Suy niệm Tin Mừng
Chúa Nhật 6, Phục Sinh, Năm A
Bất
chấp những khó khăn và bách hại ngày càng gia tăng, giáo đoàn Kitô hữu tiên khởi
đã ra khỏi Giêrusalem để đến với muôn dân như bài sai của Đức Giêsu phục sinh: “Anh
em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy” (Mt 28,19). Và từ nay Tin
Mừng Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập tự và đã sống lại từ cõi chết không còn
là Tin Mừng cho dân tộc Do Thái hay một miền đất, một nền văn hoá nào, nhưng là
Tin Mừng không biên giới cho tất cả mọi người ở mọi thời, mọi nơi.
Thực
vậy, lúc bấy giờ giáo đoàn tín hữu ở Giêrusalem bị truy lùng, bắt bớ dữ dội, điển
hình là cuộc tử đạo của một trong Nhóm Bẩy Người là ông Têphanô. Nhóm này, ngoài
Têphanô, còn có “các ông Philípphê, Pơrôkhôrô, Nicano, Timôn, Pácmêna và ông
Nicôla” là những người “được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan” được các
Tông Đồ chọn và đặt tay (Cv 6,3.5).
Ông
Têphanô bị tố cáo “lộng ngôn xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa” và “không ngừng
nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật” (Cv 6,11-12), và họ đã ném đá ông
cho đến chết. “Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô”
(Cv 7,58). “Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông Têphanô” (Cv 8,1). Và
sách Công Vụ các Tông Đồ đã tóm tắt tình hình bách hại các tín hữu ở Giêrusalem
buổi đầu của Giáo Hội như sau:
“Hồi
ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ
ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari… Còn ông
Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi
tống ngục” (Cv 8,1.3).
Chính
trong thời buổi bị bách hại này mà Philípphê, một trong Nhóm Bẩy Người đã “xuống
một thành miền Samari và rao giảng Đức Kitô cho dân cư ở đó” (Cv 8,5).
Samari
là miền ngoại đạo và thù nghịch với người Do Thái, hai dân tộc ngăn cách bởi
nhiều rào cản, và họ không chấp nhận nhau, đến nỗi chỉ đi ngang qua vùng Samari
thôi, người Do Thái cũng không được phép. Nhưng bây giờ thì Tin Mừng vượt tuyến,
vượt biên, vượt mọi chướng vật, rào cản, vượt mọi kỳ thị, thành kiến, vượt mọi
phong tục, truyền thống, luật lệ để trở thành Tin Mừng không biên giới, hầu đến được với hết mọi người, không trừ
ai. Sự việc hai tông đồ Phêrô và Gioan
đã đến tận Samari và đặt tay cầu nguyện cho dân cư ở đó, để họ nhận được
Thánh Thần đã nói lên tinh thần hăng say với sứ vụ loan báo Tin Mừng không biên
giới này, khi vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, địa lý, lịch sử, xã hội,
chính trị, văn hoá, lề luật mà Đức Giêsu đã ủy thác cho các vị, sau khi sống lại
(x. Cv 8,14-17).
Thực
vậy, giáo đoàn đầu tiên cũng như các tín hữu của dòng lịch sử Giáo Hội đã ý thức
và xác tín: Đức Giêsu chịi đóng đinh và
sống lại là Tin Mừng không biên giới của toàn thể nhân loại.
Để
Tin Mừng trở thành Tin Mừng cho mọi người, Tin Mừng không biên giới, họ đã sống
thuận hoà với nhau trước mặt Thiên Chúa và chia sẻ với người chung quanh niềm
hy vọng trong Đức Giêsu phục sinh, như lời khuyên của thánh tông đồ trưởng
Phêrô: “Tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu
thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng
lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì
anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1 Pr
3,8-9). Chính nhờ đời sống bác ái, yêu thương, nhân hậu, như “dấu chỉ duy nhất
họ là môn đệ của Đức Giêsu”, mà Tin Mừng đến được với mọi người, Đức Giêsu được
tin thờ, yêu mến, khi chứng từ của họ trở
nên thuyết phục.
Và
“Tin Mừng không biên giới” ấy đã được chính Đức Giêsu tuyên bố bảo đảm trong buổi
tối thứ năm tuần thánh trước mặt các tông đồ, sau khi Giuđa đã bỏ bàn tiệc
ra đi, khi Ngài nói về sự hiệp nhất giữa Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
đồng thời giới thiệu với các ông Chúa
Thánh Thần như Đấng Bảo Trợ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em
một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật” (Ga
14,16-17).
Chính
Thần Khí sự thật sẽ dẫn đưa người Kitô hữu đến với Chúa Ba Ngôi, nhờ tình yêu
và lòng trung thành với Lời Thiên Chúa mà họ đã nhận được từ Đức Giêsu, Ngôi Lời
của Thiên Chúa. Cũng chính nhờ Thần Khí sự thật, mà các môn đệ của Đức Giêsu đã,
đang và sẽ làm cho thế giới nhận ra ý muốn và hạnh phúc của Thiên Chúa là: tất cả mọi người được cứu độ và được sống.
Vâng,
mục đích của Tin Mừng không biên giới, chính là không để bất cứ ai, ở bất kỳ nơi
nào, thời nào mất đi cơ hội được nghe Tin
Mừng “Thiên Chúa yêu thương họ”. Và mục đích ấy sẽ chỉ có thể đạt được, khi
niềm vui phục sinh của người môn đệ Đức Giêsu được hiện thực hoá bằng nhiệt huyết tông đồ, qua nỗ lực truyền giáo để
Lời hằng sống, Máu và Nước từ thân xác Thiên Chúa làm người bị đóng đinh, cũng
như ơn Cứu Độ và Bình An của Đức Giêsu sống lại
tuôn chảy đến mọi người, không trừ
ai, như thánh ý đời đời của Chúa Cha.
Jorathe
Nắng Tím
0 nhận xét:
Đăng nhận xét