Nói
chuyện “là người” với con người thì
thật khó quan niệm, vì ai chẳng là người, nên mắc mớ gì phải nhắc chuyện “vẫn
luôn phải là người”.
Ấy
thế mà trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng “là người”, hoàn cảnh
nào cũng sống xứng đáng là người, tình huống nào cũng cư xử như những con người
đích danh, đúng nghiã, nhất là không luôn ý thức mình phải là người ở bất cứ đâu,
thời nào, trong trạng thái, cảnh huống, kể cả thử thách, khủng hoảng nặng nề tưởng
vượt sức người có hạn.
Nhìn
vào hoạt cảnh thế giới, cũng như xã hội quanh ta trong những ngày đại dịch, người
ta dễ nhận ra sự khác biệt giữa những người vẫn luôn là người, và những người
không còn là người, dù cả hai ở chung một hoàn cảnh, đối diện chung một thách đố,
chịu chung một số phận.
Trước
đại dịch, có người vẫn “là người” khi chấp nhận thiệt thòi để chia sẻ cơm áo, vật
dụng y tế để phòng chống dịch với người khác; có quốc gia vẫn quyết tâm “là người“
khi qủang đại san sẻ với các nước láng diềng, và quốc gia thiếu điều kiện những
thiết bị y tế cần thiết để giúp ngăn chặn dịch bệnh; có những đoàn bác sĩ, y tá
thiện nguyện trong hoàn cảnh rất ngặt nghèo, khó khăn cho chính họ cũng vẫn muốn
“là người” khi bất chấp nguy hiểm của dịch bệnh lên đường đến những nơi đang cần được cấp thời trợ giúp.
Họ
là những người muốn phải “là người” trong bất cứ khủng hoảng nào, dù ảnh hưởng
đến chính mạng sống của mình, để qủang đại chia sẻ tình đồng loại với mọi người
đang lâm cảnh khốn khó. Họ là những trái tim không biết ngừng đập “nhịp nhân ái”,
những bàn tay không biết khép lại trước bất hạnh của tha nhân, những bàn chân
luôn hối hả lao vào nơi có nước mắt khổ đau của đồng bào, lăn xả vào chốn thiên
tai, nhân tai đang hành hạ đồng loại, mà không ích kỷ ki bo, vun vén, gom góp,
tích trữ cho riêng mình.
Bên
cạnh những con người vẫn luôn muốn “phải là người” trong mọi hoàn cảnh, là những
người không còn muốn là người, không vì ý nghĩ hạ thấp giá trị cũng như ý nghiã
cao cả của con người, nhưng vì ích kỷ đã che phủ, bao trùm hết giá trị và ý
nghiã nhân bản đó.
Bạn
hãy nhìn ra chung quanh để quan sát những con người không muốn là người trong cơn
khủng hoảng Covid-19: vì an toàn bản thân, thay vì cùng chung tay với mọi người
đẩy lui dịch bệnh, họ chỉ lo cho thân mình, bằng lối sống cực kỳ khép kín, ích
kỷ. Họ có thể khép kín đến mức trở nên xa lạ, kỳ thị đối với mọi người; có
thể ích kỷ đến độ trở thành những kẻ tiểu nhân, gian tham, lừa gạt, để bảo vệ
tuyệt đối an toàn, đảm bảo tuyệt đối an sinh của bản thân. Không thiếu những cảnh
“rất khó coi, khó có thể chấp nhận được” ở nhiều người đã không còn muốn “là
người” trong cơn khủng hoảng chung của thế giới vì dịch Covid-19 đe dọa.
Qủa
thực, con người lạ lắm… Lạ vì dễ thay đổi mỗi thời: có người ở thời hàn vi thì dễ thương, hiền lành, khiêm tốn, cởi mở,
chơi đẹp với anh em, bạn bè, nhưng đến thời vàng son, thành đạt, thăng quan tiến
chức lại tự mãn, cao ngạo, trịch thượng, hống hách, lạnh lùng, khinh bạc, ngang
ngược, hung dữ, chém chặt không nương tay; có người thời dăm ba đứa còn chung gác
trọ sập xệ, ăn cơm xã hội thì rất qủang đại, rộng rãi, hào sảng, nhưng khi đến
thời vinh hiển lại nhìn anh em bằng nửa con mắt, tránh né bạn bè vì không muốn
bị làm phiền, và mang tiếng là bạn cũ với những người kém may mắn, không thành
công, không vị thế như họ.
Cũng
vậy, đang bình an mà rơi vào hoạn nạn chung, đang êm ấm mà chẳng may tai họa đổ
về, thì cuộc sống đột biến đổi thay: mạnh ai nấy sống, không ai còn muốn trăn
trở, can dự đến chuyện sống còn của người khác.
Vâng,
để vẫn mãi là người có lòng nhân ái trong cơn khủng hoảng chung của toàn thể nhân
loại, chúng ta phải cố gắng rất nhiều, nếu không, tính ích kỷ sẽ cột chặt tay
chân, không cho chân chúng ta đến với người khác, cũng không cho tay chúng ta mở
ra ôm lấy và chia sẻ với bất cứ người nào; để trong hoàn cảnh nhiêu khê, thiếu
thốn chung của thế giới, vẫn là người có trái tim biết chạnh lòng thương cảm,
chúng ta không thể ngừng phấn đấu với tính tham lam vô đáy của mình, để vẫn là
người của mọi người, niềm vui của người sầu buồn, nụ cười của người đang mếu máo
khóc cho thân phận hẩm hiu, phận số bất hạnh; để vẫn mãi là người có nhân nghiã
trong bất cứ giai đọan tuột dốc thê thảm nào của cộng đồng xã hội, chúng ta luôn
phải nhắc mình giá trị con người hệ tại ở ước muốn mang lại hạnh phúc cho người
khác và nỗ lực thực hiện ước muốn nhân văn, cao đẹp đó.
Vâng,
chúng ta phải cố gắng rất nhiều và liên lỷ để “luôn phải là người tử tế, người
có lòng, có tâm, có đức”, bởi muốn làm
con Phật hay con Chúa, làm con Trời hay làm con của bất cứ thần thánh nào, trước
hết và trên hết, chúng ta phải làm “con người”, phải “là người với lòng
nhân ái, vị tha”.
Ước
mong trong khủng hoảng Covid, chúng ta vẫn không mất nhau, vì còn nhận ra nhau
là người.
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét