Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Chương VIII : CÔNG BÌNH : NỀN TẢNG CỦA TÌNH YÊU CHA MẸ


    Cha mẹ càng già, con cái càng lớn, thì gia đình dễ đưa đến bất hòa, dễ làm rạn nứt tình nghĩa, đó là vấn  đề công bình trong tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Không ai phủ nhận: cha mẹ nao cũng có riêng cho mình đứa con được thương hơn như “cục cưng” của mẹ,  “niềm an ủi tuổi già” của cha. Điều này không sai trái,  vì đó là quyền của cha mẹ, nhưng cũng không chối cãi  được: Đây chính là nguyên nhân gây ra không ít vấn đề  nan giải giữa con cái, mà phần đông cha mẹ lại vô phước  trở thành nạn nhân.

1. Con cái rất nhạy bén với công bình 
Có thể cha mẹ không quan tâm khi thương yêu con,  nhưng các con lại rất nhạy bén khi cha mẹ không thương đồng đều. Chúng không cần biết cha mẹ thương em út  hơn, vì em sinh ra trong lúc gia đình khánh kiệt, làm ăn  thua lỗ, nên em chịu nhiều thiệt thòi, nay cha mẹ muốn bù đắp; hay thương chị cả hơn, vì mới lấy nhau, vừa ra  ở riêng, cha mẹ không có điều kiện kinh tế để chăm sóc  chị đầy đủ, nhưng chúng chỉ biết: Mình là con, nên đòi công bình trong tình yêu của cha mẹ, vì tất cả đều được sinh ra bởi cùng một cha, một mẹ.  Có thể cha mẹ không để ý trong cách yêu thương,  nhưng con cái lại rất tinh tế khi cha mẹ “bên trọng bên khinh”, thương đứa này hơn đứa kia, lo cho đứa này  nhiều hơn các đứa khác. Chúng đâu cần hiểu: Mỗi đứa  con là một trời kỷ niệm của tình yêu giữa cha và mẹ,  nên khác biệt là chuyện bình thường, dễ hiểu, cần được cảm thông. Có thể cha mẹ coi chuyện hơn - kém một chút trong tình cảm dành cho các con là chuyện nhỏ, nhưng với các con lại là chuyện lớn, có thể làm “kinh thiên động địa”. Có thể cha mẹ đánh giá tình huynh đệ của con cái quá cao, trong khi đám gà con đá nhau tá lả vì đứa có đứa không, đứa được cưng, đứa chẳng được cha mẹ hỏi  đến bao giờ, chẳng như lời khuyên của cha mẹ: “Gà  cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.  Vì thế mà sơ ý của cha mẹ có thể làm phật ý con; sơ sót của cha mẹ là đắng đót lòng con; sơ sẩy của cha mẹ  làm cớ cho con cái đấu đá, bất hòa; sơ suất của cha mẹ đẩy đám con vào ghen tuông, chia rẽ, vì con cái rất nhạy  cảm trước bất công, ngay trong tình yêu của cha mẹ. 

