Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

TÌNH YÊU VÀ MIỆNG LƯỠI

Ta thích người có duyên hơn người đẹp, bởi người có duyên sẽ có duyên mãi, sẽ mang duyên suốt đời họ, trong khi sắc đẹp trước sau gì cũng sẽ phôi phai. Người có duyên thường giữ duyên trên môi miệng. Và cái miệng là điểm ăn khách nhất của người có duyên.
Người có duyên thường khéo nói, nói làm vui người nghe, nói làm nhiều người hạnh phúc. Nhờ khéo nói, nói được thiên hạ lắng nghe, họ dễ trờ thành người thích nói, hay nói, và không mấy chốc sẽ trở thành “thợ nói chuyên nghiệp”.
Tôi không có duyên như những người có duyên ăn nói này, nhưng lại thấy mình có mặt trong đám “ thợ nói” vô duyên. Sở dĩ như thế vì tôi đã nói nhiều quá, qúa nhưrng diều mình biết, quá phạm vi bổn phận, qúa hàng rào ngăn cấm, quá cả đòi hỏi “không được nói của tình yêu”.
Tôi nhận ra đời mình nhiều tội lỗi và hầu hết các tội đều đến từ cái miệng nói nhiều vô duyên. Quả thực, tôi đã nói khi không có chuyện nói, nói cốt để mua vui, nói như câu chuyện làm quà. Gặp ai tôi cũng nói, không nói chuyện mình, chuyện người đối diện, nhưng nói chuyện người ở xa, vắng mặt, không khả năng biện hộ.Tôi đã nói như người có quyền trên đời người khác, như chấp pháp phanh phui tội phạm, như quan toà lên án bị can. Nói như kẻ có quyền, tôi bạo miệng xếp loại, miệt thị, chế diễu người khác. Nói như kẻ có quyền, tôi ru ngủ lương tâm bằng tiếp tục bạo dạn gán cho mình quyền ăn nói. Tuy không là kẻ trộm lẻn vào nhà, phòng riêng kẻ khác, nhưng với cái miệng, tôi đã vào tận đời riêng kín đáo, thâm sâu, bí ẩn, bất khả xâm phạm của họ. Nguy hơn kẻ trộm, tôi đánh cắp cả kho tàng đời tư thiêng liêng của kẻ khác. Thế mà lưong tâm vẫn yên ổn dưới diện mạo “ người trọng sự thật và dám ăn nói”. Với nhiều thứ sơn đắt giá như “tự do ngôn luận, quyền phát biểu”, và những bình phong lộng lẫy như “ vì ích chung, vì quyền lợi cộng đoàn, vì quốc gia dân tộc, vì Hội thánh”, tôi đã tha hồ nói chuyện người, châm chọc, bới mọc chuyện người, bôi bác diễn dịch chuyện người.Chuyện người là cơm gạo nuôi tôi, chuyện người cho tôi chất liệu nói, chuyện người làm thành chính đời tôi. Tôi đánh mất chính mình trong chuyện người, lạc hướng đời mình giữa chuyện người, để rồi một ngày tơi tả sa lầy hay bị “phù mỏ ”cũng vì chuyện người.
Cái miệng và chuyện người trên gợi tôi nhớ câu chuyện Đức Kitô và người đàn bà ngoại tình. Bị bắt qủa tang, chị bị mấy ông “cảnh sát tôn giáo.” giải giao đến trước mặt Ngài. Tôi nhận ra trong câu chuyện này có 3 nhân vật chính: Đức Kitô, ngươì đàn bà ngoại tình và các ông cảnh sát tôn giáo.
Nhân vật thứ nhất là Đức Kitô. Là Thiên Chúa, Ngài dư biết tình trạng tâm hồn và tội lỗi của ngươì đàn bà bị giải giao. Ngài biết rõ bà là ai, như thế nào, sẽ ra sao …Có quyền trên bà vì là Thiên Chúa, chính ra Ngài phài nói nhiều lắm, phải phát ngôn đến nơi đến chốn, cho ra vẻ một đại tiên tri biết nhiều, biết hết; ấy thế mà Ngài lại không nói gì, chỉ hỏi các ông cảnh sát tôn giáo một câu ngắn: “ Ai trong các ông vô tội, hãy ném đá chị ta ”, rồi yên lặng.
Nhân vật thứ hai là người đàn bà. Hơn ai hết, chị biết rõ đời chị, biết tường tận chuyện mình làm, lý do mình làm, hoàn cảnh mình có. Không ai biết rõ đời chị bằng chị và chỉ môt mình chị mới có thể nói đúng, nói đủ và có quyền nói; thế mà chị lại yên lặng không nói gì. Là nhân vật chính, chị biết hết, hiểu hết, nắm vững hết nhưng đã yên lặng suốt ‘phiên toà”, không hé một nửa lời. Ngôn ngữ để nói về “mầu nhiệm đời chị.” lúc này là yên lặng.
Nhân vật thứ ba là các ông cảnh sát tôn giáo. Đám này hỗn tạp hung hăng bảo vệ luân lý, gìn giữ kho tàng Đức Tin. Họ thích “xuống đường” thành chiến hơn “lên đường” yêu thương anh em. Vũ khí lợi hại của họ là cái miệng. Họ nói bất cứ ở đâu, với ai, về người nào. Ai cũng có thể là đề tài cho câu chuyện hằng ngày của họ. Họ nói nhiều hơn những gì họ biết; nhưng nghe họ, ta sẽ thích thú và tưởng họ là những người biết nhiều, hei-“u rộng; vì họ có duyên thêu dệt, tô vẽ. Sự thật trong tay họ dù không là sự thật cũng biến thành sự thật vĩ đại khủng khiếp. Họ có tài “làm phép lạ” để mọi chuyện to nhỏ đều biết thành sự lạ, điều lạ và những gì lạ thường lôi cuốn, hấp dẫn người nghe.
Bên cạnh Đức Kitô và người đàn bà ngoại tình là hai người biết nhiều, biết hết, ở trong cuộc và không nói gì là các ông cảnh sát tôn giáo. Họ không biết rõ, không biết nhiều, nhưng lại nói nhiều, nói hùng hổ với giọng chanh chua miệt thị, xiả xói …Họ nói rất nhiều vì không biết nhiều; họ cố tình lên án vì không biếtt đâu là giá trị. Cái nhìn của họ thiển cận, tâm hồn của họ nhỏ bé đã làm cho miệng của họ to ra và nên độc hại. Với cái miệng, họ đang giết chết đồng loại và quên rằng họ cũng đáng chết như những người đang bị họ lên án. Đức Kitô đã phơi trần cái ngạo mạn lố bịch và điệu bộ giả hình đáng buồn cười của họ khi Ngài cho họ nhận ra: chính họ cũng đang ngoi ngóp, sa lầy trong tội.
Trong đời sống, ta cũng hay lố bịch như nhân vật thứ ba đáng thương hại này. Ta không biết, nhưng thích nói, thích bàn luận, ham phê phán, đến một lúc điời ta trở thành đống rác khổng lồ, dơ bẩn, hôi thối vì suốt đời ta chỉ mải mê nhặt nhụm, bới móc, gom góp những rác rưới của người khác mà chính họ đã ném bỏ từ lâu.
Là một đống rác khổng lồ, ta đâu còn chỗ cho đời ta, cho hy vọng, cho yêu thương; cũng không ai dám đến gặp ta vì đời ta nặng mùi xú uế. Ta đánh mất đời mình vì lo bới rác đời người. Ta tưởng làm mất được đời người nhờ lôi được mớ rác đời họ, nhưng chính là làm nhớp nhúa, o uế đời ta.
Tôi chia sẻ yếu đuối của chính tôi. Từ lâu Đức ái đã không được sống phần lớn vì cái miệng vô duyên độc hại. Với kinh nghiệm bản thân, tôi tưởng việc đầu tiên phải làm đề Đức Ái có chỗ mọc lên trong ta, chính là dẹp đi đống rác chuyện người mà ta luôn bị càm dỗ bới móc, nhặt về. Thánh Gicôbê đã nghiêm khắc nhắc tôi trong thư của ngài: “Xin Chúa giữ miệng và canh phòng lưỡi con” (Gc”, 1-12).

0 nhận xét: