ thật tốt, vì không từ chối ai, dù trong số họ có những người chưa làm vườn nho bao giờ, tay nghề còn non nớt, cả những người sức khoẻ yếu kém, lý lịch nhân thân không bảo đảm. Bằng chứng là ông đã không đặt ra bất cứ điều kiện nào từ tuổi tác, sức khỏe, khả năng, cũng chẳng bắt ai phải xuất trình bằng cấp, hay giấy chứng nhận hạnh kiểm của phường xã, hoặc nhận xét của tổ trưởng, công an khu vực, nhưng cách chọn nhân viên, người làm của ông chủ rất hào phóng, dễ dàng, và hợp đồng lương bổng hậu hĩnh, rõ ràng, phân minh.

Qủa thực, sự tốt lành và nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện qua trái tim thương xót và đôi tay giang rộng của Ngài khi đón nhận tất cả mọi người vào vườn nho Nước Trời, không trừ ai, dù phần đông bất xứng, không đủ điều kiện.

2.   Thiên Chúa tốt lành và nhân hậu khi ban hồng ân dồi dào, chan chứa cho tất cả mọi người:

Thiên Chúa là ông chủ đã biểu hiện lòng tốt cách rất độc đáo, khi trả cho tất cả mọi người đã vào làm vườn nho cho ông số lương cao nhất của một ngày trọn, dù có người mới chỉ làm một giờ, vì được nhận vào muộn, ở “giờ thứ mười một”. Thấy thế, những người vào làm trước nhất tỏ thái độ bất mãn, và cằn nhằn ông chủ : “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt 20,12). 

Thực vậy, dụ ngôn “thợ làm vườn nho” đã đề cập và đề cao sự tốt lành và lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Trước những người tự cho mình xứng đáng, giỏi giang, đạo đức hơn người, và đang khiếu nại phần tốt nhất cho mình, Đức Giêsu muốn họ hiểu rằng lương bổng họ nhận, phần thưởng họ  lãnh đều không do tài cán, công lênh, đạo đức, phẩm hạnh của riêng họ, nhưng tất cả là hồng ân từ lòng tốt, và nhân hậu của Thiên Chúa, nên thái độ phải có chính là biết chấp nhận và đón nhận tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa, Đấng không gọi những người được  tuyển chọn là tôi tớ, kẻ ăn người làm, nhưng là Bạn Hữu  (x. Ga 15,15); Ngài cũng ân cần  căn dặn những ai đi theo Ngài: “Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,27), nên thái độ ghen tức khi thấy người khác nhận được hồng ân như mình, hoặc hơn mình là thái độ không xứng hợp ở người được Thiên Chúa gọi vào làm vườn nho cho Ngài.

Xin Chúa cho chúng con luôn xác tín lòng tốt và nhân hậu của Thiên Chúa hằng  bao phủ cuộc đời mỗi người chúng con, và đừng bao giờ lấy tư tưởng của con người để đo đạc tư tưởng của Thiên Chúa, lấy đường lối của phàm nhân để đo lường đường lối của Ngài, vì tư tưởng của Thiên Chúa thì vô cùng tốt lành, và đường lối của Ngài thì nhân hậu vô biên.

Là người cha tốt lành, nhân hậu, Thiên Chúa chỉ nghĩ và thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho chúng con là con cái của Ngài.  

Jorathe Nắng Tím

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Chương 7 : Đức Maria, Đấng đã đạp giập đầu Satan

Viết về ma quỷ, mà không tôn vinh Mẹ Maria là một sai lầm, và thiếu sót rất lớn, cũng như viết về Đức Giêsu mà bỏ quên Mẹ Ngài, hay về Giáo hội mà không tôn vinh Chúa Thánh Thần. Bởi Đức Maria là Người Nữ đối thủ của Satan đã được ghi trong sách Sáng thế: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và Người Nữ” (St 3,15). Lời tuyên án Satan của Thiên Chúa chính là phát súng lệnh khởi đầu cuộc chiến giữa ma quỷ và nhân loại được cứu rỗi.

Nhưng đâu là mối thù giữa Satan và Đức Maria, Người Nữ được Thiên Chúa tuyển chọn?

1.   Satan căm thù Đức Maria vì Mẹ đã phá tan kế hoạch thống trị thế giới của hắn

Satan, trong cái kiêu căng vô cùng vĩ đại và lố bịch của nó, đã muốn trở thành trung tâm của công cuộc sáng tạo. Vì thế, Satan đã phản nghịch Thiên Chúa, đòi trở thành Thiên Chúa. Sau khi bị trục xuất khỏi thiên đàng, Satan vẫn kiêu căng, ngạo mạn trong ý đồ trở thành trung tâm của lịch sử loài người, nên đã cám dỗ nguyên tổ loài người. Sự kiêu căng vô độ của Satan đã bị Thiên Chúa đạp đổ bằng công cuộc Nhập Thể để cứu độ loài người của Đức Giêsu. Satan từ nay miễn cưỡng nhận ra rằng: trung tâm của công cuộc tạo dựng, cũng như của lịch sử ơn cứu độ chính là Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, bởi “nhờ Người, mà muôn vật được tạo thành”, nhờ Người mà tất cả được giải thoát, trong Người, tất cả được giao hoà với Thiên Chúa. Satan cũng bị bắt buộc nhìn nhận sự thất bại thê thảm của hắn, khi Đức Giêsu nhập thể làm người trong thân xác con người.

Điều mà ma quỷ muốn lấy làm của riêng, chính là thân xác con người, vì thân xác sẽ trở nên dịp tội cho con người. Ma quỷ muốn sở hữu hóa thân xác mọi người để biến thành lãnh thổ thống trị của chúng. Vì thế, chúng cố dùng mọi thủ đoạn để cưỡng bức, khống chế, hãm hại thân xác con người, như phản ứng điên cuồng trước sự nhập thể, làm người trong thân xác con người của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Thân xác từ nay không còn là nô lệ, một thứ tồi tệ, dơ bẩn, nhưng được thánh hóa để trở thành Đền thờ của Chúa Ba Ngôi, cung diện của Thiên Chúa. Và Người Nữ đầu tiên đã được là Đền Thờ trong sạch, cao quý, xứng đáng của Thiên Chúa, khi cung lòng vô nhiễm của Bà đã sẵn sàng mở ra đón Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

Trước hết sự trinh trong, vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria, đặc ân mà Thiên Chúa dành cho Người Nữ khiêm nhường, trung tín như công cụ xứng đáng và tuyệt vời cho kế hoạch đời đời của Ngài đã làm Satan choáng váng, té nhào.

Hắn không ngờ trong thế gian có một Người Nữ hoàn hảo, tuyệt vời, yêu mến, vâng lời Thiên Chúa cách tuyệt đối, nhất là đã không hề chịu lệ thuộc quyền lực tăm tối của hắn, dù là một giây ngắn ngủi vì tội lỗi. Hắn chỉ cao ngạo nghĩ: đã là người tất sẽ phạm tội, sẽ kiêu căng, ngạo mạn, bất tuân phục như hắn.

Sự có mặt của Đức Maria trong nhiệm cuộc cứu độ, tuy đã được loan báo từ khởi thủy, nhưng cũng gây sốc lớn cho Satan và bè lũ khi Đức Maria thưa với thiên thần Gabriel lời Xin Vâng khiêm nhường, phó thác: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền” (Lc 1,38).

Quả thực, qua việc xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, Đức Maria đã trở thành kẻ thù số một của Satan kiêu căng và bè lũ ngạo mạn. Sự khiêm nhường, phó thác, tin yêu, và tuân phục Thiên Chúa của Đức Maria đã cho phép Đức Giêsu trở thành trung tâm của công cuộc Cứu Độ, qua việc nhập thể trong cung lòng Mẹ: “Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Satan hoàn toàn thất bại, và vương quốc của hắn hoàn toàn sụp đổ dưới chân của Người Nữ đã được tiên báo từ khởi thủy: “Người Nữ sẽ đạp giập đầu mi” (St 3,15).

Như thế, kế hoạch trở thành trung tâm của Tạo Dựng, kẻ thống trị thế giới của Satan đã bị phá vỡ, và hắn phải quay mặt đi khỏi Thiên Chúa, trở nên thụ tạo xa cách Ngài, và chịu hình phạt hỏa ngục đời đời.

Ở đây, chúng ta cần ghi nhận hai điểm nơi Đức Maria mà ma quỷ luôn tìm cách phá hủy, hay ít nhất là làm mu mờ:

a. Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội

Đây là đặc ân của Người Nữ được Thiên Chúa tuyển chọn từ đời đời để làm Đấng Đồng Công với Thiên Chúa trong nhiệm cuộc cứu độ. Là Đấng Vô Nhiễm, bởi Đức Maria không bao giờ bị tì vết bởi tội nguyên tổ, cũng như bởi tội riêng, vì ngài trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa, không bao giờ chịu khuất phục Satan, hay dưới trướng Satan. Trái lại, chính Người Nữ vô nhiễm nguyên tội này sẽ đạp giập đầu Satan, thủ lãnh của ma quỷ.

 

Satan rất căm tức Đức Maria vì ngài không bao giờ có tội, nghĩa là không bao giờ chịu ở dưới gông cùm của hắn. Đức Maria là người duy nhất đã không chịu ảnh hưởng của Satan, đã làm Satan và ma quỷ phát điên, phát cuồng vì căm tức, bởi ngài được đặc ân vô nhiễm nguyên tội.

Hãy nhìn danh sách những đòi hỏi, yêu sách của Satan và những phong trào phò Satan. Bạn sẽ thấy: đòi hỏi đầu tiên, yêu sách số một, chính là phế bỏ vai trò của Đức Maria trong công cuộc cứu độ, và lấy khỏi ngài danh hiệu, cũng như đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

b. Vai trò Mẹ Thiên Chúa và Đồng Công Cứu Chuộc

Ma quỷ rất căm tức Đức Maria vì ngài luôn có mặt với Đức Giêsu và năng động trong công cuộc cứu độ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Hơn ai hết, Đức Maria làm ma quỷ nổi khùng vì Mẹ không bao giờ rời xa Đức Giêsu, con Mẹ. Từ buổi Truyền Tin khi Ngôi Lời nhập thể trong cung lòng Mẹ, cho đến tận chân Thánh giá trên đồi Calvariô, Đức Maria luôn là Người Nữ kiên cường trong Đức Tin, nồng nàn trong Đức Mến, và bình an với lòng Trông Cậy.

Ma quỷ rất bực tức, khó chịu với Mẹ, vì Mẹ luôn yêu mến Đức Giêsu và làm ngược những gì ma quỷ làm: Ma quỷ kiêu căng, Mẹ khiêm tốn; ma quỷ ngang ngược, bất tuân, Mẹ ngoan ngùy, vâng phục; ma quỷ dối trá, xảo quyệt, Mẹ thật thà, trung thực; ma quỷ hung dữ, tàn bạo, Mẹ hiền hậu, nhân từ; ma quỷ hận thù, ghen ghét, Mẹ yêu thương, quảng đại; ma quỷ ích kỷ, hưởng thụ, Mẹ quên mình, hy sinh; ma quỷ tìm vinh quang mình, Mẹ tìm vinh quang Thiên Chúa; ma quỷ ghen tuông với con người, Mẹ đồng hành, chia sẻ, nâng đỡ, ủi an mọi người; ma quỷ săn lùng giết chết sự sống, Mẹ trân quý, giữ gìn và trao ban sự sống. Ở Mẹ có tất cả những gì của Thiên Chúa, trong khi ở ma quỷ, có tất cả những gì Thiên Chúa kinh tởm. Vì có Thiên Chúa, nên Mẹ chia sẻ trọn vẹn công việc của Thiên Chúa. Đó chính là ý nghĩa vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ trong chương trình cứu thế của Đức Giêsu, con Mẹ.

Cũng như tước hiệu và vinh quang “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Maria đã làm ma quỷ phẫn nộ, danh dự và vai trò làm Mẹ Đức Giêsu Thiên Chúa, và tước hiệu Đấng Đồng Công Cứu Chuộc cũng làm điên đảo Satan và bè lũ. Chúng không còn có thể chịu đựng được những cú đòn chí tử từ gót chân của Đức Maria, nên lồng lộn cắn gót chân Mẹ, và ra sức quậy phá những tâm hồn yêu mến, và tôn vinh Mẹ.

2.   Đức Maria là gương mẫu của người tín hữu trong trận chiến chống lại ma quỷ

      Đầu quân theo Đức Giêsu, cùng Đức Maria, Người Nữ đạp giập đầu Satan, chúng ta có gương sáng của một người tín hữu lý tưởng, tuyệt vời. Người Nữ ấy “mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1), vì ngài là thụ tạo hoàn toàn tinh tuyền, tốt đẹp, thánh thiện của Thiên Chúa, và Thiên Chúa phủ trên ngài mọi ơn thiêng cao quý, nhiệm lạ, như chính ngài đã thốt lên trong kinh Tán Tụng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh, chí tôn!” (Lc 1,49).

a. Mẹ là gương sáng của đời sống kết hiệp mật thiết trong tình yêu với Thiên Chúa

Không lúc nào Mẹ rời xa Đức Giêsu; không hoàn cảnh nào làm trái tim Mẹ ngưng hướng về Đức Giêsu; không thế lực nào ngăn cản được thiết tha, nồng nàn Mẹ dành cho Đức Giêsu; không uy quyền nào tách Mẹ ra khỏi đời Đức Giêsu, và đời Mẹ chính là đời Chúa, trái tim mẹ là trái tim Chúa, sự chết của Chúa làm hắt hiu lòng Mẹ, và hạnh phúc của Mẹ là sự phục sinh chiến thắng tội lỗi, Satan, hỏa ngục của Đức Giêsu, con Mẹ.

Ma quỷ khiếp sợ Mẹ vì Mẹ có Chúa từng phút giây, kết hiệp với Chúa trong mọi tình huống. Và vũ khí Mẹ dạy con cái phải có để chiến thắng ma quỷ là sống kết hiệp với Đức Giêsu, con yêu dấu của Mẹ.

b. Mẹ là gương lành sáng chói của đời bác ái, quên mình

Mẹ không nghĩ đến mình, mà nghĩ đến người khác trước mình. Vừa thụ thai, Mẹ đã nghĩ đến chuyện chia sẻ niềm vui với bà chị họ ở xa. Cũng mang thai mệt nhọc như chị họ, nhưng Mẹ hy sinh ở lại để giúp đỡ, chăm nom chị những ngày sinh nở (Lc 1,39-45). Ở tiệc cưới Cana, nhà đám hết rượu (Ga 2,1-10), Mẹ nghĩ đến chuyện cứu gia đình hai họ, và đôi tân hôn trong ngày hạnh phúc khỏi cảnh bế tắc, mất mặt vì mang tiếng “trùm Sò”: Đãi khách mà ti tiện, để hết rượu giữa buổi tiệc. Ngay cả những người không thương con Mẹ, những người hành hạ, bắt bớ, đánh đòn, đóng đinh con Mẹ trần truồng trên thập tự, Mẹ cũng rộng lượng tha thứ, và đồng tình với Đức Giêsu đang thều thào trên Thánh giá lời tha tội: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Cũng chính vì Mẹ bác ái, quên mình, mà Satan càng điên lên, bởi Bác Ái, yêu kẻ thù là khí giới kinh khủng nhất làm hoảng loạn Satan, và đánh sập nhanh chóng vương quyền của hắn.

c. Mẹ là gương mẫu tuyệt hảo của tình yêu Giáo hội

 

Hơn ai hết, Mẹ yêu mến Giáo hội của Đức Giêsu, con Mẹ, vì Mẹ đồng khai sinh Giáo hội với Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần. Suốt ba năm truyền giáo của Đức Giêsu, Mẹ luôn có mặt, đồng hành, chia sẻ, đồng công, nên Mẹ biết rõ, và yêu thương từng môn đệ của Đức Giêsu. Những khó khăn, thử thách, yếu đuối của các tông đồ, Mẹ đều chia sẻ, ủi an. Những nhiêu khê, rắc rối của Giáo hội thuở ban đầu, Mẹ đều biết, gánh vác, và đỡ nâng. Mẹ có mặt trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là sinh nhật của Giáo hội, vì Mẹ cùng Chúa Thánh Thần sinh ra Hội Thánh (Cv 2,1-4). Và trải dài suốt dòng lịch sử của Giáo hội, vai trò làm mẹ của Mẹ trong Giáo hội đã và mãi mãi không bao giờ có thể phai nhạt hay thay thế. Đó là lý do Giáo hội luôn yêu mến Mẹ và nhận Mẹ là Mẹ Giáo hội, Mẹ các giáo hữu.

Lại một lần nữa, Satan điên tiết vì Mẹ không bỏ rơi Giáo hội của con Mẹ, nhưng luôn có mặt để yêu thương, săn sóc, giữ gìn, chỉ bảo. Ma quỷ rất muốn đánh gục Giáo hội, vì bao lâu Giáo hội còn, bấy lâu vương quốc tối tăm, gian dối, hận thù của Satan không thể bành trướng.

Nhìn vào hoạt động của ma quỷ trong thế giới hôm nay, chúng ta nhận ra ngay: mục tiêu mà Satan và bè lũ liên lỉ và triệt để đặt vào tầm ngắm, chính là Giáo hội Công giáo; đồng thời những người đi theo ma quỷ luôn khởi đầu hành trình về Hỏa ngục của họ bằng những bước chân “chống phá Giáo hội, chỉ trích giáo huấn của Đức Giáo hoàng, phỉ báng các Đấng bản quyền, bôi bác những yếu đuối của những người thuộc về Giáo hội, xúi dục người khác lìa bỏ hàng ngũ tín hữu Công giáo”.

Quả thực, Giáo hội là thành trì Đức Tin tinh tuyền, là gia đình nhân loại có Đức Giêsu ở cùng, là Lời Hứa của Chúa Cha, là Hành Trình có Chúa Thánh Thần hướng dẫn, là mái ấm của Tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, là “Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em”, là thiên đàng chớm nở ngay dưới thế. Vì những lẽ đó, nên Satan và toàn thể lực lượng của Hỏa ngục không ngừng dồn sức tấn công, cố đánh sụp Giáo hội.

Tóm lại, Đức Maria đã là người Kitô hữu đầu tiên và tuyệt vời, lý tưởng. Không ai đã sống hoàn hảo đời Kitô hữu như Mẹ, không người nào đã theo sát, ở cùng Đức Giêsu như Mẹ, cũng không ai đã sống Tin mừng cách trọn vẹn như Mẹ. Vì thế, ma quỷ sợ Mẹ, run rẩy trước nhan thánh Mẹ, lẩn trốn dung nhan Mẹ, kinh hãi khi nghe danh thánh Mẹ. Ma quỷ sợ Mẹ, vì Mẹ giống Chúa Giêsu trong mọi sự. Đó là bí quyết để chiến thắng ma quỷ, mà Đức Maria dạy lại cho chúng ta, là con cái của Mẹ:

    Sống “đời có Chúa” bằng cầu nguyện,

    Sống Bác Ái, yêu thương.

     Hết lòng yêu mến và phục vụ Giáo hội.

Với ba vũ khí này, Satan và ma quỷ phải đầu hàng chúng ta vô điều kiện.

Cảm tạ Mẹ Maria đã là người Kitô hữu đầu tiên và tuyệt vời, để chúng con vui mừng, phấn khởi theo Mẹ hầu trở nên xứng đáng hơn với ơn gọi làm Kitô hữu: người có Chúa Kitô.

3.   Đức Maria, nguồn ủi an, trông cậy của các tín hữu trong trận chiến chống lại Satan

Trong trận chiến cam go, lâu dài này, cũng sẽ có lúc chúng ta mệt nhọc, lơ là, thiếu cảnh giác, để bị ma quỷ đánh bị thương; cũng sẽ không thiếu những phút chao đảo, hoang mang trước những cám dỗ đường mật, ngon ngọt của thần dữ; và tránh sao khỏi những khi hoàng hôn buông rơi, tơ lòng chùng xuống, và yếu đuối đua nhau nổi cộm trên từng phân ly da thịt; và khi đêm tối bao phủ, quyền lực Satan hoành hành, chúng ta sẽ như Phêrô chối Thầy, dù Thầy đã báo trước: “Đêm nay, khi gà chưa kịp gáy hai lần, thì con đã chối Thầy ba lần” (Mc 14,30), như các Tông đồ khác, mỗi người bỏ Thầy một kiểu (Mc 14,27), và cũng rất có thể như Giuđa phá sản niềm hy vọng ở tình Thầy xót thương đã để Satan cướp đi linh hồn mình (Ga 13,27), để lạnh lùng, vô cảm, vô ơn, phản phúc đi gặp các thượng tế đề nghị chỉ chỗ Thầy đang ở và nhận ba mươi đồng (Mt 26,14-16), như giá máu của chính ông, khi tuyệt vọng ra đi thắt cổ (Mt 27,3-10).

Đức Maria, mẹ Giáo hội, mẹ các tông đồ, mẹ các tín hữu vẫn luôn có mặt, đồng hành và ủi an, nâng đỡ. Mẹ có mặt để là nguồn cậy trông, hy vọng cho chúng ta trong cơn thử thách. Mẹ đứng đó bên Thánh giá Đức Giêsu (Ga 19,25), để nâng đỡ thánh giá cuộc đời của mỗi người. Hơn ai hết, Mẹ cần có mặt để giúp chúng ta chiến đấu chống lại Satan là kẻ thù của Mẹ và đối thủ của Chúa Giêsu, con Mẹ.

Hãy chạy lại Mẹ, Người Nữ được Thiên Chúa sủng ái, tuyển chọn. Hãy ở bên Mẹ, người mẹ nhân lành, hiền dịu, hay cứu giúp. Hãy bám chặt tay Mẹ, Nữ Vương thiên đàng, Mẹ Thiên Chúa. Và hãy nghe lời Mẹ dặn dò: Sám hối, trở về - Tôn sùng trái tim Mẹ - Lần chuỗi Mân Côi, vì Mẹ biết thế giới đang ở tình trạng nào, và phải làm gì để cứu thế giới, cứu chúng ta thoát khỏi quyền lực gian ác của Satan, ra khỏi kiếp nô lệ cho ma quỷ, và thoát khỏi hình phạt hỏa ngục đời đời mà Thiên Chúa dành cho ma quỷ và những kẻ đi theo chúng.


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Chương 6 : Sợ ma quỷ? Trừ quỷ

 

        I.          Ma quỷ rất đáng sợ

Đó là câu trả lời của các thánh, những người đã chiến thắng ma quỷ nhờ ơn Chúa, và cho chúng ta những kinh nghiệm chiến đấu để như các ngài chống trả, và chiến thắng Satan và bè lũ.

Trước hết, chúng ta phải sợ ma quỷ, vì:

1.   Ma quỷ xảo trá, gian ngoa, mưu mô, ác độc, ranh mãnh, cáo gian, bỏ vạ.

2.   Ma quỷ là loài thụ tạo thiêng liêng, nên biết chúng ta muốn gì, tìm gì, đợi chờ gì, điểm mạnh điểm yếu ra sao, sở trường sở đoản thế nào và vì thế, chúng biết đánh trúng tim đen, và gãi đúng chỗ ngứa của ta. Đó là lý do nhiều người khi có nhu cầu đều được chúng tìm đến đề nghị giúp đỡ. Chỉ khổ nỗi: Ở ma quỷ luôn có giá phải trả, những giá cắt cổ, giá xiềng xích, giá gông cùm, giá hỏa ngục, giá bất hạnh đời đời một khi mang nợ “ân nghĩa” với chúng.

3.   Ma quỷ khao khát sự diệt vong của con người, sự chết đời đời của các linh hồn, nên tích cực săn lùng, cám dỗ. Và vì quyền lực của chúng vẫn còn, lại dẻo miệng, khéo nói, nên chúng có thể thành công trong việc chiêu dụ con người, vì thế, tốt nhất là tìm cách xa lánh, tảng lờ chúng, đừng lân la thân thiện, cũng đừng ngập ngừng, không dứt khoát trước cám dỗ của chúng, vì chúng đủ thủ đoạn để chớp thời cơ, lật ngược thế cờ khi chúng ta phân vân, do dự “nghe hoặc không nghe chúng”.

Evà, nguyên tổ của chúng ta đã sa ngã cũng chỉ vì nấn ná đứng lại “tám” với Rắn độc - Satan

4.   Ma quỷ ngoài việc cám dỗ, còn có thể làm thân xác chúng ta đau đớn, như trường hợp cha thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ đạo Ars, cha Padre Piô, và nhiều vị thánh khác đã bị ma quỷ hành hạ thân xác. Hình thức hành hạ thân xác này không ảnh hưởng đến linh hồn. Chúng chỉ quậy phá để chúng ta khiếp sợ mà thần phục quyền lực của chúng.

Ma quỷ cũng có thể hoàn toàn chiếm trọn thể xác, chỉ thể xác thôi chứ không chiếm được linh hồn, khi nhập vào nạn nhân, dù nạn nhân không biết, cũng không đồng ý. Đó là hình thức quỷ nhập (demonic possession).

Bên cạnh hình thức quỷ nhập là quỷ ám (diabolic obsession), khi nạn nhân bị quằn quại trong những tư tưởng tuyệt vọng, cứ muốn tự tử, trí khôn ra đờ đẫn, tư tưởng không ngừng bị ám ảnh bởi những hình ảnh xấu xa và đe dọa. Người bị quỷ ám không thể tự giải thoát, nhưng cần được trừ khử bởi người khác với năng quyền trừ quỷ.

Ma quỷ còn có thể kiếm chuyện hành hạ con người. Nạn nhân không bị ám, không bị nhập, cũng không mất ý thức, hay nói nhảm, nhưng bị thiệt hại như đau bệnh, mất con cái, của cải, danh dự, chức vị, quyền hành, như trường hợp ông Gióp trong Cựu ước.

Ma quỷ có thể trêu chọc, làm cho sợ hãi, để phải cúng vái, tôn thờ chúng.

Sau cùng, người ta có thể rơi vào tình trạng bị ma quỷ điều khiển, nếu tự nguyện thần phục, phục vụ chúng. Hình thức thường thấy nhất là “cắt máu ăn thề” và hiến mình cho Satan.

Nhìn qua những việc làm xấu xa, tồi bại và ác độc ma quỷ có thể làm cho con người, chúng ta không thể không sợ chúng. Chúng ta sợ ma quỷ vì chúng là sự dữ, tai ương, bất hạnh. Sợ để phải tránh xa, không giao du, qua lại, hợp tác với chúng. Chúng ta sợ, vì chúng là tai hoạ cho ta, vì ở chúng chỉ là dối trá, lọc lừa, ghen tuông, thù oán. Cũng nhờ sợ, chúng ta không liều mình bén mảng đến gần sào huyệt, lãnh địa của chúng. Nhờ thế, chúng ta tránh được nhiều cạm bẫy nguy hiểm.

Nhưng bên cạnh cái sợ khôn ngoan vừa kể, còn một nỗi sợ cần phải tránh khác, đó là sợ ma quỷ làm hại, sợ ma quỷ quấy nhiễu, nên phải thỏa hiệp với chúng. Rất nhiều người, ngay cả người có đạo rất sợ ma quỷ căm phẫn và trả thù. Những người này sợ ma quỷ, vì thiếu đức tin. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải nhớ rằng: ma quỷ là sự dữ, nên chỉ gây sự dữ, nhưng khi sợ ma quỷ trả thù, mà chấp nhận thỏa hiệp với chúng, chúng ta đã minh nhiên từ bỏ Thiên Chúa.

Người ta thỏa hiệp với ma quỷ vì bị ám ảnh bởi ý nghĩ: Thế giới này toàn quỷ, và đâu đâu cũng có ma, nên tốt hơn hết là “có kiêng có lành”. Có kiêng ở đây là tin và thực hành những tục mê tín dị đoan, nặng hình thức sùng bái Satan và tỏ lòng khiếp sợ quyền lực ma quỷ. Các hình thức cúng sao cúng hạn, xin xăm bói quẻ, coi ngày chọn giờ và nhiều thực hành mang tính ngưỡng mộ, xin xỏ, tham vấn quyền lực của đêm tối đều là thỏa hiệp với Satan vì sợ hắn và bè lũ của hắn. Chúng ta cũng biết: Ma quỷ dùng mọi cách để lôi kéo các linh hồn đi theo và phụng sự, thờ lạy chúng. Vì thế, chúng có thể năn nỉ, ve vuốt, tán tỉnh, nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể đe dọa, tỏ ra tức giận, căm thù, côn đồ, thô lỗ cốt để chúng ta sợ mà thỏa hiệp, đi theo chúng.

Tóm lại, chúng ta sợ ma quỷ chính là tại chúng ta tự làm cho mình sợ, khi chúng ta gắn bó với tiền bạc, của cải, thú vui xác thịt, quyền lực, vinh quang, và sợ ma quỷ lấy mất “kho tàng thế gian” đó của ta. Để giữ được kho tàng hay hư mất này, chúng ta, vì sợ bị ma quỷ lấy đi, đã thỏa hiệp với chúng để tất cả được tồn tại. Chính chúng ta đã liên kết ma quỷ với những giá trị vật chất phù du, và trao cho ma quỷ cái mà chúng ta đang cần và tha thiết gắn bó, để rồi ma quỷ đã dùng chính những cái ta đang cần giữ làm vũ khí đe dọa, giết chết chúng ta. Nhưng trước khi xảy ra chết chóc, đe dọa, tự chúng ta đã run rẩy, sợ hãi chúng. Ngược lại, nếu chúng ta không màng chi đến những sự thế gian này vì Thiên Chúa, vì Nước Trời, vì Giáo hội và vì mọi người, bằng bám chặt vào Thánh giá Đức Gêsu, và hết lòng phụng sự Ngài thì ma quỷ sẽ chạy trốn, vì chúng không thể đến gần Thánh giá và không dám bén mảng lại gần Đức Giêsu.

II. Ma quỷ sợ chúng ta

Chúng ta khẳng định ma quỷ là loài đáng sợ, hiểu theo nghĩa, chúng không mang lại bất cứ một sự tốt đẹp, may lành, hạnh phúc thật và bền vững nào, nên lân la, chung đụng với chúng sẽ chỉ rước hoạ vào thân. Vì thế, chúng ta sợ: Sợ chúng là sự dữ, sợ chúng là cạm bẫy, sợ chúng là tai hoạ, đó là cái sợ khôn ngoan, cái sợ của người muốn tránh xa dịp tội, xa khỏi tội lỗi, cái sợ của con cái Thiên Chúa luôn nghe lời Thiên Chúa, và không để ma quỷ có cơ hội cám dỗ, lôi cuốn phản nghịch.

Cựu ước răn dạy: “Các ngươi không được hướng về tà thần” (Lv 29,4), nghĩa là không được mon men, tiếp cận với ma quỷ và những người thuộc về ma quỷ, cũng như công việc của chúng. Nói cách khác, chúng ta phải biết sợ lây nhiễm “chất quỷ” từ ma quỷ, và những người thuộc về ma quỷ. Nhờ sợ bị lây nhiễm, chúng ta không cho chúng cơ hội làm hại chúng ta, bằng cách tránh xa chúng bao nhiêu có thể. Đó là tránh dịp tội, bởi hầu hết chúng ta phạm tội vì trước đó đã tự nguyện tiếp cận dịp tội.

Như thế, chúng ta không sợ ma quỷ theo nghĩa sợ hãi, kinh sợ, nhưng sợ vì chúng ghê tởm, sợ vì chúng quá gớm ghiếc như sách Đệ Nhị Luật đã viết: “Tượng các tà thần của chúng, anh em phải bỏ vào lửa mà thiêu. Đừng ham muốn bạc vàng trên các tượng ấy, mà lấy cho mình, vì anh em sẽ bị mắc bẫy, vì đó là vật ghê tởm đối với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em. Anh em đừng đưa một vật ghê tởm vào nhà anh em, vì anh em sẽ trở thành của tru hiến như nó. Nhưng anh em phải kỵ nó, và ghê tởm nó” (Đnl 7,25-26). Chúng ta cũng phải ghê tởm ma quỷ như vậy và sợ phải ở giao lưu, ở gần chúng.

Khẳng định ý nghĩa của “sợ ma quỷ”, vì chúng là loài tồi tệ, xảo trá, thô bỉ, gớm ghiếc, chúng ta xác tín niềm tin của chúng ta nơi Thiên Chúa, Đấng là sức mạnh của chúng ta:

1. Chúng ta không sợ ma quỷ, vì có Thiên Chúa ở cùng

“Thầy sẽ cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20) là lời hứa của Đức Giêsu. Chính lời hứa ở với con người cho đến tận cùng thời gian của Đức Giêsu làm cho chúng ta không còn biết sợ ma quỷ, cũng như sợ bất cứ sự gì, bởi “dù sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).

Tình yêu Thiên Chúa, và tình chúng ta yêu Thiên Chúa bảo đảm hạnh phúc đời làm con Thiên Chúa của mỗi người. Và trong hạnh phúc của những đứa con được yêu thương, cưng chiều, chúng ta không sợ gì ma quỷ.

a. Thiên Chúa ở cùng chúng ta qua Lời Hứa của Ngài

Lời hứa: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và Người Nữ, giữa dòng dõi mi và dòng dõi Người Nữ. Người của dòng dõi ấy sẽ đạp giập đầu mi” (St 3,15) đã khai mở cuộc chiến giữa Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ loài người và Satan, và trong cuộc chiến này, Satan và bè lũ phải là kẻ bại trận. Chúng không thể thắng được Đức Giêsu và những ai tin theo Ngài, cũng như không thể làm lung lay, sụp đổ Hội Thánh của Đức Giêsu, vì chính Đức Giêsu đã long trọng đảm bảo sự trường tồn vĩnh cửu của Hội Thánh: “Phêrô, con là Đá, trên Đá này, Thầy xây Giáo hội của Thầy, và hỏa ngục sẽ không làm gì nổi”.

Chúng ta thừa nhận sức công phá của ma quỷ ngày đêm nhắm vào Giáo hội, những người thuộc về Giáo hội, và con người, vì chính Thiên Chúa đã cho biết: Rắn độc là Satan sẽ tìm cắn gót chân Người Nữ (St 3,15), và quỷ hỏa ngục sẽ nổi lên, lồng lộn chống phá bằng đủ cách đủ kiểu qua tay những người chấp thuận đi theo và làm việc cho chúng: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn và tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15,18-19). Đức Giêsu cũng cảnh báo các môn đệ: “Tên Thủ Lãnh thế gian đang đến, nhưng nó không làm gì được Thầy” (Ga 14,30). Thủ Lãnh thế gian chính là Satan. Nó đến và người ta xúm lại thờ lạy nó như thánh Gioan tông đồ đã viết về Satan: “Mọi người trên mặt đất sẽ thờ lạy nó” (Kh 13,8). Nhưng sự hiện diện cứu độ của Đức Giêsu với con người cho đến tận thế đã vô hiệu hóa tất cả cố gắng, và công việc của Satan.

b. Thiên Chúa ở cùng chúng ta qua sức mạnh của Ngài

Trên đường về đất hứa, dân Do thái đã dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa Giavê, và chính Ngài đã khẳng định với dân: Mọi chiến thắng đều do sức mạnh từ tay Thiên Chúa:

“Nghe đây, hỡi Ítraen! Hôm nay anh em sắp qua song Giođan để vào trục xuất những dân tộc lớn và mạnh hơn anh em. Hôm nay, anh em phải biết rằng: Chính Đức Chúa, Thiên Chúa sẽ đi qua trước mặt anh em như ngọn lửa thiêu; chính Người sẽ tiêu diệt chúng; chính Người sẽ hạ chúng xuống trước mặt anh em… Khi Đức Chúa trục xuất chúng cho khuất mắt anh em, thì anh em đừng bảo rằng: “Chính vì tôi công chính mà Đức Chúa đã đưa tôi vào chiếm hữu đất này”; thật ra chính vì các dân tộc ấy có tội mà Đức Chúa trục xuất chúng cho khuất mắt anh em, nên anh em phải biết rằng không phải vì anh em công chính mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em ban cho anh em miền đất tốt tươi ấy” (Đnl 9,1-6).

Đối với ma quỷ, Thiên Chúa ra lệnh, cấm đoán, trừng phạt, trừ khử (Mc 9,25), và chúng thất kinh trước uy nhan Ngài, hoặc “nài xin Ngài” (Mt 8,31).

Chúng ta phải làm sáng tỏ sức mạnh của Thiên Chúa trên ma quỷ. Ngài đã đánh bại Satan nhờ sự chết, phục sinh và giáo huấn của Ngài (Lc 11,20). Ngài đã trói buộc Satan (Mc 3,27), đã hạ bệ và tán phá vương quốc của chúng. Ngài cũng ban quyền trừ quỷ cho các môn đệ của Ngài (Mc 16,17).

Công đồng Vaticanô II nhắc lại cho chúng ta: “Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống thế gian mặc lấy xác phàm chúng ta, để nhờ Chúa Con, Ngài giải thoát nhân loại khỏi quyền lực tối tăm và Satan” (Ad Gentes số 3). “Chính Đức Giêsu đã chịu chết, và sống lại để bẻ gẫy xiềng xích của Ác Thần.” (Gaudium et Spes, số 2).

Vì thế, nếu dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, nếu có Thiên Chúa “chống lưng”, phù trợ, ai sẽ đánh bại được chúng ta, kể cả Satan và bè lũ, ngay cả khi chúng ta thấy mình yếu đuối, vì “Ơn Ta đủ cho con, vì sức mạnh của Ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr 12,8) để như Phaolô, chúng ta nói được rằng: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,9-10).

c. Thiên Chúa ở cùng chúng ta với Bình An của Ngài

Ma quỷ là một trong những lý do làm chúng ta lo sợ trong cuộc sống. Thường con người sợ sự dữ, tai ương, khổ đau, bất hạnh. Tương lai vô định cũng làm con người sợ, và trong xa xăm của tương lai đó phảng phất bóng dáng của sự chết. Sợ là đặc điểm của con người, và phần lớn bất hạnh của con người là do sợ những điều không đáng sợ, kinh hãi những chuyện vu vơ, mơ hồ, linh tinh, không đầu không đuôi.

Trong thực tế, người ta sợ rất nhiều sự, nhiều chuyện, nhiều người, và nỗi sợ ám ảnh một phần lớn qũy thời gian sống. Sợ làm hồi hộp, xao xuyến, và tâm hồn mất bình an. Không có bình an sẽ không có hạnh phúc, vì hạnh phúc đích thực chính là tự tại, thanh thản, thư thái của tâm hồn.

Đức Giêsu biết con người hay khiếp sợ, biết môn đệ dễ hoảng hốt, lo âu, nên đã không ngừng trấn an, căn dặn: “Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!” (Ga 14,27). Đừng xao xuyến trước những thử thách của thế gian; đừng sợ hãi trước những đe dọa của ma quỷ, nhưng tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Giêsu, Đấng đến để ban bình an cho mọi người: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban bình an của Thầy cho anh em, bình an mà thế gian không ban được” (Ga 14,27). Với ơn Bình An của Đức Giêsu, người môn đệ phấn khởi ra đi, đến cả những nơi khó khăn, nguy hiểm để loan báo Tin mừng Cứu Độ, và lòng họ lúc nào cũng vui mừng, vì niềm vui của họ không ai có thể lấy mất được (Ga 16,22).

2. Chúng ta không sợ ma quỷ vì “nhân danh Đức Giêsu” chúng ta trừ được quỷ

Có người giật mình thảng thốt: “Làm sao tôi trừ được quỷ?”; có người không tin chuyện “con người trừ quỷ” là thật. Nhưng điều làm người ta giật mình thảng thốt, điều người ta không tin là thật lại là điều thật trăm phần trăm, đáng tin ngàn phần trăm, có chứng cớ khả thi vạn phần trăm trong Tân ước:

“Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai lại, và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ” (Mc 6,7)… Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13).

Quyền trừ quỷ là quyền đầu tiên Đức Giêsu ban cho các tông đồ. Thánh Máccô nhắc lại một lần nữa ở phần cuối: “Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin thì sẽ bị kết án. Đây là dấu lạ đi theo những người có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhầm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16,15-18).

Qua Tin mừng Máccô, chúng ta có thể xác tín: Đức Giêsu không chỉ ban quyền trừ quỷ, trừ tà cho các tông đồ, mà còn ban cho tất cả những người có lòng tin ở Ngài. Lòng tin ở Đức Giêsu và nhân danh Đức Giêsu là điều kiện để trừ quỷ. Thực hiện hai điều kiện này, ma quỷ phải vâng lệnh chúng ta và ra khỏi nạn nhân bị chúng nhập vào. Thực tế và kinh nghiệm mục vụ đã chứng minh: Những người tin ở Đức Giêsu và nhân danh Ngài đều trừ được ma quỷ, tà thần ra khỏi những người bị chúng ám nhập.

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Giêsu đã đặt quyền trừ quỷ lên hàng đầu, trước cả quyền chữa bệnh, nói tiếng lạ… Điều này nói lên trừ quỷ là một đặc sủng được ban sớm nhất cho tất cả những ai tin ở Đức Giêsu, Thiên Chúa.

Tuy nhiên để làm tăng hiệu lực của quyền trừ quỷ được Đức Giêsu ban, Giáo hội lập ra phép trừ quỷ. Phép này được thi hành bởi Giám mục và bởi Linh mục được Giám mục, với nghi thức trừ quỷ của Giáo hội (Giáo luật số 1172 và 1167).

  đây, chúng ta cần dừng lại giây lát để đề cập vấn đề: Tại sao có chuyện bị ma quỷ ám, và nạn nhân bị quỷ ám là ai?

Như chúng ta đã trình bày ở các chương trên: Ma quỷ có thể nhập vào thân xác con người và làm khổ con người, nói cách khác, ma quỷ có quyền gây ra sự dữ cho con người, chỉ vì chúng còn giữ nguyên quyền năng của thiên thần, mặc dù chúng đã ra hư hỏng, phản nghịch Thiên Chúa. Sở dĩ Thiên Chúa cho phép ma quỷ gây nên sự dữ là vì Ngài đã tạo nên con người có tự do để lựa chọn lành - dữ, xấu - tốt, và đồng thời Ngài không bao giờ hủy bỏ các tạo vật của Ngài, dù chúng có bất trung, phản nghịch Ngài đến đâu, như trường hợp Luciphe và bè lũ là các thiên thần đồng phản nghịch.

Sự dữ do ma quỷ, vì bản chất của ma quỷ là sự dữ. Chúng gieo sự dữ trong loài người. Phần Thiên Chúa, Ngài chống lại sự dữ, nhưng không bó buộc can thiệp bắt ma quỷ dừng tay gây sự dữ, một phần vì ơn sủng của Ngài ban cho con người luôn đủ để họ chống lại ma quỷ và thoát khỏi sự dữ, nếu họ đến kín múc nơi Ngài; phần khác, Ngài muốn con người sử dụng tự do của mình để đến với Ngài hay theo ma quỷ. Điều này có nghĩa: những người sống trong ân sủng, những người cầu nguyện, sống bác ái rất khó có thể rơi vào cạm bẫy của ma quỷ, trong khi những người sống bê tha, nguội lạnh, thiếu đức tin chắc chắn sẽ là mồi ngon của ma quỷ.

Cũng có những trường hợp rất đặc biệt khi người bị qùy ám lại là người rất thánh thiện, đạo đức, như trường hợp cha Giovanni Calabria và Di Mary of Jesus crucified. Cả hai đều có những thời kỳ bị quỷ nhập, và trong thời gian bị quỷ nhập, các vị đã nói và làm những điều không phù hợp với sự thánh thiện của các ngài. Nhưng các ngài không hề có trách nhiệm và mang một lỗi nào, bởi vì chính ma quỷ đã hoàn toàn hành động qua thể xác của các ngài. Cả hai đã được Đức thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II phong thánh. Trường hợp hai vị cũng không khác thánh Gióp trong Cựu ước, chỉ khác thánh Gióp bị chúng gây thiệt hại, mà không xâm chiếm thân xác với hình thức ám nhập.

Vì thế, phải rất khôn ngoan khi nhận định mức độ trách nhiệm của nạn nhân bị quỷ ám, vì có thể, họ chẳng có trách nhiệm nào, khi đời sống của họ phù hợp với đức tin, và sự việc họ trở thành nạn nhân do ma quỷ ám cũng chỉ là một việc nằm trong ý muốn của Thiên Chúa.

 

Người bị quỷ ám thường có những triệu chứng sau:

    Đau đầu và đau bao tử.

   Mất khả năng nhạy cảm và học hành.

    Biết và hiểu tiếng lạ một cách hoàn hảo.

    Biết những việc xảy ra từ xa.

   Trả lời những câu hỏi hóc búa, khó khăn, vượt xa khả năng, và tuổi tác.