       2. Con cái chưa là thánh 
      Cha mẹ thường nghi tốt cho con, nên hay quyết đoán con mình không có tính hư tật xấu, nhất la không so đo, tỵ nạnh, ganh ghét giữa nhau. Nghĩ như vậy là phủ nhận sự thật về con mình với nhiều giằng co thiện  - ác, xấu - tốt liên lỉ bắt phải quyết liệt chọn lựa. Là con người, con cái cũng chung thân phận phải chiến đấu  giữa điều phải lam, đáng lam va điều không được phép  làm, không nên làm. Cuộc chiến nội tâm không thiếu cam go, vì cơn cám dỗ lam điều xấu, chiều theo bản  năng luôn có mặt, hoạt động. Chính vì thế, con cái chưa là thánh, nên còn tham, sân, si, còn tranh giành, ganh  ghét, ken cựa, được thua. Ý thức điều này, cha mẹ sẽ không lơ là với công bình trong cách đối xử với các con. Thái độ trọng đứa này, khinh đứa kia, thương con này, bỏ con khác là nguyên nhân đưa đến nội chiến trong gia đình, và cảnh huynh  đệ tương tàn là điều khó tránh. Nhìn con như những con người nhiều yếu đuối, cha mẹ sẽ tránh cho con những cớ vấp phạm, để tình yêu của cha mẹ không thoái hóa thanh  ngòi nổ chiến tranh giữa anh em cùng cha cùng mẹ. Thực tế cho thấy: Có nhiều cha mẹ không công bình  trong đối xử với các con. Có những đứa con lớn bị cha mẹ khinh thường, không đoái hoai, không cho tham gia  ý kiến; ngược lại, đứa con út lại nắm đầu mọi anh chị, “tác yêu tác quái”, và quyết định mọi việc trong nhà cha  mẹ, vì “mua” được cha mẹ, nắm được cha mẹ, bởi cha mẹ yếu đuối, không cứng rắn, thiếu công bình.  Không thiếu những gia đình tan nát, kiện cáo nhau ra tòa, có khi còn đâm chém, hãm hại nhau, vì từ tình cảm không công bình của cha mẹ đã dẫn đến không công bình trong phân chia tai sản, để rồi tình cảm va vật  chất đan quyện lẫn lộn vao nhau tạo nên muôn van mâu thuẫn, đố ky. Rất nhiều cha mẹ vì thương con này nhiều, thương con kia ít, vun xới cho con nay, nhưng bỏ bê con kia để  rồi trắng trợn thiên vị trong quyết định, phân xử đã đẩy con cái vào bế tắc của tình huynh đệ khi bất công ngập tràn đã mở đường cho tội ác. Một vai điểm then chốt về công bình cần được cha mẹ quan tâm để tránh cho con cái cảnh “nồi da xáo thịt” rất đáng trách, đáng buồn.
3. Công bình là nền tảng của mọi tình yêu 
     Báo chí thường hay đăng những “chuyện tình” của những chàng có vóc dáng bảnh bao đi “cưa” những cô gái có tiền để trục lợi, kiếm chác, và thiên hạ gọi những chàng này là những tên “đào mỏ”. Đào mỏ là nhãn hiệu tồi tệ, đáng khinh, vì thiếu công bình, bất công, khi chủ trương “bóc” người yêu, “lột” người yêu. Với  những chàng đào mỏ chuyên nghiệp nay thì “bóc lột  thân thể” người yêu chỉ la phương tiện, bóc lột tiền bạc, của cải của “người yêu” mới la mục đích. Chuyện tình  của những chang đao mỏ, va người con gái ngây thơ, dễ  tin đã bị xây trên bất công, nên sụp đổ rất nhanh, va tan  khốc, bởi đó la mối tình “bạo phát, bạo tan” luôn kết  thúc bằng thương đau cho nàng, và bỉ ổi cho tên đạo tặc. Cũng thế, khi một trong hai người chỉ lợi dụng, vơ vét, thì tình yêu giữa hai người không thể bền chặt, va sớm muộn cũng tan vỡ. Tình yêu lứa đôi cũng không khác tình yêu cha mẹ. Khi bổn phận yêu thương đã chu toàn, mà quyền lợi được yêu thương không được thỏa mãn, trái tim con cái  sẽ nổi loạn, vì không chịu đựng được bất công. Vì thế, cha mẹ không công bình trong tình yêu dành cho các  con sẽ cho con cảm tưởng bị tước đoạt quyền được yêu thương, và đó la xúc phạm lớn đối với con cái. Bị xúc phạm vì không được yêu thương, hay bị phân bì, kỳ thị, con cái sẽ oán trách cha mẹ, va mang nặng mặc cảm bị  quên lãng, bỏ rơi. Có nhiều cha mẹ luôn miệng khuyên con cái “phải  thương yêu, đùm bọc nhau”, nhưng lại thi hành chính sách thiên vị, phân biệt rất bất công gây bất hòa giữa con cái thì hỏi lời khuyên ấy có giá trị gì và ảnh hưởng được đến ai? Nhìn cha mẹ bất công, thấy cha mẹ thiếu công bình, con cái nào có thể chân thanh va cởi mở tấm lòng  với nhau, nói chi đến chuyện đùm bọc, tương trợ? Là nền tảng của mọi tình yêu, nên cha mẹ không thể bứng đi công bình, nhưng bắt buộc phải đặt tình yêu con  cái trên đó:
 • Công bình trong lời ăn tiếng nói để tất cả cac con  đều thấy mình la con, được sinh ra bởi một tình  yêu cha mẹ. 
• Công bình trong thái độ để không đứa con nao thấy  mình bị phân biệt đối xử. 
• Công bình trong phán quyết để con nhận ra mình la  thanh viên toan phần của gia đình, đứa con “trăm  phần trăm” của cha mẹ.

