Suy
Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 5 Thường Niên, Năm B
Kinh
Thánh Cựu Ước có chuyện ông Gióp ở đất Út. “Ông
là một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác”
(G 1,1). Vì được Thiên Chúa coi là người đầy tớ trung thành, luôn “kiên
vững trong đường lối vẹn toàn”
(G 2,3), dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào, nên Xatan ganh ghét Gióp và thưa
với Thiên Chúa : “Tất
cả những gì người ta có, người ta đều sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình.
Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó xem, chắc chắn là nó sẽ nguyền rủa
Ngài thẳng mặt! ” (G 2,5), và
Xatan xin Chúa cho phép thử thách Gióp. Thiên Chúa đồng ý, cho phép Xatan được
thử thách Gióp, người tôi tớ trung kiên của Ngài, khi nói với Xatan : “Được,
nó thuộc quyền ngươi, nhưng ngươi phải tôn trọng mạng sống nó”
(G 2,6).
Gióp
là hình ảnh sống động của con người bất hạnh, bởi từ có tất cả phút chốc mất hết,
không còn gì ; từ phương phi vạm vỡ biến thành yếu nhược, tiều tụy, xấu xa ;
từ danh giá, được trọng vọng trở thành kẻ bị mọi người khinh dể, nhạo cười, xa
lánh ; từ dư dả, giầu sang, bạn bè tấp nập ra vào, kẻ hầu người hạ ngày
đêm vồn vã bỗng nhiên thành kẻ thiếu ăn, thiếu mặc, cô đơn, sầu tủi, bị xỉ nhục,
mắng nhiếc nặng lời.
Hình
ảnh “ông ngồi giữa đống tro,
lấy mảnh sành mà gãi”,
vì “Xatan hành hạ khiến ông
mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho tới đỉnh đầu”
(G 2,7-8) thật rất đáng thương, nhưng cũng đáng sợ, đáng ngán : sợ mắc chứng
bệnh quái ác như ông, ngán cảnh đau đớn, nhơ nhớp cùng mình. Chẳng thế mà vợ
ông đã bảo ông : Đừng kiên vững trong đường lối vẹn toàn của ông nữa,
nhưng “hãy nguyền rủa Thiên
Chúa và chết đi cho rồi!”
(G 2,9).
Qủa
thực, cơn thử thách của Gióp rất khủng khiếp, nặng nề, đến nỗi ông đã phải đau
đớn thốt lên : “Phải
chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời”
(G 3,3), vì “cuộc sống con
người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao ? Và chuỗi ngày lao
lung vất vả, đâu khác gì đời kẻ làm thuê? Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ
làm thuê đợi tiền công, cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận
của tôi là những đêm đau khổ ê chề. Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm : “Khi
nào trời sáng ?”
Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi : “Bao
giờ chiều buông?... Lậy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở,
mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ”
(G 7,1-4.7).
Thực
vậy, ông Gióp là người đã chịu mọi thử thách của ma qủy nên thấm thía những đau
đớn trên thân xác và đau khổ trong tâm hồn. Ông cho chúng ta thấy mãnh lực áp đảo
của sự dữ, bất hạnh trên đức tin và lòng trung thành của chúng ta đối với Thiên
Chúa, bởi trước đau khổ, không phải ai cũng trung tín, và hy vọng để nói được
như ông Gióp : “Chúng
ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?”
(G 2,10).
Câu
chuyện của Gióp đã làm tiền đề cho Tin Mừng hôm nay kể về những phép lạ Đức
Giêsu đã làm để chữa mọi kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và bị qủy ám đến với
Ngài (x. Mc 1,34).
Nhưng
tiếp liền theo trình thuật chữa bệnh, trừ qủy, thánh sử Máccô kể lại: “Sáng
sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện
ở đó. Ông Simôn vá các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa : “Mọi
người đang tìm Thầy đấy!”.
Người bảo các ông : “Chúng
ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh để Thầy còn rao giảng ở đó nữa,
vì Thầy ra đi cốt để làm điều đó. Rồi Người đi khắp miền Galilê, rao giảng
trong các hội đường của họ và trừ qùy”
(Mc 1,35-39).
Theo
ngữ cảnh, thì “Mọi người đang
tìm Thầy !” được hiểu là
nhiều người đau bệnh, tật nguyền, bị qủy ám đang chờ được gặp Đức Giêsu để xin
Ngài chữa lành. Nhưng thay vì ra gặp họ để tiếp tục chữa bệnh, trừ qủy theo lời
mời của các tông đồ, Đức Giêsu đã trả lời : “Chúng
ta hãy đi nơi khác… Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc
đó”.
Điều
này cho chúng ta thấy sứ vụ của Đức Giêsu là rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước
Thiên Chúa đang có mặt, ở giữa mọi người để tất cả nhận được ơn thương xót của
Thiên Chúa hầu được sự sống đời đời. Còn những phép lạ chữa lành mọi thứ bệnh tật
và trừ qủy Ngài làm chỉ có mục đích cho mọi người biết và tin Ngài là Thiên
Chúa, Đấng có quyền trên mọi sự, mọi loài, mọi quyền lực. Nói cách khác, niềm
tin vào Ngài là Thiên Chúa mới là điều quan trọng, bởi đức tin mới đem lại ơn cứu
rỗi cho chúng ta, trong khi những phép lạ chỉ có mục đích củng cố niềm tin còn
yếu kém của chúng ta, như Đức Giêsu đã làm phép lạ cho nước hoá thành ruợu ngon
ở tiệc cưới Cana cốt để các môn đệ tin vào Ngài (x. Ga 2,11).
Vì
thế, nếu chúng ta chỉ đi đạo để được phép lạ, chỉ yêu mến, phụng thờ Chúa, nếu
được Chúa cho khỏi bệnh, buôn may bán đắt, hoạn lộ thênh thang, công danh lên
vùn vụt thì đức tin của chúng ta không thể đứng vững khi gặp thử thách, đối mặt
với nguy nan, đau khổ, bởi nếu chỉ đòi thấy những dấu lạ mới tin, chúng ta sẽ bị
Chúa khiển trách như những người Do Thái yêu cầu Đức Giêsu làm phép lạ năm
xưa : “Thế hệ này là một
thế hệ gian ác, chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào,
ngoài dấu lạ ông Giôna. Qủa thật, ông Giôna đã là một dấu lạ cho dân thành
Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy”
(Lc 11,29-30). Ý Đức Giêsu muốn nói về sự phục sinh của Ngài.
Tóm
lại, bệnh tật, đau khổ không chỉ là dấu ấn của thụ tạo có giới hạn, mà còn là hậu
qủa của tội lỗi nơi con người. Cũng chính vì thương xót con người, mà Đức Giêsu
đã xuống thế làm người để chia sẻ thân phận người và cứu độ con người bằng sự sống,
sự chết và phục sinh của Ngài để chuộc lại quyền làm con Thiên Chúa của con người,
hầu con người được hạnh phúc đời đời trong sự sống của Thiên Chúa. Và đức tin của
mỗi người là điều kiện để Lời Hứa cứu độ được thực hiện, đức tin mà Đức Giêsu
phục sinh đã dậy cho môn đệ Tôma : “Vì
đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
(Ga 20,29), vì ông không tin Thầy đã sống lại, mặc dù tất cả anh em môn đệ đều
đồng thanh khẳng định : “Chúng
tôi đã được thấy Chúa!”
(Ga 20,25), cho đến khi chính Đức Giêsu phục sinh hiện ra và bảo ông : “Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”
(Ga 20,27).
Và
như các thánh Tông Đồ năm xưa, chúng ta khiêm tốn và tín thác thưa với Đức
Giêsu : “Lậy Thầy, xin
thêm đức tin cho chúng con”
(Lc 17,5).
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét