Đức
Giêsu đã sống lại và không bao giờ chết nữa, để chúng ta, những người đã “cùng
được mai táng với Người”, bởi đã cùng chết với Người “sẽ cùng sống lại với Người”
và được sống một đời sống mới (x. Rm 6,7-8).
1.
Chúng
ta chết với Đức Giêsu khi nào?
Chúng
ta được chung phần đau khổ với Đức Giêsu trên đường Thánh Giá của ngày thứ sáu
tuần thánh, khi khiêm tốn nhận ra
mình đã không luôn trung thành, nhưng thường xuyên phản bội như Giuđa, Phêrô và đám đông đã chịu
ơn Chúa; đã tự lừa dối lương tâm mình, hoặc hèn nhát và dựa vào cơ chế, ích lợi
cộng đoàn, lề luật, nguyên tắc, đường lối chung để hồ đồ luận tội, kết án anh
em vô tội; đã lấy làm thích thú khi chụp mũ người khác và đổ trên đầu họ bao nỗi
oan khiên, tủi nhục.
Chúng
ta được đóng đinh với Đức Giêsu trên núi Sọ khi nhìn lại và hối tiếc những thiếu sót, lỗi lầm của mình trong tương
quan với người chung quanh: những lời thị phi, khinh bỉ, những cái nhìn lột trần
hạ giá trị người phụ nữ, những tắc trách, vô ơn, không tình nghiã, những tính
toán đê tiện, hèn hạ cốt để “ăn người”.
Chúng
ta được chết với Đức Giêsu trên Thánh Giá khi đấm ngực ăn năn vì những tổn thương đã gây cho người khác, bắt đầu
từ những người thân yêu, đồng nghiệp ngày đêm chung một mái ấm, ngày ngày chung
một sở làm, đến những người hàng xóm thiếu ăn, thiếu mặc.
Chúng
ta được tẩm liệm với Đức Giêsu trong mồ khi thú nhận thái độ thiếu bác ái, thiếu bao dung, thiếu lòng thương
xót khi bị người khác xúc phạm; về hành vi bạo lực đối với kẻ thù, những mánh lới
trục lợi làm giầu trên xương máu, mồ hôi nước mắt của người khác.
Chúng
ta được mai táng với Đức Giêsu trong mồ khi phản tỉnh và tự vấn: Tôi đã làm gì khi đối diện với bất hạnh, khổ
đau của người khác? Tôi là ai mà Thiên Chúa vẫn thương yêu, gìn giữ? Tôi có nhận
ra ơn huệ Chúa đã ban cho tôi, và niềm vui, hạnh phúc tôi đã nhận từ mọi người?
Tôi có ý thức giá trị cái chết và ơn cứu độ của Đức Giêsu, cũng như yếu đuối, tội
lỗi của mình? Tôi có biết cất lên lời ca ngợi Chúa là Đấng Cứu Độ và lời cám ơn
những người đã đóng góp hy sinh xây dựng đời tôi ?
2.
Chúng
ta sống lại với Đức Giêsu khi nào?
Bởi
đã cùng đi với Đức Giêsu trên đường Thánh Giá, cùng chết, cùng chịu tẩm liệm và
mai táng với Đức Giêsu trong mồ, khi trở về với Chúa và chân nhận thân phận yếu
đuối, tội lỗi của mình, đồng thời thú nhận trước Thiên Chúa là Cha giầu lòng
thương xót và anh em: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm
và những điều thiếu sót”, chúng ta “được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức
Kitô Giêsu” (Rm 6,3), khi cung kính đón nhận ơn tha tội, và ơn Bình An của Đức
Giêsu phục sinh, Đấng đã chết để giải thoát chúng ta:
a. Đức
Giêsu phục sinh giải thoát chúng ta khỏi đời sống cũ của ganh ghét, hận thù, bạo
lực:
Cùng
đi trên đường Thánh Giá với Đức Giêsu, chúng ta đã hiểu: tác nhân làm nên con đường khổ nạn là những con người có tâm hồn
chất đầy ganh ghét, ghen tuông, trái tim ngùn ngụt lửa hận thù và lòng dạ say
mê bạo lực như các thượng tế, Pharisêu, đám đông phẫn nộ, và tất nhiên trong đó
có chúng ta, vì chúng ta cũng như họ, nhưng chúng ta đã được Đức Giêsu ngã xuống
để nâng dậy khi chúng ta trở về và đi theo Ngài trên đường Thánh Giá.
Ngài
giải thoát chúng ta khỏi hệ lụy của ganh ghét, hận thù là những trói buộc ghì
chúng ta xuống bùn nhơ, nhận chìm chúng ta trong vực sâu bạo lực, để đem chúng ta vào khung trời tự do của tình
yêu, và dẫn chúng ta vào thế giới bình an của lòng bao dung, thương xót, bởi chỉ
có tình yêu kẻ thù, lòng bao dung đối với kẻ vu khống, bách hại, và lời cầu nguyện cho kẻ làm khốn mình theo
gương Đức Giêsu chịu đóng đinh, chúng ta mới thực sự được giải thoát và hưởng hạnh
phúc đích thực được Thiên Chúa hứa ban, tức được sống đời sống hoàn thiện của
con Thiên Chúa (x. Mt 5,48).
b. Đức
Giêsu phục sinh giải thoát chúng ta khỏi đời sống cũ tội lỗi, với mặc cảm lo sợ
bị Thiên Chúa luận phạt, kết án:
Không gì làm con
người sợ hơn tội, vì bản chất của tội là xấu xa, gớm
ghiếc, gây tổn thương, mất mát, đau khổ và chết chóc cho mình và người khác,
nên khi phạm tội, chúng ta sợ đủ thứ, sợ hết mọi người, nhất là sợ Thiên Chúa,
như Ađam, Evà đã sợ Thiên Chúa và lẩn tránh Ngài sau khi phạm tội (x. St 3,8-10).