4.  Công bình là đức tính cần thiết của cha mẹ 
    Vì công bình giữ cha mẹ ở điểm trung tâm, cọc mốc  tâm điểm cho con cái xum vầy, đoan tụ. Vòng tròn cần  tâm điểm để la vòng tròn, cũng như gia đình cần cha mẹ  để là mái ấm. Nếu mất tâm điểm, vòng tròn yêu thương sẽ méo mó, cong queo, như cha mẹ không ở đúng vị trí  sẽ lam gia đình hỗn loạn, mất đoan kết, không còn nhất  tâm, nhất trí. Công bình là tâm điểm cần thiết để bổn  phận của con được thúc đẩy chu toan, va quyền lợi của  con được vẹn toan bảo đảm.  Đến đây, chúng ta đồng ý với nhau: Công bình rất  cần thiết để tạo một bầu khí yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tình huynh đệ gắn bó giữa các con. Và công bình trong tình cảm, công bình trong thái độ, công bình  trong mọi quyết định được nhận là chìa khóa của mái ấm hạnh phúc. Nhưng vấn đề được đặt ra, đó là công bình lý tưởng ấy có khả thi, hay chỉ là lý tưởng suông, không có  trong thực tế gia đình?  Quả thực, một công bình tuyệt đối, hay một công  bình cực đoan, vô điều kiện thiết tưởng là điều khó thực  hiện trong đời sống gia đình, bởi những lý do sau:

a. Mỗi đứa con là một cuộc đời, một vũ trụ,  một tình cảm đặc thù, khác biệt 
    Cha mẹ sinh ra nhiều con, nhưng không đứa nào  giống đứa nào, vì mỗi đứa con được sinh ra đã được cưu mang trong một thời gian, không gian đặc thù, với tình yêu, hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác biệt. Đứa con sinh ra trong thời ly loạn, khi ma cha mẹ phải bỏ lang bỏ xóm chạy loạn, di cư sẽ khác hẳn đứa con được sinh trong thời bình, khi cha mẹ không còn lo lắng chốn đạn, tránh bom, chật vật với đời sống vất vả, nghèo nàn. Ngoài hoàn cảnh khác biệt, tình yêu của cha mẹ dành cho nhau khi sinh  các con cũng không ở cùng mức độ: có đứa được sinh ra khi tình yêu cha mẹ lên hương nồng nàn, nhưng cũng có đứa con không gặp may sinh vào lúc mẹ cha nhiều mâu thuẫn, hiểu lầm. Tình cảm vì thế cũng ảnh hưởng và ký  ức cũng do đó in sâu trên từng đứa con, để mỗi khi nhìn con, cha mẹ lại hồi tưởng, sống lại tình cảm xưa. 
     Chính vì thế, không thể có một đàn con hoàn toàn  giống nhau, hay một bầy con được sinh ra trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, tâm trạng của cha mẹ. Đó  cũng là lý do không thể có một tình cảm tuyệt đối công bình nhìn từ bên ngoài của cha mẹ dành cho các con. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ yêu thương tất cả các con với một tình yêu tròn đầy, mặc dù mỗi đứa được yêu  thương bằng những cách khác nhau.  Cũng thế, cách thức yêu con sẽ không cùng một khuôn mẫu, những khác biệt tùy theo nhu cầu của mỗi đứa. Có đứa thâm trầm, kín đáo không thích cha mẹ bộc lộ công khai tình cảm; đứa khác tính tình phóng khoáng, cởi mở lại thích được cha mẹ tự nhiên nụng nịu, không che giấu, dè dặt. Hiểu con từng đứa, biết con từng phân ly da thịt, cha mẹ thương con trên nền tảng công bình, nhưng không  phải thứ công bình xơ cứng, cực đoan; trái lại, công bình  trong yêu thương là ánh đèn rất sáng soi dẫn tình yêu cha  mẹ đến tận sâu kín của nhu cầu nơi con cái, để tất cả các  con luôn là đối tượng của tình yêu tròn đầy, viên mãn, và không một đứa nào bị lọt khỏi tình yêu cha mẹ, nhờ  mắt sáng công bình.

b. Có những đứa con bất hiếu 

     Khi đối diện với đứa con bất hiếu, cha mẹ tuy vẫn yêu thương, nhưng không thể đối xử với cậu con bất hiếu  như với các con khác, bởi cậu con nay đã đơn phương phá vỡ khế ước tự nhiên giữa cha mẹ - con cái, theo đó, đã lam con tất phải có bổn phận hiếu thảo. Được cha  mẹ yêu thương là quyền lợi, nhưng bổn phận hiếu thảo  không được cậu thực hiện. Điều nay đương nhiên đưa  đến hậu quả la quyền lợi của cậu từ nay bị đặt dưới một số điều kiện, chứ không tự động như trường hợp bình  thường của các anh chị em khác. Cụ thể la cha mẹ không  thể tin tưởng cậu ma giao phó của cải, gia sản cho cậu, cũng không thể chia sẻ với cậu những công việc hệ trọng  cần phải kín đao va trung tín trong gia đình. Thái độ của  cha mẹ cũng phải thay đổi để cậu nhận ra sai trái của  mình va biết dừng lại trước khi quá đa, quá muộn.  Công bình với cậu không còn tự động, tự nhiên,  nhưng có điều kiện, vì tương quan cha mẹ - con cái giữa  cậu va song thân không còn bình thường, đáng tin.  Ở những trường hợp nay, người ta không có quyền  đòi hỏi cha mẹ một công bình tuyệt đối, hiểu theo nghĩa: phải tuyệt đối đồng đều giữa các con thảo hiếu va bất  hiếu, ngoan ngoãn va hư đốn, thương cha thương mẹ va  lêu lổng, hoang đang, “phá gia chi tử”. Và cha mẹ có  quyền đo lường mức độ công bình để bảo đảm an toan ở mọi phương diện cho mình va gia đình. Một thí dụ điển  hình: đứa con xì ke, ma túy bỏ nha đi hoang, nay dắt côn  đồ về đe dọa cha mẹ, mai đưa du đãng về hăm dọa, tống tiền anh em trong nha sẽ không được hưởng sự công  bình trong việc phân chia tai sản của cha mẹ, vì anh ta đã  không có đủ điều kiện tối thiểu để hưởng quyền lợi công bình đó. Với cậu, cha mẹ tuy rất thương, nhưng vì biết có cho cậu bao nhiêu của cải, tiền bạc, cậu cũng sẽ đem nướng vào “chất trắng chết người”, nên không thể cho  cậu phần gia tai đáng lý ra cậu được hưởng. Công bình  vì thế phải được bảo đảm bởi một số điều kiện để mục đích của tình yêu là hạnh phúc của cậu được thực hiện.  Như thế, công bình trong tình yêu của cha mẹ, ở vào một số trường hợp sẽ không thể áp dụng đồng đều cùng  mức độ cho tất cả các con. Công bình sẽ không được  hiểu nhất loạt như nhau, hoan toan như nhau, không  khác biệt; trái lại, công bình được ánh sáng khôn ngoan  của tình yêu hướng dẫn để cha mẹ biết phải yêu con thế  nào cho công bình, thương con thế nao cho con được  hạnh phúc, giúp con thế nao cho con đạt được giá trị lam  người. Va nếu công bình la nền tảng của tình yêu, thì  tình yêu cũng la hướng đạo viên của công bình để công  bình không chai đá, xơ cứng, ù lì dừng lại ở một điểm  cực đoan. Đồng thời khi soi sáng công bình, tình yêu  cũng sẽ không mù quáng phiêu dạt đó đây tạo nên mất  trật tự, mất cân đối, thiếu hòa điệu. Chia sẻ về công bình trong tình yêu cha mẹ đối với  con cái, chúng ta đã nêu lên được sự cần thiết của công  bình như nền tảng cho tình yêu cha mẹ đứng vững ở vị  trí trung tâm, quy tụ, nối kết; đồng thời trình bay gới hạn  của công bình trong một số trường hợp, ở đó, công bình  được thể hiện mộ cách linh động, khôn ngoan hầu đem  lại lợi ích không chỉ cho con, ma cho tất cả mọi thanh viên trong gia đình. Công bình như nền tảng của tình yêu,  nhưng cũng cần tình yêu hướng dẫn để công bình không  trở thanh một nguyên tắc chết lam mất thăng bằng, hòa  điệu của tình yêu cha mẹ - con cái. Nói cách khác, cha mẹ mang ơn gọi yêu thương, nên cũng được đặc sủng khôn ngoan để biết yêu thương đúng, yêu thương thực,  yêu thương công bình hầu đem lại hạnh phúc cho con. Học công bình trong yêu thương cũng la học yêu  thương công bình, bởi loại bỏ công bình, cha mẹ khó có  thể yêu thương chính đáng, yêu thương hữu hiệu, yêu  thương như đòi hỏi của ơn gọi lam cha mẹ.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 9 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong9