Suy
Niệm Tin Mừng lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ
Tin
Mừng Luca hôm nay cho chúng ta đi vào bầu khí sinh hoạt phụng tự của thánh gia ở
Nadarét, với sự tuân phục và thực thi lề luật Môsê cách chu đáo, sốt sắng của
thánh Giuse và Đức Mẹ, khi hai ngài bế Con là Hài Nhi Giêsu lên đền thờ
Giêrusalem để chịu phép cắt bì, đồng thời Đức Maria dâng lễ vật làm lễ thanh tẩy
cho mình sau khi sinh con, theo như luật dậy.
Với
Ítraen, cắt bì là dấu chỉ của giao ước giữa Thiên Chúa Giavê và dân riêng của
Ngài, như Thiên Chúa đã phán với tổ phụ Ápraham: “Mọi đàn ông, con trai của các
ngươi sẽ phải chịu cắt bì. Các ngươi phải chịu cắt bì nơi bao quy đầu : đó
sẽ là dấu hiệu giữa Ta với các ngươi. Sinh được tám ngày, mọi con trai của các
ngươi sẽ phải chịu cắt bì, từ thế hệ này qua thế hệ khác, kể cả nô lệ sinh
trong nhà, hay nô lệ các ngươi dùng bạc mà mua của bất cứ người ngoại bang nào không thuộc dòng dõi các
ngươi” (St 17,10-12), và “Đây là giao ước vĩnh cửu : Ta sẽ là Thiên Chúa của
ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” (St 17,7).
Bên
cạnh luật phải cắt bì cho con trẻ sau tám ngày, còn một luật khác liên quan đến
người mẹ sau khi sinh con, mà sách Lêvi đã ghi rõ : “Đức Chúa phán với ông
Môsê rằng : Hãy nói với con cái Ítraen ; Khi một người đàn bà có thai
và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bẩy ngày, nó sẽ ra ô uế như những
ngày khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da quy
đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy ; nó
không đìợc đụng đến vật thánh nào và không được vào thánh điện, cho đến khi mãn
thời gian thanh tẩy của mình. Nếu sinh con gái, thì người đàn bà sẽ ra ô uế
trong vòng hai tuần, như khi có kinh ; rồi nó phải đợi sáu mươi ngày cho
máu được thanh tẩy. Khi mãn thời gian thanh tẩy, dù sinh con trai hay con gái,
nó phải đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ, một con chiên một tuổi làm lễ
toàn thiêu, và một bồ câu non, hay một chim gáy làm lễ tạ tội… Nếu không có
phương tiện kiếm được chiên, thì nó sẽ bắt một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu
non, một con để làm lễ toàn thiêu, một con để làm lễ tạ tội” (Lv 12,1-6.8).
Như
thế, thánh gia đã thực hiện cùng một lúc
cả hai điều Luật dậy, vào thời hạn thanh tẩy của Đức Mẹ : “Khi đã đến ngày
thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên
Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa” (Lc 2,22), và đã chọn lễ vật của người
nghèo, là “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non” để làm lễ toàn thiêu
và lễ tạ tội (x. Lc 2,24).
Chính
trong hoàn cảnh dâng con và chịu thanh tẩy của nguời tín hữu nghèo khó, nhưng
trung tín, tuân phục lề luật của cha mẹ Ngài, mà Đức Giêsu đã gặp gỡ toàn thể
nhân loại ngay trong Đền Thờ là Nhà của Cha Ngài.
Ngài
đã gặp gỡ, thăm viếng Ítraen, dân Ngài, mà người đại diện là cụ già Simêon, “người
công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ítraen”, là “được thấy
Đấng Kitô của Đức Chúa” (Lc 2,25.26).
Ngài
cũng gặp gỡ, tỏ mình cho toàn thể nhân loại, khi là “Ánh Sáng muôn dân”, như
tâm tình cảm tạ trên môi miệng phấn khởi, hạnh phúc vì được toại nguyện của cụ
già đạo đức Simêon : “Lậy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ
này được an bình ra đi. Vì chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ Chúa dành sẵn
cho muôn dân : Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại…” (Lc 2,29-32).
Được
Đức Giêsu viếng thăm, chúng ta xin Chúa Thánh Thần ở với chúng ta, như “hằng ngự
trên cụ già Simêon” (x. Lc 2,25) ; thúc đẩy chúng ta yêu mến và phục vụ
Giáo Hội, như “Thần Khí đã thúc đẩy” cụ già đạo đức lên Đền Thờ, ở đó, chúng ta
được gặp Đức Giêsu, được có Đức Giêsu ngay trong nhà của Ngài là Giáo Hội, như cụ
già Simêon đã được thấy và “ẵm lấy Hài Nhi trên tay” (Lc 2,28) ngay trong Đền
Thánh của Thiên Chúa Giavê.
Jorathe
Nắng Tím