Phần
chúng ta, chúng ta không chỉ sợ bị con người trả thù, lên án, mà còn sợ Thiên
Chúa là Đấng thông biết vô cùng, công bình vô cùng trừng phạt đời đời trong hoả
ngục.
Nhưng
hôm nay, nhờ được “chết với Đức Giêsu trên Thánh Giá” khi thú nhận và thống hối
ăn năn, chúng ta được sống lại trong đời sống mới của tội nhân được trắng án, của
phạm nhân trọng tội được tha bổng, nhờ giá máu tuyệt đối, và cái chết sinh ơn Cứu
Độ của Đức Giêsu, bởi “con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với
Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta
không làm nô lệ cho tội nữa” (Rm 6,6).
Sở
dĩ khi phạm tội, khi mang tội trong người, khi để tội ra vào thoải mái trong
linh hồn, chúng ta không được bình an, nhưng luôn lo âu, sợ hãi, sầu buồn, đó
là vì chúng ta chấp nhận trở thành nô lệ
của tội lỗi, khi đón rước tội lỗi vào đời sống, bởi ông chủ Tội Lỗi thì luôn cay nghiệt, tàn ác, dã man, và chỉ muốn những
người thuộc về mình phải đau khổ và phải chết, nên không ngạc nhiên khi những
người bán thân làm nô lệ cho ông chủ Tội
Lỗi suốt đời phải sợ hãi, lo âu, đau khổ và đời đời bất hạnh, vì tội lỗi ở đâu thì hình phạt ở đó, tội lỗi ở
đâu thì lo sợ bao trùm, tội lỗi ở đâu thì mặc cảm đan kín, cột chặt.
Là
Đấng Cứu Độ, nghiã là Đấng đến giải thoát chúng ta khỏi mọi gánh nặng của thân
nô lệ tội lỗi, mà hệ qủa quan trọng của tội lỗi là sự chết, Đức Giêsu đã dùng sự chết của mình để
chiến thắng tội lỗi và giải thoát chúng ta không những khỏi tội lỗi, mà còn khỏi
mặc cảm lo sợ bị Thiên Chúa trừng phạt, như thánh Phaolô đã qủa quyết: “Một khi
Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng
còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần
là đủ. Nay, Người sống là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình
như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống lại cho Thiên Chúa, trong Đức
Kitô Giêsu” (Rm 6,9-11).
3.
Đức
Giêsu phục sinh giải thoát chúng ta khỏi những đòi hỏi bất chính của thân xác yếu
hèn nhờ ân sủng:
Ơn
Phục Sinh lớn lao mà chúng ta nhận được từ Đức Giêsu phục sinh, chính là ơn được
Thiên Chúa cứu chuộc, ơn chuộc lại những gì chúng ta đã làm mất vì chạy theo những
đỏi hỏi bất chính của thân xác yếu hèn.
Khi tạo dựng con
người, Thiên Chúa đã tạo nên những người con của Thiên Chúa,
và ban cho quyền thừa kế, nghiã là được hưởng mọi hạnh phúc của Thiên Chúa, Đấng
Tạo Dựng. Tội lỗi đã lấy đi quyền làm con, đồng thời cướp mất mọi hạnh phúc của
con cái Thiên Chúa khỏi con người.
Với
ơn phục sinh của Đức Giêsu sống lại, không chỉ “sự sống đã chiến thắng thần chết,
Thập Giá đã chiến thắng địa ngục”, mà chính thân xác yếu đuối của chúng ta cũng
được giải thoát khỏi nanh vuốt, gông cùm của dục vọng bất chính, nhờ ân sủng từ
Thánh Giá của Đức Giêsu chịu đóng đinh, để với ơn Chúa, chúng ta không
dùng thân xác mình như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ tội lỗi nữa. Trái
lại, như thánh Phaolô khuyến khích giáo đoàn Rôma: “Anh em là những người sống
đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể
của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. Tội lỗi sẽ
không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật,
nhưng lệ thuộc vào ân sủng” (Rm 6,13-14).
Lậy
Đức Giêsu chịu đóng đinh đã phục sinh khải hoàn, xin giải thoát chúng con khỏi
ganh ghét, hận thù, bạo lực, dục vọng bất chính, tội lỗi, chết chóc, địa ngục.
Xin đổ tràn ơn Bình An phục sinh của Chúa trên chúng con, để muôn ngàn đời chúng
con vẫn mãi ca ngợi Tình Thương Cứu Độ của Chúa trước muôn dân. Alléluia
Jorathe Nắng
Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét