Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

NHỮNG CÁI CHẾT THỜI COVID

Người ta sợ Covid vì Covid làm chết người. Thế giới chống Covid, vì Covid muốn xóa sổ nhân loại. Mọi người sợ Covid vì lây nhiễm sẽ khó tránh khỏi thảm cảnh “một mình ra đi, không người thân bên giường, không bạn hữu trên đường ra nghiã trang, phần mộ”. Và Covid đã trở thành hiện thân của Tử Thần rất đáng sợ! 
Đến hôm nay, số tử vong trên thế giới đã lên đến 215.000 người, và hơn 3 triệu người bị lây nhiễm, chưa kể vài trăm ngàn người đang nằm trong các phòng cấp cứu hồi sức, với tình trạng “thập tử nhất sinh”, nên những cái chết thời Covid đã thực sự ám ảnh nhiều người, và là đe dọa lớn trong sinh hoạt hằng ngày của toàn thế giới.
Giữa hàng trăm ngàn cái chết thời Covid, có những cái chết ngoài chẩn đoán của y khoa, vượt xa tiên liệu của các nhà  khoa học ban đầu vẫn cho rằng: Covid không ảnh hưởng đến trẻ thơ, khi một bé thơ chưa đầy sáu tuần tuổi ờ Connecticut, Mỹ, cũng như nhiều bé khác từ hai đến mười tuổi ở Âu Châu đã bất hạnh phải đứng chung hàng ngũ nạn nhân của Covid, trong số đó, thương tâm nhất là trường hợp em bé ba tuổi từ khi  lây nhiễm phải đưa vào bệnh viện cho đến khi xác được đem chôn đã không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
Giữa hàng trăm ngàn cái chết thời Covid, có cái chết bất ngờ của bà Lorna Breen, nữ bác sĩ chống Covid ở tuyến đầu New York, trưởng khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Manhattan đã tự vẫn ở tuổi 49, ngày 26.04.2020 sau thời gian phục vụ rất vất vả bệnh nhân Covid.
Bà đã bất ngờ tự vẫn, sau khi biết mình bị lây nhiễm, và lý do đã đưa đến quyết định rất buồn này chính là bà đã không thể chịu nổi căng thẳng do những cái chết đã ám ảnh suốt thời gian làm việc trong phòng cấp cứu bệnh nhân, bởi có những người bệnh chưa kịp đưa vào phòng cấp cứu đã chết trước mắt bà khi họ vừa được chuyển từ xe cứu thương vào hành lang bệnh viện. Cái chết bất ngờ của bà đã như bước chân bất ngờ của Covid đi vào thế giới! 
Giữa hàng trăm ngàn cái chết thời Covid, có cái chết vì tương lai thế giới của cụ bà Suzanne Hoylaerts ở tỉnh Vlaams-Brabant, vương quốc Bỉ, Âu Châu. Nhập viện vì Covid và phải dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Nhưng vào thời điểm đó, máy thở khan hiếm, vì số bệnh nhân cấp cứu cần hỗ trợ hô hấp tăng vọt. Trước đề nghị đặt máy thở của bác sĩ, cụ bà đã nói: “Tôi không muốn dùng máy trợ thở. Xin hãy dành cho những bệnh nhân trẻ khác. Tôi đã sống một đời tốt đẹp rồi. Không sao đâu!”. Hai ngày sau, 22.03.2020, cụ bà đã qua đời vì Covid.
Cái chết hy sinh của ông bà cho tương lai con cháu, cái chết hy sinh của người già cho tương lai người trẻ, cái chết hy sinh của đấng sinh thành cho tương lai hậu duệ. Tất cả là những cái chết đẹp, như đời sống đẹp của các vị, đúng như lời cụ bà đáng kính Suzanne Hoylaerts đã nói với bác sĩ .
Giữa hàng trăm ngàn cái chết thời Covid, nếu có cái chết vì tương lai của người khác, thì cũng có cái chết vì sợ tương lai của người khác, như cái chết của bộ trưởng tài chánh Đức, ông Thomas Schaefer. Ông đã tự tử vì qúa lo âu cho tương lai đen tối của nền kinh tế bang Hesse, mà ông là người có trách nhiệm. Tuy không bị lây nhiễm Covid, nhưng sức tàn phá, hủy hoại khủng khiếp trong mọi lãnh vực của Covid đã làm ông hoảng lọan, kinh hãi, và cái chết đã là chọn lựa để được giải thoát khỏi nỗi lo sợ tưởng như vượt sức người có hạn.
Nhưng không chỉ có những cái chết vì biết mình bất lực trước tương lai đất nước, đồng bào như cái chết của bộ trưởng Thomas Schaefer, mà còn những cái chết vì sợ giây phút lưỡi hái tử thần của Covid đặt vào cổ, nên khi vừa biết mình bị lây nhiễm đã hỏang sợ và tự kết liễu đời mình, như bác sĩ Bernard Gonzales, phụ trách sức khỏe của đội bóng Reims, Pháp đã tự vẫn ngày chúa nhật 05.04.2020 vừa qua ở tuổi sáu mươi.
Giữa hàng trăm ngàn cái chết thời Covid, có những cái chết vì sức khoẻ thể xác của người khác như nhiều y tá, bác sĩ, nhân viên y tế trong các bệnh viện đã lây nhiễm và ngã gục, ra đi. Họ là những chiến sĩ qủa cảm ở tuyến đầu đã hy sinh mạng sống mình vì sự sống của đồng loại, mà mỗi buổi tối, đúng 20 giờ, toàn thể nước Pháp đồng loạt vỗ tay cám ơn và tôn vinh họ như những ân nhân của đồng bào, từ các cửa sổ, ban công.
Bên cạnh những cái chết vì sức khoẻ thân xác của đồng loại, còn những cái chết vì hạnh phúc thiêng liêng của rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, thượng tọa, đại đức, ni sư, ni cô, cả những cái chết rất âm thầm, vô danh của tín hữu các tôn giáo đã chết vì lây nhiễm Covid khi thi hành sứ vụ thiêng liêng bên các người bệnh.
Bên cạnh hàng trăm ngản cái chết thời Covid, còn những cái chết không vì Covid, nhưng vì Cô Đơn, Cô Độc của những cụ ông, cụ bà trong các nhà dưỡng lao. Các cụ không chết vì lây nhiễm, nhưng vì để tránh lây nhiễm, các cụ không còn được con cháu đến thăm cuối tuần. Vì tuổi già sống bằng tinh thần và thuốc men nhiều hơn bằng cơm bánh, nên khi tinh thần căng thẳng vì tưởng mình bị con cháu “bỏ rơi”, tinh thần khủng hoảng vì nghĩ không còn ai nhớ đến mình, các cụ đã rơi vào trầm cảm, sầu buồn, thất vọng và rất nhiều cụ đã lặng lẽ ra đi trong thời dịch bệnh Covid, vì sức mạnh tàn phá kinh dị của Cô Đơn, Cô Độc do Covid gây ra.
Qủa thực, không lúc nào chúng ta cận kề cái chết hơn lúc này, vì Covid không tha ai, không miễn trừ sắc tộc, quốc gia, thành phần, giai cấp, trình độ, tôn giáo nào; chúng ta cũng nhận diện cái chết rõ hơn, vì bất cứ sơ sót, bất cẩn, không thận trọng, mất cảnh giác nào trong giao tế, gặp gỡ cũng có thể là nguyên nhân đưa chúng ta vào bệnh viện, ra nhà xác, và cũng hơn lúc nào hết, chúng ta có thời giờ suy nghĩ về thân phận phải chết của con người, để đặt vấn đề lẽ sống, ý nghiã cuộc sống, giá trị đời sống cũng như thái độ phải có trong cuộc sống của chính mình.
Còn hai ngày nữa là mùng 1 tháng Năm, ngày của hoa Muguet tượng trưng bình an và may mắn. Người viết xin kính đến những người đã chết trong thời Covid  đóa Muguet trắng ngần và nguyện cầu ơn Bình An cho các vị ở bên kia thế giới, đồng thời xin trao tặng Bạn, những người còn sống hoặc đang vất vả chiến đấu phòng chống Covid, bảo vệ đồng loại, hoặc đang nằm bệnh viện, bị cách ly vì là nạn nhân của Covid chùm hoa Muguet tươi thắm với May Mắn tràn đầy, May Mắn bền lâu, May Mắn mãi mãi.
Jorathe Nắng Tím   

THÁNH GIUSE, NGƯỜI ĐÀN ÔNG CAO THƯỢNG


Mỗi dịp mừng lễ thánh Giuse, với bài Tin Mừng kể về những ngày đầu đời hôn nhân của thánh Giuse và Đức Maria, khi “chưa chung sống”, Đức Mẹ “đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”, mà thánh Giuse không hề biết. Việc này đã đưa đến quyết định “kín đáo bỏ đi”, vì thánh Giuse là người công chính và không muốn tố giác Đức Mẹ. Chính trong lúc âm thầm, ngậm ngùi ra đi, Thiên Chúa đã can thiệp và nói cho thánh Giuse biết tất cả sự thật: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-21), tâm hồn người viết lại trào dâng tâm tình yêu mến rất sâu lắng, dạt dào kính dâng vị thánh quan thầy công chính, cao thượng rất kính yêu.
Tâm tình yêu mến dâng Thánh Cả, không chỉ vì Ngài là “Người Công Chính” được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm cha nuôi Đức Giêsu, Ngôi Lời làm người, mà còn vì Ngài là người chồng tuyệt vời, người đàn ông lý tưởng với tâm hồn cao thượng khi tuyệt đối tôn trọng vợ mình.
Tuyệt đối tôn trọng nên không tra vấn, hạch hỏi, bắt phải trình bầy, ép phải nói thật khi chưa chung sống mà vợ đã có thai, bởi cứ sự thường, người chồng dù bình tĩnh, qủang đại, hiền lành đến mấy cũng sẽ ít nhiều, xa gần tỏ thái độ bực bội, ghen tương, nghi ngờ, coi thường, khinh bỉ và tìm mọi cách để biết hết sự thật về bào thai không thuộc về mình; bởi như người thường, thì quyền của chồng không chỉ được chứng tỏ và thể hiện trên thân xác vợ mà cả từng ngõ ngách tinh thần và toàn diện đời sống của vợ, do uy quyền bao la, phủ kín khi làm chồng.
Tuyệt đối tôn trọng nên không tìm biết, nếu không được nói cho biết, kể cho biết, hay được mời góp ý, trao đổi. Thánh Giuse đã không muốn biết, khi Đức Mẹ không nói, vì tinh thần cao thượng đòi ngài chỉ muốn biết khi người trong cuộc muốn cho biết, chỉ tự cho phép “muốn biết”, khi sở hữu chủ của sự thật sẵn lòng chia sẻ, giãi bầy chuyện riêng của họ, bởi với người công chính và cao thượng như thánh Giuse, thì “đời riêng, riêng đời” của người khác phải được tuyệt đối tôn trọng như một vùng riêng tư “mầu nhiệm”, không gian bí mật bất khả chiếm cứ, bất khả xâm phạm.
Tuyệt đối tôn trọng nên không nói cho ai điều mình không được biết, điều mình chưa được biết, dù điều ấy liên quan đến mình, như thánh Giuse đã “không muốn tố giác”, bởi người ta có thể tố giác khi đã biết, để người làm tội phải chịu tội, và tố giác khi không biết, chưa biế, để nghi can bị hạch hỏi, điều tra, làm rõ.
Tuyệt đối tôn trọng nên bằng mọi giá không để người mình vốn thương mến gặp khó khăn, mất danh dự, không còn uy tín, bởi bất cứ “lời ăn tiếng nói” vô ý, vô tình, vô duyên hay hành động “thái qúa bất cập” nào cũng có thể trở thành nguyên nhân của đại hoạ, tai ương cho nhiều người.
Tuyệt đối tôn trọng nên chỉ còn chọn lựa sau cùng là âm thầm, kín đáo ra đi, chọn lựa mà có người cho là hèn nhát, có người lại cho là chưa đủ quảng đại.
Qủa thực, khi tôn trọng Đức Mẹ với tình yêu rất sâu sa, trìu mến và cao thượng, thánh Giuse đã bị coi là hèn nhát, thiếu cương quyết, khi không dám hỏi thẳng Đức Mẹ về bào thai, mà đáng lẽ ngài phải biết, vì là chồng. Những người này có thể đã gán cho ngài biệt danh “người chồng khờ dại bị cắm sừng”, nhưng họ đã không hiểu gì.
Họ không hiểu tình yêu đích thực của trái tim người chồng cao thượng phải được liên lỷ nuôi dưỡng bằng lòng tôn trọng, chứ không bằng thống trị, sở hữu. Lòng tôn trọng phát xuất từ tình yêu đích thực là hoa trái của tình yêu đến từ Thiên Chúa, như Thiên Chúa luôn tôn trọng con người, dù con người chỉ là thụ tạo đối với Ngài, bởi tình yêu ấy đòi hy sinh, quên mình, bỏ mình, xóa mình; tình yêu ấy đòi được đóng đinh chính mình cho hạnh phúc của người mình yêu; tình yêu ấy đòi những hoa thơm, trái ngọt Bình An cho người mình yêu được hái từ mão gai, đinh sắt, lưỡi đòng của cây Thánh Giá, nên trong trái tim yêu thương  của người chồng cao thượng không có chỗ cho ích kỷ, hưởng thụ, không có đất sống cho độc tài, độc trị, độc quyền, độc tôn, càng không có đất dụng võ cho độc ác, độc hại, nhưng bằng mọi giá, trong mọi hoàn cảnh chỉ có Bình An là hoa trái tuyệt vời của Tình Yêu đích thực, hạnh phúc viên mãn của tình yêu hôn nhân.
Vâng, thánh Giuse đã không hèn nhát, không là người chồng đáng thương, khờ dại bị cắm sừng, vì tình yêu cao thượng đã cho ngài cảm nhận: Đức Maria, vợ mình là người trung chính, thánh thiện, người trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa, và ngài được trao phó trách nhiệm yêu thương, giữ gìn, bảo vệ, nên khi Đức Mẹ không nói gì, mà bào thai cứ lớn dần, thánh Giuse hiểu ngay: đây là việc vượt qúa điều ngài có thể suy nghĩ, vượt xa những gì ngài có thể nắm bắt, tiên liệu, và điều ấy, việc ấy chắc chắn phải có bàn tay Thiên Chúa can thiệp. Lòng tôn trọng tuyệt đối Đức Mẹ nơi Thánh Cả không là lòng tôn trọng “kiểu cách, hời hợt, quy ước”, nhưng có nền tảng là lòng kính sợ Thiên Chúa, mà cả thánh Giuse và Đức Mẹ đều bám vào như điểm tựa của niềm tin.
Thánh Giuse cũng không thiếu quảng đại, như có người phê bình, khi cho rằng: nếu quảng đại, ngài đã vui vẻ chấp nhận bào thai và sẵn sàng nuôi con người khác, kiểu “qụa nuôi tu hú”.
Thực ra, khi định tâm kín đáo ra đi, thánh Giuse rất do dự. Chính vì do dự mà ngài mới không bỏ “đi ngay”, nhưng “đi ngủ”, vì thế sứ thần mới kịp hiện đến trong giấc mộng và bảo ngài đón Đức Mẹ, vợ mình về nhà , vì bào thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần.
Ngài do dự vì ngài là người công chính, mà người công chính thì không thể làm điều bất chính, cũng không được đồng loã với những gì bị coi là bất chính. Ở đây, thánh Giuse bị giằng co giữa con người Đức Mẹ là người trung chính tuyệt vời và bào thai xuất hiện trước khi vợ chồng chung sống, ăn ở là một điều bất chính trước mặt Thiên Chúa. Vì lẽ đó, ngài do dự, phân vân, và tha thiết cầu nguyện. Đàng khác, vì biết rõ Đức Mẹ là người phụ nữ đạo hạnh, thánh thiện, thì sự có mặt bất ngờ của bào thai đã trở thành một nghịch lý không thể lý giải bằng thông minh của con người trong tim óc của thánh Giuse.
Vâng, chính trong nghịch lý không thể lý giải bởi con người ấy, Thiên Chúa đã can thiệp để người công chính Giuse được tôn vinh hơn nhờ tinh thần cao thượng, tinh thần không chỉ cần thiết để làm chồng yêu thương vợ, mà còn là tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, để xây dựng một xã hội hạnh phúc hơn, một thế giới bình an hơn, như Chúa muốn.
Kính lậy thánh Giuse, Bổn Mạng của Giáo Hội Việt Nam, và bổn mạng của rất nhiều người tín hữu!
Xin dậy chúng con học với Cha thánh đức Công Chính, tình yêu xóa mình để làm vinh danh Chúa hơn, và phục vụ anh em với tinh thần cao thượng.
Jorathe Nắng Tím 

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

ST. JOSEPH - THE SELF-DENYING WORKER


(THÁNH GIUSE – NGƯỜI LAO ĐỘNG XÓA MÌNH)
Author : Jorathe Nắng Tím
Translator : A. Prisca
Normally, the person who takes the role of the breadwinner in a family has some dominant rights, wants to become a member that others have to be in awe of and easily tends to control all family activities.
Looking at the Holy Family in Nazareth, we realize St. Joseph is the breadwinner who makes earn of living for the whole family, protects Mother Mary, together with her, nourishes and educates Jesus.
Actually, there are few stories about St. Joseph in all Gospels as if God wants to hide him from us and even he himself wants to self-erase voluntarily.
God wants to hide him , so we just know that St. Joseph belongs to the House of Jacobs , coming from the offspring of  David or more clearly in the Gospel of Luke : “When Jesus began his ministry he was about thirty years of age. He was the son, as was thought, of Joseph, the son of Heli.” (Lk 3,23). However, no tradition tells about his parents in details like Mother Mary’s ones, Joachim & Anna.
God wants to hide him, so we just know about St. Joseph through some events of Jesus’ childhood and no more clues after the event that Jesus at the age of 12 got lost in Jerusalem at the feast of Passover (cf. Lc 2,41-50)
God wants to hide him, so we just know that St. Joseph is mentioned briefly “a righteous man” (Mt 1,19) without any other praise or commendation.
God wants to hide him, so God assigns the Angel just to appear and say to him in his dreams (cf. Mt 1,20 ; 2,13.19), unlike the way to Zechariah, that is, the angel appeared to him directly in the temple (cf. Lk 1,11) or the direct way to Mother Mary in the Annunciation. (cf. Lk 1,26)
Hidden from others by God, St. Joseph voluntarily erased himself at the early time of marriage when “unwilling to expose her to shamed, he decided to divorce her quietly” beacause he did not know “it is through the holy Spirit that this child has been conceived in her.” (Mt 1,20).
St. Joseph voluntarily erased himself by living quietly to fulfill his duty as the breadwinner : loving, protecting, supporting Mother Mary , nourishing and educating Jesus.
St. Joseph voluntarily erased himself by self-sacrificing before any challenges to take the family to flee to Egypt for the sake of Jesus (cf. Mt 2,13-18).
St. Joseph voluntarily erased himself by keeping totally silent in service to the family. We can find no accounts on what he has said, even after 03 days of Jesus getting lost, while Mother Mary put one question to Jesus “Son, why have you done this to us?” (Lk 2,48).
And St. Joseph erased himself dramatically through his whole life of a normal worker : breadwinner with low income ; a carpenter making and repairing structures and fixtures from wood, from making wooden tables to the installation of kitchen cabinets for the need of any people in the village; a worker of manual labor who is usually looked down on when compared to people of mental work”; a man of a low social class with little respect from the others. The evidence is shown in the fact when Jesus came back to Nazareth, despite their praise to Jesus, people from that village did not show any great eargerness, talking to one another : “Isn’t this the son of Joseph?” and when they showed their disrespect and the rejection , Jesus said : “I say to you, no prophet is accepted in his own native place.” (Lk 4,22.24).
Indeed, St. Joseph lived a life of  “a righteous man”  as mentioned in the Gospel in terms of not only trusting in God to follow His Commandments but also the spirit of self-denial in service to God as an unprofitable servant who just fulfills what is obliged to do.
On the contrary to St. Joseph’s spirit of a self-denying worker, nowadays, the focus on individual interests and benefits in the modern society leads to the unfair world with social inequality : the lack of equality of outcome, the lack of equality of access to opportunity,  the unequal distribution of income or wealth and other kinds of injustice. We can see evidently  the Covid-19 outbreak has become a chance for speculators to take advantage of to store hundreds of piles of facemasks, hand sanitizer gel, toilet papers, causing to the shortage and price hikes of these kinds of goods around the world regardless of the urgent need in all hospitals.
On the Feast Day of St. Joseph the Worker, we keep in our hearts and our prayers all kind-hearted workers and laborers in the world : nice and kind in their daily lives, choosing warm-hearted behaviors, caring and honest in labor work, sacrifice in daily work for the sake of the others. Let us pray for one another so that all of us, in all kinds and types of occupation in the society, humbly and self-sacrificingly work as faithful servants of God, the kind and loving Lord.

THE MARY FLOWER GARDEN IN MAY

(VƯỜN HOA THÁNG NĂM CỦA MẸ)
                                                 Author : Jorathe Nắng Tím
                                                    Translator : A. Prisca
At early dawn, Mother Mary starts her busy day to take care of her special flower garden.
         
Mother Mary really has a special love for this flower garden. It has been cleared up and built up by herself from a piece of abandoned land ragged with thorny bushes and big stumps that incompletely chopped and burnt.
            Looking at how she takes care of flowers and tends her own beds lets us know the heart-burning love she gives to this garden : the way she holds a hoe, the way she cultivates camellias, hyacinths, honeysuckle, gardenias, lilies, chrysanthemums, moon cactus,  morning glory, dogwood or roses, the way she lovingly tends the flowerbeds of rose arbor on the south lawn, the magical way she cherishes the Cherokee rose… A wide variety of flowers have been brought to be nourished with her deep appreciation of beauty in her gardern, whose paths form an ornate, looping design, cutting the beds into odd shaoed but organized patterns and in which there is a large wooden arbor at the center that is thick with yellow jasmine and honeysuckle.
          This garden is considered a heavy splendid treasure that she can never keeps far away; the garden in her heart is like a sweet-natured and gorgeous daughter she can never loses; there is no doubt that the garden is such a joyful pride for her.
           However, over the past few months, Mother Mary has been seen walking silently and contemplatively every morning in this garden and pondering sadly step by step back home every evening. Her heart has been severely hurt and her eyes have been filled with tears due to the bad happenings with her beautiful flowers : roses attacked by budworms, apricot blossoms attacked by bugs, orchid spikes lacking of some more sunshine… She has become more and more anxious and worried about her garden destroyed day by day and tries to find a way out to recover and maintain “her lovely and scented flower garden”.
          The above-mentioned garden, the Mary Flower Garden, is the Garden of humankind, in which every person is a beautiful flower tree, a delicate flower branch, a sweet and fresh unopened bud with a wide variety of vivid shiny colors and pleasant fragrances under Mother Mary’s loving care and protection.
          For the last few months, this Garden has been utterly destroyed by a virus named Corona as well as other deadly viruses which are much more dangerous than Corona, called “virus of selfisheness, virus of pompousness, virus of jealousy, virus of greed, virus of severe and bloody violence, virus of backbiting, virus of false accusations, virus of slander… etc… even the virus of insult to the Creator of the World. Recently, this Garden has become a bloody battlefield, a hospital without enough beds for patients, a giant mortuary, a cemetery with collective burial pits ; all those things have cut off the joy of flowers blooming at  dawn or the dancing flower branches in spring breeze and cheery sunshine and have lead to the terribly gloomy and desperately sad atmostphere over the garden.
           Consequently , we are confused about where to find such beautiful flowers of the world to offer Mother Mary this May as we do every year for you.  
          Nevetheless, when we are in the chaos amidst the Covid-19 Pandemic, Mother Mary has shown  us another flower garden, “The New Flower Garden of Mankind”, in which all flowers bloom from “thorny crown, iron nail, lance” of The Crucified Jesus : a bunch of flowes of “Self-Scacrificing and Self-Giving Love” of those who devotedly take care of patients with coronavirus confirmed infection in hospitals, a bunch of flowers of “Compassionate Love” of those who willingly to share food and necessary goods with the poor, the homeless or the marginalized; a banquet of flowes of  Humility in Love in voluntary service to the lowly, the elderly, the humble with all great respect; bushes of flowers of Hope and Love in continuing to support and build up a better world during the dark time of the pandemic.
          Additionally, Mother Mary herself takes us to “the flower garden of Jerusalem” to encounter Jesus, her son, when we get lost in our lives ; she herself takes us to “the flower garden of Cana” to make a request to Jesus for a strong faith during our challenging lives; she herself takes us to “the flower garden of Passion” to live the full life of Jesus’disicple and to help, to protect and to comfort us when we face our daily harhships, difficulties, challenges; she herself takes us to “the flower garden of Calvary”, in which “the flower of Salvation” is now in full bloom on the Crucifix; and finally, she herself takes us to meet with Jesus and introduce us to Him : “These are my beloved sons and daughters.”
         Mother Mary, during May of this year, we would like to offer you such scented and splendid Spiritual Flowers picked up from “The New Flower Garden of Mankind”, which you have taught us how to cultivate and nourish through “Trusting Love, Self-denial Love, Serving Love, Self-giving Love” in unity with “the Great Love to lay down one’s life for the one he loves” of Jesus , Son of God and your son , to make it “The lush and fruitful Flower Forest of Salvation” for humankind.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

