Đời làm cha mẹ cũng như bao nhiêu cuộc
đời khác không tránh khỏi những thử thách và sầu buồn : Những thử thách nhiều
lúc tưởng không thể vượt qua khi con đau bệnh, khi nhà lâm cảnh túng thiếu,
chật vật, khi hoạn nạn dồn dập, khi thất
thế, sa cơ; những cơn sầu buồn thê
lương, có sức mạnh tàn phá tưởng đanh xuôi
tay để bị sóng đời quật ngã, chôn vùi. Bên cạnh những thử thách và sầu buồn thường được kể tên, còn
một thử thách và sầu buồn khó gọi tên,
khó nói, khó xử, đó là thử thách phải sống
chung với con cái, và nỗi buồn tuổi già khi
cuộc sống chung với con cái trở thành địa ngục.
Khi được hỏi: “Ông bà sẽ ở chung với con cái
khi về già?” đã có đến 79% ông già bà cả
trả lời “không” với cùng lý do:
1. Mặc cảm ăn bám, lệ thuộc
Thật
không gì xót xa hơn khi cha mẹ đến tuổi già
phải ở với con lại mang mặc cảm ăn bám, lệ thuộc. Đó là nỗi
đau của thân phận, khi cả đời hiến dâng, hy sinh vì con, nay đến tưổi già khi thân tàn sức yếu
lại sợ phải ở với con. Không biết còn
bao nhiêu đứa con trong xã hội thực dụng,
chạy đua với bạc tiền còn nghi đến nỗi buồn
thầm kín, nỗi lo câm lặng của cha mẹ mình, khi không còn đủ khả năng tự lo, tự xoay sở? Còn bao
nhiêu đứa con hiểu được mặc cảm đau nhói
của cha mẹ, khi bất đắc di phải nương tựa
con, khi đời xế bóng? Còn nhiều không những
đứa con thảo hiếu để cha mẹ không phải tủi
thân khóc thầm vì bị chính con mình xúc phạm, làm tổn thương?
Mặc
cảm ăn bám, lệ thuộc là mặc cảm ở hầu hết
cha mẹ già, và mặc cảm này làm suy sụp tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe của các vị hơn vì thiếu
ăn, thiếu ngủ. Cha mẹ nuôi con cả đời
thì con chẳng tính, con nuôi cha mẹ vài
ngày, vài tháng thì con nặng lời tính toán, so đo. Công ơn trời bể nuôi dưỡng, giáo dục của mẹ
cha thì con ơ hờ, không đếm xỉa, nhưng
vài trăm tiền thuốc thì con suy đi nghi
lại, càm ràm, kể lể mãi không thôi. Người ta
bảo phận cha mẹ là dòng nước chảy xuống đời con, chứ chẳng hòng gì tình con ngược dòng trở lên tìm
cha mẹ.
2. Tâm trạng triền miên hoang mang
Hoang mang vì nha con không phải nhà mình, đất con không phải đất mình, đồ đạc của con không
phải đồ đạc riêng mình, nên ngần ngại sử
dụng trong mọi khoảnh khắc, chưa kể nhà
con trai cũng là nhà con dâu, nha con gái cũng la nha con rể, nên miên man lo
âu, bàng bạc chán ngán khi phải chia sẻ
đời sống chung từng ngày tưởng ngắn
nhưng dài như vô tận.
Cha mẹ hoang mang vì không biết mình được đặt ở vị trí nào trong gia đình con cái, được con
cái yêu thương đến mức độ nào, và mình
phải làm gì để con cái vui lòng, không
thấy bị thiệt thòi vì phải cáng đáng, chăm
lo. Cha mẹ còn hoang mang vì tương lai già yếu,
bệnh tật, chết chóc của mình hoàn toàn lệ thuộc ở tình cảm, tình hình kinh tế, tình trạng gia đình của
con, nên hồi hộp, phập phồng, và chỉ an
tâm khi con vui vẻ, làm ăn phát đạt,
nhưng lại run sợ khi con cái rơi vào cảnh
xào xáo, “cơm không lành, canh không ngọt”, hoặc thất bát, xui xẻo. Cuộc sống cha mẹ già vì thế cứ
lặng lẽ trầm buồn giữa gia đình con cái
nhiều biến động, đổi thay.