    Có một sức mạnh siêu phàm. Họ có thể bẻ gãy dễ dàng xiềng xích.

    Căm ghét những gì thánh thiêng.

    Bỏ cầu nguyện, bỏ nhà thờ, khinh mạn, bổ báng Giáo hội.

    Tâm trạng u buồn thống khổ, căng thẳng, mất ngủ và muốn chết

Trừ quỷ như đã nói là quyền Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người tin ở Chúa và nhân danh Ngài. Ở đây, người viết xin ghi lại những kinh nghiệm trừ quỷ của cha Gabrieli Amorth, người trừ quỷ nhiều kinh nghiệm trong cuốn “An exorcist tells his story”.

Theo cha G. Amorth,

1. Về Phía người bị quỷ ám

Ma quỷ thường gây những xáo trộn thể lý trên nạn nhân, và các bác sĩ không có thể chẩn bệnh một cách đích xác. Vì thế, nạn nhân thường chạy đến các thầy bùa, thầy ngải, thầy cúng, thầy lang băm, tệ hơn nữa là thầy phù thủy. Sự can thiệp của những người này không những không làm nhẹ đi, mà còn làm cho thêm nặng, bởi chính những người này là những cánh tay nối dài của ma quỷ. Không ít người sau những lần xin bùa, đeo ngải, khấn vái cô hồn, cầu xin vong linh, xì xụp trước bàn thờ quỷ đã bị quỷ nhập. Cha kể trường hợp của bà Giovanna bị quỷ nhập sau ba lần bị bỏ bùa. Nỗi khổ của những nạn nhân bị quỷ ám là không còn kiểm soát được những tư tưởng xấu luôn hành hạ nạn nhân.

Năm lãnh vực ma quỷ tấn công nạn nhân là sức khoẻ, việc làm, tình cảm, hạnh phúc, ước muốn chết, nhưng mãnh liệt hơn cả là ý muốn tự tử. Ma quỷ là đứa tuyệt vọng, vì đã bị đuổi khỏi thiên đàng kèm theo hình phạt hỏa ngục, nên gieo thất vọng, tuyệt vọng cho mọi người. Mục tiêu là làm cho con người mất hết niềm hy vọng được thương yêu, chữa lành, cứu rỗi. Những lời của nạn nhân thường nói đang khi được trừ quỷ là “Tôi chết, tôi chết mất, tôi không chịu nổi nửa rồi. Đủ rồi, ông đang giết tôi. Hỡi tên linh mục sát nhân. Hãy để tự tôi chết một mình…”. Đại loại là sự từ chối mọi giúp đỡ và ý muốn tự diệt.

Điều quan trọng nhất với cha G.Amorth, đó là việc cầu nguyện của chính nạn nhân bị quỷ ám, nhất là sau khi đã trừ được quỷ. Sự giảm bớt cầu nguyện, lười biếng chịu các bí tích và khô khan, nguội lạnh trong đời sống Kitô hữu sẽ là cơ hội tốt để quỷ trở lại tấn công mạnh hơn và xâm nhập sâu hơn, như trong Tin mừng Mátthêu, Đức Giêsu đã cảnh báo: Quỷ sẽ trở lại với cả một bầy quỷ dữ tợn hơn nó: Khi thần ô uế xuất khỏi một người, nó đi rảo quanh mà không tìm được chỗ nào nghỉ ngơi, nó liền trở lại nơi nó vừa bị đuổi ra. “Khi đến nơi, nó thấy nhà để trống, …Nó liền đi, kéo thêm bảy thần khác dữ tợn hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy còn tệ hơn trước” (Mt 12,43-45).

Theo cha G. Amorth: Sự hợp tác của nạn nhân là nền tảng của thành công: 90% là do đương sư, người trừ quỷ chỉ đóng góp đươc 10%. Điều đó có nghĩa: Người bị quỷ ám cần phải cầu nguyện nhiều, năng lãnh nhận các bí tích, sống đời sống phù hợp với Tin mừng, thực hành các việc đạo đức tư như lần chuỗi, đi hành hương, nhất là làm việc bác ái và cầu nguyện cho những kẻ ghét bỏ mình. Cũng theo cha G. Amorth, cầu nguyện cho kẻ thù là vũ khí mạnh nhất, hữu hiệu nhất làm ma quỷ phải run sợ, vì đây là cao điểm của Đức Ái, là tột điểm của Bác Ái, là điểm khó khăn nhưng cao đẹp nhất của giới luật Yêu Thương như Đức Giêsu dạy: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, cho mưa xuống trên người công chính, cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,43-45).

2. Phía người trừ quỷ

Điều phải làm đầu tiên là người này phải được sai đến trừ quỷ bởi Đức Giám mục Giáo phận, vì người trừ quỷ sẽ trừ quỷ nhân danh Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trao quyền trừ quỷ cho Giáo hội của Ngài. Lý do khác là việc trừ quỷ không có tính cách cá nhân, nhưng là việc làm biểu lộ sự hiệp thông của Giáo hội: Tất cả mọi thành phần Dân Chúa tiếp sức cho người anh chị em nạn nhân bị ma quỷ khống chế bằng cầu nguyện, hy sinh, dâng thánh lễ. Đây là cuộc chiến chung của cả Giáo hội, và Giáo hội đứng về phía nạn nhân bị quỷ ám để chống lại ma quỷ.

Người trừ quỷ phải có đời sống thánh thiện, đức tin vững chắc, luân lý không thể chê trách, siêng năng cầu nguyện, hãm mình hy sinh, như Đức Giêsu đã dạy: Giống quỷ này chỉ có thể trừ được bằng ăn chay, cầu nguyện. Nhưng một điều rất quan trọng mà người trừ quỷ không được quên, đó là quyền năng trừ quỷ đến từ Thiên Chúa, từ danh Đức Giêsu Kitô, chứ không do khả năng của người trừ quỷ, cũng không do cố gắng của nạn nhân. Vì thế, việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện có giá trị quyết định. Kinh nghiệm cho thấy: Sau mỗi lần rước lễ, những đau đớn do ma quỷ gây cho nạn nhân lập tức biến mất. Người trừ quỷ do đó sẽ biết kiên trì, không nao núng, ngay cả khi mọi việc có vẻ như sẽ không mang lại kết quả. Đừng tin rằng Thiên Chúa bỏ con cái Ngài trong cuộc chiến chống lại đối thủ của Ngài là Ma quỷ. Luôn cần bình tâm cầu nguyện để thấy Thiên Chúa luôn ở cùng, và tích cực hoạt động để cứu giúp những đứa con đáng thương đang bị ma quỷ hành hạ.

Người trừ quỷ cần lời cầu nguyện, hy sinh hãm mình của nhiều người, và cộng đoàn. Tất cả mọi tín hữu đều có bổn phận cùng trừ quỷ với linh mục được ủy thác trừ quỷ bởi Đức Giám mục đang thi hành nhiệm vụ giải thoát nạn nhân bị quỷ ám. Việc tôn kính Thánh giá, chuỗi Mân Côi, ảnh tượng, nước thánh, di vật của các thánh đều rất hữu ích, vì làm cho ma quỷ khiếp sợ. đặc biệt việc kêu cầu danh thánh Chúa Giêsu, Đức Maria, mẹ Thiên Chúa, tổng lãnh thiên thần Micae.

Tóm lại, Giáo hội được trao ban quyền trừ quỷ, vì lợi ích của các linh hồn. Năng quyền ấy lan toả trên tất cả mọi người tín hữu, như lời kinh của các giáo hữu của Giáo hội thuở ban đầu đã làm chứng:

“Lạy Chúa, xin giơ tay chữa lành, và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu” (Cv 4,30).

3. Giáo hội căn dặn con cái mình

Giáo hội là Mẹ, nên thương con cái và lo lắng con cái bị quỷ dữ săn lùng, hãm hại. Giáo hội như gà mẹ ấp ủ, chở che con cái dưới cánh trước tấn công hung bạo của từng đàn quạ đen tìm bắt gà con. Những răn đe, ngăn cấm, cảnh giác, khuyên can của Giáo hội luôn cần thiết, vì Giáo hội biết rất rõ ma quỷ là ai, quyền lực của chúng đến cỡ nào, chiến thuật của chúng tinh vi ra sao, phạm vi hoạt động của chúng rộng lớn đến mức nào, nhất là chúng tồi tệ, gian ác, lưu manh và nguy hiểm cho hạnh phúc của loài người như thế nào.

a. Giáo hội nhắc nhở con cái đừng quên lời hứa “từ bỏ ma quỷ và tất cả mọi việc làm của ma quỷ”

Phần thứ nhất của lời hứa có lẽ dễ giữ, vì chúng ta không hề thấy ma quỷ hiện ra với sừng đen, mắt long sòng sọc lồi hẳn ra ngoài kinh tởm, với lưỡi dài đỏ như lửa, chân tay lông lá, móng dài và nhọn như dao bao giờ. Trái lại phần thứ hai của lời tuyên hứa thì chúng ta rất dễ dàng sai phạm. Lý do: ma quỷ làm việc qua tay con người, thực hiện kế hoạch chống phá Thiên Chúa qua chính con người là thụ tạo của Ngài, nên chúng ta không dễ phân biệt việc nào là việc của quỷ, việc nào là việc của người. Chẳng thế mà nhiều người có đạo, sau khi đi lễ, vẫn hẹn hò nhau cùng thuê xe đi gặp ông thầy bói này, bà đồng cốt kia, đến nhà ông thầy pháp ở chỗ nọ, ghé viếng ông thầy phù thủy ở tỉnh kia, với một lương tâm “tự dàn xếp êm ả, không ngượng ngùng, cắn rứt” khi tránh nhìn thẳng vào sự việc để chân nhận: Tất cả những công việc này đều là việc của ma quỷ đang thực hiện qua bàn tay con người.

Việc làm của ma quỷ thì đa hệ, đa diện, đa chiều, đa hiệu, đa năng, và được che đậy bởi vỏ bọc rất tinh vi, nên nhiều người tín hữu sa bẫy với những lý luận thiếu lương thiện và thái độ “cho qua, chuyện nhỏ, không ảnh hưởng đến đức tin”. Chúng ta quên khả năng lừa đảo, biến không thành có của ma quỷ. Vì thế, rất nhiều việc làm của chúng đã thành công ngoài ý muốn của chúng nơi con người.

Ngoài những cám dỗ, ám nhập, ma thuật, hội kín thờ Satan, phong trào phò Satan chống Giáo hội, hỏi quỷ, gọi hồn, ma quỷ còn làm những việc mà chúng ta tưởng không phải chúng làm:

Ÿ Bỏ bùa, yểm bùa

Đó là việc tạo ra những đồ vật với chất liệu lạ. Những đồ vật này được dâng cho Satan để Satan in dấu độc ác của nó trên đó. Trong việc bỏ bùa, yếm bùa, ma quỷ dùng tay thầy pháp, thầy bùa để làm hại con người.

Có hai cách bỏ bùa: Trực tiếp khi để được đồ vật được dùng làm bùa vào đồ ăn, hay thức uống của nạn nhân, cốt để chất bùa vào hẳn trong cơ thể của nạn nhân. Vật làm bùa có thể là xương người chết, tóc, kinh huyết, các bộ phận của súc vật, các loại tro từ những đồ được ma quỷ in dấu, và nhiều thứ đồ vật khác…; gián tiếp là yểm bùa những đồ dùng của nạn nhân, hoặc dùng hình nộm để chuyển tải sự hành hạ độc ác đến nạn nhân. Thí dụ như thầy bùa đâm chi chít đinh vào đầu của hình nộm, tượng trưng cho nạn nhân để nạn nhân ở xa phải cảm thấy đau đầu dữ dội.

Có nhiều thứ bùa như “bùa chia rẽ” làm cho hai người đang yêu nhau tự nhiên kiếm chuyện rồi chia tay nhau; “bùa yêu” khiến người ta phải lòng, say mê nhau; “bùa bệnh hoạn” làm cho nạn nhân bị đau bệnh một cách bất thường, kỳ lạ; “bùa phá hoại” làm cho công việc làm ăn, kinh doanh gặp trắc trở, thua lỗ.

Mục tiêu của ma quỷ là nạn nhân phải tìm đến thầy bùa để xin được giải. Và đó là thành công của ma quỷ khi từ nay nạn nhân bị bỏ bùa hoàn toàn lệ thuộc vào thầy bùa, là tay sai của ma quỷ. Thầy bùa sẽ theo lệnh của Satan mà ra những chỉ thị cho nạn nhân, mà chỉ thị quan trọng nhất chính là bỏ Thiên Chúa, xa lánh Giáo hội, bằng việc không được cầu nguyện, không được đeo ảnh tượng, tràng hạt, không được đi nhà thờ, không được đọc kinh chung trong gia đình mỗi tối, không được tham dự hoạt động hội đoàn trong xứ đạo… Ngược lại, từ nay thầy bùa yêu cầu nạn nhân phải mang trong người “bùa phù hộ”, phải nhang đèn cúng kiếng theo kỳ hạn, phải tuân thủ một số thực hành mê tín.

Con số người có đạo đánh giá cao bùa ngải và tin chuyện bùa ngải ngày càng đông. Đây là dấu hiệu cho thấy ma quỷ đang thành công bằng cách che giấu bộ mặt gian manh, và việc làm ác độc của chúng, để mọi người không chú ý, quan tâm mức độ phá hoại và tai họa khôn lường của việc chúng làm. Càng đánh giá thấp ma quỷ, chúng càng thành công, vì không ai phát hiện. Càng không bị phát hiện, chúng càng bắt được nhiều linh hồn, vì nhiều người sẽ sa vào cạm bẫy mà lương tâm vẫn ung dung, thanh thản, không ray rứt gì.

Tóm lại, đến với bất cứ thầy bùa nào để bỏ bùa, giải bùa, chúng ta đều đã vi phạm lời tuyên hứa “từ bỏ tất cả công việc của ma quỷ” mà chúng ta đã long trọng tuyên xưng, hoặc được người đỡ đầu lên tiếng tuyên xưng thay ta trong ngày nhận bí tích Thánh Tẩy. Vấn đề là khi chúng ta chạy đến chúa quỷ để xin hắn trừ quỷ (Mt 12,25-29); cũng như chạy đến thầy bùa này để xin giải bùa của thầy pháp kia, thì chẳng khác nào chúng ta mở cửa đón cả bầy quỷ dữ dằn, hung tợn hơn vào cuộc đời chúng ta, như Đức Giêsu đã cảnh báo trong Tin mừng (x. Mt 12,43-45), mà quên điều chúng ta phải tìm kiếm, đó là “dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ” (Mt 12,28), vì triều đại của Thiên Chúa đã ở giữa chúng ta.

Bói toán, gieo quẻ, xem ngày, chọn giờ

Những thực hành tuy bề ngoài tưởng như không mang mức độ vi phạm trầm trọng đức tin như xem ngày, xem giờ, gieo quẻ, rút bài bói tương lai, nhưng lại rất nguy hiểm vì:

-       Làm chúng ta không còn tin tưởng, hy vọng ở Thiên Chúa quan phòng (Lc 12,22-31).

-       Nghi ngờ công trình và mầu nhiệm sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa.

-       Đặt chúng ta liên lỷ trước những lo âu vô lý như hôm nay có tốt cho tôi không? Đặt giường tủ trong nhà thế này có bị ma quỷ quấy nhiễu không? Ăn những món này có làm mất lòng các vong hồn không?

-       Dần dà trói buộc chúng ta vào sinh hoạt của ma quỷ, như không xem bói hàng tháng không được, không đi coi thầy không yên, không kiêng kỵ, cúng kiếng không an lòng.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta mở cửa cho ma quỷ dắt nhau vào, có thể không mở to cửa chính, nhưng mở cửa sổ, cửa hông, cửa sau, và cửa nào thì ma quỷ cũng vào được để ở lì, và quậy phá mãi trong nhà ta.

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin luôn nhắc nhở việc giáo dục các tín hữu ý thức sự hiện hữu của ma quỷ, và qua các thế kỷ, Giáo hội không ngừng lên án, trừng phạt các hình thức mê tín dị đoan khác nhau, được dựng nên bởi một bàn tay Satan. Những thực hành mang tính huyền bí, ma thuật, hoang đường đều bị Giáo hội nghiêm cấm, trước hết để ngăn chặn sự giao lưu, thỏa hiệp với ma quỷ có thể xảy ra do đức tin yếu đuối của con cái, sau nữa là để tránh gương mù gương xấu, và ảnh hưởng cực xấu cho cộng đoàn, đồng thời bảo vệ phần rỗi của con cái trước sức tấn công luôn vũ bão và xảo quyệt của Satan và bè lũ.

b. Ngoại cảm, thấu thị

Xã hội Việt Nam có một thời rộ lên phong trào các nhà ngoại cảm đi tìm xác những người đã chết trong chiến tranh. Một cuộc chiến quá dài đã để lại nhiều thương đau, trong đó có nỗi đau của gia đình khi xác người thân chết trong chiến tranh vẫn còn vùi lấp, vật vờ đâu đó, chưa được yên nghỉ nơi phần mộ ở quê nhà. Nhiều nhà ngoại cảm đã tìm ra nơi chôn của người đã chết cách đây mấy chục năm trước. Vấn đề được đặt ra là những nhà ngoại cảm này làm việc cho ai? Ma quỷ hay Thiên Chúa?

Như đã trình bày ở phần trên: Ma quỷ là thụ tạo thiêng liêng, lại giữ nguyên bản chất và quyền lực của thiên thần, nên vẫn được phép làm những điều kỳ lạ, vì thế mà nhiều người bị dụ, và đi theo phục vụ chúng làm những điều gian ác, gieo sự dữ, phá hoại hạnh phúc của loài người.

Chính vì vậy, trong hoạt động ngoại cảm, thấu thị, người ta vẫn phải thận trọng để phân biệt đâu là nhà ngoại cảm, thấu thị tay sai của ma quỷ, đâu là nhà ngoại cảm, thấu thị do đặc sủng từ Thiên Chúa.

Trước hết, chúng ta phải hết sức thận trọng để đừng rơi vào một trong hai cạm bẫy cực kỳ nguy hiểm của Satan, đó là:

    Hoặc không tin có ma quỷ, không tin việc làm của ma quỷ thực hiện qua những người thuộc về chúng, kế hoạch phá hoại của Satan được thi hành bởi những người đã bán linh hồn cho ma quỷ, để ma quỷ tự do, thoải mái xâm nhập, đào tường khoét vách, bứng luôn nền nhà của linh hồn ta, mà ta vẫn không hay biết.

Hệ quả của việc không tin có ma quỷ sẽ là việc coi thường sức công phá, mức độ hủy hoại của ma quỷ, đồng thời đưa đến thái độ dung túng, bê tha, hưởng thụ vì không có ý thức về trách nhiệm, thưởng phạt, đời sau, thiên đàng, hỏa ngục.

    Hoặc quá tin vào quyền lực ma quỷ đang bao phủ thế giới, và để tinh thần bị khủng bố bởi những ý nghĩ đen tối, bi quan. Khuynh hướng thần tượng, tôn sùng ma quỷ và ngưỡng mộ công việc của chúng dẫn đến tình trạng phủ nhận hoàn toàn sự có mặt của Thiên Chúa toàn năng, phủ nhận ơn cứu độ, và sức mạnh giải thoát con người khỏi xiềng xích Satan của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người. Thế giới dưới mắt những người thuộc khuynh hướng này là thế giới đầy quỷ, thế giới của quỷ, thế giới hoàn toàn bị đặt dưới quyền lực của đêm tối, trong vòng kiểm soát của Satan. Hệ luận sẽ rất tai hại, khi quên rằng chính Đức Giêsu đã đánh bại, trói buộc, hạ bệ Satan (Mc 3,26-27), bẻ gãy gông cùm tội lỗi, và uy lực của sự chết trên con người, nhờ cái chết của Ngài, như Giáo hội tuyên xưng trong thánh lễ:

“Lạy Chúa, Chúa đã dùng Thánh giá mà giải thoát chúng con. Xin cứu độ chúng con!”.

Quả thực, cạm bẫy của Satan đang giăng khắp lối ngõ của con người thời đại là: hoặc quên hẳn sự hiện diện của chúng, hoặc xoá sạch dấu vết sự có mặt của Đức Giêsu. Nó làm cho con người quên lịch sử loài người đã là giao tranh với Ác Thần ngay từ khởi thủy. Con người mặc dù đã được Thiên Chúa dựng nên trong tình trạng thánh thiện, nhưng ngay từ bình minh của loài người, con người đã lạm dụng tự do để nghe theo thần dữ. Con người đã nghe Satan tự mình chống lại Thiên Chúa và đi tìm sự viên mãn ngoài Thiên Chúa. Từ đó, mặc dù con người biết Thiên Chúa, nhưng đã không tôn vinh Ngài như Thiên Chúa; trái lại, tâm hồn con người nên tối tăm đã phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Vì thương con người, và không muốn tạo vật yêu quý là con người bị hư đi, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài mặc lấy xác phàm nhân loại để giải thoát nhân loại khỏi quyền lực của Satan.

Vì thế, người ta sẽ không thể hiểu được những chiến công của Đức Giêsu, nếu từ chối sự hiện hữu và hoạt động chống phá của ma quỷ? Cũng như không thể hiểu giá trị sự chết, sự sống lại của Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ, nếu không nhìn nhận sự gian ác, tồi tệ của Satan? Bởi Thiên Chúa “đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô…” (Ep 1,20-22).

Phải nắm vững chân lý nền tảng này, nếu không, chúng ta sẽ rơi vào cạm bẫy của Satan.

Chính vì lý do trên, chúng ta phải dựa vào những tiêu chuẩn đức tin để đánh giá những công việc khó phân định ranh giới giữa Thiên Chúa và Satan như trong vấn đề những nhà ngoại cảm, thấu thị.

 

Trong vấn đề này, chúng ta dựa vào Kinh thánh, và giáo huấn của Giáo hội để xác tín:

Chúa Thánh Thần hằng hoạt động trong Giáo hội, và ban nhiều đặc sủng trong Giáo hội để phục vụ

“Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người” (1Cr 12,4-11).

Ơn ngoại cảm, thấu thị cũng là một trong những đặc sủng được Chúa Thánh Thần ban để phục vụ cộng đoàn. Trong lịch sử Giáo hội, rất nhiều vị thánh, cũng như tín hữu đã được ban đặc sủng này.

Thẩm quyền của Giáo hội công nhận các đặc sủng

Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Lumen Gentium khẳng định: Chúa Thánh Thần phân phát đặc sủng cho các tín hữu ở mọi thứ bậc. Những đặc sủng này phải được đón nhận với lòng tri ân, và với tinh thần phục vụ cộng đoàn. Các vị có thẩm quyền trong Giáo hội có nhiệm vụ phán quyết về tính chân thực và sự sử dụng hợp lý các đặc sủng đó, đặc biệt phải khảo sát, không phải để dập tắt Thánh Thần, nhưng để gìn giữ những điều thiện hảo.

Áp dụng nguyên tắc giáo huấn này, Công đồng quy định: bất cứ ai, dù là linh mục, tu sĩ, giáo dân được lãnh nhận đặc sủng đều có quyền và bổn phận thi hành đặc sủng, dưới sự hướng dẫn sáng suốt của Đức Giám mục Giáo phận, vì mọi đặc sủng đều đến từ Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và để phục vụ Giáo hội, là Nước Trời mở rộng cho mọi người.

Có những tiêu chuẩn, qui tắc được Giáo hội đề ra để phân định việc gì của ma quỷ, việc gì thuộc Thánh Thần:

-      Đương sự phải là người sống Đức Tin một cách sâu xa, có đời sống luân lý đáng tin tưởng, và thực hành Bác Ái với tinh thần của Tin mừng.

 

-      Đương sự thực hiện công việc do đặc sủng đòi hỏi một cách hoàn toàn vô vị lợi, không kinh doanh, kiếm lợi nhuận, bổng lộc dưới bất cứ hình thức nào.

-       Phương tiện, phương pháp thực hiện công việc phải là phương tiện, phương pháp thông thường, không có dấu hiệu bất thường, mê tín, dị đoan, như không được sử dụng ma thuật; trái lại, luôn cầu nguyện, chạy đến Thánh giá, dùng nước thánh, ảnh tượng đã được làm phép, nhất là “Nhân Danh Đức Giêsu Kitô” trong tất cả mọi việc làm, và suốt thời gian thực hiện công việc.

-       Các kết quả phải tốt, và đem lại niềm vui, hạnh phúc thiêng liêng theo nguyên tắc: Cây tốt sinh trái tốt, cây xấu cho quả xấu (Mt 12,33).

-       Thái độ khiêm tốn của đương sự khi quy chiếu về Thiên Chúa tất cả vinh quang, danh dự sau khi thực hiện tốt đẹp công việc cũng là dấu chỉ của đặc sủng. Bởi nguyên tắc để biết một người thánh thiện là: Người thuộc về Thiên Chúa chỉ biết nhân danh Thiên Chúa và vinh danh Thiên Chúa trong mọi việc làm, và mọi hoàn cảnh.

-       Một dấu chỉ cuối cùng, đó là người nhận đặc sủng sẽ không mệt nhoài đến độ kiệt sức khi thực hiện xong công việc phục vụ do đòi hỏi của đặc sủng, bởi thành công không phải do sức họ, nhưng là ơn Chúa, và do sức mạnh của Thiên Chúa.

Để kết luận, chúng ta nhắc cho nhau lời Đức Giêsu nói với các môn đệ của Ngài năm xưa, cũng là Lời Ngài đang nói với mỗi người chúng ta hôm nay: “Thầy đây, đừng sợ!”.

Đừng sợ, bởi sẽ chẳng có ma quỷ, thần dữ nào cám dỗ, làm hại được ta, nếu có Chúa ở cùng. Ở với Chúa hay có Chúa ở cùng, chính là sống lề luật Yêu Thương của Ngài: “Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy, và cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).

Ma quỷ là hận thù, nên không thể đến gần Yêu Thương; ma quỷ là ghen ghét, nên dị ứng với Bác Ái, Quên Mình; ma quỷ là gian trá, nên không chịu nổi ánh sáng của Sự Thật; ma quỷ là sự chết, nên không thể sống chung với nguồn mạch Sự Sống; ma quỷ là hỗn loạn, bạo lực, nên lẩn tránh trật tự, bình an, và Đức Giêsu chính là Tình Yêu, Sự Thật, Sự Sống, và Bình An viên mãn, đời đời.

Xin cho tất cả chúng ta sống Đức Giêsu trong đời sống, như thánh Phaolô thường nhắc nhở: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi” để ma quỷ chẳng bao giờ dám bén mảng làm hại chúng ta, vì đêm cũng như ngày, chúng ta hằng cầu nguyện:

“Lạy Chúa, con yêu mến Chúa, vì Chúa là sức mạnh của con; là núi đá, là thành lũy, là Đấng giải thoát con. Lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng Cứu Độ toàn năng, là thành trì bảo vệ con” (Tv 18,2-3).