VƯỜN HOA THÁNG NĂM CỦA MẸ

Trời chưa sáng Mẹ đã ra vườn, và luôn tay luôn chân, hết việc này đến việc nọ  cho đến khi trời tối.
Mẹ thương vườn của Mẹ lắm, vườn do chính tay Mẹ dọn sạch từ một miếng đất bỏ hoang, xơ xác những bụi cỏ gai và những gốc cây to bị đốn nham nhở và đốt cháy dở dang.
Mẹ trồng đủ thứ hoa, nhiều vô kể, hầu như không thiếu thứ hoa nào mà Mẹ biết, Mẹ gặp. Cứ hoa là Mẹ đem về vun trồng, chăm sóc. Không một cây nào, dù bé bỏng, gầy gò, yếu đuối đã bị Mẹ bỏ, nhưng tất cả đều được Mẹ xít xoa, trầm trồ, khen lấy khen để đẹp qúa, xinh qúa, thơm qúa, dễ thương qúa… và ân cần chăm bón sáng chiều.
Phải nhìn Mẹ nhẹ nhàng tiả từng nhánh cúc, cẩn thận rửa từng cánh hồng e ấp, nâng niu từng nụ qùynh mới nở, rón rén đánh thức từng khóm huệ mới đơm bông  mới thấy tình Mẹ dành cho vườn hoa, cho từng bụi hoa, từng cây hoa, từng cánh hoa lớn và sâu đậm thế nào.
Mẹ thương vườn hoa như kho tàng không thể để mất, nhớ vườn hoa như nhớ con, nhắc vườn hoa như niềm tự hào, hãnh diện, và hạnh phúc  của Mẹ là ra vườn  chăm nom, săn sóc, chữa lành ngàn hoa muôn sắc.
Nhưng từ mấy tháng nay, con thấy Mẹ đăm chiêu mỗi sáng ra vườn, và trầm tư từng bước về nhà buổi tối. Biết Mẹ không vui, biết Mẹ có nỗi buồn, biết Mẹ có niềm u uất, khi đôi mắt Mẹ không còn giấu được nhạt nhoà bên những nụ hồng bị sâu cắn, những gốc mai sần sùi bị kiến đào, những cành lan rũ rượi thiếu nắng. Trước cơn bệnh của hoa, Mẹ đôn đáo, tất bật tìm thuốc diệt sâu, trừ kiến; Mẹ  ngược xuôi chạy chữa khi hoa trong vườn theo nhau chết yểu; Mẹ lo lắng, bồn chồn trước nguy cơ vườn hoa bị kẻ gian phá hoại. Và mọi người thấy mắt Mẹ quầng thâm, tóc Mẹ điểm thêm nhiều sợi bạc. Riêng con, nghe  được tiếng Mẹ thở dài thương xót vườn hoa qúy giá của Mẹ.
Vườn hoa ấy là vườn hoa nhân loại, vườn hoa của Đức Maria, mà mỗi người là những cây hoa, nhánh hoa, nụ hoa, đóa hoa muôn dáng, muôn mầu được tình Mẹ trên trời bao bọc, chở che, nâng niu, chăm sóc.
Tháng hoa năm nay vườn hoa tơi tả, không chỉ vì một thứ virút có tên Côrôna, nhưng còn vì nhiều thứ dịch nguy hiểm, tàn phá gấp ngàn lần khác. Những virút ích kỷ, kiêu căng, gian tham, ganh ghét, kèn cựa, đấu đá, những vi trùng bạo lực đến mức không còn lương tri và hoàn toàn cạn kiệt tình nhân loại, những vi khuẩn  nói xấu, vu khống, mạ lỵ, chụp mũ không ngượng miệng đến vô liêm sỉ, bất nhân, tàn nhẫn, chưa kể những virút ngạo mạn phạm thượng, xúc phạm đến Đấng Tạo Dựng. Tất cả đã làm vườn hoa nhân loại của Mẹ thành một bãi chiến trường đẫm máu, một bệnh viện không còn giường nằm, một nhà xác khổng lồ, một nghiã trang toàn những hố chôn tập thể; tất cả đã làm co rúm niềm vui ban sớm của ngàn hoa khi nhỏen miệng cười đón bình minh; tất cả đã làm tê liệt tay chân khiến hoa không còn hồn nhiên nhẩy múa  dưới nắng xuân; tất cả đã làm đau đớn thân xác để hoa không còn hứng thú vui đùa, khoe sắc, toả hương trong gió; tất cả đã làm  hoa hoảng hốt, lo sợ bị bứng rễ, tiêu diệt, và cả vườn hoa của Mẹ những tháng qua đã ủ dột, khép nhụy, co mình, buồn bã.
Vì vườn hoa bị sâu bọ, côn trùng đủ loại tàn phá, như đàn con Mẹ đang thống khổ, lo âu vì dịch bệnh Covid, nên tháng hoa của Mẹ năm nay, đoàn con không biết tìm đâu hoa đẹp, hoa tươi, hoa thơm ngát để dâng Mẹ như các tháng Năm khác.   
Nhưng chưa kịp đi tìm, thì Mẹ đã chỉ cho chúng con một vườn hoa khác, Vườn Hoa Nhân Loại Mới với muôn hoa tươi nở từ mão gai, đinh sắt, lưỡi đòng của cây Thánh Giá trên đó có Đức Giêsu chịu đóng đinh: những chùm hoa Hy Sinh của Tình Yêu quên mình, khi liều thân săn sóc bệnh nhân trong các bệnh viện; những nụ hoa Biết Chạnh Lòng của Tình yêu chia sẻ khi chia cơm sẻ bánh cho người khốn cùng không còn gì để sống; những bông hoa Khiêm Tốn của Tình Yêu phục vụ, khi qùy xuống rửa chân anh em nghèo hèn, yếu đuối với tâm tình và thái độ thân thiện, trân qúy; những bụi hoa Hy Vọng của Tình Yêu xây dựng, thăng tiến, khi nỗ lực đóng góp cho tương lai chênh vênh, đen tối của thế giới trước đại dịch.
Không những chỉ cho chúng con vườn hoa “nhân loại mới, Mẹ còn đích thân dẫn chúng con đi với Mẹ vào vườn hoa Giêrusalem để tìm gặp Đức Giêsu, Con Mẹ, khi chúng con lầm đường lạc lối; Mẹ đích thân dẫn chúng con đi với Mẹ vào vườn hoa Cana, ở đó đang có tiệc cưới linh đình, nhưng chẳng may hết rượu giữa tiệc, để xin Đức Giêsu, Con Mẹ làm nở hoa đức tin trong những bế tắc của đời sống; Mẹ đích thân dắt chúng con đi với Mẹ vào đường hoa Thương Khó, để đời làm môn đệ Đức Giêsu của chúng con không qúa căng thẳng, nặng nề vì luôn có tình mẹ nâng đỡ, ủi an; Mẹ đích thân đồng hành với chúng con vào vườn hoa  Canvê, ở đó có cây thập tự rực rỡ hoa Cứu Độ cho chúng con được cứu sống; sau cùng, đích thân Mẹ đưa chúng con đến gặp Đức Giêsu và giới thiệu chúng con với Ngài: Đây là các con của Mẹ.
Vâng, tháng hoa năm nay, các con của Mẹ sẽ dâng Mẹ những hoa lòng sắc hương rực rỡ, nồng nàn hái từ Vườn Hoa Nhân Loại Mới mà chính Mẹ đã dậy chúng con vun trồng, chăm sóc bằng Tình Yêu tín thác, Tình Yêu quên mình, Tình Yêu phục vụ, Tình Yêu tự hiến hiệp thông với Tình Yêu lớn lao, cao cả là chết cho người mình yêu của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa và Con Mẹ để cho nhân loại Rừng Hoa Cứu Rỗi bát ngát, ngút ngàn.
Jorathe Nắng Tím    

