Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Chương XIV : TÀI SẢN CỦA CHA MẸ



    Có lẽ không lúc nào cha mẹ hiểu giá trị của tài sản do mình làm ra, như căn nhà, thửa đất lại kinh khủng, chóng mặt khi thị trường nhà đất lên cơn sốt, và sổ đỏ đã vượt mặt mọi giá trị…
    Quả thực, cơn sốt nhà đất đã làm cha mẹ đi từ bàng  hoàng này đến ngỡ ngàng kia, khi con cái bỗng dưng  nổi lên đòi quyền thừa kế, đòi bán nhà chia đất, anh chị  em như bầy cá đói nổi lên tranh giành, cắn xé, rỉa rói..  thia bãi nhau vì lô đất, nền nhà. Cả xã hội lên cơn sốt, và  bầu khí gia đình trở nên ô nhiễm, căng thẳng, nặng nề vì  tham lam, đố ky.  Không ít cha mẹ đã “thất kinh bát đảo” trước những  mánh lới, mưu đồ của con gái, con dâu, con trai, con rể  để chiếm nhà, chiếm đất. Nhiều cha mẹ phải trở thành  tù nhân, người xa lạ trong chính căn nhà của mình, do  mình đứng tên. Tình nghia không còn nặng ký, luân lý,  đạo đức gia đình cũng nhẹ tênh, chỉ còn lại “sổ đỏ, sổ  hồng” là có giá trị ngất ngưởng. Gia đình bỗng thành bãi chiến trường, và người thân yêu trở mặt làm thù địch,  đối thủ. Thảm cảnh đấu tranh giành giật nhà đất, gia sản của  cha mẹ là một điều đáng buồn, nếu không muốn nói là  ô nhục, bất xứng, vì trước hết con cái không tự nhiên, tự  động có quyền trên tài sản của cha mẹ. Một cách công bình, người ta sẽ thấy rằng: Có đứa con nào đã đóng góp  để làm nên cơ nghiệp, hay ngược lại, nhờ cơ nghiệp của  cha mẹ mà con cái đã được ăn học, thành công? Vì thế, thật vô lý khi con cái như bầy châu chấu nhảy múa đòi  chia chác cơ nghiệp, tài sản mà mình không hề góp công  sức, tiền bạc dựng xây. Đó là chưa kể cái phi lý tận cùng khi ngang ngược  đòi chia của ngay khi cha mẹ, hoặc một trong hai còn  sống. Khi đặt vấn đề tài sản của cha mẹ trước mặt cha  mẹ, con cái đã vi phạm lẽ công bằng đối với cha mẹ,  đồng thời tỏ ra bất hiếu ở mức độ đáng lên án. Những người con này đã làm tổn thương tình yêu hy sinh của cha mẹ mình, và đảo lộn bậc thang giá trị mà bấy lâu  mọi người đều trân trọng. Khi đảo lộn bậc thang giá trị,  những đứa con tham lam, bất hiếu đã đặt của cải lên hàng đầu, trên tất cả, và để dưới đáy những giá trị ngàn  đời khác như Thượng Đế, cha mẹ, danh dự cá nhân và  gia đình, đạo đức luân lý, tình nghia huynh đệ… Và  hậu quả là của cải đã trở thành ông chủ duy nhất điều  khiển cuộc sống vật chất của những người con có lòng  dạ tham lam.
    Thực ra, không cha mẹ nào không ao ước có chút gì để lại cho con. Sinh dưỡng, giáo dục đã đanh, cha  mẹ còn muốn con mình vào đời với hành trang tương  đối đầy đủ: hành trang tinh thần và vật chất, nên chắt  chiu, bòn mót, dành dụm để “có của” cho con gái đi  lấy chồng, cho con trai cưới vợ, cả những đứa con tật  nguyền không sống được một mình cũng được cha mẹ  tiên liệu, “quan phòng.” Tình yêu của cha mẹ không chỉ  thuần tinh thần, nhưng còn vật chất, và rất thực tế bao  gồm các nhu cầu của con, ở mọi lãnh vực.  Khao khát có chút gì để lại cho con, cha mẹ nhìn gia  sản như “chút của” cho con vào đời, và muốn sử dụng  gia sản ấy để biểu lộ cụ thể tình thương dành cho các  con. Nhưng vấn đề là con cái có nhận ra ý muốn của cha  mẹ; và có để các ngài được tự do thực hiện tình thương  ấy hay không?  Có những khó khăn cản trở cha mẹ. 
1.   Lòng tham không đáy của con cái 
     Lòng tham của con cái là cản trở lớn không cho cha  mẹ yên ổn với tài sản của mình, vì lòng tham ấy trở nên  những rình mò, rình rập, rắp ranh làm mệt cuộc sống  của cha mẹ. Hỏi sao không mệt khi phải nghe con thản  nhiên đề nghị chia của? Sao không nhức nhối khi con  lạnh lùng đòi cha mẹ bán nhà chia đều cho các con, sau  đó được con cái đề nghị vào viện dưỡng lão?
2. Tình trạng neo đơn của cha mẹ 
     Mấy cha mẹ già có thể ở một mình mà không nương  dựa một trong số các con? Mấy cụ ông, cụ bà neo đơn  không cần sự trợ giúp của con cháu? Chính vì neo đơn  và cần được giúp đỡ trong sinh hoạt thường ngày, mà  cha mẹ không thể công bình trong việc phân chia tài sản.  Đứa con lo cho cha mẹ, đứa cháu chăm sóc ông bà sẽ là  những người có nhiều khả thể, nhiều may mắn chiếm giữ  tài sản của ông bà, cha mẹ. Viện lý do lo lắng, chăm sóc  cha mẹ già, những con cháu này tự cho mình là người  có đủ điều kiện thừa kế. Nhưng câu chuyện không đơn  giản, khi các người con khác cũng đòi quyền thừa kế  này, dựa trên tư cách là con…  Không kể xiết những chuyện dở khóc dở cười,  những đắng cay nhớ đời, những chua chát đời làm cha  mẹ, những lời lẽ phỉ báng, nhục mạ sắc như dao cau, vô  cảm, vô nhân đạo của con cái khi cha mẹ không thỏa  mãn đòi hỏi, yêu sách của chúng. Nhiều cha mẹ đã đau  bệnh, tinh thần bị khủng hoảng, đời sống bị rối loạn vì  những tranh chấp căng thẳng, “không đội trời chung”  của đan con đang thư hùng chiếm cứ tài sản của cha mẹ.  Cũng vì neo đơn, phải lệ thuộc, nên hầu hết cha mẹ  gia đều chung số phận bị đứa con hung hăng, dữ dằn  nhất trấn lột, áp đảo, đồng thời bị những đứa con khác  lên án “nhu nhược, hèn nhát, không công bằng, bị mua  chuộc, lú lẫn, u mê”.
3. Cám dỗ vật chất 
     Sống trong một xã hội tiêu thụ, thực dụng, con người  dễ trở thành tín đồ thuần thành của vật chất; bởi vật chất  giải quyết êm xuôi mọi khó khăn, trót lọt mọi trở ngại.  Vật chất có sức cuốn hút, và làm mê mẩn đến độ con  người không còn khả năng phân định phải trái, và chọn  lựa đúng sai. Đó là lý do nhan nhản những vụ án con giết  cha mẹ, đầu độc ông bà, dùng mọi thủ đoạn và phương  tiện phi nhân thanh toán, triệt hạ nhau vì của cải. Xã hội  thực dụng chỉ nhắm lợi ích riêng tư, và cần thỏa mãn nhu  cầu vật chất, nên con người bị vật chất điều kiện hóa, và làm giảm đi nhiều khả năng tinh thần.  Cũng chính vì bị vật chất cám dỗ, những giá trị tinh  thần, thiêng liêng khác không còn được trân trọng, gìn  giữ đã đưa đến tình trạng mất đạo đức làm người.  Tóm lại, câu chuyện tài sản của cha mẹ ở thời buổi  này thực là chuyện dài nhiều tập, trong đó có những nhân  vật quen thuộc, những khuôn mặt gần gũi, những hoàn  cảnh tương tự thương tâm, dặc biệt tâm trạng của hầu hết  các nhân vật đều mang những nét buồn, rất buồn:
   • Cha mẹ là nhân vật buồn nhất, vì nhiều mất mát:  mất quyền làm cha mẹ, vì con cái tham lam của cải  không còn nghe lời răn dạy; mất quyền làm chủ  trên chính tài sản của mình khi con cái manh động  âm mưu chiếm đoạt; mất tình nghia cha mẹ - con  cái vì của cải dễ gây đố ky, chia rẽ, ly tan; mất kỷ cương, gia phong, truyền thống yêu thương của gia  đình; mất danh dự, uy tín đối với gia tộc, lối xóm,  vì đám con hư hỏng, tham lam; mất mái ấm ở đó  có con cháu quây quần hạnh phúc, vì vật chất gây  nhiều mâu thuẫn; mất bình an, thư thái của tuổi  già; mất nghị lực, niềm tin, hy vọng là những giá  trị đem lại hạnh phúc thật. 
   • Con cái la những nhân vật chính trong cuộc thư  hùng chiếm đoạt, tranh gianh tai sản của cha mẹ  cũng không được coi là người chiến thắng, vì vật  chất họ chiếm hữu xem ra quá nhỏ, quá ít so với  những gì họ phải mất như tình nghia, danh dự, uy  tín, lòng kính trọng của con cháu nhiều thế hệ, và  lương tâm an bình. Họ mất rất nhiều vì đã quên  hay cố quên: Vật chất phải tiêu tan một ngày, nên  mất vật chất là điều có thể hiểu, nhưng mất những  giá trị tinh thần vừa kể là mất mát khủng khiếp mà  suốt đời họ sẽ phải tiếc nuối, ân hận. 
     Tóm lại, sẽ không có người chiến thắng trong cơn  sốt nhà đất, chỉ có những trái tim uất nghẹn, sầu buồn,  căm phẫn, ghen tương, thù hận, và chuỗi dài hậu quả rất  buồn, rất tang thương làm đổ vỡ gia đình, tình nghia, giá  trị cuộc sống làm người, ý nghia cuộc đời làm con. Để  tránh thảm cảnh trên, không gì tốt hơn đối với cha mẹ là  ý thức và tiên liệu: Ý thức yếu đuối của con người trước  bả vật chất, ý thức ý chí rất chênh vênh của con người  trước cám dỗ của tiền bạc, ý thức tình trạng bấp bênh của lòng hiếu thảo trước những con sóng bạc đầu của  tính tham lam, ganh tị tiềm tàng nơi con cái, ý thức sự  dòn mỏng của những “tự quyết, tự chọn rồi tự bỏ”; đồng  thời tiên liệu những gì sẽ xảy ra để có phương án tránh  tổn thất, và đạt mục đích cuối cùng là hạnh phúc của  mình và các con trong nhà.  Nhiều nhà tâm lý đề nghị cha mẹ:
    • Không vì ở chung hay lệ thuộc con trong đời sống  mà từ bỏ quyền quyết định của mình trong những  việc liên quan, chẳng hạn tài sản, bởi càng nhu  nhược, hèn nhát, con cái càng mất lòng kính trọng,  thảo hiếu va được đa lấn lướt, áp đảo, lợi dụng.
   • Cương quyết đi theo đường hướng đã chọn. Đó  la đường hướng kiến tạo công bình, hòa hợp, yêu  thương giữa mọi thành phần của gia đình. Nếu cha  mẹ biết xử lý mọi việc trong công bình, thì yêu  thương, hòa thuận sẽ được nảy sinh và phát triển. Công bình không có nghia: ai cũng có phần như ai,  nhưng là mỗi người được hưởng lợi trên công lao  khó nhọc của mình. Vì thế, đứa con chăm sóc, lo  liệu tuổi già cho cha mẹ phải là đứa được hưởng tài  sản cha mẹ ban nhiều hơn những đứa con khác. Và  điều này là chính đáng và công bình đối với tất cả.
   • Không đầu hàng những yêu sách bất chính, gian  xảo, ma mãnh, tìm lợi riêng của bất cứ đứa con  nào, vì một khi đáp ứng những đòi hỏi ích kỷ này, cha mẹ sẽ đồng loa với điều xấu, người xấu và trở  thành “đồng phạm” dưới mắt của những đứa con  khác. Đây là siêu vi trùng giết chết mau nhất hạnh  phúc gia đình, và tình nghia cha mẹ - con cái, mà  bất cứ cha mẹ nào cũng phải lưu ý, đề phòng. 
   • Tuyệt đối không nghe theo kế hoạch riêng của bất  cứ đứa con nào, nhưng khôn ngoan kiểm chứng  mọi thông tin, và nhất là bình tinh trước những “tin  làm tức mình”, đồng thời tập trung quyền quyết  định về mình để tạo một tâm điểm cần thiết đối với  tất cả con cái. Bởi mất đi tâm điểm, vòng tròn gia  đình sẽ bị méo mó, đứt khúc, vỡ toang, tan hoang. 
• Đừng bao giờ nghi rằng: Chỉ có vật chất mới là gia  tài để lại cho con, vì ngoài của cải, nhà đất, cha mẹ  còn cả một kho báu tinh thần như truyền thống gia  đình, đạo đức gia đình, danh dự gia đình, nhất là sự  có mặt trong đời của đan con cháu. Đây mới thực  là gia sản “không bao giờ hư nát”, mà cha mẹ ban  cho các con. Nhận diện và hãnh diện với gia sản vô  giá, vô cùng này, cha mẹ hãy hân hoan đón nhận  phần thưởng tinh thần luôn trầm lắng, đầy an ủi,  mang về niềm vui bất tận cho đời làm mẹ cha.
     Nhưng trên cả những đề nghị vừa kể của nhiều nhà  tâm lý, người viết thiết nghi: Điều quan trọng chính là  giáo dục con cái về công bình, mà công bình thứ nhất  con cái phải nằm lòng, đó là cha mẹ đã cho đi tất cả vì yêu thương con: cho tình yêu, cho hy sinh, cho hết cuộc  đời, cho mãi mãi, cho đến hơi thở cuối cùng. Vì thế, gia  sản của cha mẹ không được hiểu là sở hữu tất nhiên của  con cái, bởi một cách chính đáng và công bình, con cái  không có quyền trên tài sản này, vì đã không đóng góp  làm ra. Công bình là khi con cái chân nhận đó là thuộc  quyền cha mẹ, và cha mẹ có toàn quyền trên tài sản ấy.  Nếu cha mẹ chia cho con, thì đó là quà tặng của tình  yêu cha mẹ, hơn là bổn phận cha mẹ phải chia phần.  Được đao tạo một ý thức công bình, con cái sẽ thương  cha mẹ rất nhiều khi nhận về phần gia sản cha mẹ ban  như quà tặng vô giá, ăm ắp tình yêu thương; con cái sẽ  không lố bịch tranh giành, ngạo mạn chiếm hữu như  những kẻ có quyền; con cái sẽ trân trọng gìn giữ những  gì cha mẹ để lại, và nhất là giữa con cái với nhau, tình  yêu cha mẹ và lòng hy sinh trời biển của cha mẹ luôn  ngự trị và tỏa sáng.
 Bên cạnh công bình là đường hướng giáo dục thang  giá trị đời sống, để con cái ý thức: giá trị vật chất không  là giá trị duy nhất, yếu tố quyết định hạnh phúc của  đời làm người, nhưng bên cạnh những giá trị ấy, còn  rất nhiều những giá trị tinh thần khác, mà thiếu nó, con  người không thể đạt hạnh phúc viên mãn, đích thực. 
Tóm lại, giáo dục là nhằm đao tạo những con người  có trách nhiệm. Có trách nhiệm mới có thể phân định, và  chọn lựa thái độ sống phù hợp với đòi hỏi đạo đức làm  người. Một trong những thái độ đạo đức là nhìn nhận đúng mức chỗ đứng của tài sản trong sinh hoạt gia đình,  và không để lòng tham bất chính làm đảo ngược thang  giá trị nhân bản, đạo đức. Có như vậy, các giá trị vật chất  mới thực sự mang lại bình an, hạnh phúc cho mọi thành  viên của gia đình. 
     Viết những hàng kết luận mà như khai bút mở đầu,  bởi câu chuyện sổ đỏ, nhà đất, gia tài của cha mẹ vẫn là  câu chuyện dài nhiều tập không ngừng làm thảng thốt,  giật mình, đau nhói, tức tưởi, ngao ngán nhiều người, mà  cha mẹ luôn là nạn nhân đáng thương, tội nghiệp nhất.

Quý độc giả vui lòng đọc tiếp chương 15 : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-chuong15