3. Mất đời sống tự do
Sống chung với ai thì tự do cũng bị hạn chế, nhất là khi cuộc sống chung ấy không mang tính tự
nguyện, và là giải pháp bắt buộc vì
không có chọn lựa nào khác. Hầu hết cha
mẹ già đều ao ước được sống ở nhà mình, bằng
tiền bạc của mình, với khả năng tự xoay sở, lo liệu của mình, mà không cần nhờ đến con cái, hay bất
cứ ai; nhưng lực bất tòng tâm, khi bị đặt
trước chọn lựa duy nhất: ở với con cái.
Từ nay, cha mẹ phải từ bỏ tập quán, ý
thích, nếp sống riêng để hội nhập vào sinh hoạt, theo kịp nhịp sống của gia đình con cái. Một
mái nhà với nhiều thế hệ cách xa nhau, nhiều tư duy khác nhau, nhiều nhận thức khác biệt, nhiều chọn lựa
không cùng tần sóng sẽ không tránh khỏi
những hiểu lầm, bức xúc, những mâu thuẫn
to nhỏ, những đối kháng ẩn hiện làm đời
sống nóng lên độ căng thẳng theo thời gian. Trong bầu khí sẽ có lúc ngột ngạt đó, cha mẹ luôn
thấy mình là người thiệt thòi, bị xử ép,
bị bỏ rơi, bị bạc đãi do tâm lý cho mình
hoàn toàn mất tự do. Từ tình cảm và ý nghi
tiêu cực, cha mẹ sẽ có thái độ không đồng thuận, không đồng tâm, không đồng ý với con lúc đầu chỉ
trong một vài lãnh vực, nhưng dần dà chiếm
cứ tất cả sinh hoạt đời sống. Con cái
trong tình trạng này, dù có thiện chí đến
mấy, dù yêu mến cha mẹ bao nhiêu cũng không thể làm cha mẹ thông cảm và vui sống.
Tâm trạng mất tự do còn kinh khủng hơn đối với những cha mẹ trước đó đã một thời ngang dọc,
“tang bang tế thế”.
Như thế, dù ở với con cái có hiếu, hay rơi vào
hoàn cảnh “chẳng đặng đừng” phải nương cậy
đứa con không hiếu thảo, cha mẹ già vẫn
không tránh khỏi tâm lý phức tạp và tiêu
cực vừa kể. Vấn đề được đặt ra ở đây là thái
độ nào cha mẹ nên có để giảm thiểu những khó khăn, giảm bớt những căng thẳng để có thể “sống
chung hòa bình” với con cháu trong nhà
con cháu ở tuổi không còn khả năng sống
một mình. Những kinh nghiệm của các bậc
trưởng thượng cho phép chúng ta tìm ra thái độ tốt nhất cho
hạnh phúc không chỉ của cha mẹ mà còn cho
gia đình con cái có cha mẹ ở cùng:
a. Thái độ vượt thoát
Ở
với con cái, thái độ hay nhất la vượt lên trên những thị phi, bon chen, tranh giành để không bị
dây mình vào những chuyện của người
khác, mà ở vào tuổi già, người ta không
còn bị đòi hỏi phải biết và giải quyết. Thái
độ đứng ngoài lề mọi chuyện tạo cho cha mẹ vị thế an toàn, được che chở, đồng thời tránh được nhiều
phiền toái, phức tạp dễ xảy ra do vô ý,
hiểu lầm. Vượt thoát còn giúp cha mẹ
không bị kéo xuống ngang hàng con cái,
hay những người khác không cùng vị thế, vì những chuyện linh tinh, vớ vẩn, vô ích. Khi chọn
cho mình thái độ vượt thoát, cha mẹ tự bảo
vệ mình, và uy tín, danh dự của mình
không chỉ đối với con cái trong nhà, mà còn
với mọi người.
b. Thái độ không xăm xoi,
dòm ngó, can thiệp quá đáng vào đời sống
riêng của con cái và sinh hoạt riêng của
gia đình con cái
Vẫn
biết tình cha mẹ thương con thì bao la, nhưng
không vì thế mà cha mẹ không cho con tự do bay nhảy trong trời rộng như chim con rời xa cánh mẹ
vào đời với đôi cánh “tự lực cánh sinh”
của mình. Tâm lý bảo bọc cám dỗ cha mẹ
thường xuyên can thiệp, có khi can thiệp
thô bạo vào đời sống riêng của con cái dù chúng đã lớn khôn, có
sự nghiệp. Ở chung với gia đình con, mà luôn
miệng gay gắt “ý kiến, ý cò”, hở ra là trách móc, lên lớp thì bầu khí sống chung không tránh khỏi bị ô
nhiễm. Ở với con cái với não trạng “việc
của con là việc của mình”, và tự cho
mình quyền chi phối mọi quyết định của
con là một sai lầm nguy hiểm, bởi sớm hay muộn,
đời sống chung ấy cũng sẽ rạn nứt, đổ vỡ vì mức độ can thiệp của cha mẹ sẽ làm ngột ngạt, va bức tử
đời sống riêng của con cái.
Không
can thiệp vào đời sống của gia đình con cái
mà mình ở cùng sẽ tránh cho cha mẹ khổ tâm phải áp dụng chính sách “phân biệt đối xử” giữa con
trai và con dâu, hay con gái và con rể,
vì hệ quả của chính sách can thiệp vào nội
bộ gia đình con cái là tình trạng căng thẳng
do những đụng chạm không thể tránh đối với chàng rể, nàng dâu. Nhờ thế mà đời sống chung với con
cái bớt mệt mỏi, nhiêu khê.
c. Thái độ lạc quan, vui sống
Cha
mẹ vui vẻ, lạc quan, cởi mở, hiền hòa sẽ đem lại bầu khí vui tươi, yêu đời, phấn khởi cho
gia đình con cháu. Trái lại, trong nhà
có cha mẹ lúc nào cũng than thân trách
phận, hờn xa giận gần, nhăn nhó, sụt sùi sẽ
làm “oải” cả nhà, vì mọi người phải chịu đựng những mùa thu u ám của thân phụ mẫu thường xuyên bực
bội, khó chịu, thở than đến một lúc sức
chịu đựng sẽ “tức nước vỡ bờ ” làm tan tành tương quan yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu.
d. Thái độ “ăn cây nào rào
cây ấy”
Tất
nhiên lòng cha mẹ thì bao la, và chan hòa đến tất cả các con, nhưng điều đó không thay thế thái
độ “ăn cây nào rào cây ấy” khi cha mẹ ở
với một trong số các con. Đời sống
chung, ngay cả trong trường hợp “bất đắc di”
cũng đòi thái độ khôn ngoan này để tránh những rạn nứt vô duyên giữa cha mẹ và gia đình đứa con đang
phụng dưỡng cha mẹ. Vì thế, cha mẹ già ở
nhà con nào thì đừng quên vun xới cho
nhà ấy, đừng ăn cây này, nhưng lại rào cây
ở mãi tận đâu đâu. Làm như thế sẽ chỉ gây ghen tức, đố ky và chia rẽ giữa các con. Trong đời thường,
không ít cha mẹ đã rơi vào sai lầm này để
lãnh những hậu quả khó lường khi các con
trở thành thù nghịch vì cha mẹ thiếu
khôn ngoan, tế nhị.
e.
Thái độ can đảm nhận diện chỗ đứng mới của
mình ở tuổi già, và tự hạn chế mình trước
những bổn phận không còn buộc phải chu
toàn
Đây
là điểm rất tế nhị của người già khi về hưu: họ
không muốn tự tháo gỡ mình khỏi những trách nhiệm mà xã hội đã công khai tháo gỡ cho họ; cũng
không dễ dàng tự thả mình khỏi những đòi
hỏi mà mọi người đều công nhận họ không
còn khả năng gánh vác. Nhiều cụ không chịu trao cho đám trẻ trách nhiệm,
không nhường chỗ, bàn giao cho người kế
vị, không tạo điều kiện cho người tiếp nối
sự nghiệp, và như thế, các cụ sẽ mãi bị ám
ảnh bởi não trạng và hình ảnh: “Mình là người rất quan trọng, không thể thay thế” để lúc nào cũng cường
điệu, trầm trọng đến đáng thương, và làm
phiền người khác đến đáng ngại. Có những
cha mẹ tuy đã già, đi đứng khó khăn,
nhưng vẫn đòi có mặt trong các dịp giỗ ky, cưới
hỏi của họ hàng, làng xóm xa gần, mà không biết con cái đã phải vất vả trăm chiều để thỏa mãn đòi hỏi
không còn hợp thời của các cụ. Tự biết
mình, và tự hạn chế những nhu cầu cũng
như sinh hoạt của mình sao cho xứng hợp với
tuổi tác, và hoàn cảnh sống mới là điều cha mẹ già không nên vô tình bỏ quên.
Cũng
với thái độ trên, cha mẹ sẽ tránh được sai lầm
nghiêm trọng là trở nên gánh nặng kinh tế cho con cái, khi tiếp tục chi phí tiền bạc cho các liên đới
như thời còn làm ra tiền. Chẳng hạn ở với
con, và không còn khả năng kinh tế,
nhưng vẫn tiêu tiền như người làm ra nhiều tiền, vẫn rộng tay đóng góp cho các tổ chức từ thiện
xã hội, vẫn hào phóng cho tiền người này
người nọ, vẫn “vung tay quá trán”, dù tất
cả mọi chi phí đều là tiền của con.
Tóm
lại, biết mình không còn trăm phần trăm độc
lập, tự lập, và có thể tự quyết như xưa, ở cái thời còn “cầm cân nẩy mực”, vai rộng gánh vác giang
san là thái độ khôn ngoan của cha mẹ ở
tuổi già phải nương cậy con cái. Thái độ
can đảm tự biết mình “không còn như xưa” sẽ giúp cha mẹ sống bình an
với con cái trong tuổi già mà không bận
bịu, xót xa vì bất cứ gánh nặng mặc cảm
hay não trạng không còn thức thời nào. Thái độ ấy cũng góp phần làm nhẹ đời sống chung tự nó đã
không dễ dàng, nhất là cho con cái niềm
vui được cha mẹ già thông cảm, sẻ chia
gánh nặng.
Đời
sống chung nào cũng không dễ, bắt đầu từ đời
sống vợ chồng, nên đòi nhiều hy sinh, và hy sinh lớn nhất là từ bỏ chính mình. Nếu mỗi người không
từ bỏ một chút “cái mình”, quên đi một
phần “cái tôi”, xếp lại một bên một ít
quyền riêng thì đời sống chung sẽ chỉ là
hình phạt, trong đó “người khác là địa ngục của
tôi” như triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre đã viết. Khi bỏ một phần những ý riêng, quyền riêng, cõi
riêng, đời riêng, người ta có một mẫu số
“chung” để có thể chung sống,
chung lòng, chung bàn, chung nhà, chung đường, chung vui.
Ở
chung với con cái, cha mẹ cũng không ra khỏi
nguyên tắc tìm mẫu số “chung” này, bằng tiếp tục quên mình như đã từng quên vì thương con, tiếp tục
hiến mình như một đời đã hiến thân vì
yêu con, tiếp tục hết mình như thói quen
cho hết vì hạnh phúc của con, tiếp tục là
mình như căn tính của đời làm cha mẹ: núi đá chở che, bến bờ an bình, hải đăng soi sáng, bàn tay
nâng đỡ, lời ru an ủi, nụ hôn âu yếm,
ánh mắt cảm thông, rạng đông hy vọng.
Quý độc giả vui lòng đọc Lời Kết : http://tinmungduongpho.blogspot.com/search/label/CMYT-Loi-Ket