CHÂN DUNG MỤC TỬ NHÂN LÀNH

                           Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 4, Phục Sinh, Năm A
Hai hình ảnh không thể thiếu về người chăn chiên được Đức Giêsu mô tả trong Tin Mừng Gioan về Mục Tử nhân lành là Tiếng gọi chiên, và Cửa cho chiên ra vào (Ga 10,7), để làm nổi bật sứ vụ của người chăn chiên là gọi tên từng con và dẫn chúng rađến đồng cỏ xanh, suối nước trong “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,3.10).
Quan sát người chăn chiên với đoàn chiên của anh: Anh không ngớt gọi từng con, và nhắc nhớ, khuyến khích, động viên chúng. Làm như chúng hiểu anh nói gì, dặn dò gì, nên khi người lạ nói, người lạ lên tiếng thay anh, chúng không hiểu và ngơ ngác nhìn nhau tỏ vẻ nghi ngờ, sợ hãi, vì “chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ” (Ga 10,4-5).
Khi ra vào chuồng, đoàn chiên cũng chờ tiếng nói của mục tử, và tuyệt đối không ra khỏi chuồng khi không có mặt người chăn giữ chúng, vì chúng sợ bị kẻ trộm bắt đi. Chúng cũng không liều lĩnh trốn khỏi chuồng đi lang thang một mình trong rừng, vì biết có nhiều sói dữ rình rập, chực chờ vồ lấy chúng, và ăn thịt (x.Ga 10,12).
Với hình ảnh “tiếng nói của mục tử”, Đức Giêsu nhắc đến sứ vụ của Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Tiếng Nói của Thiên Chúa với nhân loại, cũng như toàn bộ Cựu Ước là lịch sử “Thiên Chúa nói với con người”, và con người tin vào Ngài nhờ lắng nghe tiếng Ngài.
Như thế, Thiên Chúa đã là người đi bước trước đến với con người bằng “mở lời” nói với con người, như trực tiếp nói với Ápraham, Môsê, và gián tiếp qua các ngôn sứ nói với dân Ngài trong Cựu Ước. Cũng vậy, trong Tân Ước, Thiên Chúa đã sai sứ thần Gabrien mở lời với Đức Maria ở ngày Truyền Tin, và chính Đức Giêsu đã trực tiếp mở lời kêu gọi các môn đệ bên bờ hồ Galilê: “Các anh hãy theo tôi!” (Mt 4,19).  
Thiên Chúa luôn mở lời trước, đề nghị trước, mời gọi trước, và dành cho con người toàn quyền trả lời đồng ý hay không đồng ý, chấp thuận hay khước từ, với tất cả tự do được Thiên Chúa tuyệt đối tôn trọng. Đó là lý do có rất nhiều người đã được Đức Gêsu “mở lời” mời làm môn đệ, nhiều người được gọi theo Ngài, nhưng con số đáp trả rất ít, số người trả lời tích cực không nhiều, như thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1) “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian, và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,10-11).
Tiếp đến, Đức Giêsu chọn hình ảnh Cửa chuồng chiên, bên cạnh hình ảnh Tiếng Gọi khi nói về người mục tử nhân lành, vì đoàn chiên cần chuồng để được an toàn, cần nơi có cửa nẻo khép kín, có hàng rào ngăn chặn để người lạ, kẻ trộm, sói dữ không thể đột nhập, xâm phạm, phá hoại, cắn giết. Và chỉ khi được ở trong chuồng có cửa khép cẩn thận, có chủ chăn trông nom, đoàn chiên mới thoải mái, bình an.
Là Cửa, người chăn chiên vừa thi hành trách nhiệm gìn giữ, che chở, vừa thực hiện bổn phận giải phóng, khi tập cho đoàn chiên trưởng thành với ý thức tự do, vì chuồng chiên không là trại giam, và người gác cửa chuồng chiên không làm công việc của công an gác cổng nhà tù, bởi chiên có quyền đi ra đi vào: đi vào để ngủ nghỉ an toàn, để khỏi bị mưa ướt, sương lạnh, để kẻ trộm và sói dữ không lợi dụng sơ hở, trống trải mà “giết hại, phá hủy”, cướp đi mạng sống, đồng thời đi ra để “gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9), hầu được “sống và sống dồi dào” (Ga 10,9-10).       
Thực vậy, Đức Giêsu nhận mình là Mục Tử nhân lành: mục tử biết nói với chiên, và chiên lắng nghe tiếng Mục Tử (x. Ga 10,3). Nói điều này, Đức Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng nói, bởi không tiếng nói giữa mục tử và đoàn chiên, không trao đổi giữa chúa chiên và con chiên, không đối thoại giữa người chăn dắt và đám đông được chăn dắt, thì không thể có đoàn chiên đúng nghiã, không thể có chuồng chiên an bình, không đấu đá, và không thể có đoàn thể chiên, cộng đoàn chiên “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Nhưng ai phải nói với ai, và ai giữ phần quyết định thành - bại trong đối thoại, để “mục tử nghe được tiếng chiên, và chiên nghe biết tiếng mục tử”, mà không ngược lại: chủ chiên và chiên, cả hai không ai chịu nghe ai”?
Hỏi tức trả lời, vì chủ chiên là người nói trước, người mở lời, và trách nhiệm đầu tiên của mục tử là nói với đoàn chiên, nên nếu mục tử không nói, không muốn nói, không biết nói gì, hoặc nói mà chiên không hiểu, thì qủa thực đối thoại không đạt chuẩn thành công. Tệ hơn, nếu chủ chiên chỉ nói những gì mình muốn, những gì có lợi cho riêng mình, nói những chuyện không thuộc phận vụ phải nói, nói những chuyện không liên quan đến hạnh phúc của đoàn chiên, không đáp ứng nhu cầu sống của đoàn chiên, không giải quyết những vấn đề thiết thực của đoàn chiên, thì coi như tương quan chủ chiên - đoàn chiên bị tắc nghẽn, đóng băng. Nhưng còn tệ hơn gấp bội, nếu chủ chăn dùng quyền “mở lời, nói trước” của mình mà độc thoại, độc diễn, độc chiếm micrô để “thánh tướng” khoe khoang thành tích, đánh bóng “cái tôi”, mỉa mai, chỉ trích những con chiên không ngoan ngùy, dễ bảo, “mắng vốn mắng lời” người này người nọ, bôi bác, hạ nhục đám này, trách móc, thĩa bãi xa gần phe nhóm kia làm cho chuồng chiên mất bình an, đoàn chiên  chia rẽ, hoang mang, hoảng lọan.
Cũng thế, nếu đoàn chiên thấy cửa chuồng ngày càng giống cổng nhà giam, cửa sắt trại tù, thì chúng sẽ không hớn hở nối đuôi nhau chạy vào chuồng để được nghỉ ngơi, thư giãn. Trái lại, nếu mặt người giữ cửa hung bạo, dữ dằn, lại nóng giận “đằng đằng sát khí”, dò xét, đe dọa thì chiên sẽ nói nhỏ với nhau và cùng tìm đường chuồn, không về chuồng nữa để thoát thân, bảo toàn mạng sống, dù đời lang bạt sẽ nhiều rủi ro, và cuộc sống “không cửa không nhà” hứa hẹn nhiều vất vả, nhọc nhằn.
Vì thế, Đức Giêsu không chỉ mô tả “suông và hời hợt” hình ảnh Tiếng Nói và Cửa chuồng chiên, mà không căn dặn các môn đệ điều phải làm để là Tiếng Nói của chủ chiên đích thực, và Cửa bảo đảm an toàn và hạnh phúc của đoàn chiên. Trái lại, Ngài đã dậy các môn đệ là những mục tử nối bước chân chăn chiên của Ngài bài học quan trọng như bửu bối để trở nên mục tử nhân lành như Ngài. Bài học, bửu bối đó chính là Tình Yêu sẵn sàng hiến mạng sống của chủ chiên cho đoàn chiên mình chăn dắt.  
Vâng, Đức Giêsu đã lấy chính mạng sống để bảo đảm cho Tiếng Nói đích thực và Cửa an toàn của Mục Tử nhân lành, bởi “không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình cho người mình yêu” (Ga 15,13), khi qủa quyết: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mang sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).
Vì yêu đến sẵn sàng hiến mạng, nên sẽ không có mục tử từ chối nói với đoàn chiên của mình, vì Mục Tử nhân lành là người yêu thương chiên, “biết chiên” (Ga 10,14) và “gọi tên từng con” (Ga 10,3); sẽ không có mục tử độc thoại, khống chế, áp đặt, bắt chiên phải gục đầu, nhắm mắt nghe mà không được đối thoại, vì mục tử nhân lành là người có đủ tư cách để nói: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14), bởi biết nhờ trao đổi, trao đổi để hiểu biết nhau hơn; sẽ không có chủ chăn không biết cách nói, hoăc không biết nói gì, vì khi yêu thương đoàn chiên đến độ “tự ý hy sinh mạng sống mình”, trong khi “mạng sống của mình không ai lấy đi được” (Ga 10,18), thì nội dung Tiếng Nói của mục tử sẽ là tình yêu mãnh liệt của chủ chiên nhân lành dành cho đoàn chiên, và chính trái tim đầy “tình yêu chiên” sẽ chỉ cho người chăn chiên cách nói hay nhất, cách nói dễ thương nhất, cách nói ân tình cha con nhất, cách nói thuyết phục nhất, cách nói tuyệt vời của Chúa Thánh Thần có sức biến đổi trái tim, đổi mới cuộc đời của đoàn chiên, để chiên không phải thiếu gì, nhưng được thỏa thuê no đầy, thảnh thơi, hạnh phúc bên bờ suối trong, trên đồng cỏ xanh rì.
Thực vậy, chỉ với tình yêu “sẵn sàng hiến mạng sống mình cho đoàn chiên”, người chăn chiên mới chu toàn được sứ vụ là Tiếng Nói và Cửa cho đoàn chiên. Cũng với tình yêu mãnh liệt và liều lĩnh là dâng hiến cả mạng sống, mục tử mới có thể trở thành mục tử nhân lành, người chăn dắt nhân hậu, và khi đó, không cần phải có tài hùng biện, hay “thôi miên”, lôi cuốn, cũng chẳng cần văn chương hoa mỹ, với những ngôn từ có cánh, mục tử nhân lành vẫn đánh động tâm hồn đám chiên ghẻ lở, ngang ngược; vẫn đưa về chuồng những chiên lầm đường lạc lối trót nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của sói rừng; vẫn được đoàn chiên chăm chú lắng nghe, nhất là mãi mãi được đoàn chiên yêu thương, tín nhiệm, để  trao đổi tâm tư, trút bỏ tâm sự, cởi mở cõi lòng với chủ chăn, cho Tin Mừng Cứu Độ của Thiên Chúa được đón nhận, như người đàn bà Samari ngoại đạo đã trân trọng nghe và chân thành nói với Đức Giêsu bên bờ giếng Giacóp. Nhờ vậy, bà đã nhận ra Ngài là Mục Tử nhân lành, là Đấng Thiên Chúa sai đến trong thế gian để yêu thương và cứu độ mọi người, không trừ ai.
Jorathe Nắng Tím

THÁNH GIUSE - NGƯỜI LAO ĐỘNG XÓA MÌNH (01/5)

Cứ sự thường, khi làm chủ và giữ vai trò lao động chính nuôi sống gia đình, người ta sẽ có rất nhiều quyền, nếu không muốn nói là toàn quyền, và khuynh hướng thống trị, sở hữu, muốn được mọi người nể sợ, cung phụng là cám dỗ rất khó vượt qua.
Thánh Giuse ở vào trường hợp này trong gia đình thánh ở Nadarét. Ngài là chủ gia đình, lao động chính bảo bọc Đức Maria và nuôi dưỡng, giáo dục Đức Giêsu.
Tin Mừng kể rất ít về thánh Giuse, xem như Thiên Chúa muốn giấu kín ngài và chính ngài cũng tự nguyện xóa mình.
Thiên Chúa giấu kín ngài, nên chúng ta chỉ biết ngài thuộc dòng dõi Giacóp, con cháu vua Đavít, riêng Tin Mừng Luca thì ghi rõ hơn: “Khi Đức Giêsu khởi sự rao giảng. Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi người là  con ông Giuse. Giuse là con Êli” (Lc 3,23), nhưng  không được truyền thống nói về cha mẹ mình, như đã nói về thân sinh của Đức Maria là  Gioakim và Anna.
Thiên Chúa giấu kín ngài, nên chúng ta chỉ biết về ngài qua những biến cố thời thơ ấu của Đức Giêsu, và sự có mặt của ngài được kể trong Tin Mừng đã chấm dứt sau biến cố Đức Giêsu bị lạc mất ở Giêrusalem, dịp lễ Vượt Qua năm mười hai tuổi (x. Lc 2,41-50).
Thiên Chúa giấu kín ngài, nên Tin Mừng chỉ vắn tắt gọi ngài là “người công chính” (Mt 1,19), mà không ghi thêm bất cứ một lời ca ngợi, tuyên dương nào khác.
Thiên Chúa giấu kín ngài, nên chỉ sai sứ thần hiện đến báo mộng (x. Mt 1,20 ; 2,13.19), mà không bao giờ hiện ra “tỏ tường” với ngài, như đã hiện ra với ông Dacaria trong đền thờ (x. Lc 1,11) hay với Đức Mẹ ngày truyền tin (x. Lc 1,26).
Được Thiên Chúa giấu kín, thánh Giuse cũng tự nguyện xóa mình ngay từ buổi đầu hôn nhân, khi “định tâm bỏ đi cách kín đáo” để giữ thanh danh cho Đức Mẹ khi không biết người con “được cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).

Thánh Giuse tự nguyện xóa mình khi âm thầm, lặng lẽ chu toàn mọi bổn phận của người chủ gia đình: yêu thương, bảo vệ, gìn giữ, nuôi nấng, giáo dục.
Thánh Giuse tự nguyện xóa mình với tinh thần quên mình, hy sinh trước mọi thử thách, sóng gió như đem gia đình trốn sang Ai Cập, để bảo toàn tính mạng của Hài Nhi Giêsu (x. Mt 2,13-18).
Thánh Giuse tự nguyện xóa mình khi phục vụ gia đình thánh trong thinh lặng, và Tin Mừng không ghi lại bất cứ một lời nào của ngài, ngay cả khi tìm được Đức Giêsu sau ba ngày lạc mất. Tuy rất “sửng sốt” nhưng ngài chẳng nói gì, chỉ có Đức Mẹ đã nói với Đức Giêsu: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?” (Lc 2,48).
Và thánh Giuse đã tự nguyện xóa mình cách độc đáo cả trong đời sống của người lao động.
Tự nguyện xóa mình trong nghề nghiệp rất bình thường dưới mắt mọi người: ông thợ làm đủ việc, từ đóng sửa bàn ghế, giường tủ đến những việc linh tinh, “không tên” bà con lối xóm cần; tự nguyện xóa mình với nghề lao động chân tay ở đâu và thời nào cũng bị coi là thấp kém hơn lao động trí thức, lao động “bàn giấy, công sở”; tự nguyện xóa mình với đồng lương khiêm tốn, không cố định; tự nguyện xóa mình với vị thế lao động không mấy được người đời tôn vinh, bằng chứng là có lần Đức Giêsu trở lại quê làng Nadarét, đồng hương đã chẳng mấy hồ hởi, dù thán phục giáo huấn của Ngài, khi kháo láo với nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”. Họ tỏ ra không mấy mặn mà, kính trọng nên Đức Giêsu đã nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,22.24).
Thực vậy, thánh Giuse là “người công chính” như Tin Mừng khẳng định. Ngài công chính không chỉ vì tín thác ở Thiên Chúa và sống theo luật Ngài, mà còn công chính ở tinh thần người tôi tớ luôn tự nguyện xóa mình trong khi phục vụ chủ.
Âm thầm, kín đáo, ẩn danh, ẩn tiếng trong đời sống gia đình, xã hội đã đành, ngay đến sinh hoạt nghề nghiệp, đời sống lao động, thánh Giuse cũng chọn cho mình chỗ khuất của người tôi tớ trung tín và khiêm nhường chỉ biết làm những gì chủ muốn, và coi mình là “đầy tớ vô dụng”.
Khác với Thánh Giuse, khi tinh thần xóa mình trong lao động ngày càng bị coi là lỗi thời, lạc hậu, dại dột, điên khùng, vì lao động mà không tìm đường lên, lao động mà không đấu đá, giành giật, lao động mà không “to tiếng lắm lời”, lao động mà không “nói ra tiền, cười ra bạc”, lao động mà không tranh thủ kiếm chác làm giầu, lao động mà không băng đảng, phe nhóm để tiến thân, lao động mà không “cố đấm ăn xôi”, lao động mà không “trên đội dưới đạp”, lao động mà không “mồm miệng đỡ chân tay”, “làm giả ăn thật”, lao động mà không biển thủ vật tư, ăn cắp hồ sơ, lao động mà không làm theo bí quyết: “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” khi sẵn sàng bơm chất độc vào trái cây để “một lời mười” thì đều bị coi là những người lao động ngu si, thấp kém, thiếu năng lực.
Thực vậy, ở cái thời mà lương tâm bị tán tận trầm trọng, tình người bạc bẽo đến rùng mình, công bình bị chà đạp tận bùn sâu thì lao động không còn giá trị nhân văn, không còn ý nghiã phục vụ nhân sinh cao đẹp. Bằng chứng là ngay giữa đại dịch, trước nhu cầu qúa lớn của cộng đồng phải có khẩu trang để  phòng dịch, mà nhiều giám đốc, trưởng phòng, cán bộ nhà nước đã không chỉ nhẫn tâm đầu cơ, tích trữ, mà còn chiếm đoạt, thu gom khẩu trang bán với giá cao để trục lợi.    
Cũng ở cái thời thực dụng, vật chất và hưởng thụ, khi mà tiền ngày càng trở thành giá trị “duy nhất”, như người ta vẫn nói và cho là chân lý: “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, thì người lao động “nghèo, liêm chính” không còn chỗ đứng được tôn trọng.  
Mừng lễ Thánh Giuse lao động, chúng ta nhớ đến những người lao động tử tế: tử tế trong đời sống, tử tế trong việc làm, tử tế trong ý hướng lao động, khi làm việc với niềm vui vì đem lại “cơm no áo ấm” cho người khác, lao động với tình yêu đích thực, vì lao động là bằng chứng hùng hồn và cao đẹp của hy sinh; lao động với niềm hy vọng, vì lao động là bàn tay xây dựng, vun xới  tương lai  người khác, là nụ cười tươi thắm và ánh mắt rạng rỡ mở ra ngày mai ngời sáng cho mọi người, là trái tim ban bình an cho chính mình, và chuyển tải Hạnh Phúc cho người chung quanh.
Và cầu nguyện cho chính chúng ta, những người lao động của mọi ngành nghề, tinh thần khiêm tốn xóa mình để suốt đời là người tôi tớ trung tín, khiêm nhường được Thiên Chúa là Ông Chủ tốt lành yêu thương.
Jorathe Nắng Tím

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO KHÔNG BIÊN GIỚI (7)

KHÔN NGOAN
Tiễn con đi học xa, hay ra nước ngoài lao động, mẹ già sụt sùi: “Phải khôn ngoan, con nhé!”; đưa con về nhà chồng, người cha nắm chặt tay con gái với giọng trầm buồn khuyên nhủ: “Con khôn ngoan nhé!”; đầm đià nước mắt trước giờ chia tay “em hậu phương, anh tiền tuyến”, người vợ trẻ ruột đứt từng khúc dặn dò: “Anh… phải… khôn… ngoan… nhé!”; bà cố của các cha ngày nhận xứ mới cũng thì thầm nhắc bảo: “Mẹ hằng cầu xin Chúa cho con khôn ngoan!”; và ngay cả Đức Giêsu cũng tha thiết căn dặn các môn đệ: “Anh em phải khôn như rắn...”, vì “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16), khi sai các ông lên đường truyền giáo.
Như thế đủ biết khôn ngoan quan trọng và cần thiết cỡ nào! Quan trọng vì khôn ngoan giúp giải quyết êm đềm, tốt đẹp, thành công mọi khó khăn, rắc rối, bế tắc, giúp vượt qua mọi tình huống nhiêu khê, phức tạp, bất ngờ, mà người khờ khạo, hậu đậu, không bén nhạy, thiếu sáng kiến, nóng nảy bộp chộp, hay ù lì nhát đảm đều khó có thể vững tay lèo lái. Cần thiết vì cuộc đời không đơn sơ, lòng người không đơn thuần là “lòng nhân”, việc đời không luôn đơn giản, nhưng biến đổi phức tạp, nghiêng ngả, ngược xuôi, tráo trở, lật lọng, nên khó đánh giá, đo lường, thấu hiểu.
Tóm lại, lý do người ta cần khôn ngoan, vì cuộc đời không đơn giản, và người đời không luôn chân chất, đơn sơ. Bởi cuộc đời không đơn giản, nên dễ lầm đời, mà lầm trên đường đời thì mất hướng, lầm giữa chợ đời thì lạc lõng, chơ vơ, lầm trong biển đời thì chìm sâu mất tích. Bởi người đời không đơn sơ, nên đời người dễ bị hụt hẫng, chênh vênh vì bị lừa gạt; bởi người đời không chân chất, nên đời người chao đảo, sụp đổ vì bị đâm sau lưng, phản bội; bởi người đời không hiền lành, nên đời người phải cay đắng tả tơi, tang thương tàn rụi vì bạo lực người đời đàn áp, tiêu diệt.
Vì thế, khôn ngoan là hành trang không thể thiếu khi vào đời, vũ khí không thể quên mang theo khi sống với người khác, bởi người đôi khi không là “người” nhưng là lang sói, và đời không luôn là đường thênh thang, đồng cỏ xanh, suối trong làm đã cơn khát người lữ khách, nhưng là biển sâu đen ngòm với sóng dữ, đá ngầm
Chính vì khôn ngoan quan trọng và cần thiết cho cuộc sống con người, khi cuộc sống và con người không luôn dễ hiểu, dễ lường, dễ sống, mà khôn ngoan thường bị mặc một lớp áo thực dụng rất sặc sỡ, diêm dúa. Sặc sỡ thực dụng khi người ta trang điểm cho khôn ngoan son phấn của “khôn lanh, khôn khéo”, và đeo cho khôn ngoan đủ thứ bông tai, lắc tay, dây chuyền, vòng cổ diêm dúa của “ma lanh, ma mãnh, ma đầu”. Thế là vì cần thiết và quan trọng, “khôn ngoan” bị đầu độc, biến thái thành những thứ khôn xa lạ, đối nghịch với chính khôn ngoan.
Qủa thực, chúng ta thường coi người khôn ngoan là người khéo léo: khéo dàn xếp những mâu thuẫn trong tương quan, khéo “lên xuống” đúng thời, đúng nơi, khéo “lấy lòng” để “được lòng” mọi người, khéo chớp thời thế, cơ hội, khéo đẩy đưa, luồn lách, bôi trơn, vo tròn. Nói chung người khôn ngoan là người khéo với mọi người, khéo trong mọi hoàn cảnh, khéo ở mọi sự việc và họ là người thành công. Chính thành công, thành đạt, thành tựu là mục tiêu của khôn ngoan, và làm cho khôn ngoan cao giá, người khôn ngoan được trọng vọng dưới cái nhìn của người đời, theo kiểu thế gian.
Vấn đề được đặt ra đây là bản chất của khôn ngoan dưới cái nhìn của Đức Giêsu, để nhà truyền giáo không rơi vào não trạng sai lầm về khôn ngoan theo suy nghĩ và cách nhìn của trần thế :
1.   Khôn ngoan của nhà truyền giáo phải đi đôi với Đơn Sơ:
Đức Giêsu đã không tách rời khôn ngoan khỏi đơn sơ, khi căn dặn các môn đệ trước khi các ông nhận bài sai lên đường truyền giáo: “Anh em phải khôn như rắn, và đơn sơ như bồ câu” (Mt 19,16), như muốn dậy các ông: khôn ngoan và đơn sơ phải luôn đồng hành.
Nói điều này, Đức Giêsu nhấn mạnh đơn sơ không thể tách rời khỏi khôn ngoan, vì khôn ngoan đứng một mình sẽ nhanh chóng biến thái thành khôn ma mãnh, khôn ăn người, khôn thủ lợi, khôn qủy quyệt, bởi một lý do rất đễ hiểu: mục tiêu của khôn ngoan là tìm đạt thành công, nên khôn ngoan sẽ rất khó “ngoan” khi mục đích thành công thúc bách, sẽ rất khó dừng trước bảng cấm “xảo trá, bạo lực”, rất khó tự kềm chế trước  cám dỗ của mưu mô, thủ đọan đang khi thừa thắng xông lên,  giữa cao trào “đánh nhanh đánh mạnh” để sớm đạt mục đích “thành công”. Khôn ngoan đứng một mình sẽ kiêu căng,  tự đắc trước sức cuốn của thành công, sẽ giương vây, vẫy cánh “tự cao tự đại” trước thôi thúc như sóng thần của danh dự qúy giá “người khôn ngoan”; sẽ vênh váo nghênh ngang nghĩ mình là “chià khóa thần diệu” có thể giải quyết mọi vấn đề nan giải. Và một mình tự tung tự tác, khôn ngoan sẽ cho phép mình sử dụng cả những phương tiện bất nhân, tàn nhẫn nếu cần.
Dặn dò các môn đệ phải khôn ngoan và đơn sơ, cụm từ không thể tách riêng từng chữ, nếu không sẽ không chỉ thiếu nghiã mà thiếu cả hướng đi, nếp sống phải có của người môn đệ, vì Đức Giêsu đã thấy trước đơn sơ phải song hành, đồng hành với khôn ngoan, như hai mặt của một đồng tiền, vì thiếu đơn sơ, khôn ngoan biến thành ma giáo, qủy quyệt, lưu mạnh, hung bạo.
Bởi đơn sơ là không gian ngoa, giả dối, không mưu mô, thủ đoạn, không nghĩ xấu hại người, không toan tính điều ác, việc đồi bại, nên người đơn sơ  phải có trái tim khao khát Chân Thiện Mỹ: trái tim bình an với sự thật, trái tim hạnh phúc với những gì tốt đẹp, trái tim luôn vươn cao, hướng về Tuyệt Đối. Người đơn sơ là người có tâm hồn vị tha luôn nghĩ tốt, làm tốt cho mọi người, nên tâm hồn người khôn ngoan phải có yêu thương ngự trị, có lòng tốt cư ngụ, có tình yêu nuôi lớn. Người đơn sơ sẽ không “ăn người”, hại người, lợi dụng, vô ơn người, nhưng chân thành, chân chất, chân thật, vì bản chất của người đơn sơ là không tìm mình, không tìm thành công cho mình trên lưng, trên đầu người khác, không xây dựng ngai vàng của mình bằng biến người khác thành những viên đá lót đường, những nấc thang, bệ gác chân, vì người khôn ngoan đơn sơ, chân chất, chân thành như bồ câu.
2.   Khôn Ngoan của nhà truyền giáo phải đi đôi với Hiền Lành:   
Ngoài Đơn Sơ, Đức Giêsu còn dậy các môn đệ của Ngài bài học quan trọng để sống khôn ngoan, đó là “hiền lành và khiêm nhường tận đáy lòng” (Mt 11,29), bởi mức độ khôn ngoan cao nhất chính là được yêu thương, kính trọng: yêu thương bởi Thiên Chúa vì Thiên Chúa yêu thương kẻ khiêm nhường, và kính trọng bởi người đời, vì không ai trọng kẻ kiêu căng, cũng chẳng ai kính người xảo quyệt, hung dữ.  
Thánh Giacôbê đã phân biệt khôn ngoan thật và khôn ngoan giả, đồng thời cho chúng ta tiêu chuẩn để phân định đâu là khôn ngoan của Thiên Chúa “từ trời cao ban xuống” và đâu là “khôn ngoan của thế gian, của con người, của ma qủy” (Gc 3,15).
Thánh nhân khẳng định: Người khôn ngoan là người hiền hậu khi viết: “Trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan” (Gc 3,13).
Như thế, khôn ngoan đi đôi với hiền hậu, và người khôn ngoan không thể là người “trong lòng có sự ghen tương, chua chát, tranh chấp”, kể cả “gian dối, tự cao tự đại mà nói dối, trái với sự thật” (Gc 3,14), nhưng là người được Chúa ban đức Khôn Ngoan làm cho trở nên “thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17).
Vâng, nhà truyền giáo được sai đi rao giảng Tin Mừng, và làm chứng Đức Giêsu cho muôn dân trên con đường không biên giới: địa lý không biên giới, thời gian không biên giới, cả con người với lòng người khó lường, khó đoán cũng không biên giới. Vì thế, ơn khôn ngoan là ơn hệ trọng nhà truyền giáo cần xin với Chúa, như vua Salômôn đã chẳng xin Thiên Chúa điều gì ngoài sự khôn ngoan, khi thưa với Chúa: “Xin ban cho  tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái” (1 V 3,8), và Chúa đã ban cho vua “một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn (1 V 3,12), Ngài “cho vua Salômôn được dồi dào khôn ngoan, thông thạo, và một trái tim bao la như cát ngoài bãi biển.” (1 V 5,9), hoặc như Gióp đã luôn ca ngợi đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa: “Ở nơi Thiên Chúa có cả khôn ngoan lẫn sức mạnh” (G 12,13), “đường nẻo của khôn ngoan một mình Thiên Chúa tỏ, chính người biết nơi ở của khôn ngoan” (G 28,23).   
Xác tín khôn ngoan đích thực là kính sợ Chúa (x. G 28,28), là đơn sơ, hiền lành, chân thực với mọi người, nhà truyền giáo sẽ tránh được rất nhiều cạm bẫy trên đường loan báo Tin Mừng Cứu Độ và làm chứng Đức Giêsu chịu đóng đinh, mà cạm bẫy nguy hiểm nhất chính là tìm thành công bên ngoài bằng mọi giá, khi chạy theo “khôn ngoan của thế gian, của con người, của ma qủy” (Gc 3,15) để rơi vào gian dối, thủ đọan, hung dữ, kiêu căng, bạo lực là những điều hoàn toàn trái nghịch với đức Khôn Ngoan “từ trời cao ban xuống” cho người môn đệ.   
Jorathe Nắng Tím